-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập chương 2- Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Lao động - Xã hội
Bài tập chương 2- Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị kinh doanh(QTKD101) 33 tài liệu
Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Bài tập chương 2- Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Lao động - Xã hội
Bài tập chương 2- Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh(QTKD101) 33 tài liệu
Trường: Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Lao động - Xã hội
Preview text:
I. Trắc nghiệm
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) có thể được tính bằng tổng của:
A. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng
B. Tiêu dùng, chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận
C. Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận, và hàng hóa trung gian
D. Hàng hóa dịch vụ cuối cùng, hàng hóa trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuê
2.Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi trả lương cho công nhân
viên chức làm việc cho bộ máy quản lý nhà nước được tính là: A. Tiêu dùng B. Đầu tư
C. Chi tiêu của chính phủ
D. Không được tính vào GDP
3.Câu bình luận về GDP nào sau đây là sai:
A. GDP có thể được tính bằng cách sử dụng giá cả hiện hành hoặc giá cả của năm gốc
B. Cả hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng đều được tính vào GDP
C. Chỉ tính những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ nghiên cứu
D. GDP không tính các hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
4. Sự gia tăng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp:
A. Không được tính vào khoản mục đầu tư khi tính GDP.
B. Nằm trong khoản mục đầu tư để tính GDP.
C. Nằm trong khoản mục đầu tư nhưng không được tính vào GDP
D. Không được tính vào GDP
5. Thiết bị sấy bánh:
A. Được xếp vào hàng hóa trung gian vì giá trị của thiết bị sấy bánh được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm.
B. Được xếp vào hàng hóa trung gian vì giá trị của thiết bị sấy bánh được chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm.
C. Được xếp vào hàng hóa cuối cùng vì giá trị của thiết bị sấy bánh được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm.
D. Được xếp vào hàng hóa cuối cùng vì giá trị của thiết bị sấy bánh được chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm.
6. Một ví dụ về chuyển giao thu nhập trong hệ thống tài khoản quốc gia là: A. Tiền thuế.
B. Trợ cấp cho đồng bào miền Trung sau cơn bão số 6.
C. Kinh phí mà nhà nước cấp cho Bộ Giáo dục & Đào tạo để trả lương cho cán bộ công nhân viên.
D. Khoản tiền chính phủ vừa chi ra để sửa chữa tuyến đường cao tốc.
7. Trong các khoản mục sau đây, khoản mục nào không được tính vào GDP theo phương pháp chi tiêu:
A. Tiền trả cho tài xế taxi.
B. Tiền trả cho người làm công việc nội trợ do một gia đình thuê.
C. Giá trị rau quả do người nông dân tự trồng và tự tiêu dùng.
D. Tiền trả cho người trông trẻ.
8. GDP tính theo giá thị trường và tính theo chi phí yếu tố khác nhau ở khoản mục: A. Thuế gián thu ròng B. Khấu hao C. Thuế gián thu D. Trợ cấp sản xuất
9. Một gia đình mua một chiếc xe nhập khẩu từ Mỹ với giá 10.000 USD:
A. Giao dịch này sẽ làm tăng GDP của Việt Nam một lượng tương ứng.
B. Giao dịch này không làm thay đổi GDP của Việt Nam.
C. Giao dịch này làm tăng tiêu dùng (C) một lượng tương ứng nên GDP của Việt Nam tăng một lượng tương ứng.
D. Giao dịch này sẽ làm tăng nhập khẩu (IM) một lượng tương ứng nên GDP của Việt Nam giảm một lượng tương ứng.
10. Nếu bạn mua một chiếc xe máy Vespa LX150 mới trị giá 150 triệu đồng được sản xuất
ở Italia, theo phương pháp chi tiêu:
A. Tiêu dùng tăng 150 triệu đồng; GDP tăng
B. Nhập khẩu tăng 150 triệu đồng; GDP giảm
C. Tiêu dùng tăng 150 triệu, xuất khẩu ròng giảm 150 triệu; GDP không đổi.
D. Tiêu dùng tăng 150 triệu, đồng thời nhập khẩu tăng 150 triệu; GDP tăng
11. “Hãng liên doanh Honda bán chiếc xe máy Lead từ hàng tồn kho”. Giao dịch này có ảnh
hưởng đến các yếu tố cấu thành GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu, như sau:
A. C tăng và I giảm => GDP không đổi.
B. C tăng và I tăng => GDP tăng C. C tăng => GDP tăng. D. I giảm => GDP giảm
12. “Bạn mua chiếc điện thoại được sản xuất ở Mỹ”. Giao dịch này có ảnh hưởng đến các
yếu tố cấu thành GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu, như sau:
A. C tăng và I tăng => GDP tăng
B. C tăng đồng thời NX giảm một lượng tương ứng (do IM tăng) => GDP không đổi. C. C tăng => GDP tăng.
D. IM tăng => NX giảm => GDP giảm
13. “Hãng Honda mở rộng nhà máy ở Bắc Ninh”. Giao dịch này có ảnh hưởng đến các yếu
tố cấu thành GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu, như sau: A. G tăng => GDP tăng B. I tăng => GDP tăng
C. G không đổi => GDP không đổi
D. I không đổi => GDP không đổi
14. “Bạn quyết định mua một chiếc máy tính Macbook sản xuất tại Hàn Quốc”. Giao dịch
này có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu, như sau:
A. C tăng và I tăng => GDP tăng
B. C tăng đồng thời NX giảm một lượng tương ứng (do IM tăng) => GDP không đổi. C. C tăng => GDP tăng.
D. IM tăng => NX giảm => GDP giảm
15. Giả sử gia đình bạn trong năm 2021 vừa mua một chiếc xe ô tô được sản xuất tại Việt
Nam từ tháng 6 năm 2020 với giá 6 nghìn đôla. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt
Nam năm 2021 theo cách tiếp cận chi tiêu:
A. Đầu tư tăng 6nghìn đôla và xuất khẩu ròng giảm 6 nghìn đôla
B. Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quan đến giá trị sản xuất hiện tại
C. Tiêu dùng tăng 6 nghìn đôla và xuất khẩu ròng giảm 6 nghìn đôla
D. Tiêu dùng tăng 6 nghìn đôla và đầu tư giảm6 nghìn đôla
16. Giả sử gia đình bạn mua một căn hộ mới xây với giá 10 tỷ đồng và dọn đến đó ở. Trong
tài khoản thu nhập quốc dân, chi tiêu cho tiêu dùng sẽ: A. Tăng 10 tỷ đồng.
B. Tăng 10 tỷ đồng chia cho số năm bạn sẽ ở trong căn nhà đó.
C. Tăng một lượng bằng giá cho thuê của một căn hộ tương tự. D. Không thay đổi.
17. Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng?
A. Chi tiêu của chính phủ với tiền lương
B. Lợi nhuận công ty và tiền lãi nhận được từ việc cho công ty vay tiền
C. Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ
D. Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ
18. Ngày 3-8-2021, bạn bán một chiếc máy tính với giá 2 triệu đồng mà cách đây hai năm
bạn đã mua với giá 8 triệu đồng. Để bán được chiếc máy tính này bạn phải trả cho người
môi giới 50 nghìn đồng. Sau khi thực hiện giao dịch bán chiếc máy này, GDP của Việt Nam năm 2021: A. Tăng 2 triệu đồng B. Tăng 6 triệu đồng C. Tăng 50 nghìn đồng D. Không bị ảnh hưởng
19. Nếu GDP danh nghĩa tăng từ 8.000 tỉ trong năm cơ sở lên 8.400 tỉ trong năm tiếp theo,
và GDP thực tế không đổi. Điều nào dưới đây sẽ đúng:
A. Chỉ số điều chỉnh GDP tăng từ 100 lên 110.
B. Giá cả của hàng sản xuất trong nước tăng trung bình 5%. C. CPI tăng trung bình 5%.
D. Mức giá không thay đổi.
20. Nếu GDP thực tế tăng 5% vào năm tới và chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) tăng 3% thì GDP danh nghĩa sẽ: A. Tăng 8% B. Tăng 15% C. Tăng 8,15% D. Tăng 15,15% II. Bài tập
1. Có số liệu về nền kinh tế giả định dưới đây: Tổng đầu tư I 250 Đầu tư ròng Iròng 50
Tiêu dùng của hộ gia đình 400 C
Chi tiêu của chính phủ G 100 Xuất khẩu X 100 Nhập khẩu IM 50
Nền kinh tế này có GDP tính theo phương pháp chi tiêu bằng bao nhiêu?
2. Có số liệu về nền kinh tế giả định dưới đây: Tổng đầu tư I 150
Đầu tư ròng I ròng 50 Tiền lương W 330 Tiền thuê đất R 45 Lợi nhuận Pr 60 Tiền lãi cho vay i 25
Thuế gián thu ròng Te 50
Nền kinh tế này có GDP tính theo phương pháp thu nhập bằng bao nhiêu?
3. Giả sử quá trình sản xuất 1 chiếc ô tô trải qua các công đoạn sau: Mức Công đoạn Người bán Người mua giá 1 Nhà sản xuất thép
Nhà sản xuất ô tô 10.000$ 2
Nhà sản xuất ô tô Nhà buôn 18.000$ 3 Nhà buôn Người tiêu dùng 25.000$
Giá trị gia tăng (VA) của mỗi công đoạn sản xuất và đóng góp của chiếc ô tô này vào GDP là:
A. VA công đoạn 1, 2, 3 lần lượt là: 10.000$; 18.000$; 25.000$ và đóng của chiếc ô tô này vào GDP là 53.000$
B. VA công đoạn 1, 2, 3 lần lượt là: 10.000$; 8.000$; 25.000$ và đóng của chiếc ô tô này vào GDP là 43.000$
C. VA công đoạn 1, 2, 3 lần lượt là: 10.000$; 8.000$; 7.000$ và đóng của chiếc ô tô này vào GDP là 25.000$
D. VA công đoạn 1, 2,3 lần lượt là: 10.000$; 8.000$; 7.000$ và đóng của chiếc ô tô này vào GDP là 53.000$
4. Một nền kinh tế giản đơn trong một năm sản xuất 4 loại hàng hóa, có tài liệu sau: Áo len Đĩa CD Đường Nước ngọt Lượng hiện hành 50 150 600 800 Giá hiện hành 50 10 1 0,75
Giả sử rằng 1/2 lượng đường được sử dụng để sản xuất nước ngọt.
GDP danh nghĩa của nền kinh tế này là: A. 2.900 B. 4.900 C. 2.000 D. 4.000
5. Dưới đây là số liệu về GDP của Việt Nam (Nguồn Niên giám Thống kê 2003) Năm GDP danh nghĩa GDP thực tế (nghìn tỷ đồng) (nghìn tỷ đồng) 2002 536 313 2003 606 336
(Chọn năm gốc là năm 1994)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2003 so với năm 2002 là: A. 7,35% B. 7,15% C. 7% D. 7,5%
6. Dưới đây là số liệu về GDP của Việt Năm GDP danh nghĩa GDP thực tế (nghìn tỷ đồng) (nghìn tỷ đồng) 2002 536 313 2003 606 336
(Chọn năm gốc là năm 1994)
Chỉ số điều chỉnh GDP của năm 2002 và 2003 lần lượt là: A. 171,1 và 180,2 B. 171,2 và 180,4 C. 171,5 và 180,6 D. 171,8 và 180,9
Chỉ số giá tiêu dùng CPI I. Trắc nghiệm
1. Nếu giá Cam tăng khiến cho người tiêu dùng mua ít Cam và mua nhiều Táo hơn thì việc tính toán CPI sẽ bị:
A. Lệch do chất lượng thay đổi. B. Lệch do hàng hóa mới. C. Lệch thay thế.
D. Cả 3 loại lệch: Chất lượng thay đổi; Hàng hóa mới và Thay thế.
2. Khi giá một chiếc ô tô nhập khẩu từ Nhật tăng lên, làm cho:
A. Chỉ số DGDP tăng lên. B. Chỉ số CPI tăng lên.
C. Cả chỉ số DGDP và CPI đều tăng lên.
D. Chỉ số DGDP tăng lên và CPI không đổi.
3. Sự kiện “Hiện dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, làm cho
giá gia cầm trong nước đã tăng 30%” có tác động như thế nào đến chỉ số giá tiêu dùng
(CPI), chỉ số điều chỉnh GDP:
A. Gia cầm là hàng tiêu dùng sản xuất trong nước: CPI tăng.
B. Gia cầm là hàng tiêu dùng sản xuất trong nước: DGDP tăng.
C. Gia cầm là hàng tiêu dùng sản xuất trong nước: CPI và DGDP đều tăng.
D. Gia cầm là hàng tiêu dùng sản xuất trong nước: CPI và DGDP đều giảm. Bài tập:
1. Bảng dưới đây giả định nền kinh tế chỉ có hai hàng hóa tiêu dùng là sách và bút. Năm Giá bút Lượng bút Giá sách Lượng sách (nghìn (nghìn cái)
(nghìn đồng/ (nghìn cuốn) đồng/ cái) cuốn) 2010 1 300 2 200 2011 0.8 420 2,5 190
Chọn năm 2010 là năm gốc.
CPI của năm 2010, 2011 lần lượt là bao nhiêu?
2. Nếu CPI của năm 2016 là 146,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 2016 là 5%, thì CPI của
năm 2015 là bao nhiêu?