Bài tập Chương 11 Đo lường chi phí sinh hoạt | Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
CPI năm 2010: (2*100 + 1.5*50 + 0.1*500)/(2*100) ; 1.5*50 + 0.1*500) *100 = 100 + CPI năm 2011: (3*100 + 1.5*50 + 0.2*500) *100 /(2*100 + 1.5*50 + 0.1*500) = 146 ; c. Tỷ lệ lạm phát: LP2011: (146-100)*100/100 = 46%. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46578282 KINH TẾ VĨ MÔ
CHƯƠNG 11: ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT Bài 3: a. Bó cải bẹ Cải xanh Củ cà rốt 2010 2 USD 1.5 USD 0.1 USD 2011 3 USD 1.5 USD 0.2 USD b.
+ CPI năm 2010: (2*100 + 1.5*50 + 0.1*500)/ (2*100 + 1.5*50 + 0.1*500) *100 = 100
+ CPI năm 2011: (3*100 + 1.5*50 + 0.2*500) *100 /(2*100 + 1.5*50 + 0.1*500) = 146
c. Tỷ lệ lạm phát: LP2011: (146-100)*100/100 = 46% Bài 6:
a. Giá một tờ báo tăng lên: (2 – 0.15)*100 / 0.15= 1233%
b. Tiền lương tăng lên: (20.42 – 3.23) *100/ 3.23 = 532%
c. Năm 1970: 3 phút Năm 2009: 6 phút
d. Sức mua của công nhân dưới dạng số lượng tờ báo mua được đã bị giảm xuống vì vào năm
1970 nếu công nhân làm trong 1 h có thể mua được 20 tờ báo nhưng vào năm 2009 công nhân
chỉ có thể mua được 10 tờ báo trong 1 h làm việc. Bài 7 a.
Sự giới thiệu hàng hóa mới. Sự ra đời của Ipod làm người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn
làm cho 1 USD có giá trị hơn. b.
Sự thay đổi về mặt chất lượng mà không đo lường được. Vì chất lượng của xe hơi tăng
lên làmcho 1 USD có giá trị hơn. c.
Thiên vị thay thế vì người tiêu dùng thay thế bằng các loại hàng hóa đã trở nên tương đối ít tốnkém hơn. d.
Sự thay đổi về mặt chất lượng mà không đo lường được. Vì chất lượng mỗi gói hàng
củahãng Raisin Bran tăng lên làm cho giá trị của 1 USD tăng lên. e.
Thiên vị thay thế vì khi giá xăng tăng lên người tiêu dùng có xu hướng thay thế 1 chiếc
xe ít tốn nhiên liệu hơn để giảm bớt chi tiêu trong tương lai. Bài 8: lOMoAR cPSD| 46578282
Khi quyết định cần phải tiết kiệm bao nhiêu thu nhập cho tuổi về hưu, người công nhân nên xem
xét lãi suất thực vì lãi suất thực tính đến sự thay đổi giá trị đồng tiền theo thời gian vì thế lãi suất thực sẽ chính xác hơn. Bài 9
a. Vì lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – lạm phát
Mà lạm phát đã tăng cao hơn mức lạm phát mà hai bên dự đoán nên lãi suất thực thấp hơn lãi suất kì vọng.
b. Khi lạm phát cao hơn mức dự đoán, lãi suất thực tế thấp hơn dự kiến thì:
- Người cho vay bị thiệt.
- Người đi vay được lợi.
c. Người sở hữu nhà thế chấp sẽ phải chi trả lãi suất với giá trị thực thấp hơn so với dự kiến và
ngược lại các ngân hàng cho vay sẽ chịu một phần thiệt hại không nhỏ bởi lãi suất không đổi
nhưng giá trị của đồng tiền mà họ nhận được mất giá nhanh hơn những gì họ dự tính. Bài 10:
CHƯƠNG 12 SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG Bài 1 a.
Khi xã hội quyết định giảm tiêu dùng và gia tăng đầu tư thì sẽ phải hy sinh tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ trong hiện tại nhưng tương lai sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trong dài
hạn giúp cải thiện mức sống của nền kinh tế. b.
Khi xã hội cắt giảm tiêu dùng, xã hội đó sẽ thu hẹp qui mô sản xuất hànghóa – dịch vụ để
mở rộng qui mô đầu tư, sản xuất vốn. Trước tiên là nhóm người sản xuất bị ảnh hưởng. Vì nguồn
lực có giới hạn nên một bộ phận sản xuất sẽ bị cắt giảm và được chuyển sang lĩnh vực sản xuất
vốn. Tiếp đến là nhóm người tiêu dùng, vì giờ đây số lượng hàng hóa, dịch vụ là có hạn, nên
buộc họ phải giảm thiểu nhu cầu của bản thân, thích nghi với sự thiếu hụt tạm thời. Bài 2
Tài nguyên khan hiếm và không có quốc gia nào trên thế giới có thể tạo ra hàng hóa và dịch
vụ cần thiết từ các nguồn lực của riêng mình, do đó các nước tham gia vào thương mại. Nếu một
quốc gia sản xuất số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ thì quốc gia đó có thể sử dụng chúng để xuất
khẩu nhằm cân bằng với hàng hóa mà quốc gia đó đang nhập khẩu. Cách dung hòa là kết hợp sản
xuất cao với xuất khẩu và nhập khẩu thì quốc gia có thể đạt được mức sống cao. lOMoAR cPSD| 46578282 Câu 3:
Chi phí cơ hội của việc đầu tư vốn là tiêu dùng hiện tại. Một quốc gia có thể “đầu tư quá mức”
vào vốn, đổi lại vốn sẽ dần mất đi giá trị. Chi phí cơ hội của đầu tư vốn nhân lực là khối lượng
hàng hóa, dịch vụ. Một quốc gia không thể “đầu tư quá mức” vào vốn nhân lực, vì như thế sẽ ảnh
hưởng quá nhiều tới hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong nước. Câu 4: a.
Chi tiêu tư nhân đại diện cho tiêu dùng: chi tiêu cho hộ gia đình (thực phẩm, quần
áo...)Chi tiêu tư nhân đại diện cho đầu tư: mua bán cổ phiếu, chứng khoán....
Các nguồn lực cá nhân dành cho giáo dục là đầu tư, nhưng kết quả của chúng là những tấm bằng,
chứng nhận... => chi tiêu đầu tư cho tương lai b.
Chi tiêu chính phủ đại diện cho tiêu dùng: lương, thưởng, trợ cấp, lương hưu, chi tiêu cho xã hội...
Chi tiêu chính phủ đại diện cho đầu tư: cơ sở hạ tầng, đầu tư nước ngoài....
Chi tiêu cho các chương trình sức khỏe – không phân biệt già trẻ - là một hình thức đầu tư. Câu 5: a.
Nhận đầu tư nước ngoài tốt hơn cho Hoa Kỳ vì sự đầu tư của Trung Quốc và Nhật Bản
gia tăng trữ lượng vốn của Hoa Kỳ, từ đó gia tăng năng suất và GDP. b.
Trường hợp này nói về đầu tư trực tiếp nước ngoài, cả 2 quốc gia đều muốn có được lợi
nhuậntừ việc đầu tư. Hoa Kỳ có thể đầu tư vốn vào những hoạt động sản xuất quan trọng và
không có quốc gia nào được hưởng lợi từ việc đầu tư vào Hoa Kỳ, nhưng nếu tiếp nhận khoản
đầu tư, cả GDP và GDP đều được cải thiện. Câu 6: a.
Một công ty ô tô do công dân Đức sở hữu toàn bộ mở một công ty mới ở miền Nam
Carolina sẽ thuộc về loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài. b.
Công ty này góp phần gia tăng năng suất và GDP của Hoa Kỳ vì GDP là thu nhập được
tao ra trong phạm vi lãnh thổ củ cả dân cư trong nước lẫn cư dân nước ngoài. Bởi vì công ty này
là của công dân Đức, ảnh hưởng tới GNP Hoa Kỳ sẽ nhỏ hơn ảnh hưởng tới GNP Đức Câu 7:
a. Thu nhập cao hơn sẽ nâng cao mức độ sống của người dân, bao gồm: bảo hiểm sức khỏe, điều
kiện nhà ở, nước sạch, thực phẩm chất lượng, nhiều dinh dưỡng hơn => sức khỏe tốt hơn. b. Khi
có sức khỏe tốt, lao động sẽ làm việc năng suất hơn => thu nhập cao hơn lOMoAR cPSD| 46578282
c. Chính sách tập trung vào sức khỏe và dinh dưỡng của người dân Câu 8: a.
Ổn định chính trị khiến quốc gia có mức sống cao hơn và đảm bảo phần nào quyền sở
hữu chocác nhà đầu tư đang có ý định đầu tư vào quốc gia đó => tăng trưởng kinh tế mạnh. b.
Tăng trưởng kinh tế mạnh góp phần nâng cao mức sống của người dân, đảm bảo sự hài
lòng của người dân với nhà nước đó => ổn định chính trị Câu 9:
Nâng cao cơ hội học tập cho phụ nữ trẻ là một phần của đầu tư vào vốn nhân lực của một quốc
gia. Khi phụ nữ được đào tạo sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng số lượng lao động, lấp đầy những
chỗ hổng bằng nhân công có trình độ ... Câu 10:
a. Năng suất lao động đã được nâng cao, sản lượng trên đầu người tăng.
b. Chưa cần thiết, vì tốc độ tăng tưởng của sản lượng vẫn cao hơn so với toàn bộ nền kinh tế