-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập Chương 2: cung – cầu và giá cả thị trường môn Kinh tế học | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Bài 5: Cho giá cả, lượng cung và lượng cầu sản phẩm X như sau:a. Thiết lập hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X. b. Tính hệ số co giãn của cầu và của cung ở mức giá 18 triệu đồng/ sp. Cho biết doanh nghiệp nên tăng giá hay giảm giá trong trường hợp này? c. Tìm giá và sản lượng cân bằng. d. Giả sử cầu giảm 20% ở mỗi mức giá (các yếu tố khác không đổi), phân tích biến động về doanh thu của nhà sản xuất đối với sản phẩm X. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BÀI TẬP MÔN KINH TẾ HỌC – 4TC
CHƯƠNG 2: CUNG – CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
Bài 1: Cho giá cả, lượng cung và lượng cầu sản phẩm X như sau: P 120 100 80 60 40 20 QD 0 100 200 300 400 500 QS 750 600 450 300 150 0
a. Thiết lập hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X.
b. Tính hệ số co giãn của cầu và của cung ở mức giá P = 80
Bài 2: Cho hàm số cầu và hàm số cung thị trường của sản phẩm X như sau: QD = 40 – P QS = 10 + 2P
a. Tìm giá cả cân bằng và sản lượng cân bằng thị trường.
b. Nếu chính phủ đánh thuế 3đ đơn vị sản phẩm thì sản lượng và giá cả cân bằng
trong trường hợp này là bao nhiêu?
Bài 3: Hàm số cung, cầu về lúa mì ở Mỹ những năm 1980 như sau: QS = 1800 + 240P QD = 3550 – 266P
Trong đó cầu nội địa là: QD1 = 1000 – 46P
Đơn vị tính: Q = triệu giạ, P = dollar
a. Tìm giá cả và sản lượng cân bằng thị trường.
b. Giả sử cầu xuất khẩu về lúa mì giảm đi 40% nông dân Mỹ bị ảnh hưởng như thế
nào về doanh thu và giá cả?
c. Để khắc phục tình trạng trên, chính phủ Mỹ quy định giá lúa mì: 3 dollar/giạ,
muốn thực hiện được sự can thiệp giá cả chính phủ phải làm gì?
Bài 4: Trên thị trường sản phẩm Z đang cân bằng ở mức giá P = 15 và Q = 20. Tại 1
điểm cân bằng này hệ số co giãn của cầu theo giá: E 2 D =
, hệ số co giãn của cung 1 theo giá E 2 S =
, biết rằng hàm số cầu và hàm số cung là hàm tuyến tính.
a. Xác định hàm số cầu và cung trên thị trường.
b. Giả sử chính phủ đánh thuế làm lượng cung giảm 50% ở các mức giá. Vậy giá cả
cân bằng và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
c. Giả sử chính phủ ấn định giá tối đa: P = 15đ và đánh thuế như câu b. Tình hình thị
trường sản phẩm Z như thế nào?
Bài 5: Cho giá cả, lượng cung và lượng cầu sản phẩm X như sau: P (triệu đồng/sp) 10 12 14 16 18 20 QD (sp) 1000 800 600 400 200 0 QS (sp) 250 350 450 550 650 750
a. Thiết lập hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X.
b. Tính hệ số co giãn của cầu và của cung ở mức giá 18 triệu đồng/ sp. Cho biết
doanh nghiệp nên tăng giá hay giảm giá trong trường hợp này? Trang 1
c. Tìm giá và sản lượng cân bằng.
d. Giả sử cầu giảm 20% ở mỗi mức giá (các yếu tố khác không đổi), phân tích biến
động về doanh thu của nhà sản xuất đối với sản phẩm X.
e. Từ câu c, giả sử Chính phủ đánh thuế đối với nhà sản xuất là 3 triệu đồng/sản
phẩm. Tính tổng số thuế Nhà nước thu được, thuế này ai chịu, chịu bao nhiêu.
f. Từ câu c, nếu Chính phủ áp dụng giá sàn đối với sản phẩm X là 18 triệu đồng/sp.
Phân tích tình hình thị trường sản phẩm X. Cho biết giải pháp của Chính phủ trong trường hợp này?
Bài 6: Sản phẩm A có hàm cầu: P = 20 – 3,5Q và hàm cung: P = 6 + 3,5Q. (Đơn vị
tính: P: Nghìn đồng/Sản phẩm; Q: triệu sản phẩm)
a. Để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, chính phủ đưa ra hai phương án.
Phương án 1: Chính phủ ấn định mức giá trần là Pmax = 11,25 nghìn đồng/sp;
phần sản phẩm thiếu hụt chính phủ sẽ nhập về với mức giá 14 và bán ra thị trường với giá trần.
Phương án 2: Chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng 1,75 nghìn đồng/sp.
Hãy phân tích và xác định xem phương án nào có lợi cho chính phủ hơn?
Phương án nào có lợi cho người tiêu dùng hơn.
b. Nếu chính phủ áp dụng Phương án 2 ở câu b thì người sản xuất hay người tiêu dùng được lợi hơn?
Bài 7: Sản phẩm lúa có hàm cầu và hàm cung lần lượt là: (D)P =480 – 0,2Q;
(S)P=240 + 0,3Q. (Đơn vị tính: P: Nghìn đồng/tấn; Q: Tấn)
a. Để đảm bảo thu nhập cho nông dân, chính phủ đưa ra hai phương án.
Phương án 1: Ấn định mức giá sàn năm nay là Pmin = 420 nghìn đồng/tấn và
cam kết mua hết phần lúa còn dư.
Phương án 2: Trợ cấp cho nông dân 50 nghìn đồng/tấn.
Xác định xem phương án nào có lợi cho chính phủ hơn? Phương án nào có lợi cho người nông dân hơn.
b. Chính phủ từ bỏ chính sách khuyến nông và quyết định đánh thuế ở mức: 50
nghìn đồng/tấn. Hỏi: Tổng tiền thuế chính phủ thu được? Ai là người chịu thuế và chịu bao nhiêu?
CHƯƠNG 3: SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Bài 1: Sinh viên A có thu nhập là 120.000 đồng dự định mua 2 sản phẩm X và Y, hàm
lợi ích của sinh viên A có dạng TU = f(X,Y) = X(Y - 2), giá của X là 10.000 đ/sp và giá của Y là 20.000 đ/sp.
a. Tìm cân bằng tiêu dùng của sinh viên A.
b. Tính tổng lợi ích cực đại mà sinh viên A có thể đạt được.
c. Giả sử giá của sản phẩm X tăng lên gấp đôi, giá của sản phẩm Y giảm đi một
nửa, các yếu tố còn lại không đổi . Tìm lại cân bằng tiêu dùng của sinh viên A. Trang 2
d. Giả sử giải thiết của bài tập có sự thay đổi đó là: thu nhập của sinh viên A tăng
lên 50%, giá của sản phẩm Y tăng lên 20%, giá của sản phẩm X không đổi. Tìm tiêu
dùng tối ưu của sinh viên A.
CHƯƠNG 4 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
Bài 1: Một xí nghiệp kết hợp hai yếu tố sản xuất : vốn (K) và lao động (L) để sản xuất
sản phẩm X. Hàm sản xuất của XN có dạng: Q = (K – 2)L. Tổng chi phí sản xuất của
XN: TC = 200 dollar, giá mỗi đơn vị yếu tố sản xuất là: PK = 2 dollar/đơn vị. PL = 2 dollar/đơn vị.
a. Tìm phối hợp tối ưu giữa hai yếu tố sản xuất K và L.
b. Giả sử chi phí sản xuất và giá yếu tố sản xuất K không đổi, nhưng giá yếu tố sản
xuất L chỉ còn 1 dollar/đơn vị, tìm phương án phối hợp tối ưu mới.
Bài 2:Trong ngắn hạn, giả sử một nhà sản xuất guốc gỗ trẻ em có máy móc thiết bị là
cố định, biết rằng khi số người lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất (một
ngày) tăng từ 1 đến 6 thì số guốc gỗ sản xuất được tương ứng là 50 đôi; 120 đôi; 180
đôi; 200 đôi; 200 đôi; 180 đôi.
a. Tính năng suất biên và năng suất trung bình của lao động.
b. Hàm sản xuất này có phản ánh quy luật năng suất biên giảm dần với lao động không?
Bài 3: Một xí nghiệp cần hai yếu tố sản xuất K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết
rằng xí nghiệp này đã chi ra một khoản tiền là 3000 để mua 2 yếu tố này với giá tương
ứng PK = 120, PL = 60. Hàm sản xuất: Q = 0,5K(L – 2) với L>=2
a.Xác định hàm năng suất biên của các yếu tố K và L.
b.Tìm kết hợp đầu vào tối ưu và sản lượng tối đa hóa đạt được
c. Xí nghiệp muốn sản xuất 400 đơn vị sản phẩm, hãy tìm kết hợp đầu vào tối ưu với
chi phí sản xuất tối thiểu
Bài 4: Một người thợ may bậc cao làm việc cho công ty thiết kế thời trang với mức
thu nhập là 60 triệu đồng/năm. Nếu ông ta mở một doanh nghiệp may quần áo của
riêng mình. Ông ta dự tính rằng tiền thuê địa điểm đặt nhà máy là 10 triệu/năm, tiền
thuê lao động là 20 triệu/năm, tiền mua nguyên vật liệu là 15 triệu/năm và các chi phí
khác như điện, nước, điện thoại… ước tính là 5 triệu đồng/năm. Hãy tính chi phí kế
toán và chi phí kinh tế trong trường hợp này. Trang 3 Bài 5:
Điền vào khoảng trống bên dưới Số lượng yếu tố sản Tổng sản lượng (Q) Năng suất biên của Năng suất trung bình xuất biến đổi yếu tố sản xuất biến của yếu tố sản xuất đổi (MP) biến đổi (AP) 0 0 1 120 2 130 3 200 4 610 5 110 6 80 7 110
Bài 6: Cho hàm tổng chi phí của một xí nghiệp như sau: TC = Q2 + 5Q + 10
a. Chi phí cố định mức sản lượng thứ 10 là bao nhiêu?
b. Chi phí biên ở mức sản lượng thứ 10 là bao nhiêu?
c. Chi phí biến đổi ở mức sản phẩm thứ 10 là bao nhiêu?
Bài 7: Cho hàm tổng chi phí của một xí nghiệp như sau: TC = Q + 10Q + 100 2
a. Tìm MC, AC, TFC, TVC, AFC, AVC, TC, khi Q = 5
b. Tìm mức sản lượng tối ưu và chi phì bình quân tại mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp.
c. Nếu chi phí cố định của doanh nghiệp giảm đi 99 đơn vị. Tính TC và AC tại mức sản lượng Q = 20.
CHƯƠNG 5: HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG
Bài 1: Một xí nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí sản xuất như sau: TC = Q + 100 2
a. Xác định hàm cung của xí nghiệp
b. Nếu sản phẩm trên thị trường là 60đ/SP, tìm mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận.
Tính tổng lợi nhuận đạt được?
c. Nếu trong thị trường có 100 xí nghiệp như nhau, hãy thiết lập hàm số cung của thị trường
Bài 2: Giả sử trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 80 người mua và 60 người bán,
những người mua và những người mua và những người bán có chung hàm số cầu và
hàm tổng chi phí về một loại hàng hoá đồng nhất như sau: P = -20q + 164 TC = 3q2 + 24q.
a. Thiết lập hàm số cung và hàm số cầu thị trường của hàng hoá trên.
b. Mức giá và sản lượng cân bằng thị trường là bao nhiêu? Trang 4
c. Lợi nhuận thu được của mỗi nhà sản xuất là bao nhiêu? Trong tương lai lợi nhuận
của mỗi nhà sản xuất sẽ thế nào?
Bài 3: Một xí nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí sản xuất như sau: TC = Q + 1000Q + 25 2
a. Xác định hàm cung của xí nghiệp
b. Nếu sản phẩm trên thị trường là 2000đ/sp, tìm mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận.
Tính tổng lợi nhuận đạt được?
c. Tìm giá hòa vốn và đóng cửa của xí nghiệp.
d. Nếu giá bán trên thị trường là 1050 đ/ sp, xí nghiệp sẽ ứng xử với tình huống trên như thế nào. Bài 4:
Doanh nghiệp A tham gia sản xuất và bán trong một thị trường cạnh tranh hoàn
hảo với đường cầu và đường cung thị trường lần lượt là: P = -20Q + 500 và
P = 10Q + 200. Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp A có dạng TC =
2Q2+280Q+30. (ĐV: P: ngàn đồng/SP, Q: SP)
a. Doanh nghiệp A phải bán hàng với giá bao nhiêu?
b. Xác định phương trình đường cung, đường cầu, đường MR, đường AR của doanh nghiệp
c. Doanh nghiệp A có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình với mức sản lượng bao
nhiêu? Tính lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp A.
Bài 5: Một hãng sản xuất sản phẩm X sẽ hòa vốn ở mức giá 85 ngàn đồng. Chi phí
biến đổi là VC = 2q2 + 5q
a. Tìm chi phí cố định của hãng
b. Đường cung của hãng là gì?
c. Ở mức giá P = 105 ngàn thì hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào và lợi nhuận bằng bao nhiêu?
d. Tìm mức giá đóng cửa của hãng
Bài 6:Có 70 người tiêu dùng một loại sản phẩm trên thị trường. Hàm cầu của mỗi
người tiêu dùng giống nhau và được cho bởi P = 280 -70Q/4. Sản phẩm này do 1 hãng
sản xuất với hàm chi phí sản xuất như sau TVC = 1/6Q + 30Q và TFC = 15.000 2
a. Xác định hàm cầu của thị trường
b. Xác định mức sản lượng và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận
c. Xác định giá bán và mức sản lượng cũng như lợi nhuận thu được trong hai trường hợp sau:
- Chính phủ đánh thuế cố định là 10.000 USD
- Chính phủ đánh thuế 20USD/ sản phẩm
d. Để tối đa hóa sản lượng bán mà không bị lỗ thì sản lượng và giá bán của hãng là bao nhiêu?
e. Để đạt lợi nhuận định mức bằng 20% tổng chi phí sản xuất, hãng sẽ sản xuất ở
mức sản lượng và giá bán nào?
Bài 7:Nhà độc quyền có hàm cầu P = 52-2Q (P:USD/sp; Q:ngàn đơn vị sản phẩm)
Hàm chi phí TC = 0,5Q2 + 2Q + 47,5 Trang 5
a. Hãng đặt giá bằng bao nhiêu để bán được nhiều sản phẩm nhất mà không bị lỗ
b. Nếu nhà nước đánh thuế t = 2,5 USD/sp thì quyết định sản xuất của hãng là gì?
c. Để thu được thuế tối đa thì chính phủ xác định t bằng bao nhiêu
d. Nếu chính phủ không thực hiện đánh thuế trên từng đơn vị sản phẩm mà đánh thuế
trọn gói T=50 ngàn USD thì quyết định sản xuất thế nào?
Bài 8: Một xí nghiệp độc quyền có hàm số cầu thị trường:
P = - 1/5 Q + 800 và hàm số tổng chi phí sản xuất TC = 1/5 Q2 + 200Q + 200.000
a.Viết hàm doanh thu biên và chi phí biên
b.Xác định mức sản lượng và giá bán để tối đa hoá lợi nhuận, tìm lợi nhuận tối đa.
c.Xác định sản lượng và giá bán để tối đa hoá doanh thu, tìm doanh thu tối đa.
d.Giả sử Chính phủ đánh thuế nhà độc quyền là 100 đơn vị tiền tệ/sp. Tìm mức sản
lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 6 : ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
Bài 1: Năm 2006, trên lãnh thổ của một quốc gia có các doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp D1 D2 D3 D4 D5 Chi phí Chi phí trung gian 40 60 70 70 60 Khấu hao 20 30 40 10 50 Chi phí khác 240 160 180 180 190 Giá trị sản lượng 300 250 290 260 300
Trong hệ thống hạch toán quốc gia có các tài khoản như sau:
- Tiêu dùng các hộ gia đình 500
- Chi tiêu của chính phủ về hàng hoá 300
- Giá trị hàng hoá xuất khẩu 400
- Giá trị hàng hoá nhập khẩu 300
- Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu 100 - Tiền thuê đất 50 - Tiền lương 650 - Tiền trả lãi vay 50
- Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu 50 - Các khoản lợi nhuận 150
- Bổ sung quỹ đầu tư phát triển của DN 10
- Bổ sung quỹ khen thưởng của DN 5
- Bổ sung quỹ dự phòng tài chính của DN 15 - Thuế VAT 30 - Thuế nhập khẩu 10
- Thuế tiêu thụ đặc biệt 10
- Thuế thu nhập doanh nghiệp 10 - Thuế thu nhập cá nhân 5 - Thuế di sản 4
- Nộp phạt cho chính phủ 5 - Trợ cấp người nghèo 6 - Bù lỗ doanh nghiệp 8 Trang 6 - Chỉ số năm gốc (%) 100 - Chỉ số năm 2006 (%) 120 - Đầu tư ròng 50
a. Xác định GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng 3 phương pháp và GDP danh
nghĩa theo giá yếu tố sản xuất.
b. Xác định GNP danh nghĩa theo giá thị trường và GNP danh nghĩa theo giá yếu tố sản xuất. c. Tính NNP và NI, DI.
d. Tính GDP thực tế và GNP thực tế.
Bài 2: Có số liệu chi tiết của một quốc gia như sau - GNP 5000 - Tổng đầu tư 1000 - Đầu tư ròng 500 - Tiền lãi cho vay 250 - Lợi tức cổ phần 100 - Tiền lương 2900 - Thu nhập quốc dân 4000 -
Tiêu dùng các hộ gia đình 3000 -
Chi tiêu của CP về hàng hóa và dịch vụ 800 -
Chi chuyển nhượng của CP 550 -
Thu nhập từ việc cho thuê 300 - Thu nhập yếu tố ròng 0 - Thâm hụt ngân sách -20 Xác định:
a. NNP, tình trạng cán cân thương mại, thuế gián thu, lợi nhuận trước thuế của công ty?
b. Thuế ròng, tổng thuế thu, thu nhập cá nhân?
Bài 3: Giả sử trên lãnh thổ Việt Nam năm 2004 có 4 doanh nghiệp hoạt động có các thông tin sau: DN1 DN2 DN3 DN4 Khấu hao 5 10 15 20 Tổng chi phí 10 20 30 40 Chi phí khác 8 16 24 32 Chi phí trung gian 2 4 6 8 Giá trị sản lượng 22 44 66 88 Thuế gián thu 1.25 2.75 3.75 4.25
a. Xác định GDP bằng phương pháp giá trị gia tăng. Tìm GDPfc của Việt Nam
b. Cho biết DN3 là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tìm GNP của Việt Nam. Trang 7
CHƯƠNG 7 : TỔNG CUNG TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
Bài 1: Cho các hàm số C = 120 + 0,7 Yd; I = 50 + 0,1Y; Yp = 1000, Un = 5%.
a.Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Giá trị sản lượng dành cho tiêu dùng và đầu tư?
b. Tính tỉ lệ thất nghiệp theo định luật OKUN tại mức sản lượng cân bằng
c. Giả sử tiêu dùng tăng thêm 20, vậy mức sản lượng cân bằng quốc gia thay đổi như thế nào?
d. Để đạt được sản lượng tiềm năng, từ kết quả câu c, đầu tư phải thay đổi là bao nhiêu?
Bài 2: Cho các hàm số C = 170+ 0,75 Yd; I = 220 + 0,15Y; Yp = 8800, T = 40+0,2Y
a.Điểm cân bằng sản lượng bao nhiêu thì ngân sách cân bằng
b. Ngân sách cân bằng ở mức nào?
c. Thực tế chính phủ chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ G = 1500, tìm điểm cân bằng
sản lượng. Chính sách tài khóa như vậy có tốt không?
d. Từ kết quả câu c, muốn cho sản lượng cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng thì
chính phủ có thể áp dụng các kiểu chính sách tài khóa nào?
e. Nếu chính phủ tăng thuế lên T = 200 +0,2Y thì lúc này có nên thực hiện mục tiêu
cân bằng ngân sách không?
Bài 3: Trong mô hình kinh tế đơn giản, giả sử: C = 400 + 0,8 Yd; I = 100.
a.Xác định sản lượng cân bằng, mức tiết kiệm tương ứng?
b. Nếu sản lượng thực tế là 2600, thì mức đầu tư không dự kiến là bao nhiêu? c. Số nhân là bao nhiêu?
d.Nếu đầu tư tăng thêm 100, thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi thế nào?
Bài 4:Trong một nền kinh tế có các số liệu như sau: -Tiêu dùng tự định: 300 - Đầu tư tự định: 400
- Chi tiêu của chính phủ: 500 - Thuế tự định: 200 - Xuất khẩu: 500
- Nhập khẩu tự định: 100 - Tiêu dùng biên: 0,5 - Thuế biên: 0,3 - Đầu tư biên: 0 - Nhập khẩu biên: 0,1
a.Xác định mức sản lượng cân bằng, tính mức tiêu dùng, thuế và tiết kiệm.
b.Tại mức sản lượng cân bằng, tình hình ngân sách của chính phủ như thế nào?
c.Tại mức sản lượng cân bằng cán cân thương mại như thế nào? Trang 8
d.Nếu chính phủ tăng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ là 30. Mức sản lượng mới là bao nhiêu?
Bài 5: Cho biết một quốc gia có các hàm sau:
C = 300 + 0,75Yd I = 400 + 0,15Y T = 100 + 0,2Y U = 8 n M = 50 + 0,25Y G = 500 X = 250 Yp= 5300
Đơn vị tính: Tỷ lệ thất nghiệp là %, các đại lượng khác là USD
a. Tìm điểm cân bằng của sản lượng.
b. Tính tỉ lệ thất nghiệp theo định luật OKUN tại điểm cân bằng của sản lượng.
c. Nếu tiêu dùng của hộ gia đình tăng thêm 20 USD, Chính phủ tăng thuế thêm 50
USD và dùng tiền thuế đó mua hàng hóa và dịch vụ. Nhận xét tình trạng ngân sách
của Chính phủ và tìm mức sản lượng dành cho tiết kiệm.
CHƯƠNG 8 : TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG
Bài 1: Cho lượng tiền mặt = 20; lượng tiền ký thác = 75; dự trữ tùy ý = 5; dự trữ bắt buộc = 9.
a.Tỷ lệ dự trữ của hệ thống ngân hàng là bao nhiêu?
b.Số nhân của tiền tệ là bao nhiêu?
Bài 2: Cho các hàm số C = 60 +0.9Yd; I = 140 -20r; G=180; T=50 + 0.2Y; X = 50;
M= 25+0.12Y; SM = 300; DM = 320- 10r; Yp = 1000.
a.Tìm mức sản lượng cân bằng quốc gia
b. Hãy nhận xét tình hình ngân sách và cán cân ngoại thương
c. Nếu chính phủ gia tăng xuất khẩu 40, tìm mức sản lượng cân bằng mới
d. Nếu chính phủ tăng mức cung tiền tệ thêm 10, tìm mức thay đổi của sản lượng cân bằng quốc gia
Bài 3: Cho các hàm số C = 300 +0.9Yd; I = 420 -15r; G=850; T=50 + 0.2Y; X = 280;
M= 120+0.12Y; SM = 420; DM = 480- 20r; Yp = 4150.
a.Tìm mức sản lượng cân bằng quốc gia
b. Hãy nhận xét tình hình ngân sách và cán cân thương mại
c. Nếu chính phủ cần chi tiêu thêm 40 tỷ đồng, chính sách này ảnh hưởng tốt hay xấu đến nền kinh tế
d. Nếu ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ cho tư nhân một lượng là 5 tỷ.
Chính sách này tác động đến mức sản lượng cân bằng như thế nào? Cho số nhân tiền tệ bằng 4.
e. Từ câu d, để ổn định hóa nền kinh tế, nghĩa là đưa sản lượng về mức sản lượng tiềm
năng, chính sách dự trữ bắt buộc cần thay đổi như thế nào?
Bài 4: Cho các hàm số C = 400 +0.75Yd; I = 800+0.15Y -80r; T=200 + 0.2Y; X =
400; M= 50+0.15Y; SM = 400; DM = 800- 100r; Yp = 5500; Cg = 700; Ig = 200; Un = 5%
a.Tìm mức sản lượng cân bằng quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp, tình trạng ngân sách, cán
cân thương mại của nền kinh tế. Trang 9
b. Để Y = Yp cần phải sử dụng công cụ mua bán chứng khoán (hoạt động trên thị
trường mở) như thế nào? Biết tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng m= 60%, tỉ lệ dự trữ của
ngân hàng thương mại d=20%.
c. Để Y = Yp cần áp dụng chính sách thuế như thế nào? CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT Trang 10