-
Thông tin
-
Quiz
Bài kiểm tra giữa kỳ Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nêu tên một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, xác định? Nêu tên một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, thiết kế nội dung chi tiết cho đề tài ấy? Ảnh hưởng của văn hoá học đường đến lối sống của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Bài kiểm tra giữa kỳ Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nêu tên một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, xác định? Nêu tên một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, thiết kế nội dung chi tiết cho đề tài ấy? Ảnh hưởng của văn hoá học đường đến lối sống của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Lớp tín chỉ: TG01004_K43.5
Lớp hành chính: Văn hoá phát triển K43
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Anh
Họ và tên các thành viên: Nhóm 6
1. Trần Hoàng Ngân – MSV: 2355350033
2. Bùi Minh Ngọc – MSV: 2355350034
3. Nguyễn Thị Bích Ngọc – MSV: 2355350035
4. Nguyễn Thị Lệ Ngọc – MSV: 2355350036
5. Phạm Bảo Ngọc – MSV: 2355350037 Hà Nội, 2024 CÂU HỎI
Câu 1: Nêu tên một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, xác định?
- Đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu - Đối tượng khảo sát - Mục tiêu nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Khái niệm trung tâm
Câu 2: Nêu tên một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, thiết kế
nội dung chi tiết cho đề tài ấy? BÀI LÀM:
Câu 1: Nêu tên một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, xác định?
- Đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu - Đối tượng khảo sát - Mục tiêu nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Khái niệm trung tâm
Đề tài: “Ảnh hưởng của văn hoá học đường đến lối sống của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”.
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của văn hoá học đường hiện nay.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên các khóa tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát của đề tài được chia thành các nhóm
cụ thể nhằm thu thập đa chiều và khách quan hơn, cụ thể:
+ Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền: đây là đối tượng chính, bao gồm
các sinh viên ở các khóa học khác nhau. Sinh viên mỗi khóa học sẽ có những
trải nghiệm khác nhau về văn hóa học đường tại Học viện.
+ Giảng viên của Học viện: Sự ảnh hưởng của văn hóa học đường đến sinh viên
Học viện hiện nay cũng có thể được khảo sát thông qua góc nhìn của người
giảng dạy, người quản lý và giáo dục họ.
+ Cựu sinh viên: Cựu sinh viên có thể cung cấp góc nhìn dựa trên sự so sánh về
thay đổi của văn hóa học đường theo thời gian và cách nó ảnh hưởng cho đến họ khi ra trường.
+ Ban lãnh đạo nhà trường: Họ là những người đứng đầu khoa hoặc phòng ban
trong Học viện để hiểu rõ hơn về định hướng phát triển văn hóa học đường. - Mục tiêu nghiên cứu:
+ Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của văn hoá học đường đến lối sống của sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
+ Hiểu hơn về lối sống của sinh viên tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
+ Khám phá và phân tích văn hóa học đường tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
+ Cải thiện môi trường học, chất lượng trường học và nâng cao ý thức chấp
hành quy định về văn hóa học đường của sinh viên Học viện.
+ Trong văn hóa học đường có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống sinh
viên, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến điều đó. Đề xuất các giải pháp cải thiện và
phát huy những giá trị văn hóa học đường tích cực, nhằm giúp sinh viên phát
triển lối sống lành mạnh, tư duy tiến bộ và có sự chuẩn bị hơn cho tương lai.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn văn hóa học đường và lối sống sinh viên.
+ Đánh giá, khảo sát thực trạng ý thức chấp hành văn hóa học đường của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền của sinh viên Học viện.
+ Đánh giá, khảo sát mức độ ảnh hưởng của văn hóa học đường của Học viện
đến lối sống của sinh viên trong các lĩnh vực như học tập, giao tiếp, đạo đức,
quan hệ xã hội, hoạt động ngoại khóa.
+ Phân tích, chỉ ra các yếu tố tích cực và tiêu cực về văn hóa học đường, phát
huy những yếu tố tích cực và tìm ra nguyên nhân cho các yếu tố tiêu cực.
+ Đề xuất các chính sách, hoạt động nhằm xây dựng môi trường học tập và văn
hóa học đường thân thiện, giúp nâng cao tinh thần, ý thức chấp hành quy định
về văn hóa học đường của nhà trường và hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của sinh viên.
- Giới hạn nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu sẽ được thực hiện trong thời gian học kỳ I
của năm học 2024 - 2025. Điều này có nghĩa là dữ liệu được thu thập từ ban
lãnh đạo nhà trường, các giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên công tác và học
tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong khoảng thời gian này. Việc này
có thể hạn chế khả năng phân tích các thay đổi trong văn hóa học đường đã xảy
ra trước thời điểm nghiên cứu hoặc từ các thế hệ sinh viên trước đó.
+ Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung vào Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Do đó, các kết quả thu được sẽ phản ánh đặc điểm của văn hóa
học đường tại học viện này và có thể không hoàn toàn đại diện cho các cơ sở giáo dục khác.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên: Các sinh viên hiện tại từ các khóa học khác nhau tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Điều này giúp cung cấp cái nhìn đa dạng về các
trải nghiệm của sinh viên trong môi trường học đường.
Giảng viên: Các giảng viên đang giảng dạy tại học viện, để hiểu quan
điểm của họ về sự ảnh hưởng của văn hóa học đường đến sinh viên.
Cựu sinh viên: Các cựu sinh viên đã ra trường trong học kỳ vừa qua, để
phân tích sự thay đổi và ảnh hưởng của văn hóa học đường qua thời gian.
Ban lãnh đạo nhà trường: Ban giám đốc, các trưởng khoa, phòng ban
và các bộ phận quản lý khác, nhằm thu thập thông tin về các chính sách và định
hướng phát triển văn hóa học đường tại học viện. Lĩnh vực nghiên cứu:
Văn hóa học đường: Các quy định, truyền thống, phong trào, và hoạt
động ngoại khóa tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lối sống sinh viên: Thói quen, hành vi, và cách sinh viên quản lý cuộc
sống học tập và cá nhân của họ. Khía cạnh nghiên cứu:
Môi trường học tập: Các yếu tố ảnh hưởng đến không gian và chất
lượng học tập của sinh viên.
Giao tiếp và quan hệ xã hội: Cách sinh viên và giảng viên tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.
Đạo đức và hoạt động ngoại khóa: Các chuẩn mực đạo đức và sự tham
gia của sinh viên vào các hoạt động ngoài giờ học. Khái niệm trung tâm:
Văn hóa học đường: Là tổng hợp các quy định, giá trị, phong tục, và
truyền thống trong môi trường giáo dục. Văn hóa học đường bao gồm các quy
tắc hành xử, phong trào học đường, các sự kiện và hoạt động ngoại khóa, và các
mối quan hệ giữa sinh viên, giảng viên và nhà quản lý. Đây là yếu tố ảnh hưởng
lớn đến cách thức hoạt động và tương tác trong học viện.
Lối sống của sinh viên: Là cách sinh viên tổ chức và điều chỉnh cuộc
sống của mình trong môi trường học đường, bao gồm các thói quen học tập,
giao tiếp xã hội, hành vi đạo đức, và sự tham gia vào các hoạt động ngoại khóa.
Lối sống này được ảnh hưởng bởi văn hóa học đường, hoàn cảnh cá nhân và các yếu tố xã hội khác.
Ảnh hưởng: Là tác động của văn hóa học đường đối với lối sống, tư duy
và hành vi của sinh viên. Ảnh hưởng có thể tích cực (như cải thiện kỹ năng xã
hội và học tập) hoặc tiêu cực (như căng thẳng học tập hoặc xung đột xã hội), và
nó thể hiện qua việc thay đổi trong thói quen học tập, giao tiếp và sự tham gia
vào hoạt động ngoại khóa.
Câu 2: Nêu tên một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, thiết kế
nội dung chi tiết cho đề tài ấy?
Đề tài: Ảnh hưởng của văn hoá học đường đến lối sống của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền hiện nay. Nội dung chi tiết:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Thực trạng về văn hoá học đường hiện nay
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Văn hoá học đường là gì?
1.2.2. Mối quan hệ giữa văn hoá học đường và lối sống của sinh viên
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá học đường
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ HỌC
ĐƯỜNG ĐẾN LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
2.1. Văn hoá học đường tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.1.1. Đặc điểm của văn hoá học đường tại Học viện
2.1.2. Lối sống của sinh viên tại Học viện
2.1.3. Tác động của văn hoá học đường đến lối sống của sinh viên tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền
2.1.3.1. Tác động tích cực
2.1.3.2. Tác động tiêu cực
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Đề xuất giải pháp
3.1.1. Xây dựng môi trường học tập tích cực
3.1.2. Đẩy mạnh hoạt động ngoại khoá và câu lạc bộ sinh viên
3.1.3. Phát huy vai trò của giảng viên và nhân viên nhà trường
3.1.4. Tận dụng có hiệu quả sự mạnh của truyền thông
3.2. Khuyến nghị
3.2.1. Khuyến nghị cho nhà trường
3.2.2. Khuyến nghị cho sinh viên CHƯƠNG IV: TỔNG KẾT