-
Thông tin
-
Quiz
Bài kiểm tra giữa kỳ Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh/chị hãy phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu của đề tài. Khái niệm đối tượng nghiên cứu của đề tài. Các điều kiện ảnh hưởng đến đối tượng của đề tài. Anh/ chị hãy lựa chọn một vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Tài liệu giúp bạn tam khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Bài kiểm tra giữa kỳ Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh/chị hãy phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu của đề tài. Khái niệm đối tượng nghiên cứu của đề tài. Các điều kiện ảnh hưởng đến đối tượng của đề tài. Anh/ chị hãy lựa chọn một vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Tài liệu giúp bạn tam khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:










Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ----------
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Họ và tên sinh viên: NHÓM 7
1. Nguyễn Thị Thu An – 2356050001 2. Lê Thị Trà My – 2450010031
3. Đào Thị Tuyết Trinh – 2352010055 4. Tạ Hoài Vy – 2352010057 Lớp tín chỉ: TG01004_K44_5 HÀ NỘI, NĂM 2025 BÀI KIỂM TRA
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XH&NV
-------------------------------
Câu 1 (2 điểm): Anh/chị hãy phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
1. Khái niệm đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những mặt, những thuộc tính, những mối liên
hệ tồn tại trong sự vật, hiện tượng hay quá trình mà nhà nghiên cứu cần làm rõ.
Với một môn khoa học, đối tượng nghiên cứu cũng được hiểu tương tự như vậy.
- Đối tượng nghiên cứu trong đề tài khoa học được giới hạn trong một phạm vi
nghiên cứu nhất định: Quy mô xem xét đối tượng, phạm vi không gian tồn tại và
phát triển, thời gian của tiến trình vận động của đối tượng.
- Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật, hiện tượng được nghiên
cứu, được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu
của đề tài trả lời cho câu hỏi: “Nghiên cứu cái gì?”.
2. Các điều kiện ảnh hưởng đến đối tượng của đề tài
Tính khách quan, phổ biến và đa dạng của các mối liên hệ giữa các mặt, thuộc
tính, bộ phận của của một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng và
quá trình cho thấy trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của đối tượng
nghiên cứu chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.
*Điều kiện khách quan: Là những yếu tố bên ngoài, không phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của nhà nghiên cứu. Điều kiện khách quan được xem xét bao gồm các
quy luật khách quan; những mặt, những hiện tượng vốn có, hiện có đang tồn tại
hiện thực như những điều kiện, tiền đề chi phối đối tượng.
Ví dụ: Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế:
- Sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa nước ngoài ảnh hưởng đến sinh viên.
- Nhiều sinh viên bị tác động bởi phim ảnh, âm nhạc K-pop, thời trang
phương Tây, dẫn đến ít quan tâm đến văn hóa truyền thống Việt Nam.
*Nhân tố chủ quan: Là những yếu tố thuộc về nhận thức và hành động của con
người, có thể điều chỉnh được. Nhân tố chủ quan bao gồm trình độ nhận thức, thái
độ, nguyện vọng, ý chí…của chủ thể, của hoạt động trong đối tượng nghiên cứu được xem xét.
Ví dụ: Sinh viên nhận thức vai trò quan trọng của mình trong giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Sinh viên tích cực tham gia các câu lạc bộ, tổ chức sự kiện về áo dài, hát
dân ca hoặc quảng bá văn hóa Việt Nam qua báo chí, video truyền thông,
phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá Việt Nam.
=> Xác định điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan tác động đến đối tượng
nghiên cứu là cơ sở để nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá và trình bày những
phương hướng và giải pháp tác động đến đối tượng khảo sát một cách khoa học.
Câu 2 (8 điểm): Anh/ chị hãy lựa chọn một vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Từ đó đặt tên đề
tài nghiên cứu và xác định các tiêu chí sau:
- Luận chứng tính cấp thiết nghiên cứu;
- Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát, khách thể nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu;
- Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu;
- Thao tác hóa khái niệm và Thiết kế nội dung chi tiết cho đề tài.
Tên đề tài (cá nhân): Nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình thực tế về
du lịch Việt Nam của sinh viên ở Hà Nội hiện nay.
1. Luận chứng tính cấp thiết nghiên cứu;
+ Bối cảnh của vấn đề
Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Gắn phát triển văn hóa với phát
triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn
giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau”. Sinh viên là thế hệ trẻ, năng động,
có nhu cầu tìm hiểu và mở rộng kiến thức, đặc biệt là về du lịch. Tuy nhiên, trong
bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của các nền tảng số và sự chuyển dịch thói quen xem
từ truyền hình sang mạng xã hội, việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực
tế về du lịch của sinh viên cũng đang có nhiều thay đổi đáng kể.
+ Tầm quan trọng của vấn đề
Các chương trình truyền hình thực tế về du lịch có vai trò hết sức quan trọng, giúp
sinh viên mở rộng kiến thức, phát triển tư duy và tạo động lực khám phá, góp phần
phát triển ngành du lịch nội địa. Hiểu rõ nhu cầu tiếp nhận của sinh viên sẽ giúp
các nhà sản xuất chương trình tối ưu hóa nội dung, cải thiện hình thức thể hiện và
lựa chọn khung giờ phát sóng phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả tiếp cận và sự yêu
thích từ khán giả trẻ.
+ Khoảng trống trong nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về xu hướng tiếp nhận chương trình truyền hình
thực tế và thói quen tiếp nhận thông tin của giới trẻ, nhưng chưa có nhiều nghiên
cứu chuyên sâu vào: Mảng chương trình truyền hình thực tế về du lịch, đặc biệt
trong bối cảnh số hóa nội dung truyền hình, khi sinh viên có thể tiếp cận các
chương trình này không chỉ qua tivi mà còn qua các nền tảng số như YouTube,
TikTok, các ứng dụng OTT (VTV Go, FPT Play,...). Việc xác định rõ nhu cầu, thói
quen tiếp nhận của sinh viên sẽ giúp lấp đầy khoảng trống nghiên cứu này, tạo nền
tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về tối ưu hóa nội dung truyền hình thực tế.
+ Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nếu không nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình thực
tế về du lịch của sinh viên ở Hà Nội, có thể dẫn đến các hệ lụy sau:
- Về phía sinh viên: Có thể tiếp cận nguồn thông tin thiếu chính xác trên mạng
xã hội, dẫn đến hiểu sai lệch về văn hóa, địa danh và các thông tin du lịch.
- Về phía nhà sản xuất: Chương trình truyền hình thực tế về du lịch có thể
không thu hút được sinh viên, dẫn đến lãng phí nguồn lực sản xuất và giảm tỷ lệ người xem.
- Về phía xã hội: Nếu sinh viên – nhóm đối tượng có sức lan tỏa mạnh mẽ trên
mạng xã hội – không tiếp nhận đúng các nội dung du lịch, có thể ảnh hưởng
tiêu cực đến hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt cộng đồng và quốc tế.
+ Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu:
- Về mặt lý luận: Bổ sung kiến thức khoa học về nhu cầu tiếp nhận thông tin
của sinh viên trong bối cảnh truyền thông hiện đại, giúp hoàn thiện lý thuyết
về truyền thông đại chúng và thói quen tiếp nhận nội dung số.
- Về mặt thực tiễn: Đưa ra đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm:
● Tối ưu hóa nội dung và hình thức truyền tải của chương trình truyền hình thực tế về du lịch.
● Hỗ trợ nhà đài, nhà sản xuất xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả, thu
hút được sự quan tâm của sinh viên.
● Góp phần nâng cao nhận thức du lịch, giúp sinh viên lựa chọn được các
chương trình chất lượng, mang lại giá trị thực tiễn cao.
+ Kết luận về tính cấp thiết của đề tài
Trước xu hướng thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin của giới trẻ trong thời đại
số, việc nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình thực tế về du lịch
của sinh viên ở Hà Nội là hết sức cần thiết.
Nghiên cứu không chỉ giúp nâng cao chất lượng nội dung truyền hình, mà còn góp
phần phát triển ngành du lịch, đồng thời định hướng giới trẻ tiếp cận thông tin một
cách chính thống, chất lượng và mang lại giá trị tích cực cho xã hội.
2. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát, khách thể nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu;
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình thực tế về
du lịch Việt Nam của sinh viên ở Hà Nội.
2.2. Đối tượng khảo sát: Sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội.
2.3. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên ở Hà Nội.
2.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Tập trung vào nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình
thực tế về du lịch Việt Nam của sinh viên.
+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2025 đến tháng 3/2025.
+ Phạm vi về không gian: Các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích,
đánh giá nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình thực tế về du lịch Việt Nam
của sinh viên. Từ đó cung cấp cơ sở khoa học để cải thiện chất lượng các chương
trình truyền hình thực tế về du lịch.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu:
+ Làm rõ nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình thực tế về du lịch của sinh viên ở Hà Nội.
+ Đánh giá hiệu quả của truyền hình trong việc cung cấp thông tin du lịch so với
các nền tảng mạng xã hội.
+ Đề xuất giải pháp để cải thiện chất lượng của chương trình truyền hình thực tế về
du lịch Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng sinh viên.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu các lý thuyết truyền thông, lý thuyết tiếp nhận thông tin và lý thuyết
về hành vi khán giả liên quan đến truyền hình thực tế và nội dung du lịch.
+ Tiến hành khảo sát, đánh giá về thực trạng nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền
hình thực tế về du lịch của sinh viên Hà Nội.
+ Đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp với nhu cầu của sinh viên và xu hướng phát
triển của chương trình truyền hình thực tế.
4. Thao tác hóa khái niệm và Thiết kế nội dung chi tiết cho đề tài.
*Thao tác hóa khái niệm
4.1. Hệ thống khái niệm
4.1.1. Khái niệm trung tâm
- Nhu cầu là gì? Nhu cầu là đòi hỏi và nguyện vọng của con người về vật chất và
tinh thần để tồn tại và phát triển. Nhu cầu có thể bao gồm những thứ cơ bản như
thức ăn, nước uống, nơi ở, và an toàn, cũng như những nhu cầu cao hơn như tình
cảm, sự tôn trọng, và tự thể hiện bản thân.
- Chương trình truyền hình thực tế
Theo tác giả Annette trong cuốn “Reality Tv” của nhà xuất bản Routledgen TayLor
& Francis Group: “Truyền hình thực tế (Reality TV) là 1 thể loại đặc biệt của
truyền hình có cơ sở dựa trên các thể loại khác của Truyền hình như phim tài liệu”.
Theo tạp chí Radio Film & TV (Trung Quốc), “Truyền hình thực (Real TV) thông
qua những cảnh quay chân thực và hình ảnh tài liệu ghi lại của đương sự để tái
hiện những cảnh quay khiến người xem phải thót tim”.
Từ những quan niệm trên, có thể định nghĩa: Truyền hình thực tế là dạng chương
trình sản xuất dựa trên nguyên tắc tôn trọng giá trị khách quan: bối cảnh, nhân
vật, hành động, cảm xúc thật đang diễn ra, hạn chế những can thiệp mang tính chủ
quan của người sản xuất.
4.1.2. Khái niệm liên quan
- Nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình thực tế - Truyền hình - Du lịch
- Đặc điểm sản xuất chương trình truyền hình thực tế
- Chương trình truyền hình thực tế về du lịch
* Thiết kế nội dung chi tiết cho đề tài PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Tổng quan nghiên cứu
3. Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Khách thể nghiên cứu 4.3. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 7. Kết cấu đề tài PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU TIẾP NHẬN CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ VỀ DU LỊCH VIỆT NAM CỦA SINH VIÊN.
1.1. Hệ thống khái niệm về chương trình truyền hình thực tế
1.1.1. Khái niệm truyền hình thực tế
1.1.2. Đặc điểm chương trình truyền hình thực tế về du lịch
1.1.3. Các chương trình truyền hình thực tế về du lịch Việt Nam nổi bật hiện nay
1.2. Khái niệm nhu cầu tiếp nhận chương trình truyền hình thực tế về du lịch 1.2.1. Khái niệm nhu cầu
1.2.2. Các yếu tố tác động đến nhu cầu tiếp nhận
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU TIẾP NHẬN CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ VỀ DU LỊCH VIỆT NAM CỦA SINH VIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1. Mức độ quan tâm của sinh viên đến chương trình truyền hình thực tế về du lịch Việt Nam
2.2. Những động cơ và mục đích khi tiếp nhận chương trình (giải trí, học hỏi, khám phá. .)
2.3. Những nội dung chương trình truyền hình thực tế về du lịch được yêu thích
2.4. Đánh giá về chất lượng chương trình truyền hình thực tế về du lịch Việt Nam
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHU CẦU TIẾP NHẬN CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ VỀ DU LỊCH VIỆT NAM CỦA SINH
VIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Giải pháp nâng cao nhu cầu tiếp nhận
3.1.1. Đẩy mạnh tính hấp dẫn và gần gũi của nội dung
3.1.2. Tăng cường tương tác với khán giả thông qua mạng xã hội và nền tảng trực tuyến
3.1.3. Tạo các chương trình phù hợp với đặc điểm và sở thích của sinh viên
3.2. Đề xuất với các bên liên quan
3.4.1. Đối với đài truyền hình và nhà sản xuất chương trình
3.4.2. Đối với các cơ quan quản lý truyền thông
3.4.3. Đối với sinh viên và người xem trẻ tuổi TÀI LIỆU THAM KHẢO