Bài tập cá nhân môn Triết học Mac - Lenin | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Thông qua viết bài tập cá nhân giúp cho sinh viên nắm chắc được những nội dung trọng tâm của môn học Triết học Mác – Lênin, có khả năng liên hệ, vận dụng vào thực tiễn (lấy ví dụ) để hiểu được các khái niệm, phạm trù, quy luật của môn học, từ đó giúp sinh viên có đầy đủ tri thức để đảm bảo thi kết thúc học phần có kết quả tốt nhất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
1. Về mục đích, yêu cầu, kết cấu điểm: 1.1. Về mục đích:
Thông qua viết bài tập cá nhân giúp cho sinh viên nắm chắc được những nội
dung trọng tâm của môn học Triết học Mác – Lênin, có khả năng liên hệ, vận dụng
vào thực tiễn (lấy ví dụ) để hiểu được các khái niệm, phạm trù, quy luật của môn
học, từ đó giúp sinh viên có đầy đủ tri thức để đảm bảo thi kết thúc học phần có kết quả tốt nhất. 1.2. Yêu cầu:
- Mỗi sinh viên làm 01 câu hỏi (số câu hỏi của sinh viên chính là số thứ tự
trong danh sách sinh viên. Các bài tập viết không đúng với số thứ tự trong danh
sách sinh viên phải làm lại).
- Viết trên giấy khổ A4, tối thiểu 3 trang tối đa 5 trang (viết bằng bút mực xanh).
- Các bài sao chép giống nhau sẽ coi như không đạt yêu cầu phải làm lại.
- Thời gian nộp bài tập cá nhân: Buổi cuối cùng của môn học theo lịch học
tập của nhà trường. Lớp trưởng thu bài và đóng thành quyển, bìa và các trang giấy
A4 viết theo mẫu kèm theo.
2.1. Kết cấu điểm cho mỗi câu hỏi
Tổng số 10 điểm được chia thành các phần như sau:
- Phần phân tích nội dung lý thuyết = 04 điểm.
- Phần liên hệ thực tiễn, rút ra ý nghĩa hoặc lấy ví dụ minh họa = 06 điểm.
2. Nội dung câu hỏi:
Câu 1: Trình bày khái lược về triết học? Liên hệ vai trò, ý nghĩa của triết
học đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
Câu 2: Trình bày vấn đề cơ bản của triết học? Nhận xét của anh (chị) về chủ
nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật? 1
Câu 3: Trình bày điều kiện ra đời và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học
do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện.
Câu 4: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin? Nêu ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa.
Câu 5: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc
của ý thức. Từ đó, anh (chị) rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 6: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất
và kết cấu của ý thức. Từ đó, anh (chị) rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 7: Phân tích vai trò của vật chất đối với ý thức. Liên hệ vai trò của điều
kiện sống đối với việc hình thành tính cách, quan điểm của cá nhân?
Câu 8: Phân tích vai trò của ý thức đối với vật chất. Liên hệ vai trò tích cực,
sáng tạo của ý thức trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội.
Câu 9: Phân tích ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức? Từ đó, anh (chị) rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 10: Trình bày nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Anh (chị)
đánh giá như thế nào về ý nghĩa của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ
thể trong nhận thức và thực tiễn.
Câu 11: Trình bày nôi dung nguyên lý về sự phát triển.Ý nghĩa của quan
điểm phát triển đối với bản thân anh (chị) trong thực tiễn và nhận thức?
Câu 12: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Vận
dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù để phân tích mối quan hệ giữa
lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể? 2
Câu 13: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù để phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay?
Câu 14: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nôi dung và hình thức. Vận
dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù để phân tích vai trò của tri thức,
đạo đức đối với cá nhân.
Câu 15: Phân tích quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại. Vận dung quy luật phân tích quá trình tích
lũy kiến thức, kỹ năng cho bản thân để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Câu 16: Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Trình bày về những mâu thuẫn hiện có của bản thân anh (chị) và giải pháp khắc phục.
Câu 17: Phân tích quy luật phủ định của phủ định. Vận dung quy luật phân
tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 18: Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Vận dụng phân
tích vai trò của các môn học thực hành trong quá trình đào tạo của anh (chị).
Câu 19: Phân tích các giai đoạn của quá trình nhận thức? Theo bạn làm thế
nào để có những đánh giá đúng đắn về tình hình dịch bệnh Covid - 19?
Câu 20: Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. Sự vận dụng quy luật này của Đảng ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 3
Câu 21: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng? Liên hệ với cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay.
Câu 22: Hình thái kinh tế xã hội là gì? Phân tích quá trình lịch sử - tự nhiên
của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội. Việt Nam “bỏ qua” hình thái kinh tế
- xã hội tư bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội có phù hợp không? Vì sao?
Câu 23: Phân tích vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát
triển của xã hội có đối kháng giai cấp. Liên hệ với Việt Nam.
Câu 24: Phân tích mối quan hệ giai cấp - dân tộc và mối quan hệ giai cấp – nhân loại ?
Câu 25: Phân tích nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và chức năng cơ bản của
nhà nước. Liên hệ với Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Câu 26: Cách mạng xã hội là gì? Vai trò của nó trong sự phát triển của xã hội?
Câu 27: Phân tích vai trò của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội? Vận dụng
phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu 28: Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã
hội? Cho ví dụ minh họa.
Câu 29: Phân tích vấn đề bản chất con người theo quan niệm của triết học Mác – Lênin.
Câu 30: Trình bày vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử.
Ý nghĩa của vấn đề này trong việc quán triệt bài học “Lấy dân làm gốc”. 4