Bài tập Chương 3 - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng

7. Hồ Chí Minh đã sử dụng lý luận nào của chủ nghĩa Mác - Lênin để luận chứngtính tất yếu của chủ nghĩa xã hội? Người đã trình bày lại lý luận đó như thế nào vàcó những đóng góp sáng tạo như thế nào? Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập Chương 3 - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng

7. Hồ Chí Minh đã sử dụng lý luận nào của chủ nghĩa Mác - Lênin để luận chứngtính tất yếu của chủ nghĩa xã hội? Người đã trình bày lại lý luận đó như thế nào vàcó những đóng góp sáng tạo như thế nào? Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

17 9 lượt tải Tải xuống
7. Hồ Chí Minh đã sử dụng luận nào của chủ nghĩa Mác -nin để luận chứng
tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội? Người đã trình bày lại lý luận đó như thế nào
có những đóng góp sáng tạo như thế nào?
7.1. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mà Hồ Chí Minh đã sử dụng để luận chứng
tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
Khẳng định "Tiến lên chủ nghĩa xã hội một tất yếu khách quan" của Hồ Chí Minh
ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của Việt Nam. Niềm tin tầm nhìn xa của
Người đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và
xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Dưới tình hình thực tiễn của cách
mạng Việt Nam, khẳng định này dựa trên các cơ sở nền tảng lý luận vững chắc của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, cụ thể luận về hình thái kinh tế hội luận cách mạng
không ngừng.
7.1.1. Lý luận về hình thái kinh tế xã hội
Hình thái kinh tế-xã hội phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ giai
đoạn phát triển củahội với những đặc trưng riêng về quan hệ sản xuất (QHSX), lực
lượng sản xuất (LLSX) kiến trúc thượng tầng (KTTT). Mỗi hình thái kinh tế-xã hội
được hình thành dựa trên trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất một
KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX tương ứng.
Bao gồm 3 yếu tố cơ bản: LLSX, QHSX (cơ sở hạ tầng- CSHT), KTTT tác động biện
chứng, tạo nên sự vận động, phát triển của lịch sử hội, thông qua tác động tổng hợp
của 2 quy luật cơ bản: quy luật QHSX phù hợp trình độ phát triển LLSX và quy luật mối
quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT.
Sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội quá trình lịch sử - tự nhiên. hội loài
người phát triển theo quy luật tiến hóa từ thấp lên cao, từ xã hội nguyên thủy, xã hội
lệ, hội phong kiến, đến hội bản cuối cùng hội hội chủ nghĩa. Chủ
nghĩa xã hội (CNXH) là giai đoạn phát triển cao nhất của xã hội loài người, là bước phát
triển tất yếu sau xã hội tư bản.
7.1.2. Lý luận cách mạng không ngừng
luận cách mạng không ngừng một nguyên cốt lõi trong học thuyết Mác -
Lênin, khẳng định tính chất tất yếu và liên tục của quá trình cách mạng nhằm mục tiêu
giải phóng hoàn toàn xã hội loài người khỏi ách áp bức, bóc lột, hướng đến xây dựng xã
hội cộng sản chủ nghĩa. Cách mạng một quá trình liên tục, giai cấp công nhân
(GCCN) phải tiến hành cách mạng một cách liên tục cho tới mục đích cuối cùng là Chủ
nghĩa Cộng sản, trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, trong đó giai đoạn trước
làm tiền đề cho giai đoạn sau.
Theo quan điểm của Mác Ăngghen: Con đường giải phóng GCCN phải trải qua
hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai cấp sản (GCVS) tiến hành cách mạng giành lấy dân
chủ, giành lấy chính quyền
Giai đoạn 2: “Giai cấp vô sản dùng sự thống trị chính trị của mình để từng
bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản (GCTS), để tập
trung tất cả những công cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức trong tay
GCVS đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, để tăng thật nhanh số
lượng những lực lượng sản xuất”
Theo quan điểm của Lênin: Cuộc cách mạng Dân chủ Tư sản mang tính nhân dân sâu
sắc, ngay khi cách mạng Dân chủ sản thắng lợi, GCCN phải tiến hành ngay Cách
mạng Xã hội Chủ nghĩa.
7.2. Trình bày lý luận
Chủ nghĩa Mác có khẳng định quá trình phát triển của xã hội loài ngườiquá trình
lịch sử - tự nhiên, mang tính khách quan tất yếu. Đó là sự thay thế của các chế độ xã hội
hình thái kinh tế-xã hội bao giờ cũng tiến bộ hơn so với hình thái kinh tế-xã hội
trước. thế bản chủ nghĩa nhất định sẽ được thay thế bởi một chế độ hội mới
trong tưởng lai, không thể tồn tại mãi mãi như quy luật của tự nhiên. Từ đó, trong Tuyên
ngôn của Đảng Cộng Sản xuất bản vào tháng 2 năm 1848 đã khẳng định “Sự sụp đổ của
giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau”. Vận dụng sáng tạo
học thuyết duy vật lịch sử của Mác - Ăngghen để nghiên cứu tiến trình lịch sử, từ đó Hồ
Chí Minh đã đưa ra những nhận định sâu sắc về sự phát triển của hội loài người
“Cách sản xuất sức sản xuất phát triển biến đổi mãi do đó tưởng của con
người chế độ hội cũng phát triểnbiến đổi. Chúng ta đều biết đến từ đời xưa đến
đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá đã phát triển dần đến máy móc, sức
điện, sức người, sức nguyên tử. Chế độ hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủy
đến chiếm hữu lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ bản chủ nghĩa ngày nay
gần một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Sự
phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được”.
Mặc dù tất yếu đều đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng từ năm 1953, Người đã nhận thấy
rằng “các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau” tùy theo điều kiện, hoàn cảnh,
tiền đề khác nhau cũng như sự phát triển các quốc gia không đồng đều. Chẳng hạn,
Liên Xônước đi thẳng lên CNXH và những nước phải kinh qua chế độ dân chủ mới,
rồi mới tiến lên CNXH. Cụ thể, Việt Nam xuất phát là nước nông nghiệp, bị chiến tranh
tàn phá, một nước thuộc đia thế muốn lên CNXH thì phải giải phóng dân tộc
chính thiết lập được một chế độ dân chủ mới nhân dân lao động làm chủ dưới sự
lãnh đạo của Đảng giai cấp công nhân. Với điều kiện lịch sử mới, con đường phát
triển của dân tộc Việt Nam độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội. Điều này
chính là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh và thực tế chứng minh con đường phát
triển đó của dân tộc Việt Nam là tất yếu, duy nhất đúng, hợp với điều kiện của Việt Nam
phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại. Ngay từ đầu nhữngm 20 của thế kỷ XX,
khi đã tin theo kết luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ
Chí Minh đã khẳng định rằng: “chỉchủ nghĩa hội mới cứu nhân loại, đem lại cho
mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình dân, bác ái. đoàn kết,
ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc,
nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa
cho đến nay chỉnhững vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới
hiểu nhau và yêu thương nhau”
Với nhận định trên, Hồ Chí Minh đã cho thấy tính chất chung của các quy luật phát
triển hội tính đặc thù trong thể hiện các quy luật đó các quốc gia cụ thể trong
từng điều kiện cụ thể. Người khẳng định bằng một câu tất yếu “dù sớm hay muộn
các dân tộc đều đi đến CNXH”. Hồ Chí Minh còn khẳng định rằng xã hội luôn vận động
và phát triển, trong đó mâu thuẫn là động lực thúc đẩy sự phát triển. Cách mạng là hình
thức giải quyết mâu thuẫn, đưa hội tiến lên giai đoạn mới. Chủ nghĩa hội cũng
không ngừng phát triển, hoàn thiện thông qua quá trình đấu tranh, cách mạng.
7.3. Những đóng góp
Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ CMinh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu bản
chất khoa học cách mạng của học thuyết này. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, Người đã vận dụngphát triển sáng tạo kết hợp nhuần nhuyễn lý luận Mác
- Lênin với thực tiễn Việt Nam để giải quyết thành công những vấn đềbản của cách
mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Kết
quả vận dụng sáng tạo phát triển đó tưởng Hồ Chí Minh, sự bổ sung vào kho
tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ngoài ra, nhấn mạnh vai trò của yếu tố dân tộc: Bên cạnh mâu thuẫn giai cấp, Hồ
Chí Minh đề cao vai trò của mâu thuẫn dân tộc trong phong trào giải phóng dân tộc
các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. Đề cao vai trò của giai cấp nông dân. Hồ Chí Minh
xác định giai cấp nông dân lực lượng đồng minh chủ yếu của giai cấp sản trong
cách mạng Việt Nam.
Bên cạnh đó là sự đóng góp cho phát triển lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc:
Hồ Chí Minh đề ra con đường giải phóng dân tộc phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt
Nam, kết hợp đấu tranh giành độc lập dân tộc với đấu tranh cho chủ nghĩa hội. Hồ
Chí Minh nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng trong cách mạng, đề cao phẩm chất đạo
đức của người cán bộ, đảng viên.
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc
gia sự thật.
C. Mác, & Ph. Ăngghen. (2004). Toàn tập. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia.
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia.
| 1/4

Preview text:

7. Hồ Chí Minh đã sử dụng lý luận nào của chủ nghĩa Mác - Lênin để luận chứng
tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội? Người đã trình bày lại lý luận đó như thế nào và
có những đóng góp sáng tạo như thế nào?

7.1. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mà Hồ Chí Minh đã sử dụng để luận chứng
tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội.

Khẳng định "Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan" của Hồ Chí Minh
là ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của Việt Nam. Niềm tin và tầm nhìn xa của
Người đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và
xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Dưới tình hình thực tiễn của cách
mạng Việt Nam, khẳng định này dựa trên các cơ sở nền tảng lý luận vững chắc của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, cụ thể là lý luận về hình thái kinh tế xã hội và lý luận cách mạng không ngừng.
7.1.1. Lý luận về hình thái kinh tế xã hội
Hình thái kinh tế-xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ giai
đoạn phát triển của xã hội với những đặc trưng riêng về quan hệ sản xuất (QHSX), lực
lượng sản xuất (LLSX) và kiến trúc thượng tầng (KTTT). Mỗi hình thái kinh tế-xã hội
được hình thành dựa trên trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và một
KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX tương ứng.
Bao gồm 3 yếu tố cơ bản: LLSX, QHSX (cơ sở hạ tầng- CSHT), KTTT tác động biện
chứng, tạo nên sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội, thông qua tác động tổng hợp
của 2 quy luật cơ bản: quy luật QHSX phù hợp trình độ phát triển LLSX và quy luật mối
quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT.
Sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên. Xã hội loài
người phát triển theo quy luật tiến hóa từ thấp lên cao, từ xã hội nguyên thủy, xã hội nô
lệ, xã hội phong kiến, đến xã hội tư bản và cuối cùng là xã hội xã hội chủ nghĩa. Chủ
nghĩa xã hội (CNXH) là giai đoạn phát triển cao nhất của xã hội loài người, là bước phát
triển tất yếu sau xã hội tư bản.
7.1.2. Lý luận cách mạng không ngừng
Lý luận cách mạng không ngừng là một nguyên lý cốt lõi trong học thuyết Mác -
Lênin, khẳng định tính chất tất yếu và liên tục của quá trình cách mạng nhằm mục tiêu
giải phóng hoàn toàn xã hội loài người khỏi ách áp bức, bóc lột, hướng đến xây dựng xã
hội cộng sản chủ nghĩa. Cách mạng là một quá trình liên tục, giai cấp công nhân
(GCCN) phải tiến hành cách mạng một cách liên tục cho tới mục đích cuối cùng là Chủ
nghĩa Cộng sản, trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, trong đó giai đoạn trước
làm tiền đề cho giai đoạn sau.
Theo quan điểm của Mác và Ăngghen: Con đường giải phóng GCCN phải trải qua hai giai đoạn: 
Giai đoạn 1: Giai cấp vô sản (GCVS) tiến hành cách mạng giành lấy dân
chủ, giành lấy chính quyền 
Giai đoạn 2: “Giai cấp vô sản dùng sự thống trị chính trị của mình để từng
bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản (GCTS), để tập
trung tất cả những công cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức là trong tay
GCVS đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số
lượng những lực lượng sản xuất”
Theo quan điểm của Lênin: Cuộc cách mạng Dân chủ Tư sản mang tính nhân dân sâu
sắc, ngay khi cách mạng Dân chủ Tư sản thắng lợi, GCCN phải tiến hành ngay Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa.
7.2. Trình bày lý luận
Chủ nghĩa Mác có khẳng định quá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình
lịch sử - tự nhiên, mang tính khách quan tất yếu. Đó là sự thay thế của các chế độ xã hội
và hình thái kinh tế-xã hội bao giờ cũng tiến bộ hơn so với hình thái kinh tế-xã hội
trước. Vì thế tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ được thay thế bởi một chế độ xã hội mới
trong tưởng lai, không thể tồn tại mãi mãi như quy luật của tự nhiên. Từ đó, trong Tuyên
ngôn của Đảng Cộng Sản xuất bản vào tháng 2 năm 1848 đã khẳng định “Sự sụp đổ của
giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau”. Vận dụng sáng tạo
học thuyết duy vật lịch sử của Mác - Ăngghen để nghiên cứu tiến trình lịch sử, từ đó Hồ
Chí Minh đã đưa ra những nhận định sâu sắc về sự phát triển của xã hội loài người
“Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và biến đổi mãi do đó mà tư tưởng của con
người chế độ xã hội cũng phát triển và biến đổi. Chúng ta đều biết đến từ đời xưa đến
đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá đã phát triển dần đến máy móc, sức
điện, sức người, sức nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủy
đến chiếm hữu nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay
gần một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Sự
phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được”.
Mặc dù tất yếu đều đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng từ năm 1953, Người đã nhận thấy
rằng “các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau” tùy theo điều kiện, hoàn cảnh,
tiền đề khác nhau cũng như sự phát triển ở các quốc gia không đồng đều. Chẳng hạn,
Liên Xô là nước đi thẳng lên CNXH và những nước phải kinh qua chế độ dân chủ mới,
rồi mới tiến lên CNXH. Cụ thể, Việt Nam xuất phát là nước nông nghiệp, bị chiến tranh
tàn phá, là một nước thuộc đia vì thế muốn lên CNXH thì phải giải phóng dân tộc là
chính và thiết lập được một chế độ dân chủ mới – nhân dân lao động làm chủ dưới sự
lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân. Với điều kiện lịch sử mới, con đường phát
triển của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Điều này
chính là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh và thực tế chứng minh con đường phát
triển đó của dân tộc Việt Nam là tất yếu, duy nhất đúng, hợp với điều kiện của Việt Nam
và phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX,
khi đã tin theo kết luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ
Chí Minh đã khẳng định rằng: “chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu nhân loại, đem lại cho
mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình dân, bác ái. đoàn kết,
ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc,
nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa
cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới
hiểu nhau và yêu thương nhau”
Với nhận định trên, Hồ Chí Minh đã cho thấy tính chất chung của các quy luật phát
triển xã hội và tính đặc thù trong thể hiện các quy luật đó ở các quốc gia cụ thể trong
từng điều kiện cụ thể. Và Người khẳng định bằng một câu tất yếu “dù sớm hay muộn
các dân tộc đều đi đến CNXH”. Hồ Chí Minh còn khẳng định rằng xã hội luôn vận động
và phát triển, trong đó mâu thuẫn là động lực thúc đẩy sự phát triển. Cách mạng là hình
thức giải quyết mâu thuẫn, đưa xã hội tiến lên giai đoạn mới. Chủ nghĩa xã hội cũng
không ngừng phát triển, hoàn thiện thông qua quá trình đấu tranh, cách mạng.
7.3. Những đóng góp
Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu bản
chất khoa học và cách mạng của học thuyết này. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo kết hợp nhuần nhuyễn lý luận Mác
- Lênin với thực tiễn Việt Nam để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Kết
quả vận dụng sáng tạo và phát triển đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, sự bổ sung vào kho
tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ngoài ra, nhấn mạnh vai trò của yếu tố dân tộc: Bên cạnh mâu thuẫn giai cấp, Hồ
Chí Minh đề cao vai trò của mâu thuẫn dân tộc trong phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. Đề cao vai trò của giai cấp nông dân. Hồ Chí Minh
xác định giai cấp nông dân là lực lượng đồng minh chủ yếu của giai cấp vô sản trong cách mạng Việt Nam.
Bên cạnh đó là sự đóng góp cho phát triển lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc:
Hồ Chí Minh đề ra con đường giải phóng dân tộc phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt
Nam, kết hợp đấu tranh giành độc lập dân tộc với đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. Hồ
Chí Minh nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng trong cách mạng, đề cao phẩm chất đạo
đức của người cán bộ, đảng viên. Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật.
C. Mác, & Ph. Ăngghen. (2004). Toàn tập. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia.
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia.