Bài tập chia thừa kế | Pháp luật đại cương | Đại học Thương mại
Bài tập chia thừa kế | Pháp luật đại cương | Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Pháp luật đại cương (LAW1)
Trường: Đại học Thương Mại
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848
BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ
Bài 1. A có vợ là B, tài sản chung của A và B là 1,2 tỷ đồng. A chung sống như vợ
chồng với C, tài sản chung của A và C là 600 triệu đồng. A chết, tiền mai táng cho
A hết 50 triệu đồng. Tiền phúng viếng thu được 100 triệu đồng. Xác định DSTK của A.
Bài 2. A và B là vợ chồng, có 3 con chung là C, D, E (8 tuổi). A chung sống như
vợ chồng với F, có 2 con chung là M và N. A còn có mẹ là bà K. Khi A chết, tiền
mai táng được lấy từ tài sản chung của AB. Sau khi trừ đi tiền mai táng, tài sản
chung của AB còn 1,6 tỷ đồng. Tài sản chung của AF là 1,2 tỷ đồng. Tiền phúng
viếng của A được 200 triệu đồng. Hãy chia DSTK của A trong các trường hợp sau đây:
1. A chết không lập di chúc
2. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B;
3. A chết lập di chúc cho C, D, E mỗi người hưởng 70 triệu; F,M,N hưởng
1/4 số di sản còn lại. Truất quyền thừa kế của K;
4. A chết lập di chúc cho F,M,N hưởng 1/2 di sản; cho C, D mỗi người
hưởng 150 triệu nhưng C chết cùng thời điểm với A và C có 2 con là C1,
C2. Truất quyền thừa kế của E.
Bài 3. A và B là vợ chồng. Khi A chết, A trích 100 triệu đồng từ tài sản chung để
làm mai táng cho A. Sau khi trừ đi tiền mai táng, tài sản chung của A và B còn 800
triệu đồng. Hãy xác định DSTK của A. lOMoARcPSD|40534848
Bài 4. Vợ chồng A và B có 2 đứa con là C, D. C có một người con là M. Tháng
1/2018, ông A bị tại nạn qua đời. Trước đó , ông A có để lại di chúc cho C và D
mỗi người 1/2 di sản của mình. Bà B lo mai táng cho ông A hết 20 triệu đồng (trích
từ tài sản chung). Qua sự kiện trên bà B làm đơn kiện ra tòa án H để yêu cầu hưởng
di sản thừa kế của ông A. Tòa án xác định tài sản chung của A và B là 400 triệu
đồng (sau khi trừ đi tiền mai táng). Sau khi ông A qua đời 5 tháng thì C cũng mất.
Hãy chia thừa kế trong TH trên.
Bài 5. Năm 1980, Ông A kết hôn với bà B. Năm1991, bà B sinh được 3 người con
C, D , E. Năm 2018, ông A chết để lại di chúc cho C toàn bộ di sản của mình. Sau
khi A chết, bà B chung sống với ông F và nhận một người là con nuôi là H theo
quy định pháp luật. Tháng 4 năm 2018, bị cảm đột ngột nên bà B qua đời không
kịp chăng chối điều gì. Hãy chia thừa kế trong trường hợp này biết rằng: Tài sản
chung của A và B là 500 triệu đồng, tài sản của bà B từ khi chung sống với ông F là 200 triệu đồng.
Bài 6. H và L có con là P và Q (bị nghiện). P lấy vợ là N sinh được 2 người con là
A và B ( cả 2 chưa thành niên). Năm 2018, P chết không kịp để lại di chúc. Sau đó,
H cũng bị bệnh nên qua đời. Trước khi chết H để lại di chúc cho 2 cháu A và B
mỗi chãu 1/2 di sản của mình. Biết tài sản P và N là 700 triệu đồng. Tài sản của H
và L là 600 triệu đồng. Q chưa đến tuổi trưởng thành. H còn có mẹ già đang sống ở
quê nhà. Phân chia di sản thừa kế trong TH trên.
Bài 7. Ông A kết hôn với bà B và có ba người con chung là C, D, E (tất cả đã
thành niên và có khả năng lao động). E kết hôn với F và có hai người con chung là
X và Y (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Trong thời kỳ hôn nhân hợp
pháp với bà B, Ông A chung sống như vợ chồng với bà K và có 2 người con chung lOMoARcPSD|40534848
là M và N (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Ông A còn có mẹ là bà
Z. Chia di sản thừa kế của ông A trong những trường hợp sau:
1. A chết không để lại di chúc. Tài sản chung của ông A và bà B là 900.000.000
đồng (chín trăm triệu đồng), tài sản chung của ông A và bà K là 600.000.000 đồng
(sáu trăm triệu đồng). Mai táng phí cho ông A hết 50.000.000 (năm mươi triệu đồng).
2. Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B. Anh E chết trước ông
A. Di sản của ông A là 1.200.000.000 đồng (một tỷ hai trăm triệu đồng).
Bài 8. Ông A kết hôn với bà B và có ba người con chung là C, D, E (tất cả đã
thành niên và có khả năng lao động). E kết hôn với F và có hai người con chung là
X và Y (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Trong thời kỳ hôn nhân hợp
pháp với bà B, Ông A chung sống như vợ chồng với bà K và có 2 người con chung
là M và N (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Ông A còn có mẹ là bà
Z. Chia di sản thừa kế của ông A trong những trường hợp sau:
1. Ông A chết có để lại di chúc định đoạt cho bà B được hưởng 200.000.000 đồng
(hai trăm triệu đồng), cho K được hưởng 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).
Cho E hưởng 300.000.000 (ba trăm triệu đồng) nhưng E chết cùng thời điểm với
ông A. Di sản của ông A là 1.500.000.0000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng).
2. Ông A chết để lại di chúc cho K được hưởng 1/2 tổng di sản, bà B bị tước
quyền hưởng di sản thừa kế. Di sản của ông A là 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng). lOMoARcPSD|40534848
Bài 9. Ông A và bà B là vợ chồng, có 3 người con chung gồm C, D, E. C, D đã
thành niên và có khả năng lao động; còn E 8 tuổi. Ông A và bà B có khối tài sản
chung 2,4 tỷ đồng. Ông A chết, hãy chia di sản thừa kế của A trong các trường hợp sau đây:
1. A chết không lập di chúc
2. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của E
3. A chết lập di chúc cho C hưởng 300 triệu đồng nhưng C chết cùng thời điểm với
A. C có 2 con là M và N. Ngoài ra, trong di chúc A định đoạt cho D hưởng 200 triệu đồng.
Bài 10. Ông A và bà B là vợ chồng, có 3 người con chung gồm C, D, E (C, D, E
đều đã thành niên và có khả năng lao động). A còn có một bà mẹ là bà K. Ông A
và bà B có khối tài sản chung 1,8 tỷ đồng. Ngoài ra, A còn chung sống như vợ
chồng với F và có một con chung là M. Số tài sản chung của A và F là 1,6 tỷ đồng.
Khi A chết tiền làm mai táng cho A hết 100 triệu đồng. Hãy chia di sản thừa kế của
A trong các trường hợp sau đây:
a. A chết không lập di chúc.
b. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B.
c. A chết lập di chúc cho C hưởng 100 triệu đồng; cho D hưởng 200 triệu đồng;
cho E hưởng 1/2 số di sản còn lại và truất quyền thừa kế của K.
Bài 11. A kết hôn với B có 2 con là C, D, E. C, D đều đã thành niên và có khả
năng lao động; E chưa thành niên. Tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng. Ngoài
ra, A còn chung sống như vợ chồng với F và có con chung là K. Tài sản chung của
A và F là 800 triệu đồng.
1. A chết, không để lại di chúc.
2. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B. lOMoARcPSD|40534848
3. A chết để lại di chúc, trong đó truất quyền thừa kế của E, cho C hưởng 1/2 di
sản nhưng C chết cùng thời điểm với A. C có 2 người con là M và N.
Bài 12. A kết hôn với B có 2 con là C, D (C, D đều đã thành niên và có khả năng
lao động). A còn có mẹ là bà E. Tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng. Ngoài ra,
A còn chung sống như vợ chồng với F và có con chung là K. Tài sản chung của A
và F là 800 triệu đồng.
1. A chết, không để lại di chúc.
2. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của E.
3. A chết để lại di chúc, trong đó truất quyền thừa kế của B, cho C hưởng 1/2 di
sản nhưng C chết cùng thời điểm với A. C có 2 người con là M và N.
Bài 13. A và B là vợ chồng, có ba người con chung là C, D, E. C có vợ là C1 và có
con chung là C2 và C3. Tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng. A còn có mẹ là bà
K. A chết, hãy chia DSTK của A trong các trường hợp sau đây:
1. A chết không lập di chúc.
2. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B.
3. A chết lập di chúc chia đều di sản thừa kế cho C, D, E
4. A chết lập di chúc cho C = 50 triệu; D = 100 triệu. Để cho C2 và C3 hưởng 1/8
số di sản còn lại. Truất quyền thừa kế của K.
5. A chết lập di chúc cho D và E mỗi người 100 triệu; cho C hưởng ¼ số di sản còn
lại nhưng C chết cùng thời điểm với A. Truất quyền thừa kế của B.
6. A chết tháng 1/2017; C chết tháng 3/2017. Biết tài sản chung của C và C1 là 800
triệu đồng. A chết không lập di chúc. C lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C2
(lưu ý: Phần này chia thừa kế cho cả A và C). lOMoARcPSD|40534848
Bài 14. A và B là vợ chồng, có 5 người con chung là C (sinh năm 1990), D (sinh
năm 1993), E (1995), F (1997), G (2005). A còn bố mẹ là ông X và bà Y. Tài sản
chung của vợ chồng AB là 3 tỷ đồng. A chết, hãy chia di sản thừa kế của A trong
các trường hợp sau đây:
1. A lập di chúc cho C,D,E,F,G hưởng di sản thừa kế nhưng trong di chúc lại
không chia cụ thể mỗi người con hưởng bao nhiêu;
2. A lập di chúc cho C,D,E,F,G mỗi người hưởng 30 triệu nhưng C từ chối
không nhận di sản thừa kế; cho X,Y hưởng 1/3 số di sản còn lại. Truất quyền thừa kế của B;
3. A lập di chúc cho X,Y hưởng 1/2 số di sản; cho C,D mỗi người hưởng 200
triệu đồng nhưng C chết cùng thời điểm với A và C có 2 con là C1 và C2.
Bài 15. A và B là vợ chồng, có 2 con chung là C, D. Tài sản chung của vợ
chồng AB là 2 tỷ đồng. C có vợ là E và có hai con chung là M, N (12 tuổi). A
chết tháng 1/2018; C chết tháng 4/2018. Hãy chia di sản thừa kế của A và C biết:
1. Tài sản chung của A và B là 1,8 tỷ đồng. Khi chết A lập di chúc như sau:
- Cho C và D hưởng 1/3 di sản (D không được quyền hưởng di sản thừa kế
theo Điều 621 BLDS năm 2015 và A không biết điều này).
- Truất quyền thừa kế của B.
2. Tài sản chung của C và E là 5 tỷ đồng. Tiền mai táng cho C hết 100 triệu
đồng. Khi chết C lập di chúc như sau:
- Cho E hưởng 1/3 di sản;
- Cho M hưởng 1/6 số di sản;
- Để từ thiện cho tổ chức từ thiện X 300 triệu đồng.