Bài soạn ôn tập tư tưởng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong bài Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951), đồng chí Tôn Đức Thắng đã khẳng định: “Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu

Thông tin:
22 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài soạn ôn tập tư tưởng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong bài Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951), đồng chí Tôn Đức Thắng đã khẳng định: “Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

11 6 lượt tải Tải xuống
BÀI SOẠN MÔN TƯ TƯỞNG
CHƯƠNG 1
Câu 1: Trình bày quá trình nhận thức của đcsvn về tư tưởng HCM
-Trong bài Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951), đồng
chí Tôn Đức Thắng đã khẳng định: “Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng
của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch… Toàn Đảng hãy ra sức học
tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy, là điều kiện
tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”2. Đây là lần
đầu tiên Đảng ta đề cập mối quan hệ mật thiết giữa đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó đường lối chính trị là nội dung chính trong tư tưởng Hồ Chí
Minh
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3/1982), Đảng ta nhấn mạnh: “Đảng ta phải đặc biệt coi trọng
tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
toàn Đảng”. Có thể coi Văn kiện Đại hội V của Đảng là tài liệu sớm nhất đề cập tới việc tổ chức học
tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Từ đó, việc nghiên cứu học tập
tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh, có cả các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Đặc biệt,
nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1990, Unessco đã vinh danh Hồ
Chí Minh danh hiệu kép: Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất. Đến Đại hội VI tiếp
tục khẳng định những giá trị to lớn mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta, là “đạo đức
sáng mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. Đặc biệt, trong nghị quyết lần này, đã đưa ra
5 bài học để quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là: (1) Lấy dân làm gốc, (2) Xuất phát từ thực tế và
tôn trọng quy luật khách quan, (3) kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, (4) Xây dựng
Đảng cầm quyền, (5) Đổi mới tư duy phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1991) thông qua Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam khẳng định: (1) Cùng với
chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh; (2) Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; (3) Đảng đưa ra khái
niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta; (4) Trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở
thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc; (5) Nói tư tưởng Hồ Chí Minh là phù
hợp với thực tế cách mạng nước ta, phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân
ta; (6) Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới
quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.
-Đại hội VII là mốc son chói lọi, khẳng định một nấc thang quan trọng trong nhận thức của Đảng
về tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đây trở đi, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh cả
bề rộng lẫn chiều sâu. Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 18-02-1995 của Bộ Chính trị “Về một số định
hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” đã khẳng định lại: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt
Nam”[4]
-Như vậy, từ Đại hội II (1951) đến trước Đại hội VII (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam chưa trực
tiếp đề cập nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng Đảng đã quan tâm đến vấn đề này và
đã nhấn mạnh học tập, học hỏi Hồ Chí Minh về: tư tưởng; đạo đức cách mạng; tác phong; đường lối
chính trị; tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế, lời nói với việc làm, lý luận với thực tiễn; đảng viên phải tham gia các lớp nghiên cứu tác
phẩm của Hồ Chí Minh …
-Đại hội IX có bước phát triển nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết
quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài
sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”19, từ đó nêu ra chín nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh.
(Bùi đình phong- học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
-Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (01/2011) tiếp tục khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng
Hồ Chí Minh, đưa ra khái niệm cụ thể, có tính hệ thống, toàn diện và sâu sắc: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.
- Văn kiện Đại hội XII đã tiếp tục khẳng định, hoàn thiện quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng ta
trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu
những kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện nước ta.
Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là thấm nhuần sâu sắc hệ thống quan điểm và phương
pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng
của mỗi người, để làm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam trong hành động của chúng ta. ( Nguồn:Hứa Thị Thoa- Giảng viên khoa lí luận
cơ sở)
Câu 2: Phân tích khái niệm tư tưởng HCM
Đã cap ảnh
Câu 3:Phân tích đối tượng nghiên cứu và học tập của môn học tư tưởng HCM
-giáo trình trang 19-20
Câu 4: Trình bày ý nghĩa học tập tư tưởng HCM đối với sinh viên.
-Đối với sinh viên, đội ngũ trí thức tương lai của nước nhà, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước,
gắn liên với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập vào đời sống toàn cầu.
Nâng cao năng lực tư duy Lý luận và phương pháp công tác
-Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thông qua việc làm rõ và truyền
thụ nội dung hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạngViệt
Nam, làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống
cánh mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh
thần của thế hệ trẻ nước ta.
-Thông qua học tập nghiên cứu tư tường Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh
niên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vối chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê
phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các
vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp
phần giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng, biết sống ở đời và làm người hợp đạo lý, yêu
cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu; nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng sản Việt Nam,
tự nguyện “sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
-Trên cơ sở kiến thức đã được học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân,
hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, con
đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Đối với sinh viên, giáo dục tư tưởng,
văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục lý luận sống, đạo làm người, hoàn thiện nhân cách cá
nhân, trang bị cho họ trí tuệ và phương pháp tư duy biện chứng để họ trở thành những chiến sĩ đi
tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như
mong muốn và khát vọng của Hồ Chí Minh.
Câu 5 : Nội dung của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh:
-Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là việc nghiên cứu và vận dụng hệ thống các quan điểm của
Hồ Chí Minh, bao gồm các tư tưởng chủ yếu như: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân
dân, xây dựng Nhà nước của dân do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân; về phát triển kinh tế văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân; về đạo đức Cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng
thế hệ Cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân;…
-Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta phải nắm bắt được yếu tố cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, đó là: tư tưởng về độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Câu 6: Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh:
-Giáo trình trang 28-31
* Thực tiễn việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay:
Việc giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cách mạng luôn được coi trọng, đặc biệt là giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay đã được đưa vào chương trình
giảng dạy của nhiều trường cao đẳng, đại học. Không ít những đoàn viên, thanh niên noi theo tấm
gương của Bác đạt nhiều thành công trong học tập cũng như những lĩnh vực khác. Cũng nhờ việc
học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, các cán bộ, đảng viên và đông đảo tầng lớp nhân dân đã nâng cao
được nhận thức tư tưởng, cải tiến phương pháp và phong cách làm việc, kiên định mục tiêu, góp
phần đưa công cuộc đổi mới đi tới những thắng lợi to lớn.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, việc học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thật sự hiệu
quả. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đơn vị, người dân chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa tự giác tham gia. Việc vận dụng, học tập theo tư
tưởng Hồ Chí Minh còn mang tính dập khuôn, cứng nhắc. Một số cán bộ chủ chốt chưa gương mẫu
và tích cực trong học tập do đó chưa tạo được phong trào học tập sôi nổi ở cơ quan đơn vị. Bên cạnh
đó, công tác tuyên truyền về việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một công tác vô cùng quan trọng,
nhưng lại chưa thật sự mạnh mẽ, chưa huy động được nhiều lực lượng tham gia. `
KẾT LUẬN:
Với những ý nghĩa hết sức to lớn như trên, tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/
1991), Đảng đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Và từ đó tới
nay, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đèn soi sáng cho con đường của chúng ta, là vũ khí lý luận
có giá trị khoa học sâu sắc và có ý nghĩa thực tiễn to lớn; là tư tưởng chỉ đạo, là kim chỉ nam cho
toàn Đảng, toàn dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, nhất là trong giai đoạn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chương 2
Câu 1: Chứng minh sự ra đời của tư tưởng HCM là một tất yếu lịch sử
* Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
HCM sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động.
+ Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động,.. không
mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Không phát
huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực
dân phương Tây.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và Hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội
Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến, thừa nhâ Žn nền bảo hô Ž của thực dân Pháp trên
toàn cõi V Žt Nam.
+ Cuối thế kỷ XIX, các cuô Žc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiê Žu “Cần vương” do các văn thân, s•
phu lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hê Ž tư tưởng phong kiến đã lỗi thời trước các nhiê Žm vụ lịch sử.
+ Các cuô Žc khai thác thuô Žc địa của thực dân Pháp ở V Žt Nam đã làm cho xã hô Ži V Žt Nam có sự
phân hóa giai cấp-xã hô Ži sâu sắc. Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng đân tô Žc
đầu thế kỷ XX.
+ Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước
nhưng đều thất bại (Chủ trương cầu viê Žn, dùng vũ trang khôi phục đôŽc lâ Žp của Phan Bô Ži Châu; Chủ
trương “ỷ Pháp cầu tiến bô Ž” khai thông dân trí, nâng cao dân trí,.. trên cơ sở đó mà dần dần tính
chuyê Žn giải phóng của Phân Chu Trinh; Khởi nghĩa nă Žng cốt cách phong kiến của Hoàng Hoa Thám;
Khởi nghĩa theo khuynh hướng tư sản của Nguyễn Thái Học). Phong trào cứu nước của nhân dân ta
muốn đi đến thắng lợi, phải đi theo con đường mới.
Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách mạng Việt
Nam.
*Bối cảnh thời đại (quốc tế)
Trong khi con thuyền VN còn lênh đênh chưa rõ bờ bến phải đi tới, việc cứu nước như đêm tối “ko
có đường ra” thì lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng đang có những biến chuyển to lớn.
+ CNTB từ giai đoạn cạnh tranh tự do đã chuyển sang giai đoạn đôŽc quyền, xác lâ Žp quyền thống trị
của chúng trên phạm vi toàn thế giới. CNĐQ đã trở thành kẻ thù chung của tất cả các dân tôŽc thuô Žc
địa.
+Có một thực tế lịch sử là, trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân, tại các
nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực M• Latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn
được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước
kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp xã hội mới, trong đó có công nhân và tư sản.
+Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX
đã dẫn đến một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga
thắng lợi (1917). Cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “Thức tỉnh các dân tô Žc châu Á”, Cuộc cách
mạng vô sản ở nước Nga thành công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp
bức, mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.
+ Quốc tế III được thành lâ Žp (1919). Phong trào công nhân trong các nước TBCN và phong trào giải
phóng của các nước thuô Žc địa càng có quan hê Ž Žt thiết với nhau trong cuô Žc đấu tranh chống kẻ thù
chung là CNĐQ.
Tất cả các nô Ži dung trên cho thấy, việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nhu cầu tất yếu
khách quan của cách mạng Việt Nam, mà còn là tất yếu của cách mạng thế giới. ( nguồn
QUANTRI123.COM). Tư tưởng hcm là 1 bước nhảy vọt trong lịch sử tư tưởng vn
-Ý nghĩa: nghiên cứu học tập tt HCM là nhằm áp dụng vào con đường xây dựng đất nước vn vì
mục tiêu: dân giàu,nước mạnh,xh công bằng,dân chủ,văn minh. Đối với thế hệ trẻ nói chung,với học
sinh,sinh viên trong trường cao đẳng và đh ns riêng,Đảng và Nhà nước VN nhấn mạnh cần đặc biệt
coi trọng gd chính trị,tư tưởng ,đạo đức cách mạng,đặc biệt là gd tư tưởng hcm nhằm nâng cao lí
luận,phương pháp tư duy biện chứng,góp phần đào tạo sv thành những chiến sĩ đi tiên phong trong
công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước VN đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như Di chúc của hcm để
lại “ Đoàn viên và thanh niên ta ns chung là tốt,mọi việc đều hăng hái xung phong,kh ngại khó
khăn,có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo gd đạo đức CM cho họ,đào tạo họ thành những người
thừa kế xây dựng cnxh vừa “ hồng” vừa chuyên.Bồi dưỡng thế hệ CM cho đời sau là 1 việc rất quan
trọng và rất cần thiết.
Câu 2: Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng HCM
– Cơ sở khách quan về hoàn cảnh lịch sử:
Tình hình trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của
thực dân Pháp, lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của chúng trên toàn cõi
Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta
có sự biến chuyển và phân hóa.
Tình hình quốc tế, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do
chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới.
( nguồn: Luật Hoàng Phi)
- Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền
văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý.
- Đầu tiên: Chủ nghĩa yêu nước với ý chí bất khuất, tự lực, tự cường để dựng nước và giữ nước tồn
tại trong suốt lịch sử của dân tộc. Đồng thời, trong quá trình dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết
và ý thức dân chủ cũng xuất hiện. Tinh thần đoàn kết và ý thức dân chủ làm cho mối quan hệ Cá
nhân - Gia đình - Làng - Nước ngày càng trở nên bền chặt và nương tựa vào nhau để sinh tồn và phát
triển.
- Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái. Truyền thống này
cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với
thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi
sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội, nhưng truyền thống này vẫn bền vững. Hồ Chí Minh đã kế thừa,
phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái thể hiện tập trung
trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Tinh thầ lạc quan đó có
cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Hồ
Chí Minh là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.
- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và mở
rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc
hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã
biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng
của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp thụ môt nền Quốc học
và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người có thể viết văn Anh, văn Pháp sắc sảo như
một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhu cầu “tự bạch” thì Người làm thơ bằng chữ Hán.
Chính điều đó tạo điều kiện cho Người tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại và làm nên nét đặc
sắc ở Hồ Chí Minh, một con người biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông – Tây.
- Tư tưởng văn hóa phương Đông.
+ Nho giáo. Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng có nhiều yếu tố tích
cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử. Đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành
đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao
văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần hiếu học.
Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm
vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái
được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” (2).
+ Phật giáo. Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm. Những mặt tích
cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tư duy, hành động, cách ứng xử của con
người Việt Nam.
Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; xây
dựng nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đề cao tinh thần bình đẳng,
tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Phật giáo Thiền tông coi trọng lao
động, chống lười biếng.
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ đã hình thành nên Thiền phái
trúc lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia
vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc.
Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động, để lại dấu ấn sâu sắc
trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư tưởng phương Đông như Lão
tử, Mặc tử, Quản tử... Khi đã trở thành người mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa
Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và
văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người.
- Tư tưởng và văn hóa phương Tây.
+ Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc học Huế, Hồ Chí Minh đã
làm quen với văn hóa Pháp. Đặc biệt, Người rất ham mê môn lịch sử, và say sưa tìm hiểu cuộc Đại
cách mạng Pháp 1789.
+ Khi xuất dương, Người đã từng sang M•, đến sống ở New York, làm thuê ở Bruclin và thường đến
thăm khu Haclem của người da đen. Người thường suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sống của con
người... được ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước M•.
+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng như
tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô... Tư tưởng dân chủ của các nhà khai
sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người.
+ Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Người học
được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phôbua (Faubourg), trong
sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp.
Tóm lại, nhờ sự thông minh, óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyện trong phong trào công nhân
Pháp, trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của
thời đại, của văn hóa Đông, Tây, từ tầm cao củ tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và
đổi mới, vận dụng và phát triển.
Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thời đại đã đưa Hồ Chí Minh
đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu tước trở thành người cộng sản. Nhờ có thế giới quan
và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được
những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân
loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác –
Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những phạm trù cơ bản của lý
luận mác – Lênin.
- Sở dĩ Hồ Chí Minh đã lựa chọn các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng
tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên một loạt luận điểm cơ bản hình thành nên tư tưởng Hồ
Chí Minh có nguyên nhân sâu xa là:
+ Khi đi tìm đường cứu nước, ở tuổi 20,Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa và nhiều nước tư
bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được bổ sung thêm những nhận thức mới về
những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Khoảng cuối năm 1917, khi trở lại Pari,
Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội của nước Pháp và nhiều nước
trên thế giới. Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy
giờ thuộc Quốc tế II. Hồ Chí Minh đã có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo.
Nhờ vậy Người quan sát, phân tích, tổng kết một cách độc lập tự chủ và sáng tạo; không rơi vào sao
chép, giáo điều, rập khuôn; tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, phù hợp
với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là
từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.Chính Người đã viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu
nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin ,tin theo Quốc tế III”(3). Nhờ
Lênin, người đã tìm thấy “Con đường giải phóng chúng ta” và từ Lênin, Người đã trở lại nghiên cứu
Mác sâu sắc hơn.
Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý
luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức mácxít, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất chứ
không tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ. Người vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của
chủ nghĩa Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn
cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn
trong sách vở kinh điển.
Tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới là những
đức tính dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Phẩm chất đó được rèn luyện, phát huy
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh
động, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, Hồ Chí Minh
đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái quát hình thành những luận điểm đúng đắn và sáng tạo, hình
thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt
trong nghiên cứu, tìm hiểu.
- Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm
đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
- Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu
nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì
độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc,
chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình.
Câu 3: Trình bày quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM
1. Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước, trước năm 1911
– Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình và của dân tộc. Sinh ra lớn lên
trong một gia đình nho giáo tiến bộ, Người đã tiếp thu những truyền thông tốt đẹp của gia đinh: nhân
cách, ý chí nghị lực phi thường của người cha; lòng độ lượng bao dung, nhân hậu của người mẹ; tinh
thần yêu nước quật cường chống ngoại xâm cũng như tinh thầm hiếu học của vùng quê nghèo xứ
Nghệ.
– Tiếp thu các nền giáo dục nho học, quốc học và tân học. Bên cạnh học Khổng giáo Người đã tiếp
xúc với nhiều loại sách báo tiến bộ ở các trường, lớp tại Vinh, tại kinh đô Huế, hiểu rõ tình cảnh
nước nhà bị giặc ngoại xâm đô hộ, Hồ Chí Minh sớm có tư tưởng yêu nước và thể hiện rõ tư tưởng
yêu nước trong hành động.
– Hồ Chí Minh đã tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Là thày giáo ở Trường Dục Thanh,
Phan Thiết, khi dạy học cũng như trong trong sinh hoạt, Hồ Chí Minh thường đem hết nhiệt tình
truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những suy nghĩ về vận mệnh nước nhà.
– Điểm đặc biệt của tuổi trẻ Hồ Chí Minh là suy ngẫm sâu sắc về Tổ quốc và thời cuộc. Tuy rất
khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối cách mạng nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, v.v. nhưng Người sáng suốt phê phán, không tán thành, không đi theo
con đường, phương pháp, khuynh hướng cứu nước của các vị đó. Hồ Chí Minh muốn tìm hiểu
những gì ẩn giấu sau sức mạnh của kẻ thù và học hỏi kinh nghiệm cách mạng trên thế giới. Ngày 5-
6-1911, Hồ Chí Minh đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân.
2. Thời kỳ tìm kiếm và xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911 -1920)
– Hồ Chí Minh đến nhiều nước trên thế giới để tìm hiểu, khảo sát, lựa chọn con đường cứu nước.
Qua cuộc hành trình này, ở Người hình thành một nhận thức mới: Nhân dân lao động các nước,
trong đó có giai cấp công nhân, đều bị bóc lột có thể là bạn của nhau; còn chủ nghĩa đế quốc, bọn
thực dân ở đâu cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao động.
– Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc,
gửi Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây, đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân
Việt Đây là tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trên
diễn đàn quốc tế. Tiếng nói chính nghĩa đó có ảnh hưởng lớn tới các phong trào yêu nước ở Việt
Nam.
– Hồ Chí Minh đã tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
theo con đường cách mạng vô sản qua nghiên cứu “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa vào tháng 7-1920.
– Cuối năm 1020, Hồ Chí Minh cùng những người phái tả trong Đảng Xã hội Pháp tại Đại hội ở
thành phố Tua, bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở
thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Hồ Chí
Minh, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước kết hợp chặt chẽ với lập trường cách mạng vô sản.
3. Thời kỳ hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1920 -1930)
– Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, phong phú ở nhiều nơi trên thế
giới: Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc(1924-1927), Thái Lan (1928-1929),đẩy
mạnh hoạt động lý luận chính trị, tổ chức, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để
lãnh đạo cách mạng Việt
– Thông qua báo chí và các hoạt động thực tiễn Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Các tác phẩm như Bản án chế độ thực dân
Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927) và nhiều bài viết của Hồ Chí Minhtrong thời kỳ này thể hiện
những quan điểm độc đáo, sáng tạo của Người về con đường cách mạng Việt Nam.
– Cũng trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh sáng lập tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản: Hội Việt Nam
Thanh niên Cách mạng (tháng 6- 1925), ra báo Thanh niên bằng tiếng Việt, từng bước truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin và lý luận cách mạng trong những người yêu nước và công nhân.
– Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt
Nam, thông qua các văn kiện do Người khởi thảo (đầu năm 1930). Các văn kiện này là Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chính thức khẳng định rõ những quan điểm
cơ bản về đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam, việc tổ chức, xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam thành một tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
– Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo đã
chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài suốt từ
cuối thế kỷ XIX sang đầu năm 1930.
4. Thời kỳ vượt qua thử thách, giữ vững đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo (1930 -1941)
– Do chịu ảnh hưởng quan điểm giáo điều tả khuynh và không nắm vững tình hình các dân tộc thuộc
địa, Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương có những nhìn nhận sai lầm về Hồ Chí Minh.
Những tư tưởng mới mẻ, đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
chẳng những không được hiểu và chấp nhận mà còn bị phê phán, bị coi là “hữu khuynh”, “dân tộc
chủ nghĩa”.
– Hội nghị Trung ương Đảng họp tháng 10-1930 ra nghị quyết cho rằng: Hội nghị hợp nhất Đảng do
Nguyễn Ái Quốc chủ trì có nhiều sai lầm, “chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp
tranh đấu, ấy là một sự rất nguy hiểm”, việc phân chia thành trung, tiểu, đại địa chủ trong sách lược
của Đảng là không đúng. Hội nghị ra án nghị quyết: “Thủ tiêu chánh cương, sách lược và điều lệ
Đảng”; đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động theo như
chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, v.v
– Thoát khỏi nhà tù của thực dân Anh ở Hồng Kông, cuối năm 1932, Hồ Chí Minh trở lại Liên Xô,
vào học Trường Quốc tế Lênin. Sau đó, Người làm nghiên cứu sinh tại Ban Sử của Viện Nghiên cứu
các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản. Trong quãng thời gian từ năm 1932 đến năm
1938, Hồ Chí Minh vẫn còn bị hiểu lầm về một số hoạt động thực tế và quan điểm cách mạng.
Người kiên trì giữ vững con đường cách mạng, viết thư cho Quốc tế cộng sản đề nghị được tiếp tục
hoạt động cách mạng.
– Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước tại Pác Bó- Cao Bằng, với tư cách cán bộ Quốc tế Cộng sản,
Người chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị này đã đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu. Người khẳng định rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết
thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi
nước sôi lửa nóng”.
– Trải qua sóng gió, thử thách, những quan điểm cơ bản nhất về đường lối cách mạng giải phóng dân
tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh được Đảng khẳng định đưa vào thực tiễn tổ chức nhân dân biến
thành các phong trào cách mạng để dẫn tới thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
5. Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển và thắng lợi (1941 -1969)
– Trong thời kỳ này, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cơ bản là thống nhất, lãnh đạo
cách mạng Việt Nam chuẩn bị lực lượng, đón thời cơ khởi nghĩa, giành chính quyền. Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 thành công, giành lại độc lập dân tộc. Đây là thắng lợi to lớn của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt
– Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời,
mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
– Từ 1945 -1969, Hồ Chí Minh với cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước ta, trực tiếp lãnh đạo hai
cuộc kháng chiến và xây dựng CNXH ở miền Bắc, tư tưởng Hồ Chí Minh được bổ sung phát triển
hệ thống quan điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân
sự, văn hoá, đạo đức, đối ngoại, v,v…nhằm hướng tới mục tiêu nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, dân chủ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
– Trước khi đi xa, Người để lại Di chúc, một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh tư tưởng, trí tuệ, tâm
hồn, đạo đức, phong cách của một lãnh tụ cách mạng, anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc,
nhà văn hóa kiệt xuất, suốt đời vì dân, vì nước. Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh là:
“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
– Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển trong thực
tiễn cách mạng Việt Nam. ( Nguồn :Lý tưởng)
Câu 4: Tại sao nói đến năm 1930,tư tưởng HCM về CM VN cơ bản đã được hình thành
Câu 5: Phân tích tiền đề lí luận trực tiếp đóng vai trò quyết định tới bản chất tư tưởng HCM
Câu 6: Phân tích giá trị tư tưởng HCM
Giáo trình trang 65
CHƯƠNG 3:
Câu 1:Phân tích quan điểm vủa HCM về độc lập dân tộc
Giáo trình trang 73-80
Câu 2: Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc
-Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp công nhân cố gắng lật đổ giai
cấp tư sản. Bản chất của cách mạng vô sản là do bản chất công nhân của giai cấp đó quy định
-Bạo lực cách mạng là một phạm trù dùng để chỉ một phương pháp giành chính quyền của quần
chúng. Việc dùng bạo lực cách mạng là cần thiết và tất yếu trong mọi cuộc cách mạng của quần
chúng, nhằm lật đổ một chế độ chính trị lỗi thời và phản động, thiết lập nên một chế độ chính trị tiên
tiến và cách mạng. C.Mác và F.Anghen từng nêu một luận điểm nổi tiếng: “Bạo lực là bà đỡ cho mọi
xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới”. Đối với cuộc cách mạng vô sản, V.I.Lênin cũng khẳng
định rằng “không có cách mạng bạo lực thì không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô
sản được”.
-Giáo trình từ 80-92
Câu 3:Chứng minh luận điểm “ Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động,sáng tạo
và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc” là 1 trong những luận điểm
sáng tạo của HCM.
- Khái niệm sáng tạo: Sáng tạo là quá trình tư duy có chủ đích nhằm mục tiêu tìm kiếm, sáng chế,
hay phát minh ra những thứ mới. Thứ mới có thể là thứ chưa từng tồn tại trước đó, hoặc đã từng có
nhưng lại được xây dựng theo một cách mới (cải tiến hơn).
-MQH khăng khít của CM vô sản và CM thuộc địa
Quan điểm Hồ Chí Minh:
+Quan hệ khăng khít, mật thiết
-Giai cấp VS thế giới và nhân dân các nước thuộc địa đều có chung một kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc
+Quan hệ bình đẳng
-Hồ Chí Minh đánh giá đúng khả năng cách mạng to lớn của nhân dân các nước thuộc địạ. Thuộc địa
được xem là khâu yếu nhất của CNĐQ.
-Thuộc địa được xem là khâu yếu nhất của CNĐQ:
-Theo quan niệm CN M-L, ở nên thuộc địa là nơi có động lực cách mạng to lớn. Nên họ chỉ cần có
cơ hội là họ sẵn sàng đứng lên đấu tranh.
-Được sự đồng tình của Quốc tế cộng sản…
-chủ nghĩa đế quốc đi xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường tạo nên mâu thuẫn chủ yếu lúc bấy giờ
của thời đại là chủ nghĩa đế quốc mâu thuẫn với dân tộc thuộc địa, hơn nữa ở các nước thuộc địa có
động lực cách mạng to lớn vì họ công – nông bị áp bức nặng nề ( ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh,
áp bức càng nặng thì đấu tranh càng lớn); các nước thuộc địa được sự đồng tình ủng hộ của nhân
loại tiến bộ trên thế giới và Quốc tế cộng sản.
+Cách mạng GPDT chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở
chính quốc
-Thuộc địa có một vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là nơi duy trì sự
tồn tại, phát triển, là món mồi “béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc.
-Tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa (ở đâu có áp bức, ở đó
có đấu tranh, áp bức càng nặng thì đấu tranh càng lớn), mà theo Người nó sẽ bùng lên mạnh mẽ,
hình thành một “lực lượng khổng lồ” khi được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng.
-Mác khẳng định: “Sự thống trị của tư bản là có tính chất quốc tế. Chính vì thế, cuộc đấu tranh của
công nhân ở tất cả các nước để tự giải phóng, chỉ có thể thành công được, nếu công nhân cùng nhau
đấu tranh chống lại tư bản quốc tế”(4).
* Thực tiễn:
Câu 4: Nêu giá trị lí luận và thực tiễn của tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc đối
với sự nghiệp cách mạng VN
Giá trị lí luận:Làm phong phú học thuyết Mác Lênin về cách mạng thuộc địa
+ Về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản,
nhưng con đường cách mạng giải phóng dân tộc là do Hồ Chí Minh hoạch định, chứ không phải đã
tồn tại từ trước.
Hồ Chí Minh không tự khuôn mình trong những nguyên lý có sẵn không rập khuôn máy móc lý luận
đấu tranh giai cấp vào điều kiện lịch sử ở thuộc địa, mà có sự kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn
đề giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp và giải quyết vấn đề giai cấp trong vấn
đề dân tộc gắn độc lập dân tộc với phương hướng xã hội chủ nghĩa.
Sử dụng “phương pháp làm việc biện chứng”, Người đã phân tích thực tiễn xã hội thuộc địa, phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa xây dựng nên lý luận cách
mạng giải phóng dân tộc và truyền bá vào Việt Nam.
+ Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc
Phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh hết sức độc đáo và sáng tạo
thấm nhuần tính nhân văn.
Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa nhất là so sánh lực lượng quá chênh lệch về kinh tế
và quân sự giữa các dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí Minh đã xây dựng nên lý luận
về phương pháp khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành
một hệ thống luận điểm mới mẻ sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phướng
pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Đó là một di sản tư tưởng quân sự vô giá
mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta.
Giá trị thực tiễn
Làm chuyển hóa phong trào yêu nước, tạo điều kiện cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Làm chuyển hóa phong trào yêu nước Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên
yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đang đi tìm chân lý, là ngọn cờ hướng đạo phong trào cách mạng
Việt Nam trước khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đó được những người
Việt Nam yêu nước tiếp thu như một ánh sáng chân lý của chính mình, “giống như người đang khát
mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn”.Tư tưởng đó thâm nhập vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam, góp phần quyết định trong việc xác lập con đường cứu nước mới,
làm cho phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang qu• đạo cách mạng vô sản.
Hồ Chí Minh đã tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Xam rồi đem chủ nghĩa Mác – Lênin và lý
luận cách mạng giải phóng dân tộc truyền bá cho họ dẫn dắt họ đi theo con đường mà chính Người
đã trải qua: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự chuyển hóa tiêu biểu nhất là
Tân Việt cách mạng đảng, từ lập trường tư sản đã chuyển sang lập trường vô sản.
Đó là sự chuyển hóa mang tính cách mạng, đưa sự nghiệp gỉai phóng và phát triển dân tộc tiến lên
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Xam
Trước hết. cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí
Minh là một vũ khí tư tưởng mới của phong trào yêu nước Việt Nam, làm cho phong trào yêu nước
chuyển dần sang qu• đạo cách mạng vô sản và cũng trở thành một trong những điều kiện dẫn đến sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai là, lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào giai cấp
công nhân, soi đường chỉ lối cho giai cấp công nhân đấu tranh, làm cho giai cấp công nhân ngày
càng giác ngộ, phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh theo phương hướng từ tự phát đến tự
giác và trở thành một điều kiện dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ba là. lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, nhất là những tư tưởng hình thành
trong những năm 20 của thế kỷ XX là sự chuẩn bị tích cực về mặt tư tưởng chính trị cho sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đặt cơ sở để xây dựng nên đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng
+ Là cơ sở hình thành Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc, phản ánh yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng
nhân dân, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại đặt nền móng vững chắc để xây dựng
nền Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua đầu năm
1930.
+ Là cơ sở để phát triển và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ
nghĩa xã hội qua ba giai đoạn chiến lược
Từ tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (5-1941) đã xác định đưòng lối cách mạng giải phóng dân tộc với chủ trương
“thay đổi chiến lược”, nhấn mạnh cuộc đấu tranh dân tộc ở thuộc địa. Đó là những bước đi khác
nhau để tiến lên chủ nghĩa xã hội. là biểu hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội được khẳng định ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
+ Là cơ sở của đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc được tiếp tục phát triển trong tiến trình
cách mạng Việt Nam; được quán triệt, vận dụng và phát triển trong sự nghiệp kháng chiến - kiến
quõc. Hình thành nên đường lối quân sự nói chung và đường lối chiến tranh nhân dân nói riêng của
Đảng Cộng sản Việt Nam nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc M•
xâm lược.
Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng phát triển và ngày càng hoàn chỉnh gắn liền với sự nghiệp
và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Đó là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của dân tộc Việt Nam trước
những kẻ thù đế quốc lớn mạnh.
- Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1940-1975) đã
chứng minh tinh thần độc lập, tự chủ tính khoa học, tính cách mạng và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí
Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam, soi đường cho dân tộc Việt Nam tiến lên. Cùng
nhân loại biến thế kỷ XX thành một thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Những
thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX chứng tỏ hùng hồn giá trị khoa học
và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 5 : Phân tích quan điểm của HCM về những đặc trưng cơ bản của CNXH ở VN
-Giáo trình mục c trang 97-100
Câu 6: Phân tích quan điểm của HCM về đặc điểm,nhiệm vụ của thời kì quá độ lên CNXH và
những nguyên tắc xây dựng CNXH trong thời kì quá độ ở VN
-Giáo trình trang 109-114
Câu 7: Vận dụng quan điểm của HCM về nguyên tắc xây dựng CNXH trong thời kì quá độ lên
CNXH ở VN hiện nay
CHƯƠNG 4
| 1/22

Preview text:

BÀI SOẠN MÔN TƯ TƯỞNG CHƯƠNG 1
Câu 1: Trình bày quá trình nhận thức của đcsvn về tư tưởng HCM
-Trong bài Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 02/1951), đồng
chí Tôn Đức Thắng đã khẳng định: “Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng
của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch… Toàn Đảng hãy ra sức học
tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy, là điều kiện
tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”2. Đây là lần
đầu tiên Đảng ta đề cập mối quan hệ mật thiết giữa đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó đường lối chính trị là nội dung chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3/1982), Đảng ta nhấn mạnh: “Đảng ta phải đặc biệt coi trọng
tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
toàn Đảng”. Có thể coi Văn kiện Đại hội V của Đảng là tài liệu sớm nhất đề cập tới việc tổ chức học
tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Từ đó, việc nghiên cứu học tập
tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh, có cả các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Đặc biệt,
nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1990, Unessco đã vinh danh Hồ
Chí Minh danh hiệu kép: Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất. Đến Đại hội VI tiếp
tục khẳng định những giá trị to lớn mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta, là “đạo đức
sáng mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. Đặc biệt, trong nghị quyết lần này, đã đưa ra
5 bài học để quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là: (1) Lấy dân làm gốc, (2) Xuất phát từ thực tế và
tôn trọng quy luật khách quan, (3) kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, (4) Xây dựng
Đảng cầm quyền, (5) Đổi mới tư duy phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1991) thông qua Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam khẳng định: (1) Cùng với
chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh; (2) Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; (3) Đảng đưa ra khái
niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta; (4) Trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở
thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc; (5) Nói tư tưởng Hồ Chí Minh là phù
hợp với thực tế cách mạng nước ta, phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân
ta; (6) Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới
quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.
-Đại hội VII là mốc son chói lọi, khẳng định một nấc thang quan trọng trong nhận thức của Đảng
về tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đây trở đi, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh cả
bề rộng lẫn chiều sâu. Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 18-02-1995 của Bộ Chính trị “Về một số định
hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” đã khẳng định lại: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam”[4]
-Như vậy, từ Đại hội II (1951) đến trước Đại hội VII (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam chưa trực
tiếp đề cập nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng Đảng đã quan tâm đến vấn đề này và
đã nhấn mạnh học tập, học hỏi Hồ Chí Minh về: tư tưởng; đạo đức cách mạng; tác phong; đường lối
chính trị; tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế, lời nói với việc làm, lý luận với thực tiễn; đảng viên phải tham gia các lớp nghiên cứu tác
phẩm của Hồ Chí Minh …
-Đại hội IX có bước phát triển nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết
quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài
sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”19, từ đó nêu ra chín nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh.
(Bùi đình phong- học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
-Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (01/2011) tiếp tục khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng
Hồ Chí Minh, đưa ra khái niệm cụ thể, có tính hệ thống, toàn diện và sâu sắc: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.
- Văn kiện Đại hội XII đã tiếp tục khẳng định, hoàn thiện quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng ta
trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu
những kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện nước ta.
Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là thấm nhuần sâu sắc hệ thống quan điểm và phương
pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng
của mỗi người, để làm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam trong hành động của chúng ta. ( Nguồn:Hứa Thị Thoa- Giảng viên khoa lí luận cơ sở)
Câu 2: Phân tích khái niệm tư tưởng HCM Đã cap ảnh
Câu 3:Phân tích đối tượng nghiên cứu và học tập của môn học tư tưởng HCM -giáo trình trang 19-20
Câu 4: Trình bày ý nghĩa học tập tư tưởng HCM đối với sinh viên.
-Đối với sinh viên, đội ngũ trí thức tương lai của nước nhà, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước,
gắn liên với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập vào đời sống toàn cầu.
Nâng cao năng lực tư duy Lý luận và phương pháp công tác
-Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thông qua việc làm rõ và truyền
thụ nội dung hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạngViệt
Nam, làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống
cánh mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh
thần của thế hệ trẻ nước ta.
-Thông qua học tập nghiên cứu tư tường Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh
niên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vối chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê
phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các
vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp
phần giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng, biết sống ở đời và làm người hợp đạo lý, yêu
cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu; nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng sản Việt Nam,
tự nguyện “sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
-Trên cơ sở kiến thức đã được học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân,
hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, con
đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Đối với sinh viên, giáo dục tư tưởng,
văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục lý luận sống, đạo làm người, hoàn thiện nhân cách cá
nhân, trang bị cho họ trí tuệ và phương pháp tư duy biện chứng để họ trở thành những chiến sĩ đi
tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như
mong muốn và khát vọng của Hồ Chí Minh.
Câu 5 : Nội dung của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh:
-Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là việc nghiên cứu và vận dụng hệ thống các quan điểm của
Hồ Chí Minh, bao gồm các tư tưởng chủ yếu như: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân
dân, xây dựng Nhà nước của dân do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân; về phát triển kinh tế văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân; về đạo đức Cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng
thế hệ Cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân;…
-Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta phải nắm bắt được yếu tố cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, đó là: tư tưởng về độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Câu 6: Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: -Giáo trình trang 28-31
* Thực tiễn việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay:
Việc giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cách mạng luôn được coi trọng, đặc biệt là giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay đã được đưa vào chương trình
giảng dạy của nhiều trường cao đẳng, đại học. Không ít những đoàn viên, thanh niên noi theo tấm
gương của Bác đạt nhiều thành công trong học tập cũng như những lĩnh vực khác. Cũng nhờ việc
học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, các cán bộ, đảng viên và đông đảo tầng lớp nhân dân đã nâng cao
được nhận thức tư tưởng, cải tiến phương pháp và phong cách làm việc, kiên định mục tiêu, góp
phần đưa công cuộc đổi mới đi tới những thắng lợi to lớn.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, việc học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thật sự hiệu
quả. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đơn vị, người dân chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa tự giác tham gia. Việc vận dụng, học tập theo tư
tưởng Hồ Chí Minh còn mang tính dập khuôn, cứng nhắc. Một số cán bộ chủ chốt chưa gương mẫu
và tích cực trong học tập do đó chưa tạo được phong trào học tập sôi nổi ở cơ quan đơn vị. Bên cạnh
đó, công tác tuyên truyền về việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một công tác vô cùng quan trọng,
nhưng lại chưa thật sự mạnh mẽ, chưa huy động được nhiều lực lượng tham gia. ` KẾT LUẬN:
Với những ý nghĩa hết sức to lớn như trên, tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/
1991), Đảng đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Và từ đó tới
nay, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đèn soi sáng cho con đường của chúng ta, là vũ khí lý luận
có giá trị khoa học sâu sắc và có ý nghĩa thực tiễn to lớn; là tư tưởng chỉ đạo, là kim chỉ nam cho
toàn Đảng, toàn dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, nhất là trong giai đoạn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chương 2
Câu 1: Chứng minh sự ra đời của tư tưởng HCM là một tất yếu lịch sử
* Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
HCM sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động.
+ Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động,.. không
mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Không phát
huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và Hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội
Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến, thừa nhâ Žn nền bảo hô Ž của thực dân Pháp trên toàn cõi Viê Žt Nam.
+ Cuối thế kỷ XIX, các cuô Žc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiê Žu “Cần vương” do các văn thân, s•
phu lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hê Ž tư tưởng phong kiến đã lỗi thời trước các nhiê Žm vụ lịch sử.
+ Các cuô Žc khai thác thuô Žc địa của thực dân Pháp ở Viê Žt Nam đã làm cho xã hô Ži Viê Žt Nam có sự
phân hóa giai cấp-xã hô Ži sâu sắc. Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng đân tô Žc đầu thế kỷ XX.
+ Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước
nhưng đều thất bại (Chủ trương cầu viê Žn, dùng vũ trang khôi phục đô Žc lâ Žp của Phan Bô Ži Châu; Chủ
trương “ỷ Pháp cầu tiến bô Ž” khai thông dân trí, nâng cao dân trí,.. trên cơ sở đó mà dần dần tính
chuyê Žn giải phóng của Phân Chu Trinh; Khởi nghĩa nă Žng cốt cách phong kiến của Hoàng Hoa Thám;
Khởi nghĩa theo khuynh hướng tư sản của Nguyễn Thái Học). Phong trào cứu nước của nhân dân ta
muốn đi đến thắng lợi, phải đi theo con đường mới.
Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam.
*Bối cảnh thời đại (quốc tế)
Trong khi con thuyền VN còn lênh đênh chưa rõ bờ bến phải đi tới, việc cứu nước như đêm tối “ko
có đường ra” thì lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng đang có những biến chuyển to lớn.
+ CNTB từ giai đoạn cạnh tranh tự do đã chuyển sang giai đoạn đô Žc quyền, xác lâ Žp quyền thống trị
của chúng trên phạm vi toàn thế giới. CNĐQ đã trở thành kẻ thù chung của tất cả các dân tô Žc thuô Žc địa.
+Có một thực tế lịch sử là, trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân, tại các
nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực M• Latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn
được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước
kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp xã hội mới, trong đó có công nhân và tư sản.
+Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX
đã dẫn đến một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga
thắng lợi (1917). Cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “Thức tỉnh các dân tô Žc châu Á”, Cuộc cách
mạng vô sản ở nước Nga thành công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp
bức, mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.
+ Quốc tế III được thành lâ Žp (1919). Phong trào công nhân trong các nước TBCN và phong trào giải
phóng của các nước thuô Žc địa càng có quan hê Ž mâ Žt thiết với nhau trong cuô Žc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ.
Tất cả các nô Ži dung trên cho thấy, việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nhu cầu tất yếu
khách quan của cách mạng Việt Nam, mà còn là tất yếu của cách mạng thế giới. ( nguồn
QUANTRI123.COM). Tư tưởng hcm là 1 bước nhảy vọt trong lịch sử tư tưởng vn
-Ý nghĩa: nghiên cứu học tập tt HCM là nhằm áp dụng vào con đường xây dựng đất nước vn vì
mục tiêu: dân giàu,nước mạnh,xh công bằng,dân chủ,văn minh. Đối với thế hệ trẻ nói chung,với học
sinh,sinh viên trong trường cao đẳng và đh ns riêng,Đảng và Nhà nước VN nhấn mạnh cần đặc biệt
coi trọng gd chính trị,tư tưởng ,đạo đức cách mạng,đặc biệt là gd tư tưởng hcm nhằm nâng cao lí
luận,phương pháp tư duy biện chứng,góp phần đào tạo sv thành những chiến sĩ đi tiên phong trong
công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước VN đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như Di chúc của hcm để
lại “ Đoàn viên và thanh niên ta ns chung là tốt,mọi việc đều hăng hái xung phong,kh ngại khó
khăn,có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo gd đạo đức CM cho họ,đào tạo họ thành những người
thừa kế xây dựng cnxh vừa “ hồng” vừa chuyên.Bồi dưỡng thế hệ CM cho đời sau là 1 việc rất quan
trọng và rất cần thiết.
Câu 2: Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng HCM
– Cơ sở khách quan về hoàn cảnh lịch sử:
Tình hình trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của
thực dân Pháp, lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của chúng trên toàn cõi
Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta
có sự biến chuyển và phân hóa.
Tình hình quốc tế, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do
chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. ( nguồn: Luật Hoàng Phi)
- Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền
văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý.
- Đầu tiên: Chủ nghĩa yêu nước với ý chí bất khuất, tự lực, tự cường để dựng nước và giữ nước tồn
tại trong suốt lịch sử của dân tộc. Đồng thời, trong quá trình dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết
và ý thức dân chủ cũng xuất hiện. Tinh thần đoàn kết và ý thức dân chủ làm cho mối quan hệ Cá
nhân - Gia đình - Làng - Nước ngày càng trở nên bền chặt và nương tựa vào nhau để sinh tồn và phát triển.
- Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái. Truyền thống này
cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với
thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi
sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội, nhưng truyền thống này vẫn bền vững. Hồ Chí Minh đã kế thừa,
phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái thể hiện tập trung
trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Tinh thầ lạc quan đó có
cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Hồ
Chí Minh là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.
- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và mở
rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc
hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã
biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng
của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp thụ môt nền Quốc học
và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người có thể viết văn Anh, văn Pháp sắc sảo như
một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhu cầu “tự bạch” thì Người làm thơ bằng chữ Hán.
Chính điều đó tạo điều kiện cho Người tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại và làm nên nét đặc
sắc ở Hồ Chí Minh, một con người biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông – Tây.
- Tư tưởng văn hóa phương Đông.
+ Nho giáo. Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng có nhiều yếu tố tích
cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử. Đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành
đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao
văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần hiếu học.
Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm
vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái
được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” (2).
+ Phật giáo. Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm. Những mặt tích
cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tư duy, hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam.
Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; xây
dựng nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đề cao tinh thần bình đẳng,
tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Phật giáo Thiền tông coi trọng lao
động, chống lười biếng.
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ đã hình thành nên Thiền phái
trúc lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia
vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc.
Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động, để lại dấu ấn sâu sắc
trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư tưởng phương Đông như Lão
tử, Mặc tử, Quản tử... Khi đã trở thành người mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa
Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và
văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người.
- Tư tưởng và văn hóa phương Tây.
+ Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc học Huế, Hồ Chí Minh đã
làm quen với văn hóa Pháp. Đặc biệt, Người rất ham mê môn lịch sử, và say sưa tìm hiểu cuộc Đại cách mạng Pháp 1789.
+ Khi xuất dương, Người đã từng sang M•, đến sống ở New York, làm thuê ở Bruclin và thường đến
thăm khu Haclem của người da đen. Người thường suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sống của con
người... được ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước M•.
+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng như
tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô... Tư tưởng dân chủ của các nhà khai
sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người.
+ Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Người học
được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phôbua (Faubourg), trong
sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp.
Tóm lại, nhờ sự thông minh, óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyện trong phong trào công nhân
Pháp, trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của
thời đại, của văn hóa Đông, Tây, từ tầm cao củ tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và
đổi mới, vận dụng và phát triển. Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thời đại đã đưa Hồ Chí Minh
đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu tước trở thành người cộng sản. Nhờ có thế giới quan
và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được
những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân
loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác –
Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận mác – Lênin.
- Sở dĩ Hồ Chí Minh đã lựa chọn các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng
tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên một loạt luận điểm cơ bản hình thành nên tư tưởng Hồ
Chí Minh có nguyên nhân sâu xa là:
+ Khi đi tìm đường cứu nước, ở tuổi 20,Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa và nhiều nước tư
bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được bổ sung thêm những nhận thức mới về
những gì ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Khoảng cuối năm 1917, khi trở lại Pari,
Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội của nước Pháp và nhiều nước
trên thế giới. Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc bấy
giờ thuộc Quốc tế II. Hồ Chí Minh đã có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo.
Nhờ vậy Người quan sát, phân tích, tổng kết một cách độc lập tự chủ và sáng tạo; không rơi vào sao
chép, giáo điều, rập khuôn; tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, phù hợp
với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là
từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.Chính Người đã viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu
nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin ,tin theo Quốc tế III”(3). Nhờ
Lênin, người đã tìm thấy “Con đường giải phóng chúng ta” và từ Lênin, Người đã trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn.
Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý
luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức mácxít, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất chứ
không tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ. Người vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của
chủ nghĩa Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn
cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển.
Tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới là những
đức tính dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Phẩm chất đó được rèn luyện, phát huy
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh
động, giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, Hồ Chí Minh
đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái quát hình thành những luận điểm đúng đắn và sáng tạo, hình
thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt
trong nghiên cứu, tìm hiểu.
- Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm
đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
- Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu
nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì
độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc,
chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình.
Câu 3: Trình bày quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM
1. Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước, trước năm 1911
– Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình và của dân tộc. Sinh ra lớn lên
trong một gia đình nho giáo tiến bộ, Người đã tiếp thu những truyền thông tốt đẹp của gia đinh: nhân
cách, ý chí nghị lực phi thường của người cha; lòng độ lượng bao dung, nhân hậu của người mẹ; tinh
thần yêu nước quật cường chống ngoại xâm cũng như tinh thầm hiếu học của vùng quê nghèo xứ Nghệ.
– Tiếp thu các nền giáo dục nho học, quốc học và tân học. Bên cạnh học Khổng giáo Người đã tiếp
xúc với nhiều loại sách báo tiến bộ ở các trường, lớp tại Vinh, tại kinh đô Huế, hiểu rõ tình cảnh
nước nhà bị giặc ngoại xâm đô hộ, Hồ Chí Minh sớm có tư tưởng yêu nước và thể hiện rõ tư tưởng
yêu nước trong hành động.
– Hồ Chí Minh đã tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Là thày giáo ở Trường Dục Thanh,
Phan Thiết, khi dạy học cũng như trong trong sinh hoạt, Hồ Chí Minh thường đem hết nhiệt tình
truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những suy nghĩ về vận mệnh nước nhà.
– Điểm đặc biệt của tuổi trẻ Hồ Chí Minh là suy ngẫm sâu sắc về Tổ quốc và thời cuộc. Tuy rất
khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối cách mạng nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, v.v. nhưng Người sáng suốt phê phán, không tán thành, không đi theo
con đường, phương pháp, khuynh hướng cứu nước của các vị đó. Hồ Chí Minh muốn tìm hiểu
những gì ẩn giấu sau sức mạnh của kẻ thù và học hỏi kinh nghiệm cách mạng trên thế giới. Ngày 5-
6-1911, Hồ Chí Minh đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân.
2. Thời kỳ tìm kiếm và xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911 -1920)
– Hồ Chí Minh đến nhiều nước trên thế giới để tìm hiểu, khảo sát, lựa chọn con đường cứu nước.
Qua cuộc hành trình này, ở Người hình thành một nhận thức mới: Nhân dân lao động các nước,
trong đó có giai cấp công nhân, đều bị bóc lột có thể là bạn của nhau; còn chủ nghĩa đế quốc, bọn
thực dân ở đâu cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao động.
– Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc,
gửi Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây, đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân
Việt Đây là tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trên
diễn đàn quốc tế. Tiếng nói chính nghĩa đó có ảnh hưởng lớn tới các phong trào yêu nước ở Việt Nam.
– Hồ Chí Minh đã tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
theo con đường cách mạng vô sản qua nghiên cứu “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa vào tháng 7-1920.
– Cuối năm 1020, Hồ Chí Minh cùng những người phái tả trong Đảng Xã hội Pháp tại Đại hội ở
thành phố Tua, bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở
thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Hồ Chí
Minh, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước kết hợp chặt chẽ với lập trường cách mạng vô sản.
3. Thời kỳ hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1920 -1930)
– Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, phong phú ở nhiều nơi trên thế
giới: Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc(1924-1927), Thái Lan (1928-1929),đẩy
mạnh hoạt động lý luận chính trị, tổ chức, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để
lãnh đạo cách mạng Việt
– Thông qua báo chí và các hoạt động thực tiễn Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Các tác phẩm như Bản án chế độ thực dân
Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927) và nhiều bài viết của Hồ Chí Minhtrong thời kỳ này thể hiện
những quan điểm độc đáo, sáng tạo của Người về con đường cách mạng Việt Nam.
– Cũng trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh sáng lập tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản: Hội Việt Nam
Thanh niên Cách mạng (tháng 6- 1925), ra báo Thanh niên bằng tiếng Việt, từng bước truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin và lý luận cách mạng trong những người yêu nước và công nhân.
– Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt
Nam, thông qua các văn kiện do Người khởi thảo (đầu năm 1930). Các văn kiện này là Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chính thức khẳng định rõ những quan điểm
cơ bản về đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam, việc tổ chức, xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam thành một tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
– Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo đã
chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài suốt từ
cuối thế kỷ XIX sang đầu năm 1930.
4. Thời kỳ vượt qua thử thách, giữ vững đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo (1930 -1941)
– Do chịu ảnh hưởng quan điểm giáo điều tả khuynh và không nắm vững tình hình các dân tộc thuộc
địa, Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương có những nhìn nhận sai lầm về Hồ Chí Minh.
Những tư tưởng mới mẻ, đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
chẳng những không được hiểu và chấp nhận mà còn bị phê phán, bị coi là “hữu khuynh”, “dân tộc chủ nghĩa”.
– Hội nghị Trung ương Đảng họp tháng 10-1930 ra nghị quyết cho rằng: Hội nghị hợp nhất Đảng do
Nguyễn Ái Quốc chủ trì có nhiều sai lầm, “chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp
tranh đấu, ấy là một sự rất nguy hiểm”, việc phân chia thành trung, tiểu, đại địa chủ trong sách lược
của Đảng là không đúng. Hội nghị ra án nghị quyết: “Thủ tiêu chánh cương, sách lược và điều lệ
Đảng”; đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động theo như
chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, v.v
– Thoát khỏi nhà tù của thực dân Anh ở Hồng Kông, cuối năm 1932, Hồ Chí Minh trở lại Liên Xô,
vào học Trường Quốc tế Lênin. Sau đó, Người làm nghiên cứu sinh tại Ban Sử của Viện Nghiên cứu
các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản. Trong quãng thời gian từ năm 1932 đến năm
1938, Hồ Chí Minh vẫn còn bị hiểu lầm về một số hoạt động thực tế và quan điểm cách mạng.
Người kiên trì giữ vững con đường cách mạng, viết thư cho Quốc tế cộng sản đề nghị được tiếp tục hoạt động cách mạng.
– Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước tại Pác Bó- Cao Bằng, với tư cách cán bộ Quốc tế Cộng sản,
Người chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị này đã đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu. Người khẳng định rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết
thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng”.
– Trải qua sóng gió, thử thách, những quan điểm cơ bản nhất về đường lối cách mạng giải phóng dân
tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh được Đảng khẳng định đưa vào thực tiễn tổ chức nhân dân biến
thành các phong trào cách mạng để dẫn tới thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
5. Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển và thắng lợi (1941 -1969)
– Trong thời kỳ này, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cơ bản là thống nhất, lãnh đạo
cách mạng Việt Nam chuẩn bị lực lượng, đón thời cơ khởi nghĩa, giành chính quyền. Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 thành công, giành lại độc lập dân tộc. Đây là thắng lợi to lớn của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt
– Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời,
mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
– Từ 1945 -1969, Hồ Chí Minh với cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước ta, trực tiếp lãnh đạo hai
cuộc kháng chiến và xây dựng CNXH ở miền Bắc, tư tưởng Hồ Chí Minh được bổ sung phát triển
hệ thống quan điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân
sự, văn hoá, đạo đức, đối ngoại, v,v…nhằm hướng tới mục tiêu nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, dân chủ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
– Trước khi đi xa, Người để lại Di chúc, một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh tư tưởng, trí tuệ, tâm
hồn, đạo đức, phong cách của một lãnh tụ cách mạng, anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc,
nhà văn hóa kiệt xuất, suốt đời vì dân, vì nước. Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh là:
“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
– Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển trong thực
tiễn cách mạng Việt Nam. ( Nguồn :Lý tưởng)
Câu 4: Tại sao nói đến năm 1930,tư tưởng HCM về CM VN cơ bản đã được hình thành
Câu 5: Phân tích tiền đề lí luận trực tiếp đóng vai trò quyết định tới bản chất tư tưởng HCM
Câu 6: Phân tích giá trị tư tưởng HCM Giáo trình trang 65 CHƯƠNG 3:
Câu 1:Phân tích quan điểm vủa HCM về độc lập dân tộc Giáo trình trang 73-80
Câu 2: Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc
-Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp công nhân cố gắng lật đổ giai
cấp tư sản. Bản chất của cách mạng vô sản là do bản chất công nhân của giai cấp đó quy định
-Bạo lực cách mạng là một phạm trù dùng để chỉ một phương pháp giành chính quyền của quần
chúng. Việc dùng bạo lực cách mạng là cần thiết và tất yếu trong mọi cuộc cách mạng của quần
chúng, nhằm lật đổ một chế độ chính trị lỗi thời và phản động, thiết lập nên một chế độ chính trị tiên
tiến và cách mạng. C.Mác và F.Anghen từng nêu một luận điểm nổi tiếng: “Bạo lực là bà đỡ cho mọi
xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới”. Đối với cuộc cách mạng vô sản, V.I.Lênin cũng khẳng
định rằng “không có cách mạng bạo lực thì không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được”. -Giáo trình từ 80-92
Câu 3:Chứng minh luận điểm “ Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động,sáng tạo
và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc” là 1 trong những luận điểm sáng tạo của HCM.
- Khái niệm sáng tạo: Sáng tạo là quá trình tư duy có chủ đích nhằm mục tiêu tìm kiếm, sáng chế,
hay phát minh ra những thứ mới. Thứ mới có thể là thứ chưa từng tồn tại trước đó, hoặc đã từng có
nhưng lại được xây dựng theo một cách mới (cải tiến hơn).
-MQH khăng khít của CM vô sản và CM thuộc địa Quan điểm Hồ Chí Minh:
+Quan hệ khăng khít, mật thiết
-Giai cấp VS thế giới và nhân dân các nước thuộc địa đều có chung một kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc +Quan hệ bình đẳng
-Hồ Chí Minh đánh giá đúng khả năng cách mạng to lớn của nhân dân các nước thuộc địạ. Thuộc địa
được xem là khâu yếu nhất của CNĐQ.
-Thuộc địa được xem là khâu yếu nhất của CNĐQ:
-Theo quan niệm CN M-L, ở nên thuộc địa là nơi có động lực cách mạng to lớn. Nên họ chỉ cần có
cơ hội là họ sẵn sàng đứng lên đấu tranh.
-Được sự đồng tình của Quốc tế cộng sản…
-chủ nghĩa đế quốc đi xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường tạo nên mâu thuẫn chủ yếu lúc bấy giờ
của thời đại là chủ nghĩa đế quốc mâu thuẫn với dân tộc thuộc địa, hơn nữa ở các nước thuộc địa có
động lực cách mạng to lớn vì họ công – nông bị áp bức nặng nề ( ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh,
áp bức càng nặng thì đấu tranh càng lớn); các nước thuộc địa được sự đồng tình ủng hộ của nhân
loại tiến bộ trên thế giới và Quốc tế cộng sản.
+Cách mạng GPDT chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
-Thuộc địa có một vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là nơi duy trì sự
tồn tại, phát triển, là món mồi “béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc.
-Tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa (ở đâu có áp bức, ở đó
có đấu tranh, áp bức càng nặng thì đấu tranh càng lớn), mà theo Người nó sẽ bùng lên mạnh mẽ,
hình thành một “lực lượng khổng lồ” khi được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng.
-Mác khẳng định: “Sự thống trị của tư bản là có tính chất quốc tế. Chính vì thế, cuộc đấu tranh của
công nhân ở tất cả các nước để tự giải phóng, chỉ có thể thành công được, nếu công nhân cùng nhau
đấu tranh chống lại tư bản quốc tế”(4). * Thực tiễn:
Câu 4: Nêu giá trị lí luận và thực tiễn của tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc đối
với sự nghiệp cách mạng VN

Giá trị lí luận:Làm phong phú học thuyết Mác Lênin về cách mạng thuộc địa
+ Về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản,
nhưng con đường cách mạng giải phóng dân tộc là do Hồ Chí Minh hoạch định, chứ không phải đã tồn tại từ trước.
Hồ Chí Minh không tự khuôn mình trong những nguyên lý có sẵn không rập khuôn máy móc lý luận
đấu tranh giai cấp vào điều kiện lịch sử ở thuộc địa, mà có sự kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn
đề giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp và giải quyết vấn đề giai cấp trong vấn
đề dân tộc gắn độc lập dân tộc với phương hướng xã hội chủ nghĩa.
Sử dụng “phương pháp làm việc biện chứng”, Người đã phân tích thực tiễn xã hội thuộc địa, phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa xây dựng nên lý luận cách
mạng giải phóng dân tộc và truyền bá vào Việt Nam.
+ Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc
Phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh hết sức độc đáo và sáng tạo
thấm nhuần tính nhân văn.
Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa nhất là so sánh lực lượng quá chênh lệch về kinh tế
và quân sự giữa các dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí Minh đã xây dựng nên lý luận
về phương pháp khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành
một hệ thống luận điểm mới mẻ sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phướng
pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Đó là một di sản tư tưởng quân sự vô giá
mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta. Giá trị thực tiễn
Làm chuyển hóa phong trào yêu nước, tạo điều kiện cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Làm chuyển hóa phong trào yêu nước Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên
yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đang đi tìm chân lý, là ngọn cờ hướng đạo phong trào cách mạng Việt Nam trước khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đó được những người
Việt Nam yêu nước tiếp thu như một ánh sáng chân lý của chính mình, “giống như người đang khát
mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn”.Tư tưởng đó thâm nhập vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam, góp phần quyết định trong việc xác lập con đường cứu nước mới,
làm cho phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang qu• đạo cách mạng vô sản.
Hồ Chí Minh đã tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Xam rồi đem chủ nghĩa Mác – Lênin và lý
luận cách mạng giải phóng dân tộc truyền bá cho họ dẫn dắt họ đi theo con đường mà chính Người
đã trải qua: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự chuyển hóa tiêu biểu nhất là
Tân Việt cách mạng đảng, từ lập trường tư sản đã chuyển sang lập trường vô sản.
Đó là sự chuyển hóa mang tính cách mạng, đưa sự nghiệp gỉai phóng và phát triển dân tộc tiến lên
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Xam
Trước hết. cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí
Minh là một vũ khí tư tưởng mới của phong trào yêu nước Việt Nam, làm cho phong trào yêu nước
chuyển dần sang qu• đạo cách mạng vô sản và cũng trở thành một trong những điều kiện dẫn đến sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai là, lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào giai cấp
công nhân, soi đường chỉ lối cho giai cấp công nhân đấu tranh, làm cho giai cấp công nhân ngày
càng giác ngộ, phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh theo phương hướng từ tự phát đến tự
giác và trở thành một điều kiện dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ba là. lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, nhất là những tư tưởng hình thành
trong những năm 20 của thế kỷ XX là sự chuẩn bị tích cực về mặt tư tưởng chính trị cho sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đặt cơ sở để xây dựng nên đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng
+ Là cơ sở hình thành Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc, phản ánh yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng
nhân dân, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại đặt nền móng vững chắc để xây dựng
nền Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua đầu năm 1930.
+ Là cơ sở để phát triển và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ
nghĩa xã hội qua ba giai đoạn chiến lược
Từ tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (5-1941) đã xác định đưòng lối cách mạng giải phóng dân tộc với chủ trương
“thay đổi chiến lược”, nhấn mạnh cuộc đấu tranh dân tộc ở thuộc địa. Đó là những bước đi khác
nhau để tiến lên chủ nghĩa xã hội. là biểu hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội được khẳng định ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
+ Là cơ sở của đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc được tiếp tục phát triển trong tiến trình
cách mạng Việt Nam; được quán triệt, vận dụng và phát triển trong sự nghiệp kháng chiến - kiến
quõc. Hình thành nên đường lối quân sự nói chung và đường lối chiến tranh nhân dân nói riêng của
Đảng Cộng sản Việt Nam nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc M• xâm lược.
Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng phát triển và ngày càng hoàn chỉnh gắn liền với sự nghiệp
và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Đó là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của dân tộc Việt Nam trước
những kẻ thù đế quốc lớn mạnh.
- Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1940-1975) đã
chứng minh tinh thần độc lập, tự chủ tính khoa học, tính cách mạng và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí
Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam, soi đường cho dân tộc Việt Nam tiến lên. Cùng
nhân loại biến thế kỷ XX thành một thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Những
thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX chứng tỏ hùng hồn giá trị khoa học
và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 5 : Phân tích quan điểm của HCM về những đặc trưng cơ bản của CNXH ở VN
-Giáo trình mục c trang 97-100
Câu 6: Phân tích quan điểm của HCM về đặc điểm,nhiệm vụ của thời kì quá độ lên CNXH và
những nguyên tắc xây dựng CNXH trong thời kì quá độ ở VN
-Giáo trình trang 109-114
Câu 7: Vận dụng quan điểm của HCM về nguyên tắc xây dựng CNXH trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN hiện nay CHƯƠNG 4