-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài luận liên hệ bản thân liên quan tới 3 hoạt động Quản trị Nguồn nhân lực | Bài tập lớn môn Quản trị nhân lực
Bài luận liên hệ bản thân liên quan tới 3 hoạt động Quản trị Nguồn nhân lực | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45834641
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Bất động sản & Kinh tế Tài nguyên BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
ĐỀ TÀI: Bài luận liên hệ bản thân liên quan tới 3 hoạt động
Quản trị Nguồn nhân lực
Họ và tên: Lê Nguyễn Khánh Hà
Mã sinh viên: 11221901
Lớp tín chỉ: NLQT1103(222)_11
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Kiên HÀ NỘI - 6/2023 1 lOMoAR cPSD| 45834641 NỘI DUNG
Quản trị nhân lực là một môn học hết sức cần thiết, giúp ta tìm hiểu và
nắm bắt được tầm quan trọng của việc sử dụng, thúc đẩy, phát triển và duy trì
một lực lượng lao động làm việc có hiệu quả trong tổ chức. Nhờ đó ta có
được những định hướng và nhìn nhận đúng đắn cho công việc của bản thân
sau này. Đặc biệt là ba trong các hoạt động quan trọng của Quản trị Nguồn
nhân lực: Phân tích công việc, Đánh giá thực hiện công việc và Tạo động lực
trong lao động - Học thuyết Maslow.
1. Phân tích công việc D
Trước đây tôi không thường chú ý vào việc phải đưa ra sự phân tích kĩ
càng trước khi thực hiện một công việc, vậy nên công việc của tôi thưởng
không theo đúng tiến độ và có nhiều thiếu sót. Sau khi học Quản trị nhân lực,
tôi đã nhận ra được tầm quan trọng của phân tích công việc đối với người lao
động. Từ đó tôi biết vạch ra cho bản thân những bước cần tiến hành để sắp
xếp và phân tích một công việc đạt được hiệu quả cao nhất. Điều đó cũng biến
tôi từ người làm việc theo cảm tính dần trở nên chỉnh chu và có trách nhiệm
hơn với mọi công việc của mình dù là nhỏ nhất. I
Ban đầu chúng tôi được học và hiểu về bộ môn Quản trị nhân lực để thấy
được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với một doanh nghiệp to lớn đến
mức nào, có thể nói một doanh nghiệp muốn thành công thì họ phải quản lí và
lựa chọn tốt được nguồn lực về con người của chính họ. Và đặc biệt phân tích
công việc là việc đầu tiên mà tất cả các nhà quản trị nhân lực phải biết và
thuần thục. Đây là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ
thống các thông tin quan trọng có liên quan đến một công việc cụ thể trong tổ
chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. Và để có thể hiểu rõ được
công việc thì người lao động phải trả lời rất nhiều câu hỏi như phải thực hiện
những nhiệm vụ gì, ở đâu, quy trình thực hiện như thế nào và cần gì để hoàn
thành công việc đó…Để giải thích cho những thắc mắc đó thì người quản trị
phải đưa ra được Bản mô tả công việc, Bản yêu cầu của công việc với người
thực hiện hay bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Thông qua đó người lao 2 lOMoAR cPSD| 45834641
động sẽ dễ dàng nắm bắt và hoàn thành được công việc một cách hiệu quả
nhất. Đặc biệt khi tiến hành phân tích công việc phải đảm bảo diễn ra đúng
quy trình và không bỏ sót bước nào để tránh sai sót không đáng có. E
Qua việc được học tập về kĩ năng phân tích công việc, tôi khắc phục được
phong cách làm việc cảm tính, biết xây dựng công việc một cách chuyên
nghiệp để đạt được kết quả như mong muốn. Đồng thời tôi cũng nhận ra được
tầm quan trọng của phân tích công việc một cách cụ thể, khoa học đối với mỗi
công ty và đặc biệt là nhà quản trị. Từ đó tôi học hỏi được đầy đủ các bước để
xây dựng bản phân tích công việc giúp giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu
quả cho công việc hiện tại và sau này. P
Lập bản phân tích công việc là thực sự cần thiết đối với bất kể công việc
nào liên quan đến nhiều nhân sự trong thực tế. Vậy nên, đứng trước một
nhiệm vụ được giao, tôi sẽ áp dụng các kĩ năng được học để làm việc một
cách khoa học nhất như: phân chia những công việc cần làm, địa điểm, thời
gian, thực hiện và sắp xếp các nhiệm vụ như nào là tốt nhất,… Từ đó sắp xếp
thời gian lựa chọn các phương án, thu thập thông tin, xử lí thông tin và tạo
nên những bản kế hoạch phân tích công việc một cách chuyên nghiệp nhất có
thể trước khi bắt tay vào làm nhiệm vụ được giao.
2. Đánh giá thực hiện công việc D
Bên cạnh việc phân tích công việc trước khi làm nhiệm vụ gì đó thì đánh
giá công việc trong suốt quá trình thực hiện cũng là hoạt động quản trị vô
cùng quan trọng. Trước đây tôi thường không theo dõi quá trình làm việc của
mình mà chỉ chú ý đến kết quả nên đôi khi dẫn đến nhiều thiếu sót. Và bài
này học này giúp tôi nhận ra và khắc phục được điều đó. Đánh giá thực hiện
công việc giúp ta xem xét, đánh giá tiến độ của người lao động trong quá trình làm việc. I 3 lOMoAR cPSD| 45834641
Hiểu sâu hơn về điều này, đánh giá thực hiện công việc là đánh giá một
cách hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động
trên cơ sở so sánh kết quả làm việc thực tế với các tiêu chuẩn đã được xây
dựng từ trước và cung cấp thông tin phản hồi về kết quả đánh giá. Thông qua
đây, người lao động sẽ biết cải thiện hành vi, động cơ và thái độ làm việc
đồng thời nhà quản trị cũng có cơ sở để đánh giá trả lương, khen thưởng hay
tuyển dụng, bố trí lao động, đào tạo một cách hợp lí… Ngoài ra đánh giá thực
hiện công việc dựa vào các tiêu chí cụ thể như số lượng, chất lượng, thời gian,
mức độ thành thạo, các kĩ năng mềm, thái độ làm việc và hợp tác, chấp hành
kỉ luật… vừa thể hiện được mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp, vừa
đặt ra được các yêu cầu và tạo động lực làm việc cho người lao động. Đánh
giá thực hiện công việc còn cung cấp cho tôi biết các hệ thống và phương
pháp đánh giá thường được sử dụng phù hợp với mỗi công việc được giao. E
Việc đánh giá thực hiện công việc là một trong những việc quan trọng
nhất đối với nhà quản trị cũng như người lao động trong bất kì công việc nào.
Trước đây khi làm việc tôi thường chỉ hoàn thành công việc cho xong mà
không để ý xem độ chính xác và hoàn thiện nó ở mức độ nào. Vậy nên các
nhiệm vụ của tôi thưởng thiếu xót và không nhìn nhận được khuyết điểm để
khác phục. Nhờ có bài học về vấn đề này mà tôi biết được các tiêu chí và
phương pháp đánh giá cụ thể, từ đó giúp tôi biết phát huy những ưu điểm và
khắc phục những thiếu xót để ngày một hoàn thiện hơn trong công việc. P
Đầu tiên là chiếu theo những tiêu chí và phương pháp đánh giá để xem
mức độ hoàn thiện công việc của bản thân từ những việc nhỏ nhất. Từ việc
đánh giá kết quả học tập của tôi sau mỗi buổi học, xem bản thân đã tiếp thu và
bỏ lỡ những kiến thức gì, hiểu được bao nhiêu nội dung trong bài. Từ đó biết
bổ sung và lựa chọn phương pháp học hiệu quả nhất. Đồng thời cũng áp dụng
nó vào mọi công việc hằng ngày để khắc phục tình trạng “ngựa quen đường
cũ” khi làm việc, thay đổi và tìm hiểu những kĩ năng cần thiết khác để đáp
ứng nhu cầu của công việc ngày một tốt hơn. Ngoài ra cũng trau dồi thêm kĩ
năng quản trị, đánh giá mức độ công việc của người khác theo các tiêu chí và
phương pháp đã được dạy để làm tiền đề cho công việc của bản thân sau này. 4 lOMoAR cPSD| 45834641
3. Tạo động lực trong lao động – Học thuyết Maslow D
Chắc hẳn đối với sự phát triển rất nhanh về mọi mặt đời sống hiện nay thì
có rất nhiều công việc mới được ra đời. Và một câu hỏi rất quan trọng dành
cho các nhà quản trị là “Làm sao để thu hút và giữ chân được nguồn lao động
trẻ tiềm năng?”. Và tôi nhận ra rằng đó là lí do tại sao các học thuyết tạo động
lực trong lao động lại được quan tâm và phân tích nhiều đến vậy. Và ngay cả
bản thân tôi cũng chưa từng nghĩ xem động lực mình đi học, đi làm mỗi ngày
là gì cho đến khi tôi được học về 6 học thuyết nói về việc tạo ra động lực ở
môi trường làm việc trong môn Quản trị kinh doanh. Đặc biệt đáng chú ý hơn
cả là Học thuyết nhu cầu của Maslow với 5 thứ bậc về nhu cầu của con người. I
Theo Maslow, Học thuyết này được xây dựng thành hình kim tự tháp, biểu
trưng cho 5 nhóm nhu cầu có mức độ cấp thiết tăng dần từ dưới chân tháp lên
trên đỉnh, bao gồm: Sinh lí, an toàn, xã hội, tôn trọng và tự hoàn thiện. Nhu
cầu sinh lý là nhu cầu được Maslow biểu diễn dưới đáy của kim tự tháp, theo
đó nhu cầu sinh lý được cho là nhóm nhu cầu cơ bản nhất mà một cá nhân cần
được đáp ứng để tồn tại. Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo... gọi là nhu
cầu sinh lý của con người. Nhu cầu được an toàn là cấp bậc thứ 2 của tháp
nhu cầu Maslow, sau khi đáp ứng được các điều kiện cần và đủ để tồn tại, con
người sẽ muốn cuộc sống của họ được phát triển và được bảo vệ tốt hơn. Do
đó họ sẽ tìm luôn tìm cách để thực các nhu cầu kể trên, qua các hành động
như: mua bảo hiểm, tìm kiếm công việc ổn định với nhu cầu và mức độ hiện
tại... Đối với nhu cầu xã hội, con người sẽ muốn hướng đến những hoạt động
như: mở rộng các mối quan hệ bạn bè, tình yêu, gia tăng sự giao tiếp với cá
nhân khác, phát triển tình cảm cá nhân… có thể nói trong tháp nhu cầu của
Maslow, nhu cầu giao tiếp và kết nối các mối quan hệ xã hội là một trong
những yếu tố quan trọng và thiết yếu trong cuộc sống mỗi người. Khi con
người dẫn ý thức được giá trị bản thì nhu cầu được kính trọng sẽ xuất hiện,
chúng bắt nguồn từ tâm lý của các cá nhân muốn được người khác công nhận
và đánh giá tốt về mình. Sự tôn trọng giúp tiếp thêm động lực và sự tự tin để
con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Cuối cùng và cũng là nhu cầu
có cấp bậc cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow là nhu cầu khẳng định
bản thân. Khi ấy, con người sẽ có tâm lý muốn chứng minh và bộc lộ những 5 lOMoAR cPSD| 45834641
khả năng tiềm ẩn của mình. Tuy nhiên theo Maslow thì một số như cầu không
cần thỏa mãn trước khi thực hiện nhu ầu khác, đó là tùy thuộc vào cá nhân và
mong muốn của mỗi người. E
Tháp nhu cầu của Maslow là một công cụ rất cần thiết và hữu ích giúp tôi
có những định hướng cụ thể, rõ ràng và chính xác hơn về những nhu cầu của
bản thân, xem xét xem chúng có phù hợp với khả năng cả tôi hiện tại hay
không. Từ đó tôi biết trả lời cho chính câu hỏi của bản thân là động lực cho
mỗi ngày đi học, đi làm của tôi là gì, để tôi biết cố gắng và nỗ lực hoàn thành
công việc hơn. Và xa hơn, các nhà quản trị doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu
rõ về vấn đề này để có thể đưa ra các đãi ngộ và yêu cầu phù hợp với người
lao động thu hút và giữ chân được họ trong bối cảnh bùng nổ các ngành nghề
và thiếu nhân sự cốt cán như hiện nay. P
Đối với riêng bản thân tôi, tôi sẽ xem tháp nhu cầu của Maslow như một
kim chỉ nam giúp tôi cải thiện về cả thể chất lẫn tinh thần để hoàn thành được
những mong muốn của bản thân cả trong học tập và làm việc. Đầu tiên là nhu
cầu sinh lí: ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ hợp lí, quản lí chi tiêu phù hợp cho đồ
dùng cá nhân, quần áo…Tìm kiếm một môi trường họp tập và làm việc an
toàn và ổn đình. Tiếp theo đó là mở rộng các mối quan hệ bạn bè, giao lưu
học hỏi từ thế hệ đi trước, tham gia hoạt động xã hội…Đồng thời đặt ra cho
mình các mục tiêu cụ thể để đáp ứng các nhu cầu khác mà bản thân mong muốn.
Với tốc độ xã hội phát triển ngày càng gia tăng thì mức sống của con
người cũng. Do vậy các doanh nghiệp hiện nay cần phải có các chính sách
tiến bộ hơn như là tăng tiền lương, tăng các đãi ngộ, tạo ra môi trường làm
việc hiệu quả, năng động để níu giữ nguồn nhân lực trẻ cũng như thu hút
được nguồn nhân lực tiềm năng của thế hệ tiếp theo. 6 lOMoAR cPSD| 45834641
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Trần Xuân Cầu (2019). Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực.
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Ths Nguyễn Vân Điềm PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân. Giáo trình Quản
trị nhân lực Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc Dân 2019. 7 lOMoAR cPSD| 45834641
Downloaded by van duy phan (pvanduy64@gmail.com)