Bài làm tự luận môn kinh tế vĩ mô | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Liệt kê bốn thành phần của chi tiêu. Thành phần nào là lớn nhất. Xác định GDP thực và GDP danh nghĩa. Thước đo nào tốt hơn về mức độ phúc lợi kinh tế? Tại sao. Vì sao các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến GDP. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47879361 BÀI LÀM
1. Liệt kê bốn thành phần của chi tiêu. Thành phần nào là lớn nhất? -
Bốn thành phần của chi tiêu: tiêu dùng, đầu tư, mua sắm chính phủ
và xuất khẩu ròng. -
Thành phần lớn nhất là tiêu dùng.
2. Xác định GDP thực và GDP danh nghĩa. Thước đo nào tốt hơn về
mức độ phúc lợi kinh tế? Tại sao? Cơ sở so
GDP danh nghĩa GDP thực sánh
Ý nghĩa Giá trị thị trường tổng hợp Đề cập đến giá trị của sản của sản lượng
kinh tế được lượng kinh tế được sản xuất sản xuất trong một
năm trong một thời kỳ nhất định, trong phạm vi biên giới của
được điều chỉnh theo những đất nước. thay đổi trong mức giá chung.
Nó là gì? GDP mà không có tác động Lạm phát điều chỉnh GDP. của lạm phát.
Thể hiện Giá hiện tại Giá cơ sở năm hoặc giá trong không đổi. Giá trị Cao hơn Nói chung, thấp hơn. Công dụng
So sánh các khu vực khác So sánh hai hoặc nhiều năm
nhau của năm nhất định có tài chính có thể được thực thể
được thực hiện. hiện dễ dàng.
Tăng Không thể được phân tích dễ Chỉ số tốt về tăng trưởng kinh trưởng kinh dàng. tế. tế
- GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản lượng hàng
hóa và dịch vụ, GDP thực tế sử dụng giá cố định trong năm gốc để tính
giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Do GDP thực tế
không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả, nên những thay đổi của
GDP thực tế chỉ phản ánh sự thay đổi của lượng hàng hóa và dịch vụ. Do
vậy, GDP thực tế là chỉ tiêu phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.
- GDP thực tế đánh giá tốt hơn về mức độ phúc lợi kinh tế. Vì: lOMoAR cPSD| 47879361
--> Mục đích của chúng ta khi tính GDP là đánh giá mức độ hoạt động của
toàn nền kinh tế. Do GDP thực tế phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ, nên
nó cũng phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu và
nguyện vọng của người dân. Vì vậy, GDP thực tế là một chỉ tiêu đánh giá
phúc lợi kinh tế tốt hơn GDP danh nghĩa. Khi các nhà kinh tế nói về tăng
trưởng của nền kinh tế, họ phản ánh tốc độ tăng trưởng bằng tỷ lệ phần trăm
thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
3. Vì sao các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến GDP?
Theo góc độ sử dụng cuối cùng, GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm
tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích
luỹ tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm), chênh
lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Theo góc độ thu nhập, GDP
bằng tổng thu nhâp tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất ̣
như lao đông, vốn, đất đai, máy móc. ̣ Theo góc độ sản xuất, GDP là tổng
giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của các ngành kinh tế và thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm.
Với nội hàm của chỉ tiêu GDP, các nhà hoạch định chính sách và Ngân
hàng Nhà nước có thể đánh giá thực trạng nền kinh tế đang dư thừa hay
thiếu hụt, liệu có cần thúc đẩy hay kiềm chế, có các mối đe dọa như suy
thoái hoặc lạm phát tràn lan không, từ đó kịp thời thực hiện các biện pháp
cần thiết cho nền kinh tế quốc dân.
Các nhà đầu tư chú ý đến GDP vì một tỷ lệ phần trăm thay đổi đáng kể trong
GDP - tăng hoặc giảm - có thể có tác động đáng kể đến thị trường nói chung
và thị trường chứng khoán nói riêng. Ngoài ra, có thể dựa vào diễn biến của
GDP để phân tích tác động của các biến số như chính sách tiền tệ và tài
khóa, thuế, chi tiêu của chính phủ, các cú sốc kinh tế… đến nền kinh tế làm
cơ sở đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả.
GDP là chỉ tiêu quan trọng để xây dựng chính sách điều hành vĩ mô
Với những phân tích ở trên, GDP được hầu hết quốc gia trên thế giới sử
dụng trong đánh giá tăng trưởng kinh tế bởi các lý do chính sau:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế dựa vào chỉ tiêu GDP giúp các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư và phân tích thị trường đưa ra quyết định phù
hợp với thực trạng nền kinh tế. GDP tăng là dấu hiệu cho thấy nền kinh
tế đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp tự tin đầu tư nhiều hơn. Đây là
nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Ngược lại, khi tăng
trưởng GDP rất thấp hoặc nền kinh tế đi vào suy thoái, điều ngược lại sẽ lOMoAR cPSD| 47879361
xảy ra: người lao động có thể bị thôi việc, trả lương thấp hơn và các doanh
nghiệp không có ý định muốn đầu tư mở rộng thêm.
Thứ hai, việc sử dụng GDP trong đo lường tăng trưởng kinh tế rất
hữu ích cho các ngân hàng trung ương khi xác định các chỉ tiêu nợ
công, nợ chính phủ, bội chi ngân sách... so với GDP, từ đó có những
điều chỉnh phù hợp chính sách tài khóa và tiền tệ. Đó còn là cơ sở để
tính các chỉ tiêu cân đối khác trong nền kinh tế như tổng tích lũy tài sản
trong GDP, tiêu dùng cuối cùng trong GDP, tổng vốn đầu tư xã hội so với
GDP, tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP... Nhờ việc tiếp cận từ hoạt động
sản xuất và đo lường kết quả sản xuất của nền kinh tế, GDP được sử dụng
trong tính toán các cân đối lớn của nền kinh tế, phản ánh rõ ràng đặc điểm,
tính chất tăng trưởng của một quốc gia.
Thứ ba, cách tính và tiếp cận GDP cho phép họ đánh giá cơ cấu cũng
như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nhóm ngành kinh tế.
GDP được tính và phân tổ theo ngành kinh tế, theo khu vực kinh tế và theo
tỉnh/thành phố (GRDP) trong khi GNI do tính thêm phần thu nhập sở hữu
thuần, không thể thực hiện phân tổ theo ngành kinh tế và theo tỉnh, thành
phố mà chỉ phân tổ theo khu vực thể chế. Để trở thành cơ sở lập kế hoạch
và chính sách phát triển kinh tế quốc gia, chỉ tiêu GDP giúp phản ánh rõ
ràng hơn thực trạng sản xuất của nền kinh tế, của từng ngành kinh tế, từ đó
các Chính phủ sẽ có định hướng tập trung phát triển khu vực kinh tế, vùng kinh tế quan tâm.
Hơn nữa, do chỉ phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất trong lãnh thổ kinh
tế của quốc gia, các Chính phủ dễ dàng và thuận lợi hơn trong thu thập dữ
liệu công bố chỉ tiêu GDP theo một số kỳ nhất định trong năm. Trong khi
đó, để xác định được GNI cần phải thu thập số liệu của thương nhân và
người lao động ở nước ngoài cũng như bóc tách thu nhập của thương nhân
và người lao động nước ngoài làm việc tại quốc gia – việc làm đòi hỏi
nhiều thời gian và công sức.
Với những ưu điểm trên, dù còn một số hạn chế nhất định trong nội dung
phản ánh, GDP vẫn là chỉ tiêu quan trọng mà các Chính phủ lựa chọn để
đánh giá và so sánh tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới. Từ đó, các
quốc gia sẽ có các chính sách phát triển kinh tế phù hợp, các doanh nghiệp
cũng có cơ sở để ra quyết định đầu tư, mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh. lOMoAR cPSD| 47879361
4. Giải thích ngắn gọn chỉ số CPI và cách thức nó được xây dựng. Xác
định một lý do tại sao CPI là một thước đo không hoàn hảo cho chi phí sinh hoạt.
- Chỉ số CPI là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch
vụđược mua bởi một người tiêu dùng điển hình. - Tính CPI:
Bước 1: Xác định giỏ hàng mà người tiêu dùng tiêu biểu ở thành thị mua Bước 2: Tìm giá
Bước 3: Tính toán chi phí của giỏ hàng
Bước 4: Chọn kì gốc và tính toán chỉ số
Bước 5: Tính tỷ lệ lạm phát
- CPI là 1 thước đo không hoàn hảo cho chi phí sinh hoạt vì:
+ Thứ nhất, nó không tính đến khả năng là người tiêu dùng hướng đến việc
thay thế bằng những hàng hóa mà ngày càng trở nên rẻ hơn.
+ Thứ hai, nó không tính đến sự gia tăng sức mua của đồng tiền do sự giới
thiệu những hàng hóa mới.
+ Thứ ba, nó bị sai lệch bởi những thay đổi không đo lường được về chất
lượng của hàng hóa và dịch vụ.
Vì những vấn đề đo lường này mà CPI phóng đại con số lạm phát thực tế -
--> thước đo không hoàn hảo. 5.
Bạn nghĩ điều nào có ảnh hưởng lớn hơn đến chỉ số CPI: giá thịt
gà tăng 10% hay giá trứng cá muối tăng 10%? Tại sao?
Theo em, việc giá thịt gà tăng 10% sẽ ảnh hưởng lớn hơn chỉ số CPI vì thịt
gà là mặt hàng chiếm nhiều phần trăm hơn trong giỏ hàng hóa CPI, chính vì
thế giá thịt gà tăng sẽ ảnh hưởng đến CPI nhiều hơn là trứng cá muối. 6.
Henry Ford đã trả cho công nhân của mình 5 đô la một ngày
vàonăm 1914. Nếu CPI là 10 vào năm 1914 và 237 vào năm 2015, thì chi
phiếu lương của Ford có giá trị là bao nhiêu đô la vào năm 2015?
Henry Ford đã trả cho công nhân của mình 5$ 1 ngày vào năm 1914 và
CPI lúc đó là 10; CPI vào năm 2015 là 237 thì chi phí lương của Ford có
giá trị là $5*(237/10) = $118.5 một ngày vào năm 2015.