Bài kiểm tra giữa kỳ - Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài kiểm tra giữa kỳ - Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự (ĐHQG)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Môn học: Luật hình sự và tố tụng hình sự
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Giảng viên: Nguyễn Mai Bộ
Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh Ngày sinh: 23/10/2005 Mã sinh viên: 23064015 Lớp: K68LTMQT
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Câu 1: Nêu khái niệm tội phạm và phân tích đặc điểm của tội phạm.
- Khái niệm tội phạm được quy định tại điều 8 Bộ luật hình sự như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm
chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Phân tích đặc điểm của tội phạm:
+ Tính nguy hiểm cho xã hội:
Đây là đặc điểm khách quan mà nhà làm luật chính thức ghi nhận trong định nghĩa
pháp lý của khái niệm tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam. Vì bất kỳ một tội phạm
nào đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nên tính nguy hiểm cho xã hội phản ánh nội dung
xã hội (vật chất) của tội phạm mà không hề phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà làm luật.
Việc nhận thức rõ điều này cho phép lý giải rằng: tại sao cùng một hành vi nhưng trong nhà
nước này thì nó bị tuyên bố là tội phạm, còn trong nhà nước kia – chỉ bị coi là vi phạm pháp
luật hành chính hoặc pháp luật dân sự, và trong nhà nước thứ ba – chỉ là vi phạm kỷ luật
hoặc đạo đức. Nói một cách khác, đây là đặc điểm thể hiện bản chất xã hội và thuộc tính
khách quan của tội phạm.
Khi một hành vi nguy hiểm cho xã hội gây nên thiệt hại đáng kể cho các lợi ích của con
người, của xã hội và của Nhà nước với tính chất là các khách thể được bảo vệ bằng pháp luật
hình sự, thì hành vi đó bị Luật Hình sự cấm – bị nhà làm luật tội phạm hóa, vì nếu như xét
về toàn bộ bản chất bên trong thì hành vi đó mâu thuẫn với những điều kiện tồn tại bình
thường của xã hội. Như vậy, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
hiện nay, tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi khách quan là tiêu chí cơ bản để nhà
làm luật tiến hành phân chia chúng thành các loại khác nhau – tội phạm, vi phạm pháp luật
hành chính, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật lao động,…
Khi xác định tính nguy hiểm cho xã hội như là đặc điểm khách quan tội phạm cần chú
ý: 1. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo ra
khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ; 2. Hành vi
phạm tội bao gồm hành động và không hành động: Hành động phạm tội là làm một việc mà
pháp luật hình sự cấm không được làm. Ví dụ: Hành động giết người (Điều 123 Bộ luật hình
sự), cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật hình sự)…; Không hành động phạm tội là trường không
làm một việc mà pháp luật bắt buộc phải làm. Ví dụ: Không cứu giúp người đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 Bộ luật hình sự), không tố giác tội phạm
(Điều 390 Bộ luật hình sự)…; Cũng có loại hành vi bị Luật Hình sự cấm trở thành nguy
hiểm cho xã hội chỉ khi nào hậu quả nguy hại được quy định trong luật xảy ra và thông
thường đây là tội phạm có cấu thành vật chất.
+ Tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự (hay còn gọi là hành vi “bị
pháp luật hình sự cấm” hoặc “tính trái pháp luật hình sự” của tội phạm):
Một hành vi tuy có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa được quy định trong Bộ luật
hình sự thì không được gọi là tội phạm. Tại Điều 2 Bộ luật hình sự quy định: Chỉ người nào
phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự; Chỉ pháp
nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải
chịu trách nhiệm hình sự. Tội phạm đã được luật hình sự quy định bao gồm tất cả các tội
phạm được quy định ở phần các tội phạm, từ Điều 088 đến Điều 425 Bộ luật hình sự.
Hình sự hóa và phi hình sự hóa: Hình sự hóa là việc ghi nhận trong Bộ luật hình sự một
tội phạm mới; Phi hình sự hóa là việc bải bỏ một hành vi đã được ghi nhận trong Bộ luật hình sự.
Đây là đặc điểm pháp lý (hình thức) của tội phạm được ghi nhận chính thức trong định
nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam. Gọi là đặc điểm
pháp lý là vì nó phản ánh trực tiếp nội dung của nguyên tắc được thừa nhận chung quan
trọng nhất của pháp luật hình sự quốc tế và pháp luật hình sự trong Nhà nước pháp quyền –
nguyên tắc pháp chế - trong việc tội phạm hóa những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hơn
nữa, dưới góc độ Nhà nước pháp quyền thì tính do quy định trong pháp luật hình sự còn gọi
là tính trái pháp luật hình sự của bất kỳ hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đều phải được nhà
làm luật xem là dấu hiệu cơ bản nhất để tuyên bố hành vi đó là tội phạm. Khái niệm tính trái
pháp luật hình sự, chính vì thế, có thể được hiểu là sự ngăn cấm việc thực hiện tội phạm bởi
một quy phạm pháp luật hình sự tương ứng bằng việc đe dọa áp dụng sự trừng phạt về hình
sự đối với người phạm tội.
Như vậy, tính trái pháp luật hình sự là đặc điểm phản ánh nội dung về mặt pháp lý của
tội phạm. Đây chính là đặc điểm thể hiện bản chất pháp lý của tội phạm là hành vi mà việc
áp dụng chế tài (biện pháp tác động về mặt pháp lý) của các ngành luật ít nghiêm khắc tương
ứng khác (như: pháp luật dân sự, pháp luật lao động hoặc pháp luật hành chính,...) vẫn
không thể ngăn chặn được, nên đã đến mức phải áp dụng chế tài (biện pháp tác động về mặt
pháp lý) của một ngành luật khác nghiêm khắc hơn chúng – pháp luật hình sự.
Nội dung đặc điểm thứ hai này của tội phạm được thể hiện trong việc: nhà làm luật khi
quy định điều cấm trong Phần riêng Bộ luật hình sự (tội phạm) bao giờ cũng quy định chế tài
pháp lý cụ thể tương ứng đối với việc vi phạm điều cấm đó (hình phạt) và ngoài hình phạt ra,
thì trong Phần chung Bộ luật hình sự còn quy định cả các biện pháp cưỡng chế về hình sự
khác nữa. Hơn nữa, việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự từ sau khi pháp luật
hình sự đã được pháp điển hóa đến nay cho thấy một thực tế là: không phải tất cả những
người phạm tội bị Tòa án xét xử là đều bị áp dụng một biện pháp cưỡng chế hình sự duy nhất - hình phạt.
+ Tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện:
Dưới góc độ khoa học Luật Hình sự có thể hiểu: Người có năng lực trách nhiệm hình
sự là người mà tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật Hình sự cấm ở
trong trạng thái bình thường và hoàn toàn có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực
tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là con người cụ thể đạt độ tuổi do pháp luật
hình sự quy định, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Về tuổi chịu trách
nhiệm hình sự, thì tại Điều 12 Bộ luật hình sự quy định: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những trường hợp mà Bộ luật hình sự có quy
định khác. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các
điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,
251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này (28 tội). Về năng
lực trách nhiệm hình sự, thì tại Điều 21 Bộ luật hình sự quy định “Người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự”. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi khi khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Năng lực trách nhiệm hình sự có mối liên quan chặt chẽ trực tiếp với lỗi ở chỗ - có
năng lực trách nhiệm hình sự là cơ sở cần và đủ để có lỗi trong việc thực hiện tội phạm. Vì
để coi một người là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm có thái độ tâm lý đối với hành vi bị
Luật Hình sự cấm do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó được thể hiện dưới
hình cố ý hoặc vô ý, thì chủ thể của hành vi đó (tội phạm) nhất thiết phải là người có năng
lực trách nhiệm hình sự, tức là người mà tại thời điểm thực hiện tội phạm có đầy đủ hai tiêu
chí cơ bản và bắt buộc như sau: Tiêu chí y học trạng thái bình thường và tiêu chí tâm lý
(pháp lý) - có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính chất trái
pháp luật hình sự của hành vi do mình thực hiện (về lý trí), cũng như khả năng điều khiển
được đầy đủ hành vi đó (về ý chí).
+ Tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi:
Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện tội phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội mà họ thực hiện và với hậu quả cho xã hội do hành vi đó gây ra. Lỗi được thể hiện dưới
hình cố ý hoặc vô ý. Cố ý phạm tội là phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả
của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không
mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Vô ý phạm tội là phạm tội
thuộc một trong những trường hợp sau đây: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình
có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn ngừa được; Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Tính
có lỗi của tội phạm thể hiện ở việc không có tội nếu như không có lỗi.
Đây là đặc điểm chủ quan của tội phạm được ghi nhận chính thức trong định nghĩa
pháp lý của khái niệm tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành (khoản 1 Điều 8
Bộ luật hình sự). Tuy nhiên, vì tội phạm bao giờ cũng là hành vi khách quan bị Luật Hình sự
cấm, nên để đảm bảo sự chặt chẽ về mặt lôgic pháp lý và tính chính xác về mặt khoa học
chúng ta không thể nói: tội phạm là hành vi “có lỗi”, vì lỗi là thái độ tâm lý của người phạm
tội thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý - một phạm trù chủ quan. Trong khi đó hành vi
khách quan bị Luật Hình sự cấm không phải và không thể là con người phạm tội và chính vì
vậy, hành vi không thể có lỗi - có thái độ tâm lý chủ quan (lý trí, ý chí, suy nghĩ, dự định,
tính toán, mong muốn,...) của một con người được, nên nhất thiết tự bản thân hành vi cũng
không thể “có lỗi” được.
+ Tính phải chịu hình phạt:
Trong luật hình sự, tội phạm và hình phạt là hai chế định quan trọng luôn đi liền với
nhau. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Bộ luật hình sự quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.
Loại và mức hình phạt có thể áp dụng đối với người (cá nhân hoặc pháp nhân thương
mại) phạm tội được quy định tại từng điều, khoản cụ thể ở phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
Câu 2: Theo anh chị, điều kiện cần và đủ để một người thực hiện hành vi xã hội bị
coi là tội phạm là gì? Tại sao? Phân tích điều kiện cần và đủ đó.
Người (cá nhân hoặc pháp nhân thương mại) thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp
luật hình sự coi là tội phạm, thái độ tâm lý của người thực hiện tội phạm và quan hệ xã hội bị
hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm được mô tả qua các yếu tố của tội phạm. Cấu thành tội
phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho tội phạm cụ thể được quy
định trong Luật Hình sự, là khái niệm pháp lý mô tả tội phạm trong Luật Hình sự. Cấu thành tội
phạm mang những đặc điểm sau: là tổng hợp những dấu hiệu khách quan và chủ quan có tính
đặc trưng, điển hình; là tổng hợp những dấu hiệu do Luật Hình sự quy định, là hệ thống những
dấu hiệu có tính bắt buộc.
Điều kiện cần và đủ để một người thực hiện hành vi xã hội bị coi là tội phạm bao gồm các
yếu tố: khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ
quan của tội phạm. Để bị coi là tội phạm thì phải có đầy đủ các yếu tố nêu trên và thiếu bất kì
một yếu tố nào thì không bị coi là tội phạm.
Các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm là những dấu hiệu phản ảnh nội dung các
yếu tố của tội phạm nhưng không phải tất cả các dấu hiệu của bốn yếu tố đều được đưa vào cấu
thành tội phạm. Có những dấu hiệu phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm, có những dấu
hiệu có thể có trong cấu thành tội phạm này nhưng lại không có trong cấu thành tội phạm khác.
Những dấu hiệu phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm là: Dấu hiệu thuộc yếu tố mặt khách
quan của tội phạm, dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm, dấu hiệu thuộc yếu tố
chủ thể của tội phạm. Đây là những dấu hiệu cần thiết tối thiểu phải được mô tả trong cấu thành
tội phạm để xác định tội phạm và phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Những dấu hiệu
hậu quả của tội phạm, địa điểm, động cơ, mục đích… không đòi hỏi phải có trong mọi cấu
thành tội phạm nhưng lại là dấu hiệu bắt buộc phải có của một số cấu thành tội phạm cụ thể.
Những dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong Phần chung và Phần các tội phạm
của Bộ luật hình sự. Trong đó, Phần các tội phạm quy định các nội dung chủ yếu của mỗi cấu
thành tội phạm, Phần chung quy định các nội dung có tính chất chung cho tất cả các cấu thành tội phạm.
Yếu tố cấu thành tội phạm là bộ phận hợp thành của hệ thống cấu trúc đặc trưng là cấu thành
tội phạm và bao gồm những dấu hiệu khác nhau phản ánh mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm: -
Đầu tiên là yếu tố khách thể của tội phạm. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị
tội phạm xâm phạm bằng cách gây thiệt hại hoặc hướng tới việc gây thiệt hại cho quan hệ xã
hội nhất định thông qua việc tác động đến một đối tượng cụ thể của quan hệ xã hội đó. Do vậy,
khách thể của tội phạm không chỉ là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm mà còn bao gồm đối
tượng tác động của tội phạm. Bất kỳ tội phạm nào cũng xâm phạm đến ít nhất một khách thể
được Luật Hình sự xác lập và bảo vệ. -
Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm là biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm hay là
những dấu hiệu của tội phạm biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan mà con người có thể nhận
biết trực tiếp. Những biểu hiện cơ bản của mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Hành vi
khách quan của tội phạm, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, công cụ, phương tiện phạm tội,
thời gian, địa điểm xảy ra hành vi khách quan của tội phạm. Trong đó, hành vi khách quan của
tội phạm được thực hiện ở một thời gian và địa điểm cụ thể là những dấu hiệu bắt buộc của mỗi
tội phạm, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, công cụ và phương tiện phạm tội chỉ là những
dấu hiệu bắt buộc của một số tội phạm cụ thể. -
Thứ ba, mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm.
Những biểu hiện cơ bản của mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, động cơ và mục đích của
người thực hiện hành vi phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mỗi tội phạm, động
cơ, mục đích chỉ là những dấu hiệu bắt buộc của một số tội phạm cụ thể.
- Yếu tố cuối cùng là chủ thể của tội phạm. Đó là cá nhân, pháp nhân thương mại thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật hình sự. Trong đó, cá nhân là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm hình sự
(năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi) và đạt độ tuổi do pháp luật quy định,
pháp nhân thương mại là tổ chức phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Bốn yếu tố cấu thành tội phạm trên có mối quan hệ hữu cơ và chặt chẽ với nhau, mỗi yếu tố
đều biểu hiện một nội dung cụ thể và tổng hợp bốn yếu tố phản ánh mối liên hệ tâm lý, thái độ
bên trong của một người với hành vi do chính họ thực hiện ra bên ngoài thế giới khách quan,
gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Do đó, bất kỳ hành vi phạm tội nào, dù ít nghiêm
trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, dù xâm phạm đến quan hệ xã
hội nào, dù mức hình phạt và loại hình phạt ít nghiêm khắc hay có nghiêm khắc đến như thế nào
đi chăng nữa, thì tội phạm trong Luật Hình sự đều thể hiện mối quan hệ hữu cơ và thống nhất
giữa các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan của tội phạm. Nói một cách khác, các yếu tố cấu
thành tội phạm là những dấu hiệu cần và đủ, không thể thiếu trong việc truy cứu trách nhiệm
hình sự một chủ thể nào đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không cần thêm bất kỳ yếu tố nào khác.
Qua đó ta có thể thấy những yếu tố ấy đã làm rõ đặc điểm pháp lý của tội phạm và hỗ trợ
trong việc định tội, phân biệt các loại tội phạm với nhau. Chỉ khi xác định được cấu thành tội
phạm thì ta mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự của tội phạm. Đồng thời, cấu thành tội
phạm còn là cơ sở pháp lý của việc định khung hình phạt.
Ví dụ: Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có vợ), và sinh
được một đứa con (cháu Minh). Sau khi chấm dứt quan hệ với anh H, chị luôn bị một người tên
Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) – vợ của H, gọi điện thoại chửi mắng. Ngày 06/11/2009, Duân đến
nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội). Tại đây, Duân xin được bế đứa trẻ, chị Thanh đồng ý. Lấy
cớ nghe điện thoại, Duân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7cm mang theo
đâm vào đỉnh thóp đầu cháu. Sợ bị phát hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy
quá nhiều, cháu khóc thét lên nên bị mọi người phát hiện. Sau khi đưa đi cấp cứu, cháu Minh
(40 ngày tuổi) qua đời. Duân (sinh năm 1974, Đông Anh, Hà Nội) không có bệnh về thần kinh,
chưa có tiền án, là một người làm ruộng.
Cấu thành vi phạm pháp luật: 1. Mặt khách quan:
- Hành vi: Duân gọi điện thoại chửi mắng chị Thanh. Duân đến nhà chị Thanh và bế cháu
Minh. Duân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào
đỉnh thóp đầu cháu. Duân lấy mũ đậy vết đâm.
- Hậu quả: Cháu Minh tử vong.
- Mối quan hệ nhân quả: Cháu Minh qua đời do chị Duân đâm vào đỉnh thóp đầu.
- Thời gian: ngày 06/11/2009
- Địa điểm: tại nhà bếp của chị Thanh.
- Công cụ: một chiếc kim khâu lốp dài 7cm. 2. Mặt chủ quan:
- Lỗi: hành vi của Duân là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi Duân là người có đủ năng lực trách nhiệm
pháp lý, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn
mong muốn hậu quả xảy ra. Duân có mang theo hung khí và có thủ đoạn tinh vi (lấy cớ
nghe điện thoại, che đậy vết thương của bé Minh).
- Động cơ: Duân thực hiện hành vi này là do ghen tuông với mẹ đứa trẻ.
- Mục đích: Duân muốn giết chết đứa trẻ để trả thù mẹ đứa trẻ.
3. Chủ thể vi phạm: Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) là một công dân có đủ khả năng nhận thức
và điểu khiển hành vi của mình.
4. Khách thể: quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công
dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.