-
Thông tin
-
Quiz
Bài luận điểm quá trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Bác Hồ khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, nhưng không phải là “Nhà nước toàn dân”, tức là nhà nước không có giai cấp. Nhà nước ở bất cứ nơi nào và thời điểm nào cũng phản ánh bản chất của một giai cấp nào đó. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Bài luận điểm quá trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Bác Hồ khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, nhưng không phải là “Nhà nước toàn dân”, tức là nhà nước không có giai cấp. Nhà nước ở bất cứ nơi nào và thời điểm nào cũng phản ánh bản chất của một giai cấp nào đó. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Lê Thị Kim Ngọc – B21H0330
BÀI LUẬN ĐIỂM QUÁ TRÌNH TRỌNG SỐ 30%
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO
ÂN, VÌ DÂN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG VIỆC XÂY
DỰNG NHÀ NƯỚC HIỆN NAY. I.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
1. Nhà nước dân chủ.
Bản chất giai cấp của Nhà nước:
Bác Hồ khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, nhưng
không phải là “Nhà nước toàn dân”, tức là nhà nước không có giai
cấp. Nhà nước ở bất cứ nơi nào và thời điểm nào cũng phản ánh bản
chất của một giai cấp nào đó. Nhà nước Việt Nam mới – Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, theo Bác Hồ, là một nhà nước có bản
chất giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh nói rằng Nhà nước Việt Nam là
nhà nước dân chủ nhân dân, do liên minh công – nông – trí, do giai
cấp công nhân và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng lãnh đạo
Nhà nước bằng cách: đưa ra đường lối, quan điểm, chủ trương để Nhà
nước ban hành pháp luật, chính sách, kế hoạch, tham gia hoạt động
của các cơ quan nhà nước qua các tổ chức đảng và đảng viên, kiểm tra
công tác của Nhà nước. Bác Hồ mong muốn Nhà nước Việt Nam
hướng tới xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản. Nhà nước Việt
Nam mới là công cụ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động để
thực hiện mục tiêu cách mạng. Bác Hồ đã giải quyết tốt mối quan hệ
giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng
của Bác về Nhà nước Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân của Nhà
nước thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc, thể hiện cụ thể như sau:
Nhà nước Việt Nam là nhà nước của toàn dân, đại diện cho sự đoàn kết và
đồng lòng của tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam là nhà nước của giai cấp công nhân, do giai cấp công nhân
lãnh đạo, đảm bảo cho quyền lợi và vai trò của giai cấp công nhân và các giai
cấp lao động khác trong xã hội.
Nhà nước Việt Nam mới đã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước
theo ý nguyện của dân tộc, góp phần vào sự tiến bộ của thế giới. Con đường
quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đi đến chủ nghĩa cộng sản là con đường mà Bác
Hồ và Đảng ta đã chọn, cũng là sự nghiệp của Nhà nước.
Nhà nước của nhân dân:
Theo quản điểm của Hồ Chí Minh là do nước do dân là chủ và làm chủ. Nhân
dân có địa vị cao nhất, có quyền tham gia bàn luận và quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước. Người khẳng định:”Trong nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa của chúng ta, taatss cả mọi quyền lực đều của nhân dân”. Trong nhà
nước dân chủ nhân dân thực thi quyền lực thông qua hai hình thức dân chủ trực
tiếp và dân chủ gián tiếp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh quyền lực nhà nước là của
nhân dân, cán bộ nhà nước là công bộc của dân, và chỉ trích những cán bộ biến
chất, coi thường dân. “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là
chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một
nước đều là phân công làm đày tớ cho dân”. Hồ Chí Minh khẳng định nhân dân
có quyền kiểm soát, phê bình và bãi miễn nhà nước và các đại biểu, để đảm bảo
nhà nước là công bộc trung thành của dân. Hồ Chí Minh cho rằng luật pháp là
của dân, là công cụ quyền lực và kiểm soát của dân.
Nhà nước do nhân dân:
Nhà nước do dân làm chủ về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhân dân, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, bầu cử các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà
nước (từ Trung ương đến địa phương) theo chế độ bầu cử phổ thông, trực tiếp,
bỏ phiếu kín. Nhân dân có quyền bãi miễn các cá nhân hoặc các cơ quan của
Chính phủ, khi họ không làm được việc mình được ủy thác, hoặc làm trái lợi
ích của nhân dân. Hồ Chí Minh nói: Nhân dân “có quyền bãi miễn đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy không xứng
đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. Nhà nước do dân còn thể hiện ở một nội
dung quan trọng: Nhân dân có quyền tham gia công việc quản lý của Nhà
nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà
nước, các đại biểu do mình cử ra. Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ rất mong
đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của
mình là: người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân”. Theo Hồ Chí Minh,
nhân dân làm chủ phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân.
Nhà nước vì nhân dân:
Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân,
không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Hồ Chí
Minh là người đứng đầu Nhà nước, đã phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
với tinh thần tận tụy, hết lòng hết sức. Người nói: “Tôi chỉ có một mục đích cá
đời là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Tôi đã ẩn
nấp nơi núi non, hoặc ra vào chôn tù tội xông pha sự hiểm nghèo vì mục đích
đó”. Người chỉ có một tâm nguyện và ham muốn: “…ham muốn đến tột bậc, là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”; cho đến khi phải từ
biệt thế giới này, Người chi tiếc: “…tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động
có hiệu lực, hiệu quả.
Nhà nước pháp quyền.
Hồ Chí Minh coi trọng vai trò của pháp luật trong quản lý điều
hành Nhà nước và xã hội, để xây dựng Nhà nước hợp hiến, hợp
pháp, pháp quyền vững mạnh, đòi Chính phủ Pháp và chính quyền
thuộc địa phải ban hành Hiến pháp, thay thế các sắc lệnh bằng các
đạo luật. Người đã ca ngợi: “Bảy xin hiến pháp ban hành; Trăm
đều phải có thần linh pháp quyền’. Hồ Chí Minh, khi là người
đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, rất quan tâm đến việc xây
dựng và vận hành Nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật, đồng
thời, dựa vào Hiến pháp và pháp luật để điều hành xã hội, làm cho
tinh thần pháp quyền trở thành nguyên tắc cơ bản trong Nhà nước
và xã hội. Hồ Chí Minh coi trọng công tác lập pháp để quản lý Nhà
nước bằng Hiến pháp và pháp luật. Ông đã đứng đầu Ủy ban soạn
thảo hai Hiến pháp và ký nhiều văn bản pháp luật trong thời gian
kháng chiến và kiến quốc. Hồ Chí Minh coi trọng công tác lập
pháp để quản lý Nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật. Ông đã
đứng đầu Ủy ban soạn thảo hai Hiến pháp và ký nhiều văn bản
pháp luật trong thời gian kháng chiến và kiến quốc. Hồ Chí Minh
nhấn mạnh việc giáo dục pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là trẻ
em, để họ biết quyền và nghĩa vụ công dân, tham gia công việc của
Nhà nước, tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Hồ Chí Minh luôn nêu
cao tính nghiêm minh của pháp luật. Người ủng hộ nhân dân giám
sát Nhà nước và pháp luật, đồng thời yêu cầu cán bộ các cấp, đặc
biệt là ngành hành pháp và tư pháp, phải làm gương trong việc tuân thủ pháp luật. II.
Vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng Nhà nước hiện nay. 1.
Sự cần thiết phải vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng Nhà nước hiện nay.
Vận dụng tư tưởng của Người về nhà nước của dân, do dân, vì
dân là nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền
phù hợp với điều kiện và bản sắc dân tộc.
Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Các cơ quan nhà nước phân chia và hợp tác với nhau để thực
hiện quyền lực nhà nước thống nhất trên ba lĩnh vực lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là cơ sở để tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước Việt Nam, đồng thời là chỉ đạo
cho việc cải cách bộ máy nhà nước.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng
vàthực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ
chứcvà hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đây là đặctrưng cơ bản để phân biệt nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nướcpháp quyền tư sản.
2. Một số vận dụng của Đảng trong việc xây dựng Nhà nước hiện nay
Thực hiện nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt
chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Trong nền hành chính, cần xây dựng quy chế hoạt động công vụ, nâng
cao đạo đức nghề nghiệp, đào tạo và bồi dưỡng trình độ và kỹ năng
thực hành chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức. Cần xây dựng
đội ngũ cán bộ tuân thủ pháp luật, công tâm, có trách nhiệm đối với nhân dân.
Xây dựng phẩm chất đạo đức của người cán bộ.
+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân,
kiênđịnh mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn
đấu thực hiện có kếtquả đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của nhà nước.
+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường
lốicủa Đảng và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa,
chuyên môn, đủnăng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.