-
Thông tin
-
Quiz
Nguyên nhân vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường | Tiểu luận môn kinh tế học Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Trong vài năm trở lại đây nước Việt Nam chúng ta thuộc những nước đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng rất lớn. Nên kinh tế chúng ta đã và đang chuyển mình vươn xa, đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế nền sản xuất và đời sống xã hội. Các hoạt động kinh tế xã hội, các loại công việc hiện tại có thể khác đi so với khi bạn ra trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế học (ECPH230606) 60 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Nguyên nhân vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường | Tiểu luận môn kinh tế học Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Trong vài năm trở lại đây nước Việt Nam chúng ta thuộc những nước đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng rất lớn. Nên kinh tế chúng ta đã và đang chuyển mình vươn xa, đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế nền sản xuất và đời sống xã hội. Các hoạt động kinh tế xã hội, các loại công việc hiện tại có thể khác đi so với khi bạn ra trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế học (ECPH230606) 60 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ THẤT
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG
MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Huỳnh Thị Cẩm Tú Mã LHP: ECON240206_03CLC Nhóm thực hiện: Lê Thị Huyền Trân 20124336 Nguyễn Đình Trí 20124338 1
TP. HỒ CHÍ MINH 06/2021
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỈ LỆ STT TÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HOÀN THÀNH 1
Lê Thị Huyền Trân 2.2 Bản thân sinh viên và 100% gia đình: 2.3 Một số nguyên nhân khác dẫn đến sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường: 2.4 Tác động: 3. Giải pháp: PHẦN KẾT LUẬN Tổng hợp 2 Nguyễn Đình Trí Phần mở đầu 100%
1. Khái niệm, thực trạng
thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường 2. Nguyên nhân dẫn đến
thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường và hậu quả. 2.1 Nội dung và chất
lượng đào tạo của các trường đại học.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
.................................................................................... 2
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
............................ MỤC LỤC PHẦẦN M Đ
Ở ẦẦU .....................................................................................................................5
1. Lý do ch n đềề tài .......................................................................................................5 ọ
2. Mục đích nghiền c u ............................................................. ứ
.......................................5 3. Đốối t ng và ph ượ ng pháp nghiền ươ c u:
ứ ..................................................................................5 3.1 Đốối t ng nghiền c ượ u:
ứ ............................................................................................................5 3.2 Ph ng pháp nghiền c ươ u:
ứ .......................................................................................................5 4.c cấ ơ ốu t u lu ể
n.......................................................................... ậ
......................................6
PHẦẦN NỘI DUNG....................................................................................................................7 1. Khái ni m, th ệ c tr ự ng thấốt nghi ạ p c ệ a
ủ sinh viền sau khi ra tr ng: ườ
..........................................7
2. Nguyền nhấn dấẫn đềốn thấốt nghi p c ệ a sinh viề ủ n sau khi ra tr ng và h ườ u qu ậ .
ả ........................9 2.1 N i dung v ộ à chấốt l ng đào t ượ o c ạ a các tr ủ ng đ ườ i h ạ c.
ọ ........................................................9
2.2 B n thấn sinh viền v ả
à gia đình:..............................................................................................11
2.3 M t sốố nguyền nhấn khác dấẫn đềốn ộ
sinh viền thấốt nghi p sau khi ra tr ệ ng: ườ
.........................13 2.4 Tác đ ng: ộ
...............................................................................................................................15 3. Gi i
ả pháp:................................................................................................................................15 3
3.1 Đốối với sinh viền:...................................................................................................................15
3.2 Đốối với nhà tr ng
ườ :...............................................................................................................16 3.3 Nhà n c và c ướ ác doanh nghi p:
ệ ............................................................................................16 3.4 Đ nh lu ị t Okun: ậ
....................................................................................................................16 PHẦẦN KẾẾT LU N
Ậ ..............................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................18 4 MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Số lượng lao động trong độ tuổi thất nghiệp theo trình độ……9 Hình 2.1: Một số kỹ năng
mềm……………………………………………..12 5 6 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong vài năm trở lại đây nước Việt Nam chúng ta thuộc những nước
đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng rất lớn. Nên kinh tế chúng
ta đã và đang chuyển mình vươn xa, đang trong thời kỳ công nghiệp
hóa hiện đại hóa. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế nền sản
xuất và đời sống xã hội. Các hoạt động kinh tế xã hội, các loại công
việc hiện tại có thể khác đi so với khi bạn ra trường. Bên cạnh đó,
chúng ta đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 còn
gọi là nền công nghiệp 4.0, bởi vậy trong quá trình trình sản xuất
chúng ta đã ứng dụng máy móc thay cho con người. Dẫn đến con
người có vẻ thiếu việc làm dẫn đến hiện tượng thất nghiệp ở Việt
Nam chúng ta. Bài toán kinh tế vĩ mô không chỉ riêng về của chính
phủ mà còn dành cho các nhà nghiên cứu hay chủ doanh nghiệp
tính toán chi li phù hợp với hoàn cảnh xã hội ngày nay. Bài toán có
vẻ đau đầu nhất có thể là tình trạng thất nghiệp của mọi cá thể
trong xã hội. Nhưng đáng lo ngại là các bạn sinh viên mới ra trường
tuy được đại học cao đẳng nhưng vẫn không có việc làm. Vậy thì tại
sao xảy ra hiện tượng này, thì sau bài tiểu luận này nhóm mình sẽ
phân tích kỹ về vấn đề này là do đâu mà sinh viên sắp và mới ra
trường trong tình trạng thất nghiệp một cách tổng quan nhất.
2. Mục đích nghiên cứu :
Mục đích nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ về những vấn đề về thất
nghiệp, phân tích đánh giá thực trạng thất nghiệp hiện tại. Từ đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện vấn đề không có việc làm ở nước ta hiện nay. 7
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà nhóm em tập trung phân tích đó là nhóm sinh viên bị
thất nghiệp khi mới ra trường. Do đâu mà tình trạng này ngày càng
tăng một cách nhanh chóng như vậy.
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
Bằng những kiến thức trong sách vở, những kiến thức bên ngoài.
Trong tiểu luận này em sẽ vận dụng các các kiến thức đó, tài liệu
liên quan và một số liên hệ thực tế. Để thấy rõ được tình trạng thất
nghiệp của sinh viên một cách tối ưu nhất.
4. Cơ cấu tiểu luận
Bài tiểu luận gồm 3 phần chính - Phần mở đầu - Phần nội dung: o
Khái niệm và thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường o
Nguyên nhân và hậy quả của thực trạng sinh viên thất
nghiệp của sinh viên sau khi ra trường o Giải pháp - Phần kết luận - Tài liệu tham khảo 8 PHẦN NỘI DUNG:
1. Khái niệm, thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường:
1.1 Khái niệm thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường:
Vậy thất nghiệp là gì ? Có các loại thất nghiệp nào? Theo khái niệm
thất nghiệp là thuật ngữ mô tả những người trong độ tuổi lao động
theo quy định, có khả năng lao động, đang nổ lực tìm việc làm
nhưng chưa có việc làm hoặc đang chờ nhận việc.
Thất nghiệp chia ra hai loại : phân loại theo nguyên nhân và phân
loại theo cung cầu lao động
a. Phân loại theo nguyên nhân * Thất nghiệp cơ học
- Là những người thất nghiệp tạm thời trong thời gian chuyển công
tác hoặc chuyển chỗ ở. Ví dụ như chị N đang làm công ty may giày
nhưng chị muốn chuyển sang công ty may quần áo * Thất nghiệp chu kỳ 9
- Là trạng thái thất nghiệp gắn với suy thoái kinh tế có tính chu kỳ
do tổng cầu sụt giảm, sản xuất thu hẹp, doanh nghiệp sa thải bớt
công nhân dẫn đến khắp nơi thiếu việc làm. Vào thời kỳ dịch Covid
19 các công ty sản xuất ít hàng hóa lại nhiều công nhân bị sa thải bớt.
b. Phân loại theo cung cầu lao động:
* Thất nghiệp tự nguyện:
Những người tự nguyện chấp nhận tình trạng thất nghiệp của mình
tại một mức lương nào đó trên thị trường. Ví dụ như chị B muốn mức
lương của mình là 20tr VND nhưng tìm không ra công việc có mức
lương như trên nên chị B chấp nhận không đi làm.
* Thất nghiệp không tự nguyện:
Những người có mong muốn việc làm tại một mức lương nào đó
nhưn không tìm được do thiếu cầu lao động.
1.2 Thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường:
Đất nước ta đang trong đà phát triển mạnh mẽ, hội nhập với
nhiều nước, mở rộng mối quan hệ ngoại giao. Tạo ra môi trường
nhiều việc làm mới mẽ, đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao hơn. Nhiều
sinh viên học 4 năm hay 6 năm ra trường có cảm giác như thời sinh
viên có lẻ sướng hơn sau khi tốt nghiệp vì khi ra trường chưa có việc
làm, lận đận tìm công việc. Vì sao lại như vậy? Có lẽ là do các sinh
viên không đủ đáp ứng yêu cầu của công ty. Trong cái thời kỳ chưa
phát triển hay còn gọi cái thời bao cấp thì có rất ít trường đại học
cao đẳng và cũng không có nhiều người học nhưng tại sao thời đó lại
nhiều người ra đều có công việc. Trái ngược với đó là ngày nay đất
nước chúng ta có rất nhiều trường địa học rãi đều từ Bắc vô Nam, có
thể thấy thời bây giờ học đại học rất đại trà rất bình thường bởi vì có 10
rất nhiều trường tuyển sinh. Điều đó cho chúng ta thấy được một
năm có cả ngàn sinh viên ra trường dẫn đến tình trạng thất nghiệp
dài dai dẳng. Sinh viên ra trường nhiều dẫn đến nhu cầu việc làm
tăng, công việc bị khan hiếm. Trong quá trình đi tìm nhà tuyển dụng
trên báo, internet,....có những công ty môi giới việc làm không rỏ
ràng dẫn đến tình trạng sinh viên bị lừa vào con đường đa cấp, nên
họ chấp nhận làm trái nghành, những công việc miễn có thu nhập là
được.Xu hướng tăng và lo ngại ở Việt Nam vài năm gần đây là những
sinh viên mới ra trường. Có những bạn cầm tấm bằng thạc sĩ , loại
giỏi nhưng vẫn không có công việc phù hợp và họ chấp nhận làm
những công việc không liên quan đến ngành học. Nhìn vào thì chúng
ta thấy bình thường không có gì đáng nói nhưng khi thống kê ra thì
hiện tượng này xảy ra trên cả hàng nghìn sinh viên khi ra trường đều
làm trái nghành, thất nghiệp thì đó là điều đáng phải xem xét lại, tại
sao lại có lỗ hỏng lớn như vậỵ. Có những bạn ra loại giỏi nhưng đi
bán bánh mì, chạy xe ôm công nghệ,..... làm những công việc nhận
tiền tươi. Đây là độ tuổi vàng trong lao động thì vì sao lại bị bỏ phí
như vậy? Theo bản tin chuyển động 24h vào ngày 17/03/2018 cũng
đề cập về vấn đề này, họ liệt kê ra con số mà khiến ai nấy phải giật
mình. Theo bản tin thì chỉ trong quý II 2016 có tới 191,000 cử nhân
CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC thất nghiệp và con số này tiếp tục tăng không
ngừng . Không những thế họ còn cho thấy nhóm CAO ĐẲNG, ĐẠI
HỌC năm trong nhóm thất nghiệp cao nhất. Ta thấy độ lệch nhu cầu
đào tạo và công tác tuyển dụng của các công ty, đây là dấu chấm
hỏi lớn được ra mà không ai có thể trả lời được. Vậy có phải là do
nhà tuyển dụng quá khó hoặc đã đủ người làm? Nhiều nơi vẫn đang
thiếu nhân lực tài giỏi năng động trong công việc. Và đáng buồn là
hiện nay sinh viên ra trường đều khó có việc vì không đáp ứng đủ
yêu cầu công ty đưa ra. Trong một buổi phỏng vấn bà Lê Thị Kim
giám đốc nhân sự tập đoàn đa quốc gia tư vấn nhân sự Manpower
Group Việt Nam, bà cho rằng cũng có sinh viên mới ra trường có việc 11
làm cho các bạn tìm kiếm săn đón các cơ hội nhưng bên cạnh đó có
một số thành phần sinh viên thụ động không đi tìm công việc. Việt
Nam đang đứng trước những
thách thức lớn. Một trong đó, là đáp ứng được nhu cầu việc làm của
sinh viên sau khi ra trường. Theo thống kê của Vietnamnet:
Hình 1.1: Số lượng lao động trong độ tuổi thất nghiệp theo trình độ:
Theo biểu đồ hình 1.1 sinh viên trình độ cao đẳng trở lên thất nghiệp
sau khi ra trường ngày càng tăng, đây là một thực trạng đáng báo động.
2. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường và hậu quả. 2.1
Nội dung và chất lượng đào tạo của các trường đại học.
Chất lượng đào tạo tại các trường đang là mối quan tâm của rất
nhiều người tuy nhiên hiện nay có 1 vé vào trường đại học hay cao
đẳng có lẽ không quá khó, bởi vì hiện nay có cả hàng trăm trường
đại học cao đẳng lớn nhỏ. Không học được trường công thì bỏ tiền ra 12
học trường tư, nhiều học sinh bất chấp đi học các ngôi trường đào
tạo không được tốt dẫn đến tình trạng hỏng các kiến thức căn bản
trong môi trường đại học. Chúng ta đang ồ ạt đào tạo các cử nhân,
kỹ sư một cách vô điều kiện. Nhiều sinh viên cầm cái bằng mà các
nhà tuyển dụng không tin tưởng cho mấy bởi vì càng ngày có càng
nhiều trường mọc lên bất chấp dẫn đến chất lượng đào tạo của
chúng ta đang thua xa các nước khác. Lôi kéo sinh viên vô học
không quan tâm đến chất lượng sinh viên, chỉ cần có tiền thì không
lo không có trường học rồi. Đến nỗi những bạn vừa đủ tốt nghiệp
thôi nhưng vẫn có trường để học. Đang có xu hướng tăng số lượng
nhưng chất lượng đang xuống đà rất nhanh. Môi trường giáo dục
chúng ta có xu hướng như đang kinh doanh, đang coi doanh thu
trường nào nhiều hơn nhưng không coi lại sản phẩm cho ra tốt hay
không. Trong các trường chất lượng đào tạo và chuyên môn làm việc
của các sinh viên là một lỗ hỏng rất lớn.
Tuy rằng nhiều người biết có trường tốt trường không nhưng vẫn
đâm đầu vào cho con học những trường có chất lượng kém. Vì chính
thời đại ngày nay là thời đại công nghệ thông tin, các quãng cáo đến
rất nhanh đến những người quan tâm. Chính vì thế mà không ít
trường bỏ một số tiền ra đánh bóng tên tuổi, marketing vô điều kiện
làm mọi cách để sinh viên vô trường. Có những trường vì thiếu sinh
viên quá nhiều mà sau những đợt thi thpt có những bạn không vô
được đại học, mở ra thêm nhiều đợt tuyển sinh có trường mở cả 4
đợt... chính vì thế mà tại sao ngày nay vô được đại học thì rất bình
thường chả có gì cao siêu. Có những phụ huynh còn nói không học
được trường này thì học trường khác thiếu gì trường để học, ngay cả
phụ huynh mà cũng bị làm lu mờ trước những lời quãng bá kinh
doanh về mặt kiến thức. Nào là 100% có việc làm sau khi ra trường,
ưu đãi những xuất học bổng. Học bổng đến nổi cả trường được nhận. 13
Nhìn vào lời quãng cáo đó thì chúng ta có thể tự thấy được chất
lượng đào tạo như thế nào rồi.
Một tình trạng thường thấy ở môi trường đại học đó chính là các sinh
viên đi học như đi chơi đi giao lưu với bạn bè rồi về. Thầy cô giảng
phía trên, sinh viên ngủ phía dưới. Vậy nguyên nhân chính là do sinh
viên hay là do thầy cô không có chuyên môn làm cho sinh viên
nhàm chán. Hay là vì lợi nhuận nên các trường bình thường mời
những giảng viên mập mờ không có chuyên môn cao về giảng dạy.
Ai cũng biết nước ta là một đất nước nghèo, đang trong quá trình
phát triển. Dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất kém. Những dụng cụ
thực hành kém không đầy đủ chất lượng dẫn đến các sinh viên lý
thuyết rất giỏi nhưng thực hành thì không biết gì. PGS TS Đỗ Văn
Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí
Minh cho biết:"Con số hơn 425 trường đại học và cao đẳng, chất
lượng đào tạo ở mỗi trường là khác nhau. Và chắc chắn rằng không
phải tổ chức đào tạo nào cũng đảm bảo được chất lượng đào tạo đáp
ứng nhu cầu xã hội. Đây cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc
thất nghiệp sinh viên sau khi tốt nghiệp".
Bên cạnh đó hiện nay các công ty nước ngoài đang đổ dồn vào Việt
Nam để đầu tư. Máy móc họ rất tiến tiến mà sinh viên trong đại học
không được thực hành nhiều dẫn đến họ không đủ đáp ứng vào các
công ty trên, bị tụt hậu hậu hơn không đồng đều về những cái được
học và những cái ngoài thực tế. Chúng ta nên học hỏi cách thức đào
tạo của các nước Mỹ, Anh,... đào tạo nhóm nhỏ, chất lượng không
cần số lượng để đạt hiệu quả cao trong nền giáo dục và đào tạo.
Cho nên siết chặt chất lượng đào tạo là đòn bẫy, tỉ lệ có việc làm
hay không cũng từ chữ “ chất lượng” mà ra. Đào tạo một lò nhân tài
là đang tạo ra nền kinh tế phát triển đầy nhân văn đầy khoa học. 14 2.2
Bản thân sinh viên và gia đình: Bản thân sinh viên :
Thứ nhất: Thiếu về kiến thức chuyên môn và kiến thức thực tế
Thiếu kiến thức chuyên môn trong khi thời gian học đại học, cao
đẳng là từ 3-5 năm: hiện nay có những sinh viên chịu khó đến
trường chỉ để hoàn thành xong chương trình hoc, chỉ để điểm
danh, chỉ để qua môn mà không hề học tập và nâng cao kiến thức
chuyên môn của mình, dẫn đến tình trạng có rất nhiều sinh viên
sau khi thi xong thì lập tức quên ngay kiến thức của mình, của các
môn học trước đó từ đó sau khi ra trường sinh viên không đáp ứng
được nhu cầu chuyên môn của các doanh nghiệp.
Thiếu về kiến thức thực tế: kiến thức thực tế là rất quan trọng nó
thể hiện khả năng thu nhận, học hỏi từ thực tế cuộc sống hằng
ngày. Sinh viên thường chọn ở lại trường để học quy đổi thay vì đi
thực tập ở các công ty để tốt nghiệp, đây chính là thời gian quý
báo mà sinh viên cần nắm bắt. Khi các sinh viên thực tập ở các
doanh nghiệp họ sẽ biết được văn hóa doanh nghiệp, tác phong
doanh nghiệp ra làm sao, doanh nghiệp đó vận dụng thực tế để
giải quyết công việc như thế nào,… do thiếu các kiến thức đó nên
sinh viên khó có thể thích nghi với doanh nghiệp, với công việc
dẫn đến tình trạng bỏ việc, thất nghiệp
Thứ hai : Thiếu về kỹ năng mềm:
Hình 2.1: Một số kỹ năng mềm
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy kỹ năng mềm chiếm tới 75% sự
thành công của mỗi con người nhưng vấn đề đáng lo ngại là hiện
nay trên 80% sinh viên mới ra trường được cho là có kiến thức
nhưng lại yếu kém về các kỹ năng mềm, họ chỉ tập trung trao dồi
kiến thức chuyên môn mà quên rằng kỹ năng mềm là yếu tố quan
trong không kém đối với nhà tuyển dụng khi quyết định tuyển
nhân viên vào làm việc ở doanh nghiệp.
Thứ ba :Không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, thụ động
trong việc tìm kiếm việc làm: sinh viên thường có tư tưởng chờ
đến khi ra trường mới tìm việc hoặc dựa vào các mối quan hệ để
có được công việc mình mong muốn, trong khi đó các đối thủ
cạnh tranh như những sinh viên cùng khóa đã chuẩn bị sẵn sàng
công việc sau khi ra trường. Theo nhiều số liệu cho thấy, hằng
năm có trên vài trăm ngàn sinh viên tôt nghiệp đại học, cao đẳng
ra trường đây là một con số không hề nhỏ, việc làm không thể
nào đáp ứng được hết nhu cầu của sinh viên, vì vậy nếu sinh viên
không sớm định hướng công việc của mình thì tỉ lệ thất nghiệp
sau khi ra trường là lớn.
Thứ tư: Kén chọn việc làm trong khi chưa có kỹ năng phù hợp
Sinh viên tự đề cao tấm bằng của mình, sau khi ra trường sinh
viên thường có ảo tưởng rằng mình sẽ tìm được một công việc có
mức lương cao, làm đúng chuyên ngành, công việc chỉ cần áp
dụng những gì đã học mà không chọn việc làm, rất ít sinh viên
mới ra trường chấp nhận mức lương ít ỏi đổi lấy kinh nghiệm và sự thăng tiến sau này.
Thứ năm: không bắt kịp xu hướng thời đại, nhiều sinh viên chỉ
biết châm châm vào sách vở, kiến thức nhưng họ quên rằng thế
giới không ngừng phát triển, khoa học kỹ thuật không ngừng đổi
mới, những kiến thức mà các sinh viên đã học đôi khi lúc họ ra 16
trường đã trở nên lạc hậu, không thể sử dụng được nữa. Vì vậy, số
lượng sinh viên tốt nghiệp nhiều, nhưng số lượng có thể đáp ứng
được yêu cầu công việc lại rất ít.
Thứ sáu : hạn chế trình độ ngoại ngữ: mặc dù hiện nay nhiều
trường đại học, cao đẳng áp dụng bắt buộc trình độ ngoại ngữ
nhất định là điều kiện ra trường nhưng có những sinh viên chỉ học
đối phó để đủ điều kiện tốt nghiệp mà không thực sự nghiêm túc
học tập, trao dồi. Chính vì thế sinh viên sau khi ra trường không
có ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu của công việc dẫn đến thất nghiệp
Tác động từ phía gia đình:
Những gia đình ở Việt Nam thường có xu hướng chọn trường,
chọn nghề cho con em mình. Bậc làm cha, mẹ thường chọn
những ngành “hot” có danh tiến địa vị xã hội , có công việc ổn định
để buộc con mình theo học mặc dù đó không phải là đam mê hay sở
trường của sinh viên. Dẫn đến tình trạng sau khi có tấm bằng đại
học nhưng sinh viên không có hứng thú, không có đam mê nên
không làm được công việc đó nên họ lựu chọn làm trái ngành hoặc trở nên thất nghiệp.
2.3 Một số nguyên nhân khác dẫn đến sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường:
Nền kinh tế-xã hội và chính sách của nhà nước:
Sau những cuộc đấu tranh gian khổ, đất nước ta đã giành được độc
lập thống nhất đất nước, tuy nhiên nhà nước ta còn gặp nhiều khó
khăn trong việc cũng cố lại nền kinh tế đã bị suy thoái nghiêm trọng,
lúc bấy giờ nhà nước chưa có các chính sách khuyến khích tài năng,
việc học sinh tiếp cận nền tri thức đại học, cao đẳng là rất khó, tỉ lệ
sinh viên đại học ra trường rất ít. Trong giai đoạn này, nước ta rất
khan hiếm nguồn nhân lực tri thức có trình độ cao nên hầu hết sinh 17
viên sau khi ra trường đều có việc làm. Nhưng trong thời kì nền kinh
tế xã hội trên thế giới phát triển như hiện nay, nước ta chuyển từ
kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường nhiều thành phần, kinh tế tự
do kinh doanh, tự do cạnh tranh mang lại nhiều thuận lợi cho việc
phát triển của nước ta. Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức lớn
trong việc đáp ứng nguồn nhân lực tri thức có trình độ và kỹ năng
cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhà nước đã có những chính sách
khuyến khích học tập, đầu tư xây dựng nhiều trường đại học, cao
đẳng với hàng trăm ngành nghề đào tạo khác nhau trên cả nước.
Nhưng vấn đề lại tiếp tục phát sinh là không phải sinh viên nào cũng
có thể đáp ứng nhu cầu, tính chất của công việc; các cơ quan nhà
nước, công ty, doanh nghiệp mong muốn có hiệu quả cao và chi phí
bỏ ra là ít nhất để đạt lợi nhuận tối đa nên việc nhận một nhân viên
có thể đảm nhận 1-2 đầu việc là một lựu chọn tối ưu, vì vậy đã có rất
nhiều sinh viên sau khi ra trường bị thất nghiệp. Bên cạnh đó, các
chính sách về tiền lương, bảo hiểm,…của các công ty có thể chưa
phù hợp khiến các sinh viên sau khi ra trường không muốn nhận việc
mà muốn cần tìm hiểu nhiều lựu chọn khác. Một phần nguyên nhân
gây tình trạng thất nghiệp của sinh viên là do nhu cầu đời sống ngày
càng cao, đa số sinh viên ra trường muốn ở lại thành phố lớn để sinh
sống và làm việc dù là những công việc trái ngành, họ e ngại về
nông thôn làm việc. Chính vì vậy, sinh viên thất nghiệp ở thành thị
thì ngày càng gia tăng nhưng ở nông thôn, các khu vực miền núi
vùng sâu vùng xa lại thiếu nhân lực trầm trọng. Bên cạnh đó nhà
nước và các doanh nghiệp vẫn chưa có những chính sách hợp lý để
khuyến khích sinh viên sau khi ra trường về vùng sâu vùng xa, các
doanh nghiệp ở nông thôn để công tác và làm việc. Mất cân bằng
ngành nghề cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường, nhà nước đang tập
trung chú trọng phát triển nền kinh tế nên các sinh viên thường có
tư tưởng chọn những ngành thuộc về kinh tế để đảm bảo công việc 18
sau này. Với số lượng ít sinh viên theo học các ngành liên quan đến
nông, lâm ngiệp,.. vì nghĩ sẽ khó tìm được việc làm, dẫn tới tình
trạng thiếu nguồn lực lớn cho những ngành này, trong khi có đến
90% sinh viên khối kinh tế thất nghiệp sau khi ra trường.
Hiện nay dịch bệnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến
sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường. Dịch bệnh viêm đường hô
hấp cấp Covid 19 đang diễn biến phức gây ảnh hưởng lớn đến đất
nước ta và trên thế giới. Vì sự an toàn sức khỏe con người, lưu thông
không được thuận lợi,… khiến nhiều doanh nghiệp, công ty thua lỗ,
không bám trụ được nữa dẫn đến phải tạm ngừng hoạt động thậm
chí là đóng cửa, do đó nhu cầu nguồn nhân lực suy giảm đáng kể. 2.4 Tác động:
Tác động tiêu cực:
Sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường gây ra hậu quả không nhỏ,
ảnh hưởng đến gia đình, xã hội và đất nước. Tình trạng thừa nguồn
nhân lực ở thành thị nhưng lại khan hiếm ở nông thôn dẫn đến quá
trình phát triển của xã hội. Vỗn dĩ là nơi “ đất chật người đông” các
thành phố lớn lại phải gánh thêm áp lực là sự bám trụ của sinh viên
để tìm việc, dẫn đến thiếu chỗ ở,y tế, giáo dục;ô nhiễm môi trường,
từ đó cũng xảy ra nhiều tệ nạn hơn trong xã hội. Đối với gia đình sẽ
gây ảnh hưởng đến tình cảm của các thành viên, các bậc phụ huynh
hay hoàn cảnh gia đình sẽ gây áp lực lên các sinh viên dẫn đến
nhiều chuyện ngoài ý muốn xảy ra.
Bên cạnh đó nếu sinh viên sau khi ra trường thất nghiệp quá lâu sẽ
dẫn đến quên đi kiến thức, mất đi chuyên môn và tạo một áp lực vô
hình làm ảnh hưởng đến tư tưởng của các thế hệ phía sau. Tác động tích cực: 19
Tạo sự cạnh tranh nâng cao chất lượng sinh viên sau khi ra trường, tăng hiệu quả. 3. Giải pháp:
3.1 Đối với sinh viên: o
Cần có định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai, lựa
chọn công việc phù hợp với khả năng, sở thích và đam mê của
mình. Tìm hiểu trước công việc sẽ làm hoặc có thể làm được
với những kiến thức, kỹ năng mình đã học được. Nhận thức khả
năng của bản thân, không quá đề cao mình, biết đương đầu với
những khó khăn để lấy kinh nghiệm. o
Nắm bắt cơ hội trải nghiệm thực tế ở các doanh nghiệp trong
thời gian thực tập, nghiêm túc quan sát, học hỏi và phát huy
tốt nhất khả năng của mình. Trong quá trình học, lí thuyết phải
đi đôi với thực hành để những kiến không chỉ là trừu tượng mà
mang tính ứng dụng thực tế. o
Nghiêm khắc với bản thân trong quá trình học tập, rèn luyện kỹ
năng làm việc học tập nghiêm túc. Tích cực trao dồi kiến thức
và kỹ năng của bản thân, đồng thời cập nhật xu hướng thời đại
một cách liên tục để không trở nên lạc hậu.
3.2 Đối với nhà trường:
Nhà trường cần kết hợp với các công ty, doanh nghiệp để định
hướng nghề phù hợp với từng sinh viên; tổ chức các buổi tọa đàm
để sinh viên gần hơn với doanh nghiệp; có chính sách đảm bảo việc
làm khi sinh viên ra trường để khuyến khích học tập. Các trường đại
học, cao đẳng cần chú trọng chất lượng hơn là số lượng, không đào
tạo ồ ạc; tạo điều kiện để lí thuyết không chỉ mang tính hình thức
mà phải áp dụng được trong thực tế. Nâng cao chất lượng của giảng
viên để cung cấp chích xác kiến thức tạo hứng thú cho sinh viên theo học. 20