Bài luận triết học - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Bài luận triết học - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

A – LỜI MỞ ĐẦU
Để con người vươn lên làm chủ tự nhiên xã hội và cuộc sống của chính bản thân mình
thì việc định hướng khoa học và vận dụng các giá trị của một học thuyết, tư tưởng vào
hoạt động thực tiễn là vô cùng quan trọng. Triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng
lập chính là tiêu biểu cho loại học thuyết như vậy. Ra đời vào những năm 40 của thế kỉ
XX, triết học Mác được xây dựng từ một khối lượng tri thức khổng lồ, sự hoạt động
thường xuyên, đầy trách nhiệm với cường độ cao của tư duy nghiên cứu, sự nắm vững
về mặt lý luận, những thành quả mang tính bước ngoặt của các ngành khoa học và
kinh nghiệm đấu tranh giai cấp.
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì phát triển mới đầy cơ hội thuận lợi nhưng
cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Quá trình công nghiệp hoá và cuộc cách mạng
khoa học – công nghệ hiện đại đòi hỏi nguồn nhân lực trí thức cao mang trong mình
bản lĩnh chính trị vững vàng nhất là nguồn nhân lực trẻ năng động, sáng tạo trước
những biến đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường. Hơn thế nữa, quá trình toàn cầu
hoá, hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng tác động phức tạp, đa diện đến giới trẻ, gây
nên những diễn biến tâm lý, tinh thần nhiều mâu thuẫn. Trong bối cảnh ấy, việc tìm
hiểu và học tập các giá trị truyền thống của dân tộc, các di sản của chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để định hướng thế giới quan và phương pháp luận,
vạch ra những mục tiêu lý tưởng ở thế hệ trẻ là điều hết sức thiết thực, quan trọng.
Người ta thường nói một giọt nước không thể làm nên đại dương, một hạt cát không
thể lấp đầy một sa mạc và một mầm cây không thể phủ kín một cánh rừng nhưng một
ước mơ nhỏ bé thì lại có thể làm thay đổi cả cuộc đời của một con người. Thành công
được nảy mầm từ những ước mơ, dù nhỏ bé hay lớn lao thì nó luôn là thứ gia vị không
thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng để ước mơ trở thành hiện thực thì
không phải là một chuyện dễ dàng mà nó phải được xây dựng trên khả năng của con
người thông qua hoạt động học tập, làm việc và tích cực nghiên cứu. Con đường bước
tới đỉnh vinh quang luôn phải dựa vào khả năng của chính mình và phù hợp với những
điều kiện, hoàn cảnh cuộc sống.
Thực tế cho thấy trong xã hội hiện đại có một bộ phận không nhỏ giới trẻ có nhận thức
sai lệch về lối sống, luôn mong muốn thành công nhưng không chịu cố gắng, không
xuất phát từ những khả năng hiện có của bản thân mà dùng mọi thủ đoạn tiêu cực để
đạt được mục đích. Đó là lí do tại sao nổi cộm lên những vấn đề đầy nhức nhối trong
xã hội như: bệnh thành tích ở hệ thống giáo dục, tham nhũng hay suy thoái đạo đức…
và cũng bởi vì chưa hiểu và nắm bắt được các quy luật, phạm trù vận động và phát
triển của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Xuất phát từ thực tiễn cấp thiết trên nhóm 4 quyết định lựa chọn nghiên cứu cặp phạm
trù “Khả năng” - “Hiện thực” dưới góc độ triết học Mác, từ đó giúp các bạn trẻ đặc
biệt là đối tượng sinh viên có một cái nhìn đúng đắn và nhận thức nhân sinh quan tích
cực trong học tập, công việc tương lai và hoạt động đời sống của bản thân.
B – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I – Phạm trù Khả năng và Hiện thực trong triết học Mác-Lênin.
- Mỗi ngành khoa học đều có riêng cho mình một hệ thống phạm trù phản ánh những
thuộc tính của bản chất, những mối liên hệ chung nhất thuộc phạm vi ngành được
nghiên cứu. Chẳng hạn như toán học có phạm trù của các con số, mặt phẳng, hàm số…
Vật lý có phạm trù về lực, vận tốc,..Sinh học có các phạm trù: gen, di truyền, động vật,
thực vật… Thì phép biện chứng duy vật của Triết học Mác-Lênin nói chung và cặp
phạm trù Khả năng – Hiện thực nói riêng là một hệ thống mở, thường xuyên được bổ
sung và làm phong phú thêm bằng các tri thức khoa học mới. Bởi lẽ với tư cách là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cặp phạm trù Khả năng – Hiện thực luôn vận
động và phát triển theo những quy luật của giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Chỉ có như
vậy chúng mới phản ánh đúng đắn hiện thực và trở thành công cụ hữu ích cho hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của mỗi con người.
- Khi đã nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có bên trong sự vật, hiện
tượng, chủ thể nhận thức có thể phán đoán được xu hướng phát triển hiện thực và khả
năng biến đổi của các sự vật, hiện tượng đó. Theo phép biện chứng duy vật Khả năng
– Hiện thực là cặp phạm trù phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa những cái tồn tại
dưới dạng “mầm mống”, “ tiền đề” với những cái tồn tại dưới dạng sự vật, hiện tượng,
quá trình có thực trong thế giới:
+ Khả năng: Là phạm trù triết học dùng để chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong
thực tế, nhưng sẽ xuất hiện và tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
-> Cần phân biệt phạm trù Khả năng trong triết học Mác-Lênin với một số khái niệm:
Khả năng không đồng nhất với cái ngẫu nhiên hay phạm trù xác suất.
Tiền đề hay điều kiện của một sự vật: Là những cái hiện đang tồn tại thực sự, là
những yếu tố hiện thực trên cơ sở đó xuất hiện cái mới. Còn khả năng không
phải là bản thân các tiền đề, điều kiện của cái mới mà là cái mới đang ở dạng
tiềm năng, chỉ trong tương lai với những điều kiện thích hợp chúng mới tồn tại.
+ Hiện thực: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những cái đang tồn tại, gồm tất cả sự
vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và các hiện tượng chủ
quan đang tồn tại trong ý thức.
-> Cần phân biệt khái niệm hiện thực trong triết học Mác-Lênin với hiện thực khách
quan:
Hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý
thức con người.
Hiện thực trong triết học Mác-Lênin gồm những sự vật, hiện tượng vật chất
đang tồn tại khách quan trong thực tế và các hiện tượng chủ quan đang tồn tại
trong ý thức.
* Ví dụ về khả năng và hiện thực:
1. Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển thì đây chính là hiện thực. Còn khả
năng là trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành một nước phát triển khi mà phát huy
được đầy đủ, tối đa những tiềm lực chủ quan và khách quan mà mình có được.
2. Một bạn sinh viên năm nhất khi mới tiếp xúc với môn Triết học thì chưa có khả
năng hiểu về những thứ mình đang học thì đây là hiện thực. Nhưng trong tương lai bạn
hoàn toàn có khả năng hiểu được Triết học hay qua môn với số điểm rất cao. Nhưng
khả năng này chỉ có thể trở thành hiện thực khi bạn có những điều kiện thích hợp như
bạn chăm chỉ, say mê nghiên cứu, học hỏi từ giảng viên, từ giáo trình, tài liệu, đọc
trước bài trước khi đến lớp…
3. Các bạn luôn gặp chuỗi những thất bại liên tiếp trong chuyện tình cảm thì đây là
hiện thực. Nhưng trong tương lai thì các bạn hoàn toàn có thể tìm được một người thực
sự phù hợp và yêu thương mình. Khả năng này trở thành hiện thực với những điều
kiện thích hợp như bạn thay đổi bản thân theo hướng tích cực, tìm thấy và khắc phục
những nguyên nhân cốt lõi trong việc đổ vỡ những mối quan hệ trước…
II – Các dạng khả năng.
- Hiện thực thường có nhiều mặt, nhiều xu hướng vận động và khả năng biến đổi.
Trong thực tế, con người dùng hoạt động thực tiễn để làm thay đổi hiện thực khách
quan chính là thực hiện các khả năng nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện
tương ứng. Có nhiều cơ sở phân loại khả năng:
1. Căn cứ vào việc đối tượng quy định Khả năng, người ta chia chúng thành hai dạng:
- Khả năng thực: Là những khả năng bị quy định bởi những thuộc tính và mối liên hệ
tất nhiên của đối tượng -> Đây là dạng khả năng tất yếu được thực hiện.
VD: Hạt thóc khi gieo xuống đất được người nông dân chăm sóc phân bón, tưới tiêu
thì sẽ phát triển qua nhiều giai đoạn trở thành cây lúa.
- Khả năng hình thức: Là những khả năng bị quy định bởi các thuộc tính và mối liên
hệ ngẫu nhiên. -> Dạng khả năng này có thể thực hiện hoặc cũng có thể không.
VD: Khả năng đạt điểm cao nhờ may mắn trong thi cử, ôn trúng tủ, giảng viên dễ.
-> Phân biệt khả năng thực và khả năng hình thức có ý nghĩa to lớn với hoạt động thực
tiễn: Khi đặt ra mục đích, xây dựng chương trình và thực hiện hành vi, con người luôn
xuất phát từ những khả năng thực. Những khả năng hình thức không thể làm cơ sở cho
hoạt động có kế hoạch.
2. Căn cứ vào mối liên hệ giữa khả năng và những điều kiện hiện thực hoá khả năng,
người ta chia khả năng thành:
- Khả năng cụ thể: Là những khả năng mà để thực hiện chúng hiện đã có đủ điều kiện.
VD: Ta có đầy đủ những nguyên liệu để làm bánh mì như bột mì, nước, dụng cụ, lò
nướng…thì chúng ta hoàn toàn có khả năng làm ra một món bánh mì hoàn chỉnh.
- Khả năng trừu tượng: Là những khả năng mà ở thời hiện tại còn chưa có điều kiện
thực hiện, những điều kiện chỉ có thể xuất hiện khi đối tượng đạt tới một trình độ phát
triển nhất định.
VD: Bạn A mong muốn đạt điểm tốt, qua môn tâm lý học nhưng trong quá trình lên
lớp bạn không chú ý nghe giảng, trước khi kiểm tra không học bài, làm đề cương…thì
hiện tại đi thi bạn chưa có khả năng sẽ đạt được điểm giỏi và qua môn, bạn A chỉ qua
môn khi chú tâm ôn bài, học bài trước khi kiểm tra hoặc tham gia học lại nghiêm túc
-> Việc phân loại khả năng theo hướng trên giúp con người lập ra những kế hoạch
trước mắt, xác định cách thức giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn đã chín muồi xuất phát
từ khả năng cụ thể chứ không phải căn cứ vào khả năng trừu tượng.
3. Phân loại khả năng dựa vào một số tiêu chí khác:
- Dựa vào tính chất biến đổi của sự vật hiện tượng, chia Khả năng thành: Khả năng
bản chất và khả năng chức năng.
- Dựa vào kết quả thực hiện khả năng từ thấp đến cao hay ngược lại, người ta có thể
chia khả năng thành khả năng tiến bộ, khả năng thoái bộ và khả năng đứng yên.
- Dựa cứ vào tính xác định chất hay lượng của đối tượng bị biến đổi người ta chia khả
năng thành: khả năng chất và khả năng lượng.
- Dựa vào quan hệ mâu thuẫn chia khả năng thành khả năng loại trừ và khả năng tương
hợp.
=> Tóm lại dù phân chia khả năng dựa trên cơ sở nào thì trong tư duy về phát triển xã
hội, khả năng bao giờ cũng là khả năng khách quan, nó không tự động biến thành hiện
thực. Hiện thực xã hội phát triển văn minh, tốt đẹp chỉ có thể sinh ra nhờ hoạt động
thực tiễn của con người. Con người quyết định nhờ vào sự kết hợp giữa yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan.
III – Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực.
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng chặt chẽ với
nhau, không tách rời, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của
sự vật. Quá trình đó biểu hiện: khả năng chuyển hóa thành hiện thực và hiện thực lại
chứa đựng những khả năng mới; khả năng mới trong những điều kiện nhất định, lại
chuyển hóa thành hiện thực và cứ tiếp tục như thế mãi mãi, đó là một quá trình vô tận.
VD: Ta có đầy đủ dụng cụ như cưa, gỗ, đinh vít, búa (đây là hiện thực) -> Ta có thể
tạo ra một ngôi nhà gỗ với điều kiện là ta đóng, ghép nối những mảnh gỗ trở thành một
ngôi nhà hoàn chỉnh (lúc này khả năng đã trở thành hiện thực) -> Lúc này ngôi nhà gỗ
được tạo ra lại có thể có nhiều khả năng mới như bị lửa thiêu rụi hoặc bị bão cuốn
sập…
- Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng, có thể tồn tại một
hoặc nhiều khả năng: khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khá
năng gần, khả năng xa…
VD:
Khi chúng ta học bài chăm chỉ để đi thi, trong quá trình học luôn chú ý nghiêm
túc nghe thầy, cô giảng thì khả năng tất nhiên là chúng ta sẽ được điểm cao, qua
môn. Nhưng khả năng ngẫu nhiên là khi ta gặp một sự cố nào đó ví dụ đến
muộn bị cấm thi hay nhắc bài cho bạn bị đánh dấu bài…thì chúng ta sẽ bị điểm
thấp.
Cùng một cây lúa, khả năng gần là ta đem xay, xát sử dụng ngay. Còn khả năng
xa là khi ta có thể cất giữ lại đợi đến mùa sau mới sử dụng, gieo trồng…
- Trong đời sống xã hội, muốn khả năng chuyển hóa thành hiện thực phải có không chỉ
một điều kiện, mà là một tập hợp điều kiện. Trong đó có điều kiện khách quan và nhân
tố chủ quan:
+ Nhân tố chủ quan: Là tính tích cực xã hội của ý thức chủ thể con người.
+ Điều kiện khách quan: Là sự tổng hợp các mối quan hệ về hoàn cảnh, không gian,
thời gian để tạo nên sự chuyển hóa đó.
VD:
Để một hạt mầm rau nảy mầm phát triển thành cây rau thì cần tập hợp các điều
kiện khách quan như đất đai, độ ẩm, ánh sáng, không khí,…và nhân tố chủ quan
như sự chăm chỉ, cần mẫn bón phân, tưới tiêu phù hợp của người trồng rau…
Để cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi cần có sự phát
triển chín muồi của các những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan như:
Giai cấp thống trị đã lâm vào khủng hoảng, không còn khả năng thống trị được
nữa; Giai cấp lãnh đạo Cách mạng có đủ năng lực, nắm bắt thời cơ Cách mạng,
phát động quần chúng thực hiện cuộc đấu tranh đập tan chính quyền giai cấp
thống trị; Giai cấp bị trị rơi vào bần cùng hoá cao độ, sẵn sàng đứng dậy đấu
tranh, lật đổ chính quyền…
– Quá trình biến khả năng thành hiện thực diễn ra ở trong tự nhiên và trong xã hội
không giống nhau:
+ Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là quá trình
khách quan. Nói chủ yếu vì không phải trong giới tự nhiên mọi khả năng đều biến
thành hiện thực một cách tự phát, mà nó có thể xảy ra hai trường hợp sau:
Loại khả năng chỉ có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên.
VD: Đó là trường hợp của quá trình vũ trụ và địa chất.
Loại khả năng mà trong hiện thực hiện nay không có sự tham gia của con người
thì không thể biến thành hiện thực. Các khả năng này vốn có ở khách thể nhưng
để biến chúng thành hiện thực cần phải có điều kiện do con người tạo ra.
VD: Việc chế tạo ra các sợi tổng hợp; tạo ra các con tàu vũ trụ.
+ Trong lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan muốn biến khả năng thành
hiện thực còn cần có cả điều kiện chủ quan là hoạt động thực tiễn của con người. Ở
đây, khả năng không khi nào tự nó biến thành hiện thực mà không có sự tham gia của
con người.
IV - Ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù Khả năng - Hiện thực.
-> Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực để định ra
những chủ trương, phương hướng hành động phù hợp. Nếu chỉ dựa vào những cái còn
ở dạng khả năng thì dễ rơi vào ảo tưởng.
-> Cần phải xác định được các khuynh hướng phát triển trong tương lai của sự vật để
tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng.
-> Cần tính đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường
hợp với thể xảy ra. Phân biệt được rõ ràng các loại khả năng giúp tạo được nhiều điều
kiện thích hợp biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển.
-> Cần chú ý phát huy nguồn lực chủ quan của con người, tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển tính sáng tạo, nhanh chóng biến khả năng thành hiện thực từ đó thúc đẩy xã
hội phát triển.
* Tránh hai thái cực sai lầm:
- Tuyệt đối hoá vai trò nhân tố chủ quan.
- Quá hạ thấp vai trò nhân tố chủ quan trong việc biến khả năng thành hiện thực.
=> Tóm lại, ta thấy hoạt động ý thức của con người có ý nghĩa to lớn trong việc biến
khả năng thành hiện thực. Tuy nhiên cần phải kết hợp hài hòa cả yếu tố chủ quan và
khách quan. Nếu để mất cân bằng con người sẽ không đạt được những thành công đề
ra trong thực tiễn.
V - Vận dụng cặp phạm trù Khả năng - Hiện thực trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn của sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội hiện nay.
- Với các bạn sinh viên Đại học Kiểm sát Hà Nội, khi đã có những nhận thức đầy đủ
về cặp phạm trù “Khả năng - Hiện thực”, mỗi hoạt động trong các lĩnh vực học tập,
đời sống, công việc tương lai… các bạn đều nên đề cao vận dụng cặp phạm trù này
vào trong cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:
a. Trong học tập.
- Trong quá trình học tập luôn luôn cố gắng, nỗ lực. Trong lớp chú ý nghe giảng, ghi
chép đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, đọc và làm bài tập trước khi đến lớp tạo
ra một hiện thực thuận lợi về nền tảng kiến thức từ đó làm tiền đề hoàn thành những
khả năng tích cực bản thân mong muốn trong tương lai như nhận học bổng, làm các đề
tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên đạt giải,…
- Tích cực tìm hiểu, học hỏi, mở mang kiến thức, thúc đẩy những nhân tố chủ quan của
bản thân, đề cao sự năng động sáng tạo trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn góp phần thúc đẩy khả năng trở thành hiện thực.
- Trong việc học tập có thể có nhiều khả năng khác nhau xảy ra do những nhiều nhân
tố tác động. Có thể là những khả năng mang tính tích cực nhưng cũng có những khả
năng mang tính tiêu cực (thi cử đạt điểm số không như mong muốn, thất bại trong các
đề tài nghiên cứu khoa học…). Vì thế, chúng ta không nên chán nản, bi quan trước
những khả năng xấu mà lấy nó làm động lực để sửa đổi, phát triển cải tạo hiện thực
thúc đẩy sự xuất hiện của khả năng mang tính tích cực.
b. Trong đời sống và công việc tương lai.
- Ngoài việc học tập, sinh viên nên trau dồi cho mình nhiều kĩ năng mềm như giao
tiếp, thuyết trình, lãnh đạo, quản lý thời gian, giải quyết các vấn đề nhanh nhạy và ra
quyết định hợp lý…từ đó tạo ra nhiều tiền đề thực tế tích cực để góp phần thúc đẩy
công việc tương lai, mở rộng các nhiều mạng lưới mối quan hệ cho chính bản thân
mình.
- Với công việc Kiểm sát viên trong tương lai thì ta cần tích cực trau dồi kĩ năng, kiến
thức chuyên ngành một cách nghiêm túc, nâng cao việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng
một cách đa diện để dự đoán mọi khả năng có thể xảy ra góp phần đưa ra những quyết
định, phương hướng, chính sách phù hợp với thực tiễn.
- Cần phải kết hợp hài hòa cả yếu tố chủ quan và khách quan để đạt được những thành
công đề ra trong thực tiễn.
C – KẾT LUẬN
Hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, cho nên trong hoạt
động thực tiễn cần dựa vào hiện thực để định ra chủ trương, phương hướng hành động
của mình; nếu chỉ dựa vào cái còn ở dạng khả năng thì sẽ dễ rơi vào ảo tưởng, chủ
quan. Khả năng là cái chưa tồn tại thật sự nhưng nó cũng biểu hiện khuynh hướng phát
triển của sự vật trong tương lai. Do đó, tuy không dựa vào khả năng nhưng chúng ta
cũng phải tính đến các khả năng để đề ra định hướng kế hoạch hành động sát với thực
tiễn. Việc chuyển khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một
cách tự động, nhưng trong xã hội, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con
người. Vì vậy, trong xã hội, chúng ta phải chú ý đến việc phát huy nguồn lực con
người, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tinh năng động sáng tạo,
biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy xã hội phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thu Hà, (2022), Ví dụ về khả năng và hiện thực, https://luathoangphi.vn/vi-du-
ve-kha-nang-va-hien-thuc/
2. Nguyễn Yến Trang (2010), Khả năng và hiện thực,
https://baigiang.violet.vn/present/kha-nang-va-hien-thuc-4207403.html
3. Nhóm Mặt Trời, (2013), Tiểu luận Cặp phạm trù khả năng-Hiện thực trong triết học
mác-lênin và ý nghĩa của nó đối với việc định hướng nhận thức của sinh viên trường
đại học khoa học xã hội và nhân văn hiện nay, https://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-
luan-cap-pham-tru-kha-nang-hien-thuc-trong-triet-hoc-mac-lenin-va-y-nghia-cua-no-
doi-voi-viec-dinh-huong-nhan-thuc-66385/?fbclid=IwAR3mez-_aqfJp-
itgM95g1fwxapkGNBdP2J7odSPDrGlkJjvsKyzt01oGww
4. Người Ngoài Hành Lang, (2021), Phạm Trù Khả Năng Và Hiện Thực - Triết Học
Mác-Lê Nin | Có Ví Dụ Dễ Hiểu, https://www.youtube.com/watch?v=-E6p0Qeqtng
5. Lời giải hay, Khả năng và hiện thực, https://loigiaihay.com/kha-nang-va-hien-thuc-
c126a20191.html
6. Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lênin
(dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị)
| 1/10

Preview text:

A – LỜI MỞ ĐẦU
Để con người vươn lên làm chủ tự nhiên xã hội và cuộc sống của chính bản thân mình
thì việc định hướng khoa học và vận dụng các giá trị của một học thuyết, tư tưởng vào
hoạt động thực tiễn là vô cùng quan trọng. Triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng
lập chính là tiêu biểu cho loại học thuyết như vậy. Ra đời vào những năm 40 của thế kỉ
XX, triết học Mác được xây dựng từ một khối lượng tri thức khổng lồ, sự hoạt động
thường xuyên, đầy trách nhiệm với cường độ cao của tư duy nghiên cứu, sự nắm vững
về mặt lý luận, những thành quả mang tính bước ngoặt của các ngành khoa học và
kinh nghiệm đấu tranh giai cấp.
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì phát triển mới đầy cơ hội thuận lợi nhưng
cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Quá trình công nghiệp hoá và cuộc cách mạng
khoa học – công nghệ hiện đại đòi hỏi nguồn nhân lực trí thức cao mang trong mình
bản lĩnh chính trị vững vàng nhất là nguồn nhân lực trẻ năng động, sáng tạo trước
những biến đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường. Hơn thế nữa, quá trình toàn cầu
hoá, hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng tác động phức tạp, đa diện đến giới trẻ, gây
nên những diễn biến tâm lý, tinh thần nhiều mâu thuẫn. Trong bối cảnh ấy, việc tìm
hiểu và học tập các giá trị truyền thống của dân tộc, các di sản của chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để định hướng thế giới quan và phương pháp luận,
vạch ra những mục tiêu lý tưởng ở thế hệ trẻ là điều hết sức thiết thực, quan trọng.
Người ta thường nói một giọt nước không thể làm nên đại dương, một hạt cát không
thể lấp đầy một sa mạc và một mầm cây không thể phủ kín một cánh rừng nhưng một
ước mơ nhỏ bé thì lại có thể làm thay đổi cả cuộc đời của một con người. Thành công
được nảy mầm từ những ước mơ, dù nhỏ bé hay lớn lao thì nó luôn là thứ gia vị không
thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng để ước mơ trở thành hiện thực thì
không phải là một chuyện dễ dàng mà nó phải được xây dựng trên khả năng của con
người thông qua hoạt động học tập, làm việc và tích cực nghiên cứu. Con đường bước
tới đỉnh vinh quang luôn phải dựa vào khả năng của chính mình và phù hợp với những
điều kiện, hoàn cảnh cuộc sống.
Thực tế cho thấy trong xã hội hiện đại có một bộ phận không nhỏ giới trẻ có nhận thức
sai lệch về lối sống, luôn mong muốn thành công nhưng không chịu cố gắng, không
xuất phát từ những khả năng hiện có của bản thân mà dùng mọi thủ đoạn tiêu cực để
đạt được mục đích. Đó là lí do tại sao nổi cộm lên những vấn đề đầy nhức nhối trong
xã hội như: bệnh thành tích ở hệ thống giáo dục, tham nhũng hay suy thoái đạo đức…
và cũng bởi vì chưa hiểu và nắm bắt được các quy luật, phạm trù vận động và phát
triển của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Xuất phát từ thực tiễn cấp thiết trên nhóm 4 quyết định lựa chọn nghiên cứu cặp phạm
trù “Khả năng” - “Hiện thực” dưới góc độ triết học Mác, từ đó giúp các bạn trẻ đặc
biệt là đối tượng sinh viên có một cái nhìn đúng đắn và nhận thức nhân sinh quan tích
cực trong học tập, công việc tương lai và hoạt động đời sống của bản thân.
B – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I – Phạm trù Khả năng và Hiện thực trong triết học Mác-Lênin.
- Mỗi ngành khoa học đều có riêng cho mình một hệ thống phạm trù phản ánh những
thuộc tính của bản chất, những mối liên hệ chung nhất thuộc phạm vi ngành được
nghiên cứu. Chẳng hạn như toán học có phạm trù của các con số, mặt phẳng, hàm số…
Vật lý có phạm trù về lực, vận tốc,..Sinh học có các phạm trù: gen, di truyền, động vật,
thực vật… Thì phép biện chứng duy vật của Triết học Mác-Lênin nói chung và cặp
phạm trù Khả năng – Hiện thực nói riêng là một hệ thống mở, thường xuyên được bổ
sung và làm phong phú thêm bằng các tri thức khoa học mới. Bởi lẽ với tư cách là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cặp phạm trù Khả năng – Hiện thực luôn vận
động và phát triển theo những quy luật của giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Chỉ có như
vậy chúng mới phản ánh đúng đắn hiện thực và trở thành công cụ hữu ích cho hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của mỗi con người.
- Khi đã nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có bên trong sự vật, hiện
tượng, chủ thể nhận thức có thể phán đoán được xu hướng phát triển hiện thực và khả
năng biến đổi của các sự vật, hiện tượng đó. Theo phép biện chứng duy vật Khả năng
– Hiện thực là cặp phạm trù phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa những cái tồn tại
dưới dạng “mầm mống”, “ tiền đề” với những cái tồn tại dưới dạng sự vật, hiện tượng,
quá trình có thực trong thế giới:
+ Khả năng: Là phạm trù triết học dùng để chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong
thực tế, nhưng sẽ xuất hiện và tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
-> Cần phân biệt phạm trù Khả năng trong triết học Mác-Lênin với một số khái niệm:
 Khả năng không đồng nhất với cái ngẫu nhiên hay phạm trù xác suất.
 Tiền đề hay điều kiện của một sự vật: Là những cái hiện đang tồn tại thực sự, là
những yếu tố hiện thực trên cơ sở đó xuất hiện cái mới. Còn khả năng không
phải là bản thân các tiền đề, điều kiện của cái mới mà là cái mới đang ở dạng
tiềm năng, chỉ trong tương lai với những điều kiện thích hợp chúng mới tồn tại.
+ Hiện thực: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những cái đang tồn tại, gồm tất cả sự
vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và các hiện tượng chủ
quan đang tồn tại trong ý thức.
-> Cần phân biệt khái niệm hiện thực trong triết học Mác-Lênin với hiện thực khách quan:
 Hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức con người.
 Hiện thực trong triết học Mác-Lênin gồm những sự vật, hiện tượng vật chất
đang tồn tại khách quan trong thực tế và các hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức.
* Ví dụ về khả năng và hiện thực:
1. Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển thì đây chính là hiện thực. Còn khả
năng là trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành một nước phát triển khi mà phát huy
được đầy đủ, tối đa những tiềm lực chủ quan và khách quan mà mình có được.
2. Một bạn sinh viên năm nhất khi mới tiếp xúc với môn Triết học thì chưa có khả
năng hiểu về những thứ mình đang học thì đây là hiện thực. Nhưng trong tương lai bạn
hoàn toàn có khả năng hiểu được Triết học hay qua môn với số điểm rất cao. Nhưng
khả năng này chỉ có thể trở thành hiện thực khi bạn có những điều kiện thích hợp như
bạn chăm chỉ, say mê nghiên cứu, học hỏi từ giảng viên, từ giáo trình, tài liệu, đọc
trước bài trước khi đến lớp…
3. Các bạn luôn gặp chuỗi những thất bại liên tiếp trong chuyện tình cảm thì đây là
hiện thực. Nhưng trong tương lai thì các bạn hoàn toàn có thể tìm được một người thực
sự phù hợp và yêu thương mình. Khả năng này trở thành hiện thực với những điều
kiện thích hợp như bạn thay đổi bản thân theo hướng tích cực, tìm thấy và khắc phục
những nguyên nhân cốt lõi trong việc đổ vỡ những mối quan hệ trước…
II – Các dạng khả năng.
- Hiện thực thường có nhiều mặt, nhiều xu hướng vận động và khả năng biến đổi.
Trong thực tế, con người dùng hoạt động thực tiễn để làm thay đổi hiện thực khách
quan chính là thực hiện các khả năng nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện
tương ứng. Có nhiều cơ sở phân loại khả năng:
1. Căn cứ vào việc đối tượng quy định Khả năng, người ta chia chúng thành hai dạng:
- Khả năng thực: Là những khả năng bị quy định bởi những thuộc tính và mối liên hệ
tất nhiên của đối tượng -> Đây là dạng khả năng tất yếu được thực hiện.
VD: Hạt thóc khi gieo xuống đất được người nông dân chăm sóc phân bón, tưới tiêu
thì sẽ phát triển qua nhiều giai đoạn trở thành cây lúa.
- Khả năng hình thức: Là những khả năng bị quy định bởi các thuộc tính và mối liên
hệ ngẫu nhiên. -> Dạng khả năng này có thể thực hiện hoặc cũng có thể không.
VD: Khả năng đạt điểm cao nhờ may mắn trong thi cử, ôn trúng tủ, giảng viên dễ.
-> Phân biệt khả năng thực và khả năng hình thức có ý nghĩa to lớn với hoạt động thực
tiễn: Khi đặt ra mục đích, xây dựng chương trình và thực hiện hành vi, con người luôn
xuất phát từ những khả năng thực. Những khả năng hình thức không thể làm cơ sở cho
hoạt động có kế hoạch.
2. Căn cứ vào mối liên hệ giữa khả năng và những điều kiện hiện thực hoá khả năng,
người ta chia khả năng thành:
- Khả năng cụ thể: Là những khả năng mà để thực hiện chúng hiện đã có đủ điều kiện.
VD: Ta có đầy đủ những nguyên liệu để làm bánh mì như bột mì, nước, dụng cụ, lò
nướng…thì chúng ta hoàn toàn có khả năng làm ra một món bánh mì hoàn chỉnh.
- Khả năng trừu tượng: Là những khả năng mà ở thời hiện tại còn chưa có điều kiện
thực hiện, những điều kiện chỉ có thể xuất hiện khi đối tượng đạt tới một trình độ phát triển nhất định.
VD: Bạn A mong muốn đạt điểm tốt, qua môn tâm lý học nhưng trong quá trình lên
lớp bạn không chú ý nghe giảng, trước khi kiểm tra không học bài, làm đề cương…thì
hiện tại đi thi bạn chưa có khả năng sẽ đạt được điểm giỏi và qua môn, bạn A chỉ qua
môn khi chú tâm ôn bài, học bài trước khi kiểm tra hoặc tham gia học lại nghiêm túc
-> Việc phân loại khả năng theo hướng trên giúp con người lập ra những kế hoạch
trước mắt, xác định cách thức giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn đã chín muồi xuất phát
từ khả năng cụ thể chứ không phải căn cứ vào khả năng trừu tượng.
3. Phân loại khả năng dựa vào một số tiêu chí khác:
- Dựa vào tính chất biến đổi của sự vật hiện tượng, chia Khả năng thành: Khả năng
bản chất và khả năng chức năng.
- Dựa vào kết quả thực hiện khả năng từ thấp đến cao hay ngược lại, người ta có thể
chia khả năng thành khả năng tiến bộ, khả năng thoái bộ và khả năng đứng yên.
- Dựa cứ vào tính xác định chất hay lượng của đối tượng bị biến đổi người ta chia khả
năng thành: khả năng chất và khả năng lượng.
- Dựa vào quan hệ mâu thuẫn chia khả năng thành khả năng loại trừ và khả năng tương hợp.
=> Tóm lại dù phân chia khả năng dựa trên cơ sở nào thì trong tư duy về phát triển xã
hội, khả năng bao giờ cũng là khả năng khách quan, nó không tự động biến thành hiện
thực. Hiện thực xã hội phát triển văn minh, tốt đẹp chỉ có thể sinh ra nhờ hoạt động
thực tiễn của con người. Con người quyết định nhờ vào sự kết hợp giữa yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan.
III – Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực.
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng chặt chẽ với
nhau, không tách rời, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của
sự vật. Quá trình đó biểu hiện: khả năng chuyển hóa thành hiện thực và hiện thực lại
chứa đựng những khả năng mới; khả năng mới trong những điều kiện nhất định, lại
chuyển hóa thành hiện thực và cứ tiếp tục như thế mãi mãi, đó là một quá trình vô tận.
VD: Ta có đầy đủ dụng cụ như cưa, gỗ, đinh vít, búa (đây là hiện thực) -> Ta có thể
tạo ra một ngôi nhà gỗ với điều kiện là ta đóng, ghép nối những mảnh gỗ trở thành một
ngôi nhà hoàn chỉnh (lúc này khả năng đã trở thành hiện thực) -> Lúc này ngôi nhà gỗ
được tạo ra lại có thể có nhiều khả năng mới như bị lửa thiêu rụi hoặc bị bão cuốn sập…
- Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng, có thể tồn tại một
hoặc nhiều khả năng: khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khá năng gần, khả năng xa… VD:
 Khi chúng ta học bài chăm chỉ để đi thi, trong quá trình học luôn chú ý nghiêm
túc nghe thầy, cô giảng thì khả năng tất nhiên là chúng ta sẽ được điểm cao, qua
môn. Nhưng khả năng ngẫu nhiên là khi ta gặp một sự cố nào đó ví dụ đến
muộn bị cấm thi hay nhắc bài cho bạn bị đánh dấu bài…thì chúng ta sẽ bị điểm thấp.
 Cùng một cây lúa, khả năng gần là ta đem xay, xát sử dụng ngay. Còn khả năng
xa là khi ta có thể cất giữ lại đợi đến mùa sau mới sử dụng, gieo trồng…
- Trong đời sống xã hội, muốn khả năng chuyển hóa thành hiện thực phải có không chỉ
một điều kiện, mà là một tập hợp điều kiện. Trong đó có điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan:
+ Nhân tố chủ quan: Là tính tích cực xã hội của ý thức chủ thể con người.
+ Điều kiện khách quan: Là sự tổng hợp các mối quan hệ về hoàn cảnh, không gian,
thời gian để tạo nên sự chuyển hóa đó. VD:
 Để một hạt mầm rau nảy mầm phát triển thành cây rau thì cần tập hợp các điều
kiện khách quan như đất đai, độ ẩm, ánh sáng, không khí,…và nhân tố chủ quan
như sự chăm chỉ, cần mẫn bón phân, tưới tiêu phù hợp của người trồng rau…
 Để cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi cần có sự phát
triển chín muồi của các những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan như:
Giai cấp thống trị đã lâm vào khủng hoảng, không còn khả năng thống trị được
nữa; Giai cấp lãnh đạo Cách mạng có đủ năng lực, nắm bắt thời cơ Cách mạng,
phát động quần chúng thực hiện cuộc đấu tranh đập tan chính quyền giai cấp
thống trị; Giai cấp bị trị rơi vào bần cùng hoá cao độ, sẵn sàng đứng dậy đấu
tranh, lật đổ chính quyền…
– Quá trình biến khả năng thành hiện thực diễn ra ở trong tự nhiên và trong xã hội không giống nhau:
+ Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là quá trình
khách quan. Nói chủ yếu vì không phải trong giới tự nhiên mọi khả năng đều biến
thành hiện thực một cách tự phát, mà nó có thể xảy ra hai trường hợp sau:
 Loại khả năng chỉ có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên.
VD: Đó là trường hợp của quá trình vũ trụ và địa chất.
 Loại khả năng mà trong hiện thực hiện nay không có sự tham gia của con người
thì không thể biến thành hiện thực. Các khả năng này vốn có ở khách thể nhưng
để biến chúng thành hiện thực cần phải có điều kiện do con người tạo ra.
VD: Việc chế tạo ra các sợi tổng hợp; tạo ra các con tàu vũ trụ.
+ Trong lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan muốn biến khả năng thành
hiện thực còn cần có cả điều kiện chủ quan là hoạt động thực tiễn của con người. Ở
đây, khả năng không khi nào tự nó biến thành hiện thực mà không có sự tham gia của con người.
IV - Ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù Khả năng - Hiện thực.
-> Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực để định ra
những chủ trương, phương hướng hành động phù hợp. Nếu chỉ dựa vào những cái còn
ở dạng khả năng thì dễ rơi vào ảo tưởng.
-> Cần phải xác định được các khuynh hướng phát triển trong tương lai của sự vật để
tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng.
-> Cần tính đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường
hợp với thể xảy ra. Phân biệt được rõ ràng các loại khả năng giúp tạo được nhiều điều
kiện thích hợp biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển.
-> Cần chú ý phát huy nguồn lực chủ quan của con người, tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển tính sáng tạo, nhanh chóng biến khả năng thành hiện thực từ đó thúc đẩy xã hội phát triển.
* Tránh hai thái cực sai lầm:
- Tuyệt đối hoá vai trò nhân tố chủ quan.
- Quá hạ thấp vai trò nhân tố chủ quan trong việc biến khả năng thành hiện thực.
=> Tóm lại, ta thấy hoạt động ý thức của con người có ý nghĩa to lớn trong việc biến
khả năng thành hiện thực. Tuy nhiên cần phải kết hợp hài hòa cả yếu tố chủ quan và
khách quan. Nếu để mất cân bằng con người sẽ không đạt được những thành công đề ra trong thực tiễn.
V - Vận dụng cặp phạm trù Khả năng - Hiện thực trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn của sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội hiện nay.
- Với các bạn sinh viên Đại học Kiểm sát Hà Nội, khi đã có những nhận thức đầy đủ
về cặp phạm trù “Khả năng - Hiện thực”, mỗi hoạt động trong các lĩnh vực học tập,
đời sống, công việc tương lai… các bạn đều nên đề cao vận dụng cặp phạm trù này
vào trong cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn: a. Trong học tập.
- Trong quá trình học tập luôn luôn cố gắng, nỗ lực. Trong lớp chú ý nghe giảng, ghi
chép đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, đọc và làm bài tập trước khi đến lớp tạo
ra một hiện thực thuận lợi về nền tảng kiến thức từ đó làm tiền đề hoàn thành những
khả năng tích cực bản thân mong muốn trong tương lai như nhận học bổng, làm các đề
tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên đạt giải,…
- Tích cực tìm hiểu, học hỏi, mở mang kiến thức, thúc đẩy những nhân tố chủ quan của
bản thân, đề cao sự năng động sáng tạo trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn góp phần thúc đẩy khả năng trở thành hiện thực.
- Trong việc học tập có thể có nhiều khả năng khác nhau xảy ra do những nhiều nhân
tố tác động. Có thể là những khả năng mang tính tích cực nhưng cũng có những khả
năng mang tính tiêu cực (thi cử đạt điểm số không như mong muốn, thất bại trong các
đề tài nghiên cứu khoa học…). Vì thế, chúng ta không nên chán nản, bi quan trước
những khả năng xấu mà lấy nó làm động lực để sửa đổi, phát triển cải tạo hiện thực
thúc đẩy sự xuất hiện của khả năng mang tính tích cực.
b. Trong đời sống và công việc tương lai.
- Ngoài việc học tập, sinh viên nên trau dồi cho mình nhiều kĩ năng mềm như giao
tiếp, thuyết trình, lãnh đạo, quản lý thời gian, giải quyết các vấn đề nhanh nhạy và ra
quyết định hợp lý…từ đó tạo ra nhiều tiền đề thực tế tích cực để góp phần thúc đẩy
công việc tương lai, mở rộng các nhiều mạng lưới mối quan hệ cho chính bản thân mình.
- Với công việc Kiểm sát viên trong tương lai thì ta cần tích cực trau dồi kĩ năng, kiến
thức chuyên ngành một cách nghiêm túc, nâng cao việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng
một cách đa diện để dự đoán mọi khả năng có thể xảy ra góp phần đưa ra những quyết
định, phương hướng, chính sách phù hợp với thực tiễn.
- Cần phải kết hợp hài hòa cả yếu tố chủ quan và khách quan để đạt được những thành
công đề ra trong thực tiễn. C – KẾT LUẬN
Hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, cho nên trong hoạt
động thực tiễn cần dựa vào hiện thực để định ra chủ trương, phương hướng hành động
của mình; nếu chỉ dựa vào cái còn ở dạng khả năng thì sẽ dễ rơi vào ảo tưởng, chủ
quan. Khả năng là cái chưa tồn tại thật sự nhưng nó cũng biểu hiện khuynh hướng phát
triển của sự vật trong tương lai. Do đó, tuy không dựa vào khả năng nhưng chúng ta
cũng phải tính đến các khả năng để đề ra định hướng kế hoạch hành động sát với thực
tiễn. Việc chuyển khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một
cách tự động, nhưng trong xã hội, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con
người. Vì vậy, trong xã hội, chúng ta phải chú ý đến việc phát huy nguồn lực con
người, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tinh năng động sáng tạo,
biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy xã hội phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thu Hà, (2022), Ví dụ về khả năng và hiện thực, https://luathoangphi.vn/vi-du- ve-kha-nang-va-hien-thuc/
2. Nguyễn Yến Trang (2010), Khả năng và hiện thực,
https://baigiang.violet.vn/present/kha-nang-va-hien-thuc-4207403.html
3. Nhóm Mặt Trời, (2013), Tiểu luận Cặp phạm trù khả năng-Hiện thực trong triết học
mác-lênin và ý nghĩa của nó đối với việc định hướng nhận thức của sinh viên trường
đại học khoa học xã hội và nhân văn hiện nay, https://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-
luan-cap-pham-tru-kha-nang-hien-thuc-trong-triet-hoc-mac-lenin-va-y-nghia-cua-no-
doi-voi-viec-dinh-huong-nhan-thuc-66385/?fbclid=IwAR3mez-_aqfJp-
itgM95g1fwxapkGNBdP2J7odSPDrGlkJjvsKyzt01oGww
4. Người Ngoài Hành Lang, (2021), Phạm Trù Khả Năng Và Hiện Thực - Triết Học
Mác-Lê Nin | Có Ví Dụ Dễ Hiểu, https://www.youtube.com/watch?v=-E6p0Qeqtng
5. Lời giải hay, Khả năng và hiện thực, https://loigiaihay.com/kha-nang-va-hien-thuc- c126a20191.html
6. Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lênin
(dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị)