Bài kiểm tra giữa học phần Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài kiểm tra Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI KIỂM TRA
Họ và tên : Đào Mai Linh
Lớp : K68LTMQT
Mã sinh viên : 23064053
Học phần : Luật Hình sự
Điểm Lời phê của giảng viên bộ môn
Câu hỏi:
Câu 1 : Nêu khái niệm tội phạm , phân tích các đặc điểm của tội phạm ?
Câu 2 : Theo anh chị điều kiện cần và đủ để một người thực hiện hành vi xã hội bị
coi là tội phạm là gì ? Vì sao ? Phân tích các yếu tố cần và đủ đấy ?
Trả lời:
Câu 1 :
a. Khái niệm tội phạm
- Theo điều 8 BLHS khái niệm tội phạm được quy định như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm
chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp chế
xã hội chủ nghĩa.
b. Các đặc điểm của tội phạm
Tính nguy hiểm cho xã hội
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo
ra khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
- Hành vi phạm tội bao gồm hành động và không hành động.
+ Hành động phạm tội làm một việc pháp luật hình sự cấm không
được làm.
Ví dụ: Tội giết người (Điều 123 BLHS); Tội mua bán người (Điều 150)...
+ Không hành động phạm tội trường hợp không làm một việc pháp
luật bắt buộc phải làm.
dụ: Tội trốn thuế ( Điều 200 BLHS ) ; Không tố giác tội phạm ( Điều
390 BLHS)....
Tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự
- Một hành vi tuy tính nguy hiểm cho hội nhưng chưa được quy định
trong Bộ luật hình sự thì không được gọi là tội phạm. Tại Điều 2 BLHS quy định:
+ Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải
chịu trách nhiệm hình sự.
+ Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76
của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Tội phạm đã được luật hình sự quy định bao gồm tất cả các tội phạm được
quy định ở phần các tội phạm, từ Điều 88 đến Điều 425 BLHS.
- Hình sự hóa phi hình sự hóa. Hình sự hóa việc ghi nhận trong BLHS
một tội phạm mới. Phi hình sự hóa việc bải bỏ một hành vi đã được ghi nhận
trong BLHS.
Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
- Người có năng lực trách nhiệm hình sự là con người cụ thể đạt độ tuổi do
pháp luật hình sự quy định, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
mình.
- Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thì tại Điều 12 BLHS quy định:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừ những trường hợp mà BLHS có quy định khác.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy
định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169,
170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290,
299, 303 và 304 của Bộ luật này (28 tội).
- Về năng lực trách nhiệm hình sự, thì tại Điều 21 BLHS quy định Người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi
khi khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Tội phạm là hành vi có lỗi
- Lỗi thái độ tâm của người thực hiện tội phạm đối với hành vi nguy
hiểm cho hội họ thực hiện với hậu quả cho hội do hành vi đó
gây ra. Lỗi được thể hiện dưới hình cố ý hoặc vô ý ( cố ý phạm tội - Điều 10
BLHS ; vô ý phạm tội - Điều 11 BLHS)
+ Cố ý phạm tội phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó mong muốn hậu quả xảy ra; Người phạm tội nhận thức
rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có
thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ : Hành vi cố ý giết người , hành vi cướp tài sản,...
- ý phạm tội phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình thể gây ra hậu quả nguy hại
cho hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc thể ngăn ngừa
được; Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình thể gây ra hậu quả
nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Ví dụ : Hành vi vượt đèn đỏ,....
Tính có lỗi của tội phạm thể hiện ở việc .không có tội nếu như không có lỗi
Tính phải chịu hình phạt
-Trong luật hình sự, tội phạm hình phạt hai chế định quan trọng luôn đi liền
với nhau. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, BLHS quy định tội phạmhình phạt
đối với người phạm tội.
- Loại mức hình phạt thể áp dụng đối với người (cá nhân hoặc pháp nhân
thương mại) phạm tội được quy định tại từng điều, khoản cụ thể phần các tội
phạm BLHS.
Ví dụ : Cảnh cáo ( Điều 34 -BLHS); Tử hình ( Điều 40 - BLHS )
Câu 2 :
a. Các điều kiện cần và đủ để một người thực hiện hành vi hội bị coitội
phạm là :
- Mặt khách thể
- Mặt khách quan
- Mặt chủ quan
- Mặt chủ thể
b. Một người thực hiện hành vi hội bị coi tội phạm khi các điều kiện
cần là đủ vì :
- Cần các điều kiện trên để phân biệt với các hành vi vi phạm đạo đức,
hội khác không phải hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật
Hình Sự.
dụ : Hành vi yêu nhiều người cùng một thời điểm , hành vi hỗn láo với người
lớn tuổi ,.. các hành vi sai trái nhưng không phải hành vi phạm tội của tội phạm
trong bộ luật Hình sự
- Để xác định hành vi của một người là phạm tội hay không thì các cơ quan có
thẩm quyền phải xác định chứng minh được hành vi đó đầy đủ các dấu
hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể trong BLHS
- Nếu một trong 4 yếu tố : khách thể , chủ thể , mặt khách quan chủ quan
không thỏa mãn thì hành vi không cấu thành tội phạm.
- Các yếu tố của cấu thành tội phạm ý nghĩa quan trọng để xác định một
người thực hiện hành vi được cho là tội phạm hay chưa mức độ phạm tội
của hành vi đó để truy cứu trách nhiệm hình sự , định tội danh định
khung hình
c. Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm
Mặt khách thể
- Khách thể của tội phạm các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ ,
bị tội phạm xâm phạm bằng cách gây thiệt hại hoặc hướng tới việc gây thiệt
hại cho quan hệ xã hội nhất định thông qua việc tác động đến một đối tượng
cụ thể của quan hệ xã hội đó.
dụ : Tội giết người xâm phạm quan hệ nhân thân , tội trộm cắp tài sản xâm
phạm quan hệ sở hữu ,....
- Khách thể của tội phạm bao gồm :
+ Khách thể chung hệ thống các quan hệ hội được luật hình sự bảo vệ
và bị tội phạm xâm hại (gây thiệt hại hoặc đê dọa gây thiệt hại).
+ Khách thể loại nhóm quan hệ hội cùng tính chất được nhóm các quy
phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị nhóm tội phạm xâm hại.
+ Khách thể trực tiếpquan hệ hội bị tội phạm cụ thể xâm hại (gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại) sự xâm hại đó phản ánh đầy đủ tính chất nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm đó.
Mặt khách quan
- những biểu hiện bên ngoài của tội phạm hay những dấu hiệu của tội
phạm biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan con người thể nhận
biết được
- Những biểu hiện cơ bản của mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
+ Các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm (công cụ, phương tiện, phương pháp,
thủ đoạn, thời gian, địa điểm...phạm tội)
- Hành vi khách quan của tội phạm; Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra;
Công cụ, phương tiện phạm tội; Thời gian, địa điểm xảy ra hành vi khách
quan của tội phạm. Trong đó: Hành vi khách quan của tội phạm được thực
hiện ở một thời gian địa điểm cụ thể là những dấu hiệu bắt buộc của mỗi
tội phạm; Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, công cụ và phương tiện phạm
tội chỉ là những dấu hiệu bắt buộc của một số tội phạm cụ thể.
Mặt chủ quan
- Mặt chủ quan của tội phạm mặt bên trong của tội phạm , nhận thức ,
thái độ của bản thân chủ thể của tội phạm đối với hành vi và đối với hậu quả
của hành vi đó mà họ đã thực hiện.
- Những biểu hiện bản của mặt chủ quan của tội phạm bao gồm : lỗi,
động cơ và mục đích. Trong đó: Lỗidấu hiệu bắt buộc của mỗi tội phạm ;
động cơ, mục đích chỉ là là những dấu hiệu bắt buộc của một số tội phạm cụ
thể.
+ Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho
hội hậu quả nguy hiểm cho hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu
quả từ hành vi đó.
Lỗi có hai loại lỗi: lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý phạm tội.
+ Mục đích phạm tội kết quả cuối cùng người phạm tội muốn đạt được khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho hội. xác định khuynh hướng ý chí
khuynh hướng hành động của người phạm tội.
+ Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tộ
Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi.
Chủ thể
- Chủ thể của tội phạm con người cụ thể đang sống đã thực hiện hành vi
nguy hiểm cho hội được quy định trong BLHS tội phạm đối với họ
có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại phạm tội đáp ứng các điều kiện nhất
- Chủ thể của tội phạm là cá nhân , tổ chức
- Điều kiện của chủ thể tội phạm
+ Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự
+ Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
| 1/6

Preview text:

BÀI KIỂM TRA
Họ và tên : Đào Mai Linh Lớp : K68LTMQT
Mã sinh viên : 23064053
Học phần : Luật Hình sự
Điểm
Lời phê của giảng viên bộ môn Câu hỏi:
Câu 1 : Nêu khái niệm tội phạm , phân tích các đặc điểm của tội phạm ?
Câu 2 : Theo anh chị điều kiện cần và đủ để một người thực hiện hành vi xã hội bị
coi là tội phạm là gì ? Vì sao ? Phân tích các yếu tố cần và đủ đấy ? Trả lời: Câu 1 : a. Khái niệm tội phạm
- Theo điều 8 BLHS khái niệm tội phạm được quy định như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm
chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp chế xã hội chủ nghĩa.
b. Các đặc điểm của tội phạm
Tính nguy hiểm cho xã hội
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo
ra khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
- Hành vi phạm tội bao gồm hành động và không hành động.
+ Hành động phạm tội là làm một việc mà pháp luật hình sự cấm không được làm.
Ví dụ: Tội giết người (Điều 123 BLHS); Tội mua bán người (Điều 150)...
+ Không hành động phạm tội là trường hợp không làm một việc mà pháp
luật bắt buộc phải làm.
Ví dụ: Tội trốn thuế ( Điều 200 BLHS ) ; Không tố giác tội phạm ( Điều 390 BLHS)....
Tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự
- Một hành vi tuy có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa được quy định
trong Bộ luật hình sự thì không được gọi là tội phạm. Tại Điều 2 BLHS quy định:
+ Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải
chịu trách nhiệm hình sự.
+ Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76
của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Tội phạm đã được luật hình sự quy định bao gồm tất cả các tội phạm được
quy định ở phần các tội phạm, từ Điều 88 đến Điều 425 BLHS.
- Hình sự hóa và phi hình sự hóa. Hình sự hóa là việc ghi nhận trong BLHS
một tội phạm mới. Phi hình sự hóa là việc bải bỏ một hành vi đã được ghi nhận trong BLHS.
Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
- Người có năng lực trách nhiệm hình sự là con người cụ thể đạt độ tuổi do
pháp luật hình sự quy định, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
- Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thì tại Điều 12 BLHS quy định:
 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừ những trường hợp mà BLHS có quy định khác.
 Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy
định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169,
170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290,
299, 303 và 304 của Bộ luật này (28 tội).
- Về năng lực trách nhiệm hình sự, thì tại Điều 21 BLHS quy định “Người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

 Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi
khi khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Tội phạm là hành vi có lỗi
- Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện tội phạm đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và với hậu quả cho xã hội do hành vi đó
gây ra. Lỗi được thể hiện dưới hình cố ý hoặc vô ý ( cố ý phạm tội - Điều 10
BLHS ; vô ý phạm tội - Điều 11 BLHS)
+ Cố ý phạm tội là phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; Người phạm tội nhận thức
rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có
thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Ví dụ : Hành vi cố ý giết người , hành vi cướp tài sản,...
- Vô ý phạm tội là phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại
cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được; Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả
nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Ví dụ : Hành vi vượt đèn đỏ,....
 Tính có lỗi của tội phạm thể hiện ở việc không có tội nếu như không có lỗi.
Tính phải chịu hình phạt
-Trong luật hình sự, tội phạm và hình phạt là hai chế định quan trọng luôn đi liền
với nhau. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, BLHS quy định tội phạm và hình phạt
đối với người phạm tội.
- Loại và mức hình phạt có thể áp dụng đối với người (cá nhân hoặc pháp nhân
thương mại) phạm tội được quy định tại từng điều, khoản cụ thể ở phần các tội phạm BLHS.
Ví dụ : Cảnh cáo ( Điều 34 -BLHS); Tử hình ( Điều 40 - BLHS ) Câu 2 :
a. Các điều kiện cần và đủ để một người thực hiện hành vi xã hội bị coi là tội phạm là : - Mặt khách thể - Mặt khách quan - Mặt chủ quan - Mặt chủ thể
b. Một người thực hiện hành vi xã hội bị coi là tội phạm khi có các điều kiện cần là đủ vì :
- Cần có các điều kiện trên để phân biệt với các hành vi vi phạm đạo đức, xã
hội khác mà không phải là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình Sự.
Ví dụ : Hành vi yêu nhiều người cùng một thời điểm , hành vi hỗn láo với người
lớn tuổi ,.. là các hành vi sai trái nhưng không phải hành vi phạm tội của tội phạm trong bộ luật Hình sự
- Để xác định hành vi của một người là phạm tội hay không thì các cơ quan có
thẩm quyền phải xác định và chứng minh được hành vi đó đầy đủ các dấu
hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể trong BLHS
- Nếu một trong 4 yếu tố : khách thể , chủ thể , mặt khách quan và chủ quan
không thỏa mãn thì hành vi không cấu thành tội phạm.
- Các yếu tố của cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng để xác định một
người thực hiện hành vi được cho là tội phạm hay chưa và mức độ phạm tội
của hành vi đó và để truy cứu trách nhiệm hình sự , định tội danh và định khung hình
c. Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm  Mặt khách thể
- Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ ,
bị tội phạm xâm phạm bằng cách gây thiệt hại hoặc hướng tới việc gây thiệt
hại cho quan hệ xã hội nhất định thông qua việc tác động đến một đối tượng
cụ thể của quan hệ xã hội đó.
Ví dụ : Tội giết người xâm phạm quan hệ nhân thân , tội trộm cắp tài sản xâm
phạm quan hệ sở hữu ,....
- Khách thể của tội phạm bao gồm :
+ Khách thể chung là hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
và bị tội phạm xâm hại (gây thiệt hại hoặc đê dọa gây thiệt hại).
+ Khách thể loại là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các quy
phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị nhóm tội phạm xâm hại.
+ Khách thể trực tiếp là quan hệ xã hội bị tội phạm cụ thể xâm hại (gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại) mà sự xâm hại đó phản ánh đầy đủ tính chất nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm đó.  Mặt khách quan
- Là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm hay là những dấu hiệu của tội
phạm biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể nhận biết được
- Những biểu hiện cơ bản của mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
+ Các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm (công cụ, phương tiện, phương pháp,
thủ đoạn, thời gian, địa điểm...phạm tội)
- Hành vi khách quan của tội phạm; Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra;
Công cụ, phương tiện phạm tội; Thời gian, địa điểm xảy ra hành vi khách
quan của tội phạm. Trong đó: Hành vi khách quan của tội phạm được thực
hiện ở một thời gian và địa điểm cụ thể là những dấu hiệu bắt buộc của mỗi
tội phạm; Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, công cụ và phương tiện phạm
tội chỉ là những dấu hiệu bắt buộc của một số tội phạm cụ thể.  Mặt chủ quan
- Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm , là nhận thức ,
thái độ của bản thân chủ thể của tội phạm đối với hành vi và đối với hậu quả
của hành vi đó mà họ đã thực hiện.
- Những biểu hiện cơ bản của mặt chủ quan của tội phạm bao gồm : lỗi,
động cơ và mục đích. Trong đó: Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mỗi tội phạm ;
động cơ, mục đích chỉ là là những dấu hiệu bắt buộc của một số tội phạm cụ thể.
+ Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho
xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó.
Lỗi có hai loại lỗi: lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý phạm tội.
+ Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội muốn đạt được khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó xác định khuynh hướng ý chí và
khuynh hướng hành động của người phạm tội.
+ Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tộ
Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi.  Chủ thể
- Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đang sống đã thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS là tội phạm và đối với họ
có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại phạm tội đáp ứng các điều kiện nhất
- Chủ thể của tội phạm là cá nhân , tổ chức
- Điều kiện của chủ thể tội phạm
+ Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự
+ Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự