-
Thông tin
-
Quiz
Bài kiểm tra phương pháp nghiên cứu khoa học và xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh/ chị hãy trình bày các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu và cho ví dụ minh họa? Từ lĩnh vực khoa học báo chí, anh/ chị hãy lựa chọn một vấn đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Từ đó đặt tên đề tài nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài kiểm tra phương pháp nghiên cứu khoa học và xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh/ chị hãy trình bày các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu và cho ví dụ minh họa? Từ lĩnh vực khoa học báo chí, anh/ chị hãy lựa chọn một vấn đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Từ đó đặt tên đề tài nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 25 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN -----a&b-----
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Họ và tên sinh viên: Vũ Bảo Châu Mã sinh viên: 2356080008
Lớp tín chỉ: Báo Truyền Hình CLC _ K43 Hà Nội, 2024 BÀI KIỂM TRA
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XH&NV
-------------------------------
Câu 1: Anh/chị hãy trình bày các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu và cho ví dụ minh hoạ?
• Khái niệm vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu là những mâu thuẫn nhà nghiên cứu phát hiện trong
quá trình quan sát sự kiện.
Quá trình phát triển nhận thức khoa học của nhân loại thể hiện trong bước
chuyển liên tục: từ đặt vấn đề nghiên cứu đến giải quyết chúng. Nhận thức
và giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong hiện thực là nhiệm vụ của công tác nghiên cứu.
Bản chất của vấn đề nghiên cứu là mâu thuẫn đang đặt ra yêu cầu nhận
thức và giải quyết. Mâu thuẫn được đề cập đến trong vấn đề nghiên cứu
thuộc về khách thể, gắn với khách thể, là cái vốn có của hiện thực khách
quan. Song việc phát hiện ra mâu thuẫn lại thuộc về cảm nhận chủ quan
của nhà nghiên cứu. Mâu thuẫn trong lĩnh vực xã hội hết sức phong phú,
tồn tại muôn hình, muôn vẻ, có thể được che phủ dưới nhiều hình thức khác
nhau. Bản than những mâu thuẫn xã hội cũng thường xuyên vận động theo
nhiều xu hướng. Việc nhận diện mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong đời sống
xã hội đòi hỏi nhà nghiên cứu có cảm quan nhạy bén, tư duy khoa học và trách nhiệm xã hội.
Vấn đề nghiên cứu được phát hiện trong quá trình quan sát sự kiện. Người
nghiên cứu có thể thiết lập sự kiện để tiến hành quan sát bằng cách chọn
những sự kiện vốn tồn tại trong xã hội hoặc chủ động tạo ra sự kiện xã hội
bằng con đường thực nghiệm.
Sự kiện là cơ sở tất yếu của khoa học. Song sự kiện biểu hiện ra bên ngoài
là những quan hệ mang tính ngẫu nhiên, hiện tượng. Để nhận thức và giải
quyết chúng cần sự tham gia của tư duy lý luận khoa học.
Trong nghiên cứu khoa học, quan sát có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Quan
sát không chỉ nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu mà còn giúp nhà khoa học
xây dựng giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết trong suốt quá trình triển khai
hoạt động nghiên cứu sau này.
Câu hỏi nghiên cứu là hình thức ban đầu của vấn đề nghiên cứu. Câu hỏi
nghiên cứu là biểu hiện của mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của chủ thể
với vốn tri thức đã có; giữa mong muốn của nhà nghiên cứu với những gì
đang diễn ra trong hiện thực. Câu hỏi nghiên cứu biểu hiện nhu cầu nhận
thức và cải tạo xã hội của bản thân nhà nghiên cứu, mang tính chủ quan.
Vấn đề nghiên cứu chỉ có ý nghĩa khi nó phản ánh nhu cầu của xã hội, do
thực tiễn đặt ra, mang tính khách quan.
Trong khoa học xã hội và nhân văn, vấn đề nghiên cứu biểu hiện là những
mâu thuẫn về nhận thức của giới khoa học trước các hiện tượng xã hội, về
việc xác định phương hướng, cách thức tổ chức quản lý xã hội so với yêu
cầu phát triển của thực tiễn đặt ra. Việc nhận thức và giải quyết vấn đề
nghiên cứu có ý nghĩa thúc đẩy tích cực quá trình phát triển xã hội, phát triển con người.
• Phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu:
- Phát hiện những “kẽ hở” trong các tài liệu khoa học
Tài liệu khoa học là sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học. Kết quả
nghiên cứu là những luận giải các vấn đề nghiên cứu cụ thể mà lý luận và
thực tiễn đặt ra trong một điều kiện lịch sử cụ thể. Song thực tiễn vận động
và biến đổi không ngừng. Những kiến giải đó trở nên không phù hợp hoàn
toàn với hiện thực. Tri thức mà tài liệu khoa học ấy chuyển tải không đáp
ứng được nhu cầu nhận thức và cải tạo thực tiễn. Khi những vấn đề của
thựctiễnkhôngthểgiảiquyếtđượctrongkhuônkhổcáclýthuyếthiệncó - vấn đề
nghiên cứu cần được xác định. Nghiên cứu tài liệu là phương thức phát
hiện vấn đề nghiên cứu.
Hơn nữa, vấn đề nghiên cứu còn xuất hiện khi những nội dung chưa được
nhận thức và giải quyết trọn vẹn về mặt khoa học trong các tài liệu khoa
học, khi nhà nghiên cứu tham gia phản biện các công trình khoa học của đồng nghiệp.
Tất nhiên, để có thể phát hiện vấn đề nghiên cứu trong quá trình nghiên
cứu tài liệu đòi hỏi nhà khoa học phải phát huy tính phân tích, phản biện của tư duy.
- Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học
Khi tham dự các cuộc tranh luận khoa học, trong hội nghị, hội thảo hay các
buổi tọa đàm khoa học, trước những ý kiến trái chiều cùng bàn về một vấn
đề khoa học, người nghiên cứu có thể nhận dạng vấn đề khoa học cần được
giải quyết thấu đáo và sâu sắc hơn. Tranh luận khoa học là điều kiện, môi
trường tốt cho sự nhận diện vấn đề nghiên cứu và hình thành ý tưởng nghiên cứu.
- Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tiễn
Những khó khăn nảy sinh trong hoạt động sản xuất, tổ chức và quản lý xã
hội không thể sử dụng biện pháp thông thường, hay biện pháp thông thường
không thể đưa lại kết quả mong muốn. Thực tế ấy đặt ra yêu cầu phải thay
đổi nhận thức và hành động. Những vấn đề khoa học được phát hiện từ nhu
cầu đổi mới nội dung, phương pháp làm việc trong lĩnh vực công tác
chuyên môn. Song để có thể phát hiện vấn đề nghiên cứu, nhà khoa học
cần có ý thức trách nhiệm cao, tích cực trong lao động, yêu nghề mới có
thể nhận diện những vấn đề khoa học đang tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình.
- Sự phản ánh của quần chúng nhân dân
Mục đích cao nhất của hoạt động nghiên cứu là hướng đến giải quyết các
vấn đề thực tiễn cuộc sống, tạo nên điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của
con người và xã hội. Đối tượng thụ hưởng những thành tựu ấy là quần
chúng nhân dân. Những ý kiến đánh giá về cái đã lạc hậu, sự chưa hợp lý,
chưa toàn vẹn thậm chí là sự sai lầm... trong khi áp dụng các thành tựu
nghiên cứu trước đây luôn là gợi ý tốt nhất cho nhà khoa học về vấn đề nghiên cứu.
Đôi khi vấn đề nghiên cứu xuất hiện khi nhà nghiên cứu lắng nghe ý kiến
phàn nàn của quần chúng nhân dân về những vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống mà họ không đủ am hiểu để lý giải chúng.
- Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường
Tri thức được hình thành trong quá trình phản ánh thực tiễn. Tri thức có
nhiều cấp độ, trình độ và được xác định vị trí tương đối bền vững trong
nhận thức của con người, trở thành những quan niệm thông thường, phổ
biến. Song bên cạnh sự thừa nhận những quan niệm thông thường, nhà
khoa học cần có thái độ hoài nghi khoa học, không tự bằng lòng với những
tri thức đã có, biết lật đi lật lại vấn đề, đặt ra hướng giải quyết khác biệt,
đôi khi là trái ngược với những kiến giải và phương pháp đã được thừa
nhận rộng rãi. Khi ấy, tình huống mâu thuẫn nảy sinh ấy sẽ là điểm khởi
đầu cho một hướng nghiên cứu mới mẻ. • Ví dụ minh họa:
1. Các nghiên cứu khoa học được thực hiện trong quá khứ và sử dụng dữ
liệu cũ đôi khi dẫn đến những kết luận không còn phù hợp với thực tế
hiện tại. Do đó, việc xem xét lại những kết quả này là rất quan trọng để
đảm bảo tính chính xác và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Từ đó, nhà
nghiên cứu có thể phát hiện ra vấn đề cần nghiên cứu, đó là làm sao để
điều chỉnh và làm mới thông tin, giúp nó phản ánh chính xác hơn tình
hình và nhu cầu xã hội đương đại.
2. Tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học và lắng nghe các ý kiến trái
chiều sẽ giúp nhận diện những khía cạnh chưa rõ ràng trong một vấn đề
nghiên cứu. Ví dụ, nếu có sự tranh cãi về mục đích đọc báo của giới trẻ
– liệu họ đọc báo chủ yếu để giải trí hay để cập nhật thông tin – điều
này có thể mở ra một vấn đề nghiên cứu quan trọng: nghiên cứu về xu
hướng và thói quen tiêu thụ thông tin của giới trẻ trong bối cảnh hiện nay.
3. Khi tiếp cận một quan điểm hay lý thuyết nào đó, thay vì chấp nhận nó
một cách thụ động, nhà nghiên cứu có thể mở rộng và suy nghĩ ngược
lại để khám phá những hạn chế, khó khăn tiềm ẩn. Ví dụ, khi nghe quan
điểm cho rằng người làm báo cần phải cứng rắn và quyết đoán khi lấy
tin, ta có thể suy nghĩ ngược lại và tự hỏi liệu sự khéo léo, mềm mỏng
trong cách thức tiếp cận thông tin sẽ mang lại lợi ích gì và có thể gặp
phải rủi ro gì. Điều này có thể dẫn đến một vấn đề nghiên cứu mới về
cách thức tác nghiệp trong ngành báo chí, với các giải pháp linh hoạt hơn.
4. Quan sát các hoạt động thực tế trong công tác sản xuất, tổ chức và quản
lý xã hội giúp nhận diện những vấn đề bất cập hoặc thiếu sót trong các
quy trình hiện tại. Ví dụ, quan sát quá trình thu thập thông tin của các
nhà báo có thể chỉ ra những điểm yếu trong cách thức lấy tin. Từ đó,
vấn đề nghiên cứu có thể là sự cải tiến quy trình lấy tin của nhà báo để
tăng cường độ chính xác và tính minh bạch trong công việc.
Câu 2: Từ lĩnh vực khoa học “Báo chí”, Anh/chị hãy lựa chọn một vấn đề
nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Từ đó đặt tên đề tài
nghiên cứu và xác định các tiêu chí sau: Luận chứng tính cấp thiết nghiên
cứu; Xác định đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu; mục đích, mục
tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu; Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu; Thao
tác hoá khái niệm và Thiết kế nội dung chi tiết cho đề tài.
• Vấn đề nghiên cứu:
Chính sách phát triển nhà ở xã hội là một phần quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa
và tăng trưởng dân số nhanh. Tuy nhiên, thông tin về chính sách này vẫn
chưa được truyền tải đầy đủ và rõ ràng, dẫn đến sự thiếu hiểu biết hoặc
hiểu sai từ công chúng. Báo chí truyền hình, với khả năng tiếp cận rộng rãi,
đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến các chính sách này để có thể
nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam.
• Đề tài: Truyền thông về chính sách phát triển nhà ở xã hội trên báo truyền hình Việt Nam hiện nay.
• Luận chứng tính cấp thiết nghiên cứu:
Chính sách phát triển nhà ở xã hội là một trong những vấn đề chiến lược
quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc
biệt trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ và sự gia tăng dân số nhanh chóng.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, tình trạng thiếu hụt nhà ở, đặc
biệt là nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, công nhân, sinh viên và
những người có hoàn cảnh khó khăn, đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nhà
ở xã hội nhằm tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng này có thể tiếp cận
được nhà ở phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Tuy nhiên, mặc dù các chính sách này đã được ban hành và có những bước
tiến trong thực tế, nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức trong việc triển khai
hiệu quả. Một trong những vấn đề lớn hiện nay là sự thiếu thông tin chính
xác, đầy đủ và dễ tiếp cận về các chính sách phát triển nhà ở xã hội đối với
công chúng. Thông tin về các chương trình hỗ trợ, quy trình tiếp cận nhà ở
xã hội, điều kiện tham gia, cũng như quyền lợi của các đối tượng thụ hưởng
chính sách chưa được truyền tải một cách rõ ràng và hệ thống. Điều này
dẫn đến sự thiếu hiểu biết và thậm chí là hiểu sai về các chính sách nhà ở
xã hội, gây khó khăn trong việc thực hiện và hưởng lợi từ chính sách.
Trong khi đó, báo chí truyền hình, với khả năng tiếp cận rộng rãi và hình
thức truyền tải thông tin đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong việc phổ
biến, giải thích và làm rõ các chính sách công. Với đối tượng khán giả lớn,
bao gồm cả các đối tượng cư trú ở khu vực đô thị và nông thôn, truyền hình
có thể giúp đưa các thông tin quan trọng về chính sách nhà ở xã hội đến
gần hơn với công chúng, giúp họ nhận thức rõ ràng hơn về quyền lợi và
trách nhiệm của mình đối với các chính sách này. Tuy nhiên, hiện nay,
công tác truyền thông về chính sách nhà ở xã hội trên báo chí truyền hình
vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Một trong những vấn đề chính là tính hệ thống trong công tác truyền thông.
Các chương trình, phóng sự hay bản tin liên quan đến chính sách phát triển
nhà ở xã hội thường thiếu sự liên kết chặt chẽ, thông tin còn rời rạc và
không đồng nhất, khiến công chúng gặp khó khăn trong việc tiếp cận và
hiểu rõ các chính sách này. Thêm vào đó, sự thiếu phối hợp giữa các cơ
quan quản lý nhà nước và các cơ quan báo chí cũng khiến cho thông tin
không được chuyển tải đầy đủ và chính xác. Mặt khác, các chương trình
truyền hình về nhà ở xã hội cũng chưa thể hiện đầy đủ sự cần thiết và tác
động của chính sách đối với đời sống của người dân, chưa đáp ứng đúng
nhu cầu và mối quan tâm của các đối tượng có thu nhập thấp và những
người đang có nhu cầu về nhà ở.
Do đó, việc nghiên cứu về truyền thông chính sách phát triển nhà ở xã hội
trên báo chí truyền hình không chỉ là một yêu cầu cấp thiết mà còn là một
bước đi quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả truyền thông, giúp công
chúng tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và đầy đủ hơn. Nghiên cứu này
sẽ giúp xác định những điểm mạnh và yếu trong công tác truyền thông hiện
nay, từ đó đưa ra các giải pháp để tăng cường hiệu quả của báo chí truyền
hình trong việc phổ biến chính sách, nâng cao nhận thức của người dân về
các quyền lợi của mình và khuyến khích sự tham gia tích cực vào các
chương trình nhà ở xã hội.
Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng truyền thông về chính sách nhà ở xã
hội sẽ giúp giải quyết một phần những vấn đề xã hội cấp bách, đặc biệt là
vấn đề nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, góp phần ổn định an sinh xã
hội, giảm bớt bất bình đẳng và tạo động lực cho sự phát triển bền vững của
đất nước. Chính vì vậy, nghiên cứu về truyền thông chính sách phát triển
nhà ở xã hội trên báo chí truyền hình không chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà
còn có giá trị thực tiễn rất lớn đối với việc triển khai thành công các chính
sách phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.
• Đối tượng nghiên cứu:
Truyền thông về chính sách phát triển nhà ở xã hội trên báo truyền hình Việt Nam hiện nay.
• Khách thể nghiên cứu:
Báo truyền hình Việt Nam
• Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu là đnáh giá thực trạng
và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác truyền thông về chính
sách phát triển nhà ở xã hội trên báo chí truyền hình, từ đó đưa ra những
khuyến nghị để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về chính sách này.
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Xây dựng hệ thống lý thuyết về truyền thông chính sách phát triển
nhà ở xã hội, với trọng tâm là sự thay đổi của xã hội và công nghệ hiện nay.
+ Khảo sát thực trạng truyền thông về chính sách nhà ở xã hội tìm ra
các mâu thuẫn hoặc vấn đề chưa được giải quyết từ các cuộc tranh luận
khoa học và phản hồi của công chúng.
+ Đề xuất giải pháp cải thiện và tối ưu hóa phương thức truyền thông
về chính sách nhà ở xã hội trên báo truyền hình, nhằm đảm bảo tính
chính xác và sự tiếp cận hiệu quả đến công chúng.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tổng quan lý thuyết về truyền thông chính sách và chính sách phát triển nhà ở xã hội
+ Phân tích các chương trình, phóng sự, tin tức trên báo chí truyền hình
liên quan đến chính sách nhà ở xã hội trong khoảng thời gian nghiên cứu.
+ Khảo sát ý kiến của người dân về việc tiếp nhận thông tin liên quan
đến chính sách phát triển nhà ở xã hội trên truyền hình.
+ Đưa ra các khuyến nghị về cách cải thiện hiệu quả truyền thông của
chính sách nhà ở xã hội trên báo chí truyền hình.
• Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát:
+ Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VTC),
Cục Truyền thông Công an Nhân dân (ANTV), Đài Phát thanh - Truyền
hình Hà Nội (Đài Hà Nội), Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV)
+ Các nhà báo, phóng viên, biên tập viên làm việc tại các đài truyền
hình quốc gia và địa phương có liên quan đến việc sản xuất và phát sóng
cách chương trình, phóng sự về chính sách phát triển nhà ở xã hội.
+ Người dân thuộc các đối tượng có nhu cầu về nhà ở xã hội, đặc biết
là các nhóm đối tượng thu nhập thấp, công nhân, sinh viên, và những
người đang sống trong cách khu vực đô thị đang gặp khó khăn về nhà ở.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu sẽ tập trung vào các chương trình, phóng sự và bản tin
liên quan đến chính sách nhà ở xã hội được phát sóng trên các đài truyền
hình lớn tại Việt Nam (VTV, VTC, HTV, Đài truyền hình địa phương)
trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2024.
• Thao tác hóa khái niệm: - Khái niệm trung tâm:
Truyền thông chính sách: Là quá trình các cơ quan báo chí, truyền hình
sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa ra thông tin về các chính
sách công, nhằm giải thích, thảo luận và thuyết phục công chúng hiểu
và ủng hộ chính sách đó. - Khái niệm liên quan: + Khái niệm mở rộng:
Truyền thông: là quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân, tổ chức,
hoặc giữa các phương tiện truyền thông với công chúng, với mục tiêu
giúp người nhận thông tin hiểu rõ và phản ứng đúng với các thông điệp
được truyền tải. Truyền thông không chỉ đơn giản là việc truyền tải
thông tin mà còn bao gồm một loạt các hoạt động liên quan đến việc
xây dựng thông điệp, lựa chọn phương thức truyền tải, chọn lựa đối
tượng nhận thông tin, cũng như phân tích tác động của thông điệp đối
với đối tượng tiếp nhận.
Báo chí: là một phần quan trọng của truyền thông, bao gồm việc thu
thập, biên tập, phân phối và phát sóng thông tin cho công chúng qua các
phương tiện như báo in, truyền hình, đài phát thanh, và các phương tiện
trực tuyến. Báo chí không chỉ cung cấp thông tin, mà còn có chức năng
kiểm tra và phản biện. Báo chí có vai trò quan trọng trong việc giám sát
chính quyền và các tổ chức khác, phát hiện các vấn đề trong xã hội và
phản ánh những vấn đề này đến công chúng, qua đó thúc đẩy sự minh
bạch và công bằng trong xã hội. + Khái niệm thu hẹp:
Truyền thông qua báo chí truyền hình: Là việc sử dụng các phương tiện
truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền hình, để phát sóng thông tin,
phóng sự, bản tin hoặc chương trình liên quan đến các vấn đề xã hội,
trong đó có chính sách phát triển nhà ở xã hội. Đây cũng là một khái
niệm liên quan quan trọng vì đề cập đến cách thức truyền thông chính
sách thông qua các phương tiện cụ thể như báo chí và truyền hình.
Chính sách phát triển nhà ở xã hội: Là những quy định, biện pháp của
Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng thu nhập
thấp, công nhân, sinh viên, và các nhóm yếu thế trong xã hội. Chính
sách này thường bao gồm các hình thức hỗ trợ tài chính, tạo quỹ đất và
quy hoạch phát triển các dự án nhà ở giá rẻ.
• Thiết kế nội dung chi tiết cho đề tài:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH VÀ
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI
1.1 Lý thuyết về truyền thông chính sách và các hình thức truyền thông.
1.2 Các nghiên cứu thực tiễn về ttruyền thông chính sách nhà ở xã hội.
1.3 Chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam: các chủ trương, chính sách lớn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
2.1 Mô tả các chương trình, phóng sự, bản tin về nhà ở xã hội trên các đài truyền hình.
2.2 Đánh giá sự đầy đủ, chính xác, và hấp dẫn của thông tin được truyền tải.
2.3 Các chiến lược truyền thông hiện tại của các cơ quan báo chí đối với
chính sách nhà ở xã hội.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG
CHÍNH SÁCH NHÀ Ở XÃ HỘI ĐẾN NHẬN THỨC CỦA CÔNG CHÚNG
3.1 Khảo sát người dân về mức độ tiếp cận và hiểu biết về chính sách nhà
ở xã hội qua truyền hình.
3.2 Đánh giá sự thay đổi nhận thức và hành vi của người dân sau khi xem
các chương trình truyền thông liên quan.
3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của truyền thông chính sách.
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG
VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI
4.1 Đề xuất các giải pháp cải thiện cách thức truyền thông về chính sách
nhà ở xã hội qua truyền hình.
4.2 Đề xuất các chiến lược truyền thông cụ thể, như cải tiến nội dung, hình
thức, tăng cường sự phối hợp với các đối tác liên quan.
4.3 Đưa ra các khuyến nghị về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực truyền thông chính sách.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Tổng kết các phát hiện từ nghiên cứu.
5.2 Đưa ra các khuyến nghị về chính sách và phương thức truyền thông cho các cơ quan báo chí.
5.3 Đề xuất các phương án để cải thiện chất lượng truyền thông về chính
sách phát triển nhà ở xã hội trên báo chí truyền hình tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN