Bài tập C3 đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Tài liệu học tập môn Kiểm toán tài chính tại trường Học viện Chính sách và Phát triển. Tài liệu gồm 10 trang giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao! Mời bạn đọc đón xem! 
Chương 3
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
I. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trìnhy khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ, những hạn chế cố hữu của hệ
thống kiểm soát nội bộ. Những hạn chế này có ý nghĩa như thế nào đối với kiểm
toán viên?
2. Trìnhy nội dung của hệ thống kiểm soát nội bộ.
3. Trìnhy trình tự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính.
Vì sao cần tách đánh giá rủi ro kiểm soát thành đánh giá ban đầu và đánh giá lại?
4. Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đến h thống kiểm soát nội bộ về thiết kế hay
về hoạt động? Phân tích ảnh hưởng đó.
5. Đặc thù quản ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ về thiết kế hay
hoạt động? Phân tích ảnh hưởng này.
6. Các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hệ thống kim soát nội bộ
về thiết kế hay hoạt động? Phân tích ảnh hưởng này.
7. Phân biệt đánh giá ban đầu về rủi ro kim soát và đánh giá lại về rủi ro kiểm
soát.
8. Phân biệt bảng câu hỏi về hệ thống kim soát nội bộ và bảng tường thuật về hệ
thống kiểm soát nội bộ,
9. Phân tích ảnh ng của rủi ro kiểm soát đến kế hoạch và cơng trình kiểm
toán.
10. Phân tích vai trò của hệ thống kế toán trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
II. CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG HAY SAI CHO CÁC TÌNH HUỐNG SAU VÀ
GIẢI THÍCH
1. Rủi ro kiểm soát luôn tồn tại do những nhược điểm cố hữu của hệ thống kim
soát nội bộ.
Đúng. Do những cố hữu hạn chế … mi doanh nghip đều có những hạn chế khác
nhau
2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị khác nhau là khác nhau tuỳ thuộc
vào quan điểm của nhà quản lý.
Đúng. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị Hỗ trợ cho quản kinh tế,
quản trị nguồn lực nên quan điểm khác nhau tạo nên hệ thống kim soát nội bộ
khác nhau.
3. Trong bốn yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ, ba yếu tố (môi trường kiểm
soát, hệ thng kế toán, các thủ tục kiểm st) tồn tại mọi đơn vị. Yếu tố thứ
tư (kiểm toán nội bộ) có thể có hoặc không có tuỳ theo nhu cầu và khả năng
của đơn vị.
Đúng. Yếu tố thứ tư (kiểm toán nội bộ) Nằm trong môi trường kiểm soát 4. Thử
nghiệm kiểm soát cung cấp bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của sai phạm
trọng yếu khi kiểm toán viên nhận định các thủ tục kiểm soát không được vận
dụng nhất qn.
Sai. Ngay cả khi các thủ tục kiểm soát được vận dụng nhất quán vẫn có những sai
phạm trọng yếu
5. Thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện và hiu quả hơn thử nghiệm
bản.
Sai. Thử nghiệm cơ bản là phương pháp phổ biến được áp dụng trong mọi cuộc
kim toán. Còn thử nghiệm trọng yếu t s được dùng tùy trường hợp 6. Để phát
huy tác dụng tốt thì bộ phận kiểm toán nội bộ nên trực thuộc bộ phận kế toán của
đơn vị.
Sai. bộ phận kiểm toán nội bộ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp quản lý kinh tế,
quản trị nguồn lực
7. Các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế nhằm xác định xem hệ thống kiểm
soát nội bộ có hoạt động hiu lực không.
Sai. Các thử nghiệm kim soát Xem2 mt thiết kế và thực hành. Hoạt động hiệu
lực hay không phụ thuộc vào việc vận hành. Thiết kế và thực hành là hai khía
cạnh khác nhau.
8. Khi mà kiểm toán viên xác định rủi ro kiểm soát mức thấp thì kiểm toán viên
phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản.
Sai. kiểm toán viên xác định rủi ro kiểm soát ở mức thấp t kiểm toán viên phải
tăng cường các Thử nghiệm kiểm soát để khẳng định rủi ro kiểm soát mức thấp
9. Khi tiến hành một cuộc kiểm toán thì kiểm toán viên không nhất thiết phải hiểu
về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Sai. Khi tiến hành một cuộc kiểm toán thì kiểm toán viên phải hiểu về hệ thống
kim soát nội bộ của khách hàng.
10. Thử nghiệm kiểm soát là của đơn vị được kiểm toán nhằm ngăn ngừa các hành
vi gian lận và sai sót trong hoạt động của đơn vị
Sai. Thử nghiệm kiểm soát là của kim toán viên.
11. Kiểm toán viên có thể thay đổi rủi ro kiểm soát thông qua thử nghiệm. Sai.
Kiểm toán viên không thể thay đổi rủi ro kiểm soát của đơn vị thông qua thử
nghiệm.
12. Thử nghiệm kiểm soát cho phép giảm phạm vi của thử nghiệm cơ bản một khi
kết quả thử nghiệm kiểm soát bằng hoặc tốt hơn mức kiểm toán viên mong đợi.
Đúng.
13. Bản chất và phạm vi của việc thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ
và thử nghiệm kiểm soát là như nhau.
Sai.
14. Khi kiểm soát nội dược thiết kế tch đáng hoạt động trong thực tế, kiểm
toán viên có thể đánh giá kiểm soát ở mức tối đa và không thực hiện thử nghiệm
kim soát nếu thử nghiệm cơ bản ít tốn kém hơn.
Sai.
15. Chuẩn mực thực hành thứ hai trong 10 chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận
rộng rãi yêu cầu kim toán viên trong mỗi cuộc kiểm toán cần thu thập bằng
chứng về kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả trên cơ sở nhất quan trong suốt cả
năm.
Sai
III. LỰA CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT
1. Mục đích chính của kim toán viên khi thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát
nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát là:
h. để tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng i i. để có được bin
pháp bảo đảm về tính hiệu quả của ban giám đốc j. để duy trì sự độc lập về tinh
thn trong cuộc kiểm toán
k. để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các công việc kiểm toán tiếp
theo
2. Mục đích cuối cùng của đánh giá rủi ro kiểm soát là hỗ trợ kiểm toán viên đánh
giá:
a. các yếu tố gây nghi ngờ khả năng kiểm toán được của bảo cáo tài chính b. tính
hiu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ
c. rủi ro sai phạm trọng yếu tồn tại trong báo cáo tài chính
d. khả năng phạm vi của thử nghiệm cơ bản có thể được giảm thiểu
3. Kiểm toán viên sử dụng rủi ro kiểm soát để:
a, đánh giá tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán b. xác định
những giao dịch hay số dư tài khoản có rủi ro timng ở mức tối đa
c. chỉ ra rằng các mức trọng yếu trong lập kế hoạch và đánh giá có thích đáng
d. quyết định mức chấp nhận được của rủi ro phát hiện theo các cơ sở dẫn liệu
4. Trên cơ sở bằng chứng được thu thập và đánh giá, kiểm toán viên quyết định
tăng rủi ro kiểm soát ước đoán so với mức dự kiến. Để có rủi ro kiểm toán không
thay đổi so với dự kiến ban đầu, kiểm toán viên sẽ:
a. tăng rủi ro tiềm tàng
b. tăng mức trng yếu
c. gim thử nghiệmbản
d. giảm rủi ro phát hiện dự kiến
5. Nhược điểm đáng kể trong kiểm soát nội bộ có thể được định nghĩa
điều kiện ở đó sai phạm trọng yếu sẽ không b phát hin kịp thi bởi: a. kiểm
toán viên trong quá trình thu thập hiểu biết về kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro
kim soát
b. kiểm soát viên khi đối chiếu các sổ cái
c. nhân viên khi thực hin chức năng được giao
d. giám đốc i chính khi rà soát báo cáo tài chính giữa k
6. Khi cân nhắc về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần ý thức được
khái niệm bảo đảm hợp lý ghi nhận rằng:
a. việc tuyển dụng nhân viên có năng lực bảo đảm mục tiêu kiểm soát
của nhà quản lý sẽ đạt được
b. thiết lập và duy trì kiểm soát nội bộ là một trách nhiệm quan trọng
của nhà quản lý chứ kng phải kiểm toán viên
c. chi phí cho kiểm soát nội bộ không nên vượt quá lợi ích mà kim
soát đó mang lại
d. phân tách các chức ng không tương thích là cần thiết để bảo
đàm kiểm soát nội bộ là hiu quả
7. Ngay sau khi nhận được tiền, nhân viên có trách nhimn: a.
ghi số tiền vào Nhật ký thu tiền
b. chuẩn bị danh sách các khoản phải trả
c. cập nhật tiểu khoản phải thu
d. chuẩn bị chứng từ gửi tiền vào ngân hàng
8. Việc tiếp nhận hàng hoá mua về nên dựa vào:
a. hoá đơn của nhà cung cấp
b. đơn đặt hàng đã được phê chuẩn
c. yêu cầu mua của bộ phận có nhu cầu
d. vận đơn
9. Bộ phận nào dưới đây có khả năng phê chuẩn những thay đổi
trong mức lương:
a. bộ phận nhân sự
b. bộ phận ngân quỹ
c. bộ phận kiểm soát
d. bộ phận kế toán
10. Thủ tục kiểm toán nào dưới đây không được xem là một thử
nghiệm kiểm soát.
a. Quan sát ng tác đối chiếu các báo cáo của ngân hàng.
b. Phỏng vấn về cơ cấu tổ chức của công ty khách hàng.
c. Kim tra chữ ký phê duyệt của giám đốc tín dụng trên các đơn đặt ng
của các khách hàng.
d. Lấy xác nhn số nợ phải thu khách hàng.
11. Câu nào dưới đây về hệ thống kiểm soát nội bộ là không hợp lý? a.
Không nên để một người vừa giữ tài sản lại vừa giữ sổ kế toán đối với tài sản
đó.
b. Các nghiệp vụ cần phải được phê chuẩn trước khi chúng xảy ra. c.c
hoạt động kiểm soát luôn được cân nhắc trong mối quan hệ giữa lợi ích đem lại
chi phí bỏ ra để thiết lập chúng.
d. Các hoạt động kiểm soát có thể bảo đảm rằng việc thông đồng giữa
các nhân viên là không thể xảy ra.
12. Kiểm soát nội bộ được thiết lập tại một đơn vị chủ yếu
để: a. Phục vụ cho bộ phận kim toán nội bộ .
b. Thực hiện chế độ tài chính kế toán của nhà ớc.
c. Thực hin các mục tiêu của người quản lý đơn vị
d. Giúp kiểm toán viên độc lập lập kế hoạch kiểm toán
13. Mục đích của thử nghiệm kiểm soát là:
a. Thu thập bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho ý kiến của kiểm
toán viên về báo cáo tài chính
b. Thu thập bằng chứng về sự yếu kém của kiểm soát nội bộ c. Thu thập
bảo đảm hợp về việc thực hiện đầy đủ hữu hiệu v các thủ tục kiểm soát
d. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đlập kế hoạch kiểm toán
14. Khi nghiên cứu và đánh giá các chính sách và thủ tục của hệ
thống kiểm soát, việc hoàn thiện bảng câu hỏi (questionnaire) liên quan nhiều
nhất đến:
a. thnghiệm kiểm soát
b. thử nghiệmbản
c. thu thập hiểu biết ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ
d. rà soát việc thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ
IV. BÀI TẬP THẢO LUẬN
Bài 1: Tia Sáng là một công ty nhỏ sản xuất đồ gia dụng. Công ty có 25 nhân viên
làm việc trong nhà máy và số người làm việc tại văn png gồm có ông Minh là
chủ doanh nghiệp, một kế toán viên, một thư ký, một người theo i công nợ
cô Thu là ghi sổ viên. Cô Thu đã làm việc cho công ty hơn 12 năm và được ông
Minh rất tin tưởng và làm việc có hiệu quả và tin cậy. ông chủ doanh nghiệp đang
định thuê thêm một người làm việc bán thời gian nữa để giúp đỡ cô Thu vì cô đang
phải làm việc quá tải trong thời gian này.
Một số thông tin sau có liên quan tới các nghiệp vụ trả tiền của công ty. 1.c thư
tới văn phòng được cô thư ký mở ra chuyển tất cả các hoá đơn cho cô Thu.
2. Tất cả các hoá đơn được xác định tài khoản cần phải vào sổ và được cô Thu
nhập vào hệ thống máy tính của công ty trong cùng ngày hôm đó. Sau khi đã nhập
dữ liệu: các hoá đơn được đánh dấu đã vào máy”.
3. Các hoá đơn được sắp xếp theo thời gian phải thanh toán. Đây là ý tưởng của
ông Minh vì ông rất quan tâm tới luồng tiền của công ty và muốn s dụng một
cách tối đa thời gian mua chịu mà không phải lãi suất.
4. Các đơn đặt hàng do người quản lý nhà máy thực hiện. Tất cả hàng mua được
kim tra đối chiếu vi vận đơn giao hàng chuyên tới từ nhà máy. Người quản lý
nhà máy chịu trách nhiệm kiểm tra và ký vào vận đơn giao hàng để đảm bảo là
hàng hoá nhận được chính là hàng đã đặt và số lượng hàng phù hợp với số liệu
trên vận đơn. Theo chỉ đạo của ông Minh cô Thu sẽ không thanh toán cho hàng
hoá không khớp với vận đơn giao hàng.
5. Tất cả những khoản dùng cho văn phòng đều do cô Thu đặt hàng. Công ty chỉ có
mt số lượng nhỏ nhà cung cấp. Nếu nhận được hoá đơn bán hàng chuyển tới mà
cô Thu không nhớ là đã đặt hàng có thông báo cho ông Minh.
6. Các séc thanh toán cho các khoản nợ tới hn được cô Thu viết bằng tay. Tất cả
các séc cần hai chữ kỷ, một là của ông chủ. Tất cả các hoá đơn sau đó được đánh
dấu là “đã trả tiền” và ngày trả, số séc cũng được ghi lại. Sau đó các hoá đơn được
đưa vào hồ sơ theo thứ tự abc.
7. Nghiệp vụ trả tiền được ghi vào một nhật ký quỹ chuẩn và được cô Thu vào máy
tính. Nhật ký được đánh dấu “đã vào sổ”.
8. Cô Thu đưa séc đã chuẩn b cho ông Văn Minh ký và chuyn lại cho cô. Sau đó
cô kẹp tờ séc cùng với giấy báo nợ của nhà cung cấp và chuyển cho cô thư ký để
gửi đi qua bưu điện.
9. Cuối mỗi tháng cô Thu làm một bản liệt kê những khoản nợ phải trả làm bản
đối chiếu với ngân hàng cho ông Minh.
Yêu cầu: y xác định những điểm mạnh và hạn chế của kiểm soát nội bộ của
công ty Tia Sáng đối với các nghiệp vụ trả tiền. Đối với những hạn chế hãy đưa
ra những kiến nghị cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Bài 2: Trong cuộc kiểm toán đối với khách hàng Bibico - một doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực siêu thị, bảng câu hỏi sau đây được sử dụng để thu thập thông
tin về kim soát nội bộ của siêu thị đối với nghiệp vụ bán hàng:
1. Việc tính tiền tại quầy thu ngân có được thực hiện với tất cả các khách hàng
không?
2. Khi hàng dán sai nhân giá, máy quét mã vạch hoặc nhân viên thu ngân có phát
hin được kịp thời không?
3. Hàng chưa được tính tiền khi được khách hàng mang ra khỏi quầy thu ngân có
được phát hiện tự động bằng thiết bị thích hợp không? 4. Trước khi ra khỏi cửa
siêu thị, siêu thị có nhân viên kiểm tra hóa đơn tương ứng với hàng mà khách hàng
đã mua không?
5. Những nhân viên kiểm tra y có độc lập với nhân viên thu ngân không?
Yêu cầu: Nhận diện những sai phạm đối với thô tin trên bảo cáo tài chính có thể
xảy ra khi những câu hỏi này được trả lời là “Không”.
Bài 3: Dưới đây là một số thủ tục kiểm soát tại Công ty A:
1. Một nhân viên độc lập tiến hành kiểm tra, tính toán lại tất cả các hóa đơn có giá
trị từ 5 triệu đồng trở lên và ký nhảy vào liên lưu tại đơn vị trước khi xuất hóa đơn
cho khách hàng.
2. Một nhân viên giám sát trực tại công của đơn vị để nhắc nhở mọi nhân viên khi
vào công ty phải quẹt thẻ nhân viên.
3. Một nhân viên độc lập với kế toán tiền gửi ngân hàng tiến hành thu thập các
giy bảo của các ngân hàng gửi tới Công ty, lập bảng kê các nghip vụ giao dịch
qua từng ngân hàng và đối chiếu với Sổ phụ ngân hàng.
4. Các thiết bị trong công ty được gắn nhãn kim loại và theo dõi trên hệ thống của
công ty.
Yêu cầu:
1. Cho biết thủ tục kim soát trên được thiết kế nhằm mục đích gì? 2. Nêu các thử
nghiệm kiểm soát mà kiểm toán viên có thể tiến hành đối với từng thủ tục kim
soát trên?
Bài 4: Tại Công ty TNHH sản xuất HQ có các thủ tục hoạt động được tả như
sau:
(a) Khi đặt hàng mua nguyên vật liệu, một liên của đơn đặt hàng được gửi cho bộ
phận nhận hàng. Khi nhận hàng, nhân viên bộ phận nhận hàng sẽ ghi số thực nhận
vào liên này của đơn đặt hàng và gửi về cho bộ phận kế toán để ghi sổ. Vật liệu
sau đó sẽ được nhập vào kho
(b) Một chi nhánh bán hàng của công ty bao gồm một cửa hàng trưởng và hai
nhân viên. Chi nhánh được mở một tài khoản giao dịch tại Ngân hàng địa phương.
Các khoản tiền thu của chi nhánh được nộp vào đây. Các sec rút tiền của tài khoản
này phải có chữ ký của Cửa hàng trưởng hoặc Giám đốc i chính ng ty. Sổ phụ
được gửi về cho Cửa hàng trưởng, ông này sẽ đối chiếu với sổ sách và lưu sổ phụ.
Định kỳ, Cửa hàng trưởng sẽ lập một bảng kê các khoản chi trong kỳ nộp về Công
ty.
Yêu cầu:
1. Đối với mỗi tình huống kể trên, hãy cho biết điểm yếu của kiểm soát nội bộ
loại gian lận hoặc sai sót nào có thể xảy ra.
2. Cho biết thủ tục kim soát nào có thể điều chỉnh những điểm yếu này của kiểm
soát nội bộ
Bài 5: Bạn đang kiểm toán cho PKF, một công ty chuyên kinh doanh các thiết bị
đin tử (chủ yếu là bán lẻ). Trong năm tài chính được kiểm toán, PKF vừa lắp đặt
hệ thống máy tính nhằm theo dõi và ghi nhận hàng tồn kho. Qua quan sát và
phỏng vấn, bạn thu thập được các thông tin sau:
1. Khi hàng được nhập về, bộ phận nhận hàng đọc mã vạch được in tn thùng
chứa hàng và nhập thủ công số mã vạch của hàng nhập về vào máy tính. Số lượng
hàng được in tn thùng cũng được nhập vào máy tính (ví dụ, một thùng hàng
chứa 50 đối pin). Số ng hàng nhập này được máy tính ghi nhận tự động làm
tăng lượng hàng tồn kho của PKF.
2. Khi hàng được bán cho khách hàng, mã vạch của hàng được đọc và nhập thủ
công vào máy tính Máy tính sẽ tự động in ra hóa đơn, trong hóa đơn có giá bán
được lấy từ bảng giá đã được nhập sẵn vào máy tính. Số lượng hàng bán sẽ được
máy tính tự động trừ đi để làm giảm lượng hàng tồn kho của PKF.
3. Hệ thống y tính của PKF cho phép ghi nhận và theo dõi thông tin về giá
nhập vào và bán ra của hàng hóa và sửa đổi các thông tin này nếu có sai sót. Hệ
thống cũng ghi nhận giá bán được giảm cho khách hàng trong trường hợp hàng
m phẩm chất.
4. Do hạn chế về nhân lực, hơn nữa các nghiệp vụ nhập xuất hàng phát sinh
thường xuyên nên PKF theo dõi ng và giá hàng nhập vào, bán ra hàng còn
tồn kho thông qua hệ thống máy tính mà chưa thực hiện việc kiểm định kỳ và
so sánh số liệu kiểm kê thực tế với số liệu trên máy tính.
5. Những hàng thuộc dạng bán chạy của PKF là những hàng hóa có giá trị nhỏ như
pin, thẻ nhớ, ... Những hàng luân chuyển chậmnhững hàng hóa có giá trị lớn
như tivi, máy quay video, laptop,..
Yêu cầu: Hãy nhận diện các yếu đim trong kiểm soát nội bộ dối với hàng tồn kho
của PKF. Những yếu điểmy có thể dẫn đến các sai phạm tiềmng nào đối với
hàng tồn kho của PKF.
Bài 6: Gần đây, khi ăn trưa với gia đình tại quán ăn địa pơng, bạn quan sát thấy
vấn đề có vẻ không bình thường. Khi bạn đến cuối hàng tính tiền, một nhân viên
hỏi bạn đi với bao nhiêu người, tính tổng số tiền liên quan đến số thức ăn trên khay
và điền tổng số ngưi, đưa cho bạn hoá đơn và yêu cầu bạn trả tiền khi ăn xong.
Khi ăn gần xong, bạn thấy muốn có thêm một cốc phê và miếng nh ngọt nên
quay lại quầy, chọn thức ăn và đứng vào hàng tính tiền. Nhân viên tính tiền làm
giống như trước nhưng lần này anh ta gắn hoá đơn thứ hai vào hoá đơn 1 và đưa cả
hai cho bạn.
Khi ăn xong, bạn đưa 2 hoá đơn đính vào nhau cho nhân viên thu ngân. Nhân viên
thu ngân tính tổng số tiền trên 2 hoá đơn, nhận tiền và xếp các hoá đơn vào ngăn.
Yêu cầu:
i. Xác định những thủ tục kiểm soát nội bộ nào được quán ăn thiết lập để kiểm
soát hoạt động?
ii. Nhà quản lý quán ăn có thể đánh giá tính hiu quả của hoạt động các thủ tục
kim soát như thế nào?
iii. Các thủ tục kiểm soát này khác các thủ tục kiểm soát ở hầu hết các quán ăn
như thế nào?
V. BÀI TẬP NGHIỆP VỤ
Bài 1: Những sai phạm sau xảy ra ở Công ty thương mại Thực phẩm tươi: 1. G
bán trên Hoá đơn bị sai do nhập sai đơn giá vào file đơn giá các mặt hàng
2. Một Hoá đơn của nhà cung cấp được thanh toán hai lần. Lần thanh toán thứ hai
được thực hiện khi nhà cung cấp gửi bản sao của Hoá đơn đến Công ty khi quá
thi hạn thanh toán
3. Khi kiểm kê hàng tồn kho của Công ty, mt nhân viên kiểm mô tả sai một số
mặt hàng và tính sai khối lượng.
4. Một nhân viên bán hàng bán lỗ thịt cừu thấp hơn giá vốn vì ngưi bán hàng
không nhận thức được giá thịt cừu tăng lên trong tuần trước. 5. Ngưi phụ trách tài
khoản phải trả tự thanh toán một khoản cho bản thân bằng cách đưa một nhà cung
cấp giả mạo vào file các nhà cung cấp đã được duyệt.
6. Hoá đơn của ngưi bán được thanh toán mặc dù không liên quan đến hàng hoá
mua được. Phần mềm kế toán ở Công ty không yêu cầu cung cấp thông tin về số
hiu của báo cáo nhận hàng trước khi thực hiện thanh tn.
7. Vào ngày cuối cùng của năm, một xe chở thịt bò chuẩn bị đi giao hàng. Tuy
nhiên, khi kiểm kê thì số lượng hàng trong xe vẫn được tính vì xe vẫn ở Công ty.
Chứng từ bán hàng được lập vào ngày cuối cùng của năm n lô hàng này được
tính là tiêu thụ trong kỳ.
8. Nhân viên bộ phận nhận hàng lấy thịt bò của Công ty để dùng riêng. Cụ thể, khi
hàng mua được vận chuyển đến Công ty, bộ phận nhận hàng điền vào báo cáo
nhận hàng và chuyển đến bộ phận kế toán để báo cáo về số ng thực nhận. Khi
nhận hàng, hai tang thịt bò được để vào xe riêng của nhân viên nhận hàng thay
để vào kho lạnh của Công ty.
Yêu cầu:
i, đối với mỗi sai phạm, xác định (các) thủ tục kiểm soát bị thiếu ii. đối với mỗi sai
phạm, xác định thủ tục kiểm soát cần bổ sung iii. đối với mi sai phạm, xác định
mục tiêu kim toán bị vi phạm
| 1/10

Preview text:

Chương 3
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ I. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ, những hạn chế cố hữu của hệ
thống kiểm soát nội bộ. Những hạn chế này có ý nghĩa như thế nào đối với kiểm toán viên?
2. Trình bày nội dung của hệ thống kiểm soát nội bộ.
3. Trình bày trình tự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính.
Vì sao cần tách đánh giá rủi ro kiểm soát thành đánh giá ban đầu và đánh giá lại?
4. Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ về thiết kế hay
về hoạt động? Phân tích ảnh hưởng đó.
5. Đặc thù quản lý có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ về thiết kế hay
hoạt động? Phân tích ảnh hưởng này.
6. Các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ
về thiết kế hay hoạt động? Phân tích ảnh hưởng này.
7. Phân biệt đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát và đánh giá lại về rủi ro kiểm soát.
8. Phân biệt bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ và bảng tường thuật về hệ
thống kiểm soát nội bộ,
9. Phân tích ảnh hưởng của rủi ro kiểm soát đến kế hoạch và chương trình kiểm toán.
10. Phân tích vai trò của hệ thống kế toán trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
II. CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG HAY SAI CHO CÁC TÌNH HUỐNG SAU VÀ GIẢI THÍCH
1. Rủi ro kiểm soát luôn tồn tại do những nhược điểm cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Đúng. Do những cố hữu hạn chế … mỗi doanh nghiệp đều có những hạn chế khác nhau
2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị khác nhau là khác nhau tuỳ thuộc
vào quan điểm của nhà quản lý.
Đúng. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị Hỗ trợ cho quản lý kinh tế,
quản trị nguồn lực nên quan điểm khác nhau tạo nên hệ thống kiểm soát nội bộ khác nhau.
3. Trong bốn yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ, ba yếu tố (môi trường kiểm
soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát) tồn tại mọi đơn vị. Yếu tố thứ
tư (kiểm toán nội bộ) có thể có hoặc không có tuỳ theo nhu cầu và khả năng của đơn vị.
Đúng. Yếu tố thứ tư (kiểm toán nội bộ) Nằm trong môi trường kiểm soát 4. Thử
nghiệm kiểm soát cung cấp bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của sai phạm
trọng yếu khi kiểm toán viên nhận định các thủ tục kiểm soát không được vận dụng nhất quán.
Sai. Ngay cả khi các thủ tục kiểm soát được vận dụng nhất quán vẫn có những sai phạm trọng yếu
5. Thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện và hiệu quả hơn thử nghiệm cơ bản.
Sai. Thử nghiệm cơ bản là phương pháp phổ biến được áp dụng trong mọi cuộc
kiểm toán. Còn thử nghiệm trọng yếu thì sẽ được dùng tùy trường hợp 6. Để phát
huy tác dụng tốt thì bộ phận kiểm toán nội bộ nên trực thuộc bộ phận kế toán của đơn vị.
Sai. bộ phận kiểm toán nội bộ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp quản lý kinh tế, quản trị nguồn lực
7. Các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế là nhằm xác định xem hệ thống kiểm
soát nội bộ có hoạt động hiệu lực không.
Sai. Các thử nghiệm kiểm soát Xem ở 2 mặt thiết kế và thực hành. Hoạt động hiệu
lực hay không phụ thuộc vào việc vận hành. Thiết kế và thực hành là hai khía cạnh khác nhau.
8. Khi mà kiểm toán viên xác định rủi ro kiểm soát ở mức thấp thì kiểm toán viên
phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản.
Sai. kiểm toán viên xác định rủi ro kiểm soát ở mức thấp thì kiểm toán viên phải
tăng cường các Thử nghiệm kiểm soát để khẳng định rủi ro kiểm soát ở mức thấp
9. Khi tiến hành một cuộc kiểm toán thì kiểm toán viên không nhất thiết phải hiểu
về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Sai. Khi tiến hành một cuộc kiểm toán thì kiểm toán viên phải hiểu về hệ thống
kiểm soát nội bộ của khách hàng.
10. Thử nghiệm kiểm soát là của đơn vị được kiểm toán nhằm ngăn ngừa các hành
vi gian lận và sai sót trong hoạt động của đơn vị
Sai. Thử nghiệm kiểm soát là của kiểm toán viên.
11. Kiểm toán viên có thể thay đổi rủi ro kiểm soát thông qua thử nghiệm. Sai.
Kiểm toán viên không thể thay đổi rủi ro kiểm soát của đơn vị thông qua thử nghiệm.
12. Thử nghiệm kiểm soát cho phép giảm phạm vi của thử nghiệm cơ bản một khi
kết quả thử nghiệm kiểm soát bằng hoặc tốt hơn mức kiểm toán viên mong đợi. Đúng.
13. Bản chất và phạm vi của việc thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ
và thử nghiệm kiểm soát là như nhau. Sai.
14. Khi kiểm soát nội dược thiết kế thích đáng và hoạt động trong thực tế, kiểm
toán viên có thể đánh giá kiểm soát ở mức tối đa và không thực hiện thử nghiệm
kiểm soát nếu thử nghiệm cơ bản ít tốn kém hơn. Sai.
15. Chuẩn mực thực hành thứ hai trong 10 chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận
rộng rãi yêu cầu kiểm toán viên trong mỗi cuộc kiểm toán cần thu thập bằng
chứng về kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả trên cơ sở nhất quan trong suốt cả năm. Sai
III. LỰA CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT
1. Mục đích chính của kiểm toán viên khi thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát
nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát là:
h. để tuân thủ các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi i. để có được biện
pháp bảo đảm về tính hiệu quả của ban giám đốc j. để duy trì sự độc lập về tinh
thần trong cuộc kiểm toán
k. để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các công việc kiểm toán tiếp theo
2. Mục đích cuối cùng của đánh giá rủi ro kiểm soát là hỗ trợ kiểm toán viên đánh giá:
a. các yếu tố gây nghi ngờ khả năng kiểm toán được của bảo cáo tài chính b. tính
hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ
c. rủi ro sai phạm trọng yếu tồn tại trong báo cáo tài chính
d. khả năng phạm vi của thử nghiệm cơ bản có thể được giảm thiểu
3. Kiểm toán viên sử dụng rủi ro kiểm soát để:
a, đánh giá tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán b. xác định
những giao dịch hay số dư tài khoản có rủi ro tiềm tàng ở mức tối đa
c. chỉ ra rằng các mức trọng yếu trong lập kế hoạch và đánh giá có thích đáng
d. quyết định mức chấp nhận được của rủi ro phát hiện theo các cơ sở dẫn liệu
4. Trên cơ sở bằng chứng được thu thập và đánh giá, kiểm toán viên quyết định
tăng rủi ro kiểm soát ước đoán so với mức dự kiến. Để có rủi ro kiểm toán không
thay đổi so với dự kiến ban đầu, kiểm toán viên sẽ:
a. tăng rủi ro tiềm tàng b. tăng mức trọng yếu
c. giảm thử nghiệm cơ bản
d. giảm rủi ro phát hiện dự kiến
5. Nhược điểm đáng kể trong kiểm soát nội bộ có thể được định nghĩa
là điều kiện ở đó sai phạm trọng yếu sẽ không bị phát hiện kịp thời bởi: a. kiểm
toán viên trong quá trình thu thập hiểu biết về kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
b. kiểm soát viên khi đối chiếu các sổ cái
c. nhân viên khi thực hiện chức năng được giao
d. giám đốc tài chính khi rà soát báo cáo tài chính giữa kỳ
6. Khi cân nhắc về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần ý thức được
khái niệm bảo đảm hợp lý ghi nhận rằng:
a. việc tuyển dụng nhân viên có năng lực bảo đảm mục tiêu kiểm soát
của nhà quản lý sẽ đạt được
b. thiết lập và duy trì kiểm soát nội bộ là một trách nhiệm quan trọng
của nhà quản lý chứ không phải kiểm toán viên
c. chi phí cho kiểm soát nội bộ không nên vượt quá lợi ích mà kiểm soát đó mang lại
d. phân tách các chức năng không tương thích là cần thiết để bảo
đàm kiểm soát nội bộ là hiệu quả
7. Ngay sau khi nhận được tiền, nhân viên có trách nhiệm nên: a.
ghi số tiền vào Nhật ký thu tiền
b. chuẩn bị danh sách các khoản phải trả
c. cập nhật tiểu khoản phải thu
d. chuẩn bị chứng từ gửi tiền vào ngân hàng
8. Việc tiếp nhận hàng hoá mua về nên dựa vào:
a. hoá đơn của nhà cung cấp
b. đơn đặt hàng đã được phê chuẩn
c. yêu cầu mua của bộ phận có nhu cầu d. vận đơn
9. Bộ phận nào dưới đây có khả năng phê chuẩn những thay đổi trong mức lương: a. bộ phận nhân sự b. bộ phận ngân quỹ c. bộ phận kiểm soát d. bộ phận kế toán
10. Thủ tục kiểm toán nào dưới đây không được xem là một thử nghiệm kiểm soát.
a. Quan sát công tác đối chiếu các báo cáo của ngân hàng.
b. Phỏng vấn về cơ cấu tổ chức của công ty khách hàng.
c. Kiểm tra chữ ký phê duyệt của giám đốc tín dụng trên các đơn đặt hàng của các khách hàng.
d. Lấy xác nhận số nợ phải thu khách hàng.
11. Câu nào dưới đây về hệ thống kiểm soát nội bộ là không hợp lý? a.
Không nên để một người vừa giữ tài sản lại vừa giữ sổ kế toán đối với tài sản đó.
b. Các nghiệp vụ cần phải được phê chuẩn trước khi chúng xảy ra. c. Các
hoạt động kiểm soát luôn được cân nhắc trong mối quan hệ giữa lợi ích đem lại và
chi phí bỏ ra để thiết lập chúng.
d. Các hoạt động kiểm soát có thể bảo đảm rằng việc thông đồng giữa
các nhân viên là không thể xảy ra.
12. Kiểm soát nội bộ được thiết lập tại một đơn vị chủ yếu
để: a. Phục vụ cho bộ phận kiểm toán nội bộ .
b. Thực hiện chế độ tài chính kế toán của nhà nước.
c. Thực hiện các mục tiêu của người quản lý đơn vị
d. Giúp kiểm toán viên độc lập lập kế hoạch kiểm toán
13. Mục đích của thử nghiệm kiểm soát là:
a. Thu thập bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho ý kiến của kiểm
toán viên về báo cáo tài chính
b. Thu thập bằng chứng về sự yếu kém của kiểm soát nội bộ c. Thu thập
bảo đảm hợp lý về việc thực hiện đầy đủ và hữu hiệu v các thủ tục kiểm soát
d. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán
14. Khi nghiên cứu và đánh giá các chính sách và thủ tục của hệ
thống kiểm soát, việc hoàn thiện bảng câu hỏi (questionnaire) liên quan nhiều nhất đến:
a. thử nghiệm kiểm soát b. thử nghiệm cơ bản
c. thu thập hiểu biết ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ
d. rà soát việc thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ IV. BÀI TẬP THẢO LUẬN
Bài 1: Tia Sáng là một công ty nhỏ sản xuất đồ gia dụng. Công ty có 25 nhân viên
làm việc trong nhà máy và số người làm việc tại văn phòng gồm có ông Minh là
chủ doanh nghiệp, một kế toán viên, một thư ký, một người theo dõi công nợ và
cô Thu là ghi sổ viên. Cô Thu đã làm việc cho công ty hơn 12 năm và được ông
Minh rất tin tưởng và làm việc có hiệu quả và tin cậy. ông chủ doanh nghiệp đang
định thuê thêm một người làm việc bán thời gian nữa để giúp đỡ cô Thu vì cô đang
phải làm việc quá tải trong thời gian này.
Một số thông tin sau có liên quan tới các nghiệp vụ trả tiền của công ty. 1. Các thư
tới văn phòng được cô thư ký mở ra và chuyển tất cả các hoá đơn cho cô Thu.
2. Tất cả các hoá đơn được xác định tài khoản cần phải vào sổ và được cô Thu
nhập vào hệ thống máy tính của công ty trong cùng ngày hôm đó. Sau khi đã nhập
dữ liệu: các hoá đơn được đánh dấu đã vào máy”.
3. Các hoá đơn được sắp xếp theo thời gian phải thanh toán. Đây là ý tưởng của
ông Minh vì ông rất quan tâm tới luồng tiền của công ty và muốn sử dụng một
cách tối đa thời gian mua chịu mà không phải lãi suất.
4. Các đơn đặt hàng do người quản lý nhà máy thực hiện. Tất cả hàng mua được
kiểm tra đối chiếu với vận đơn giao hàng chuyên tới từ nhà máy. Người quản lý
nhà máy chịu trách nhiệm kiểm tra và ký vào vận đơn giao hàng để đảm bảo là
hàng hoá nhận được chính là hàng đã đặt và số lượng hàng phù hợp với số liệu
trên vận đơn. Theo chỉ đạo của ông Minh cô Thu sẽ không thanh toán cho hàng
hoá không khớp với vận đơn giao hàng.
5. Tất cả những khoản dùng cho văn phòng đều do cô Thu đặt hàng. Công ty chỉ có
một số lượng nhỏ nhà cung cấp. Nếu nhận được hoá đơn bán hàng chuyển tới mà
cô Thu không nhớ là đã đặt hàng có thông báo cho ông Minh.
6. Các séc thanh toán cho các khoản nợ tới hạn được cô Thu viết bằng tay. Tất cả
các séc cần hai chữ kỷ, một là của ông chủ. Tất cả các hoá đơn sau đó được đánh
dấu là “đã trả tiền” và ngày trả, số séc cũng được ghi lại. Sau đó các hoá đơn được
đưa vào hồ sơ theo thứ tự abc.
7. Nghiệp vụ trả tiền được ghi vào một nhật ký quỹ chuẩn và được cô Thu vào máy
tính. Nhật ký được đánh dấu “đã vào sổ”.
8. Cô Thu đưa séc đã chuẩn bị cho ông Văn Minh ký và chuyển lại cho cô. Sau đó
cô kẹp tờ séc cùng với giấy báo nợ của nhà cung cấp và chuyển cho cô thư ký để gửi đi qua bưu điện.
9. Cuối mỗi tháng cô Thu làm một bản liệt kê những khoản nợ phải trả và làm bản
đối chiếu với ngân hàng cho ông Minh.
Yêu cầu: Hãy xác định những điểm mạnh và hạn chế của kiểm soát nội bộ của
công ty Tia Sáng đối với các nghiệp vụ trả tiền. Đối với những hạn chế hãy đưa
ra những kiến nghị cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Bài 2: Trong cuộc kiểm toán đối với khách hàng Bibico - một doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực siêu thị, bảng câu hỏi sau đây được sử dụng để thu thập thông
tin về kiểm soát nội bộ của siêu thị đối với nghiệp vụ bán hàng:
1. Việc tính tiền tại quầy thu ngân có được thực hiện với tất cả các khách hàng không?
2. Khi hàng dán sai nhân giá, máy quét mã vạch hoặc nhân viên thu ngân có phát
hiện được kịp thời không?
3. Hàng chưa được tính tiền khi được khách hàng mang ra khỏi quầy thu ngân có
được phát hiện tự động bằng thiết bị thích hợp không? 4. Trước khi ra khỏi cửa
siêu thị, siêu thị có nhân viên kiểm tra hóa đơn tương ứng với hàng mà khách hàng đã mua không?
5. Những nhân viên kiểm tra này có độc lập với nhân viên thu ngân không?
Yêu cầu: Nhận diện những sai phạm đối với thô tin trên bảo cáo tài chính có thể
xảy ra khi những câu hỏi này được trả lời là “Không”.
Bài 3: Dưới đây là một số thủ tục kiểm soát tại Công ty A:
1. Một nhân viên độc lập tiến hành kiểm tra, tính toán lại tất cả các hóa đơn có giá
trị từ 5 triệu đồng trở lên và ký nhảy vào liên lưu tại đơn vị trước khi xuất hóa đơn cho khách hàng.
2. Một nhân viên giám sát trực tại công của đơn vị để nhắc nhở mọi nhân viên khi
vào công ty phải quẹt thẻ nhân viên.
3. Một nhân viên độc lập với kế toán tiền gửi ngân hàng tiến hành thu thập các
giấy bảo của các ngân hàng gửi tới Công ty, lập bảng kê các nghiệp vụ giao dịch
qua từng ngân hàng và đối chiếu với Sổ phụ ngân hàng.
4. Các thiết bị trong công ty được gắn nhãn kim loại và theo dõi trên hệ thống của công ty. Yêu cầu:
1. Cho biết thủ tục kiểm soát trên được thiết kế nhằm mục đích gì? 2. Nêu các thử
nghiệm kiểm soát mà kiểm toán viên có thể tiến hành đối với từng thủ tục kiểm soát trên?
Bài 4: Tại Công ty TNHH sản xuất HQ có các thủ tục hoạt động được mô tả như sau:
(a) Khi đặt hàng mua nguyên vật liệu, một liên của đơn đặt hàng được gửi cho bộ
phận nhận hàng. Khi nhận hàng, nhân viên bộ phận nhận hàng sẽ ghi số thực nhận
vào liên này của đơn đặt hàng và gửi về cho bộ phận kế toán để ghi sổ. Vật liệu
sau đó sẽ được nhập vào kho
(b) Một chi nhánh bán hàng của công ty bao gồm một cửa hàng trưởng và hai
nhân viên. Chi nhánh được mở một tài khoản giao dịch tại Ngân hàng địa phương.
Các khoản tiền thu của chi nhánh được nộp vào đây. Các sec rút tiền của tài khoản
này phải có chữ ký của Cửa hàng trưởng hoặc Giám đốc tài chính công ty. Sổ phụ
được gửi về cho Cửa hàng trưởng, ông này sẽ đối chiếu với sổ sách và lưu sổ phụ.
Định kỳ, Cửa hàng trưởng sẽ lập một bảng kê các khoản chi trong kỳ nộp về Công ty. Yêu cầu:
1. Đối với mỗi tình huống kể trên, hãy cho biết điểm yếu của kiểm soát nội bộ và
loại gian lận hoặc sai sót nào có thể xảy ra.
2. Cho biết thủ tục kiểm soát nào có thể điều chỉnh những điểm yếu này của kiểm soát nội bộ
Bài 5: Bạn đang kiểm toán cho PKF, một công ty chuyên kinh doanh các thiết bị
điện tử (chủ yếu là bán lẻ). Trong năm tài chính được kiểm toán, PKF vừa lắp đặt
hệ thống máy tính nhằm theo dõi và ghi nhận hàng tồn kho. Qua quan sát và
phỏng vấn, bạn thu thập được các thông tin sau:
1. Khi hàng được nhập về, bộ phận nhận hàng đọc mã vạch được in trên thùng
chứa hàng và nhập thủ công số mã vạch của hàng nhập về vào máy tính. Số lượng
hàng được in trên thùng cũng được nhập vào máy tính (ví dụ, một thùng hàng
chứa 50 đối pin). Số lượng hàng nhập này được máy tính ghi nhận tự động làm
tăng lượng hàng tồn kho của PKF.
2. Khi hàng được bán cho khách hàng, mã vạch của hàng được đọc và nhập thủ
công vào máy tính Máy tính sẽ tự động in ra hóa đơn, trong hóa đơn có giá bán
được lấy từ bảng giá đã được nhập sẵn vào máy tính. Số lượng hàng bán sẽ được
máy tính tự động trừ đi để làm giảm lượng hàng tồn kho của PKF.
3. Hệ thống máy tính của PKF cho phép ghi nhận và theo dõi thông tin về giá
nhập vào và bán ra của hàng hóa và sửa đổi các thông tin này nếu có sai sót. Hệ
thống cũng ghi nhận giá bán được giảm cho khách hàng trong trường hợp hàng kém phẩm chất.
4. Do hạn chế về nhân lực, hơn nữa các nghiệp vụ nhập xuất hàng phát sinh
thường xuyên nên PKF theo dõi lượng và giá hàng nhập vào, bán ra và hàng còn
tồn kho thông qua hệ thống máy tính mà chưa thực hiện việc kiểm kê định kỳ và
so sánh số liệu kiểm kê thực tế với số liệu trên máy tính.
5. Những hàng thuộc dạng bán chạy của PKF là những hàng hóa có giá trị nhỏ như
pin, thẻ nhớ, ... Những hàng luân chuyển chậm là những hàng hóa có giá trị lớn
như tivi, máy quay video, laptop,..
Yêu cầu: Hãy nhận diện các yếu điểm trong kiểm soát nội bộ dối với hàng tồn kho
của PKF. Những yếu điểm này có thể dẫn đến các sai phạm tiềm tàng nào đối với hàng tồn kho của PKF.
Bài 6: Gần đây, khi ăn trưa với gia đình tại quán ăn địa phương, bạn quan sát thấy
vấn đề có vẻ không bình thường. Khi bạn đến cuối hàng tính tiền, một nhân viên
hỏi bạn đi với bao nhiêu người, tính tổng số tiền liên quan đến số thức ăn trên khay
và điền tổng số người, đưa cho bạn hoá đơn và yêu cầu bạn trả tiền khi ăn xong.
Khi ăn gần xong, bạn thấy muốn có thêm một cốc cà phê và miếng bánh ngọt nên
quay lại quầy, chọn thức ăn và đứng vào hàng tính tiền. Nhân viên tính tiền làm
giống như trước nhưng lần này anh ta gắn hoá đơn thứ hai vào hoá đơn 1 và đưa cả hai cho bạn.
Khi ăn xong, bạn đưa 2 hoá đơn đính vào nhau cho nhân viên thu ngân. Nhân viên
thu ngân tính tổng số tiền trên 2 hoá đơn, nhận tiền và xếp các hoá đơn vào ngăn. Yêu cầu:
i. Xác định những thủ tục kiểm soát nội bộ nào được quán ăn thiết lập để kiểm soát hoạt động?
ii. Nhà quản lý quán ăn có thể đánh giá tính hiệu quả của hoạt động các thủ tục kiểm soát như thế nào?
iii. Các thủ tục kiểm soát này khác các thủ tục kiểm soát ở hầu hết các quán ăn như thế nào? V. BÀI TẬP NGHIỆP VỤ
Bài 1: Những sai phạm sau xảy ra ở Công ty thương mại Thực phẩm tươi: 1. Giá
bán trên Hoá đơn bị sai do nhập sai đơn giá vào file đơn giá các mặt hàng
2. Một Hoá đơn của nhà cung cấp được thanh toán hai lần. Lần thanh toán thứ hai
được thực hiện khi nhà cung cấp gửi bản sao của Hoá đơn đến Công ty khi quá thời hạn thanh toán
3. Khi kiểm kê hàng tồn kho của Công ty, một nhân viên kiểm kê mô tả sai một số
mặt hàng và tính sai khối lượng.
4. Một nhân viên bán hàng bán lỗ thịt cừu thấp hơn giá vốn vì người bán hàng
không nhận thức được giá thịt cừu tăng lên trong tuần trước. 5. Người phụ trách tài
khoản phải trả tự thanh toán một khoản cho bản thân bằng cách đưa một nhà cung
cấp giả mạo vào file các nhà cung cấp đã được duyệt.
6. Hoá đơn của người bán được thanh toán mặc dù không liên quan đến hàng hoá
mua được. Phần mềm kế toán ở Công ty không yêu cầu cung cấp thông tin về số
hiệu của báo cáo nhận hàng trước khi thực hiện thanh toán.
7. Vào ngày cuối cùng của năm, một xe chở thịt bò chuẩn bị đi giao hàng. Tuy
nhiên, khi kiểm kê thì số lượng hàng trong xe vẫn được tính vì xe vẫn ở Công ty.
Chứng từ bán hàng được lập vào ngày cuối cùng của năm nên lô hàng này được
tính là tiêu thụ trong kỳ.
8. Nhân viên bộ phận nhận hàng lấy thịt bò của Công ty để dùng riêng. Cụ thể, khi
hàng mua được vận chuyển đến Công ty, bộ phận nhận hàng điền vào báo cáo
nhận hàng và chuyển đến bộ phận kế toán để báo cáo về số lượng thực nhận. Khi
nhận hàng, hai tang thịt bò được để vào xe riêng của nhân viên nhận hàng thay vì
để vào kho lạnh của Công ty. Yêu cầu:
i, đối với mỗi sai phạm, xác định (các) thủ tục kiểm soát bị thiếu ii. đối với mỗi sai
phạm, xác định thủ tục kiểm soát cần bổ sung iii. đối với mỗi sai phạm, xác định
mục tiêu kiểm toán bị vi phạm