




Preview text:
Bài tập:
Câu 1 : Nghiệp vụ “Xoá nợ khoản tiền còn nợ nhà cung cấp A 20.000.000 đ do nhà
cung cấp A mất tích” thuộc quan hệ đối ứng:
* Nợ phải trả tăng, phát sinh chi phí
* Nợ phải trả giảm, phát sinh thu nhập
* Nợ phải trả tăng, tài sản tăng
* Nợ phải trả giảm, tài sản giảm
Xóa nợ khoản còn nợ => Khoản phải trả người bán giảm => Nợ phải trả giảm
Được hưởng không phần hàng đã mua từ nhà cung cấp => Tăng Tài sản => Phát sinh
thu nhập khác (do hoạt động không có tính định kỳ)
Câu 2 :Nghiệp vụ “Doanh nghiệp được tặng 10.000.000 đ tiền mặt nhân dịp tri ân
khách hàng” thuộc quan hệ đối ứng:
* Tài sản tăng, phát sinh chi phí
* Tài sản tăng, phát sinh thu nhập
* Tài sản giảm, tài sản tăng
* Nợ phải trả tăng, phát sinh chi phí
Được tặng tiền => tiền mặt tăng => tài sản tăng
Tài sản tăng => Phát sinh thu nhập khác (do hoạt động không có tính định kỳ)
Câu 3 : Nghiệp vụ “Nhận vốn góp liên kết bằng tiền gửi ngân hàng số tiền gửi ngân
hàng 550.000.000 đ” thuộc quan hệ đối ứng:
* Tài sản tăng, tài sản giảm
* Tài sản tăng, nguồn vốn tăng
* Tài sản giảm, nguồn vốn giảm
* Nguồn vốn tăng, nguồn vốn giảm
Tiền gửi NH tăng => TS tăng
Nhận vốn góp => VCSH tăng => Nguồn vốn tăng
Câu 4 : Nghiệp vụ “Nhận lãi tiền gửi ngân hàng bằng tiền gửi ngân hàng số tiền:
18.500.000 đ” thuộc quan hệ đối ứng:
* Nợ phải trả giảm, phát sinh thu nhập
* Tài sản giảm, phát sinh chi phí
* Nợ phải trả tăng, phát sinh chi phí
* Tài sản tăng, phát sinh thu nhập TGNH tăng => TS tăng
Nhận tiền lãi => Doanh thu tài chính tăng => Thu nhập tăng ( định kỳ)
Câu 5 : Nghiệp vụ “Mua nguyên vật liệu nhập kho thanh toán bằng tiền mặt số tiền
9.900.000 (trong đó thuế GTGT: 900.000)”, kế toán định khoản:
* Nợ TK 152_Nguyên vật liệu: 9.000 Có TK 111_Tiền mặt: 9.900
* Nợ TK 152_Nguyên vật liệu: 9.000
Nợ TK 333_ Thuế và các khoản phải nộp NN: 900 Có TK 111_Tiền mặt: 9.900
* Nợ TK 152_Nguyên vật liệu: 9.000
Nợ TK 133_Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 900
Có TK 112_Tiền gửi ngân hàng: 9.900
* Nợ TK 152_Nguyên vật liệu: 9.000
Nợ TK 133_Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 900 Có TK 111_Tiền mặt: 9.900 Mua NVL => Nợ TK NVL
Nghiệp vụ mua => VAT đầu vào => Nợ TK VAT đầu vào
Trả bằng TM=> Có TK Tiền mặt
Câu 6 : Nghiệp vụ “Rút tiền gửi ngân hàng trả nợ khoản vay ngắn hạn ngân hàng số
tiền 500.000.000 đ, trả lương cho người lao động: 50.000.000 đ ”, kế toán định khoản:
* Nợ TK 341_Vay và nợ thuê tài chính: 500.000.000
Nợ TK 334_ Phải trả cho người lao động: 50.000.000
Có TK 112_Tiền gửi ngân hàng: 500.000.000
* Nợ TK 341_Vay và nợ thuê tài chính: 500.000.000
Nợ TK 334_ Phải trả cho người lao động: 50.000.000
Có TK 112_Tiền gửi ngân hàng: 550.000.000
* Nợ TK 341_Vay và nợ thuê tài chính: 500.000.000
Nợ TK 333_ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: 50.000.000
Có TK 112_Tiền gửi ngân hàng: 550.000.000
* Nợ TK 341_Vay và nợ thuê tài chính: 500.000.000
Nợ TK 334_ Phải trả cho người lao động: 50.000.000
Có TK 111_Tiền mặt: 550.000.000
Rút tiền => TGNH giảm => Có TK TGNH
Trả lương NLĐ => Giảm phải trả NLĐ => Nợ TK Phải trả NLĐ
Trả tiền vay => Nợ ptra giảm => Nợ TK Vay
Câu 7 : Nghiệp vụ “Khách hàng thanh toán nợ kỳ trước bằng tiền gửi ngân hàng số
tiền 45.000.000 đ”, kế toán định khoản:
* Nợ TK 112_ Tiền gửi ngân hàng: 45.000.000
Có TK 131_ Phải thu của khách hàng: 45.000.000
* Nợ TK 111_ Tiền mặt: 45.000.000
Có TK 131_ Phải thu của khách hàng: 45.000.000
* Nợ TK 131_ Phải thu của khách hàng: 45.000.000
Có TK 112_ Tiền gửi ngân hàng: 45.000.000
* Nợ TK 131_ Phải thu của khách hàng: 45.000.000 Có TK TK 111_ Tiền mặt: 45.000.000
KH thanh toán => Phải thu KH giảm => Có TK PTKH
Thanh toán bằng TGNH => Nợ TK TGNH
Câu 8 : Nghiệp vụ kinh tế nào thuộc loại quan hệ đối ứng Tài sản tăng, nguồn vốn tăng:
* Tạm ứng tiền lương cho người lao động bằng tiền mặt: 15.000.000 đ
* Mua công cụ dụng cụ nhập kho thanh toán bằng tiền mặt: 5.000.000 đ
* Vay ngắn hạn ngân hàng để trả lương cho người lao động: 90.000.000 đ
* Khách hàng ứng trước tiền hàng bằng tiền gửi ngân hàng: 20.000.000 đ
KH ứng trước = Nợ phải trả TIền gửi ngân hàng = TS
Câu 9: Công ty tạm ứng lương cho người lao động bằng tiền mặt, định khoản
A Nợ TK Tạm ứng, Có TK Phải trả ng lđ
B Nợ TK Tạm ứng, Có TK TIền mặt
C Nợ TK Phải trả ng lđ, Có TK Tiền mặt
D Nợ TK Phải trả ng lđ, Có TK Tạm ứng
Tạm ứng tăng => Nợ TK Tạm ứng TM giảm => Có TK TM
Câu 10: TK Dự phòng nợ phải thu khó đòi A Là TK tài sản dài hạn B Có số dư bên Nợ
C Là tài khoản điều chỉnh của TK Phải trả ng bán
D Là TK Tài sản ngắn hạn
TK Dự phòng nợ phải thu khó đòi là TK điều chỉnh của TK Phải thu KH, thuộc cột TS dài hạn