-
Thông tin
-
Quiz
Bài kiểm tra số 1 - Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Business Administration (EBBA12) 114 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài kiểm tra số 1 - Quản trị kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Business Administration (EBBA12) 114 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
BÀI KIỂM TRA SỐ 1
Họ và tên: Dương Thị Thu Trang Mã sinh viên: 11207179
Lớp học phần: Quản trị kinh doanh 1(120)_26
1.Mục đích của hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận.
Đây là nhận định không chính xác.
Bởi vì: lợi nhuận chỉ là mục tiêu tài chính của hoạt động kinh doanh, không phải mục
đích của kinh doanh. Mục đích của kinh doanh gồm:
Tạo ra sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng
Tạo ra việc làm, đào tạo ra đội ngũ lao động
Tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp cho ngân sách, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
Định hướng cho tiêu dùng, tạo ra văn minh tiêu dùng
Là các mắt xích của các quá trình sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng
2. Mọi mô hình kinh đều phải có khu vực sản phẩm/dịch vụ và khu vực khách hàng
Đây là nhận định chính xác. Bởi vì: o
Kinh doanh là là hoạt động tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp cho thị trường
để kiếm lời mà khách hàng chính là người mang đến doanh thu cho công ty bằng
cách mua các sản phẩm/dịch vụ. o
Một trong những mục đích quan trọng của mô hình kinh doanh chính là khám phá
giá trị dài hạn cho các doanh nghiệp trong cùng thị trường, cùng ngách hoặc cùng
ngành nghề. Mà khu vực sản phẩm/dịch vụ và khách hàng chính là nhân tố tuyên bố về giá trị.
Khu vực sản phẩm hoặc dịch vụ: là lời khẳng định về giá trị/ lợi ích của sản
phầm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng. Chính điều này sẽ thu
hút khách hàng và khiến cho khách hàng sẵn lòng bỏ tiền ra để tiêu dùng sản
phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.
Khu vực khách hàng gồm: phân đoạn khách hàng mục tiêu (những khách hàng
quyết định sự sống còn của doanh nghiệp qua hàng vi mua hàng), kênh phân
phối (nơi bán sản phẩm, là những đề xuất giá trị của doanh nghiệp với khách
hàng), quan hệ khách hàng (hình thức kết nối, tương tác, sợi dây gắn kết giữa
doanh nghiệp và khách hàng)
3. Kinh doanh đa cấp hợp pháp là hình thức kinh doanh mang lại lợi ích cho cả doanh
nghiệp, người tiêu dùng và xã hội
Đây là nhận định chính xác.
Bởi vì: hình thức kinh doanh này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí(quảng
cáo, kho tàng bến bãi) để tập trung phát triển sản phẩm và đội ngũ kinh doanh khổng lồ,
mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho những người tham gia, chống hàng giả... Đồng thời,
kinh doanh đa cấp hợp pháp cũng giúp người tiêu dùng được mua hàng trực tiếp với sản
phẩm chất lượng, giá cả hợp lý, được cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, được hưởng
lợi từ nhiều chương trình khuyến mãi từ công ty,... Đối với xã hội, hình thức kinh doanh
đa cấp hợp pháp còn tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập quốc dân và thu nhập của
người tham gia hệ thống.
4. Trong cơ chế kinh tế thị trường tồn tại cả doanh nghiệp và xí nghiệp
Đây là nhận định chính xác.
Bởi vì: xí nghiệp tồn tại trong cả cơ chế kế hoạch hóa tập chung và kinh tế thị trường. Xí
nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường nếu được thêm 3 đặc trưng: nguyên tắc đa sở hữu
về tư liệu sản xuất, tự xây dựng kế hoạch kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận thì sẽ trở thành
doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp chính là xí nghiệp hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường.
5. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh
phù hợp với các quy định của pháp luật
Đây là nhận định chính xác. Bởi vì: o
Doanh nghiệp hoạt động trong kinh tế thị trường được đặc trưng bởi khả năng tự
xác định kế hoạch kinh doanh. o
Theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp (số: 59/2020/QH14) “Mọi doanh nghiệp đều có
quyền tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với các quy định pháp luật”.
6. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là phức tạp và luôn biến động
Đây là nhận định chính xác. Bởi vì: o
Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong)
vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
o Phức tạp: Do các yếu tố các mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tác động các chiều,
mức độ, trong điều kiện khác nhau tới tình hình doanh nghiệp. Tại một thời điểm,
có yếu tố đồng thuận, có yếu tố cản trở. o
Luôn biến động: do sự tiến bộ của KHCN, quá trình toàn cầu hóa
7.Các doanh nghiệp có thể tác động, làm thay đổi những yếu tố của môi trường kinh tế quốc dân
Đây là nhận định chính xác. Bởi vì: o
Những yếu tố của môi trường kinh tế quốc dân(vĩ mô) là các yếu tố bao gồm các
yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: kinh tế, chính trị và pháp lý, xã hội,
đạo đức, công nghệ, bối cảnh quốc tế và những đối tác bên ngoài có liên quan. Đây
là các yếu tố tác động lâu dài nên về cơ bản, phụ thuộc vào quyết định của cơ quan
chính phủ, các vấn đề xã hội.
o Các doanh nghiệp chỉ có thể tác động, làm thay đổi môi trường nội bộ, còn với môi
trường kinh tế quốc dân các doanh nghiệp buộc phải thích ứng chứ không thay đổi được.
8. Lợi nhuận không phải là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh
Đây là nhận định chính xác. Bởi vì
o hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất
để đạt được mục tiêu kinh doanh xác định, phản ánh mặt chất lượng của quá trình
kinh doanh phức tạp và khó tính toán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn
lực gắn với một thời kì cụ thể nào đó đều khó xác định.
o Lợi nhuận chỉ là chỉ tiêu kết quả
o Do (H=K/C) nhưng (H ≠ K – C) nên trong kinh doanh không được coi R, P là
những chỉ tiêu hiệu quả.
9. Chỉ có các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nên việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả
lĩnh vực hoạt động là không cần thiết.
Đây là nhận định không chính xác.
Bởi vì hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả lĩnh vực hoạt động có mối quan hệ biện
chứng: hiệu quả kinh doanh tổng hợp là kết quả tổng hợp từ hiệu quả sử dụng các nguồn
lực; hiệu quả sử dụng mỗi nguồn lực là điều kiện tiền đề góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
10.Một doanh nghiệp có các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp liên tục tăng cũng
chưa chắc hoạt động kinh doanh có hiệu quả
Đây là nhận định chính xác.
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để đặt mục tiêu
của toàn DN hoặc từng bộ phận của nó. Do tính chất phản ánh trình độ lợi dụng mọi
nguồn lực nên hiệu quả kinh doanh tổng hợp đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính
hiệu quả cho doanh nghiệp (một đơn vị bộ phận của DN) trong một thời kỳ xác định.
Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp đều tự lựa chọn các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh riêng cũng
như các mốc mục tiêu cho doanh nghiệp mình. Nên các chỉ tiêu tổng hợp tăng không phù
hợp với chỉ tiêu của doanh nghiệp hoặc các chỉ tiêu tăng như không vượt qua mốc mà
doanh nghiệp đặt ra thì vẫn gọi là hoạt động không hiệu quả
Không chỉ vậy, một số doanh nghiệp còn được nhà nước trợ cấp cho nên mặc dù chỉ tiêu
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng thì cũng chưa chắc hoạt động kinh doanh có hiệu quả.