Bài tập cơ sở lý luận báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Khái niệm và đặc điểm của báo mạng điện tử. Thế mạnh , hạn chế và xu hướng phát triển của loại hình. Quy trình sản xuất sáng tạo tác phẩm của loại hình báo mạng điện tử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

BÀI TẬP CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ LỚP BÁO ẢNH K40
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Kể từ sau khi cơn bão khoa học kỹ thuật và công nghệ “đổ bộ” xuống các
quốc gia trên thế giới thì mọi mặt của đời sống xã hội nói chung đã dần thay
da đổi thịt. Các nước phát triển trên thế giới không ngừng phát minh ra những
sản phẩm công nghệ phục vụ nhu cầu con người.
Và khi mọi lĩnh vực của cuộc sống đều được ứng dụng khoa học công nghệ
thì báo chí cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Kết quả là những tờ báo
mạng điện tử ra đời theo xu thế phát triển của thời đại.
1. Khái niệm và đặc điểm của báo mạng điện tử:
Khái niệm:
Báo trực tuyến, báo điện tử, báo mạng hay tin tức trực tuyến là loại
hình báo viết được xây dựng theo hình thức một trang web và phát hành
dựa trên nền tảng Internet. Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, còn
người đọc báo dựa trên máy tính, thiết bị cá nhân (máy tính bảng, điện
thoại di động,…) có kết nối Internet.
Khác với một trang web nói chung hay trang thông tin điện tử, báo
trực tuyến cập nhật thường xuyên tin tức, đặc biệt là đăng "tin tức thời"
hay "tin giật gân" (Breaking news). Báo điện tử cho phép mọi người trên
khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian
và thời gian. Sự phát triển của Báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc
tin và ít nhiều ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống.
Đặc điểm:
+ Cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục.
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy tính và đặc biệt là vai trò
của mạng toàn cầu, nhà báo có thể nhanh chóng đưa thông tin đến độc giả
với tốc độ đường truyền nhanh…
+ Có tính tương tác cao
Báo mạng có sự tương tác cao trên các kênh truyền thông, quá
trình tương tác nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều so với các loại báo
khác. Sau khi đăng tải báo mạng đều có mục phản hồi, feedback, vote,
email... tiện cho độc giả đóng góp ý kiến của mình.
+ Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin
Thông tin của báo mạng rất phong phú đa dạng về số lượng và nội
dung chính xác, khách quan và được kiểm chứng, thông tin được lưu trữ
lâu dài và có hệ thống nên rất thuận lợi cho độc giả tìm kiếm thông tin.
+ Tính xã hội hóa cao, khả năng cá thể hóa tốt
Người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang báo, bài báo theo
nhu cầu người đọc. Ngoài ra, báo mạng điện tử có độ lan tỏa cao, dễ dàng
đính chính, đồng thời thông tin lại có giá trị sử dụng cao hơn do được đọc
theo nhu cầu khán giả.
2. Thế mạnh , hạn chế và xu hướng phát triển của loại hình:
Thế mạnh:
- Báo mạng điện tử cho phép kết nối truyền tải lượng thông tin lớn
các loại hình báo khác ít có được với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy báo
mạng điện tử : con người trên khắp hành tinh có không giới hạn độc giả
thể dễ dàng truy cập, liên kết với nhau. Từ đó chia sẻ, trao đổi, hình
thành dư luận xã hội và giải quyết các vấn đề toàn cầu, khu vực hay
từng quốc gia một cách hiệu quả.
- Một năng lực cực kỳ lớn của Báo mạng điện tử là tính tương tác nhiều
chiều. Khác với các loại hình báo chí khác như báo truyền hình, báo
phát thanh hay báo in,... chỉ có thể tương tác bằng gửi thư, email,... Đối
với báo mạng điện tử độc giả có thể tương tác trực tiếp luôn xuống bài
viết của tờ báo đó có thể tiếp cận đa chỉ trong một thao tác; họ cũng
nguồn tin mà không cần qua khâu trung gian nào. Từ đó tần suất tương
tác giữa chủ thể và công chúng truyền thông có điều kiện thực hiện tốt
nhất, nên năng lực và hiệu quả tác động lớn nhất.
- Báo mạng điện tử có thể của cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu
mỗi người, theo địa chỉ thông qua đơn đặt hàng ở rất nhiều lĩnh vực nhờ
khả năng liên kết (Hyperlink). Khả năng này cho phép tạo ra nhiều tầng
lớp thông tin không giới hạn - một siêu thị thông tin đa dạng, phong phú
và sinh động.
- Khả năng lưu giữ thông tin, và rất tiện lợi cho việc tìm kiếm, truy cập
cũng như kết nối đa nguồn.
- Là kênh truyền thông đa phương tiện, được thể hiện và trình bày một
cách hấp dẫn, sinh động, ; là sân chơi, tư được đông đảo người tham gia
vấn bổ ích,...Với những nhà truyền thông chuyên nghiệp, kênh truyền
thông này còn cho phép một cách chính xác nhất nắm bắt, thống kê
lượng truy cập, nhóm đối tượng để định hướng, xác định nhóm đối
tượng mục tiêu định hướng cho việc sản xuất và phân bố thông tin, có ,
đồng thời ,...giúp nhà kinh doanh nghiên cứu tiếp cận thị trường
- Báo mạng điện tử , có thể tạo ra bước ngoặt về quy trình sản xuất rút
ngắn công đoạn và thời gian sản xuất, nhờ vậy mà cũng ít tốn kém về
chi phí hơn.
- Tính đa phương tiện của báo mạng điện tử giúp thông tin được truyền
tải qua nhiều hình thức: chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đồ họa,... Nó tích
hợp các hình thức có nét tương đồng với các loại hình báo phát thanh,
báo truyền hình, báo in,... Việc kết hợp nhiều yếu tố như vậy làm cho
thông tin trở nên sinh động hấp dẫn hơn, giúp công chúng tiếp nhận
khách quan, từ nhiều góc độ để có cái nhìn toàn cảnh, hình dung rõ nét
như là nhân chứng sự kiện.
- Có thể khi đã xuất bản; đồng thời chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ thông tin tạo cơ
hội cho công chúng truy cập và lưu trữ tư liệu dưới dạng file hết sức
tiện lợi.
- Tạo khả năng và cơ hội kinh doanh - dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ gia
tăng, dịch vụ đa loại hình để tăng nguồn thu.
Hạn chế
- Độ tin cậy của thông tin trên báo mạng điện tử không cao, vì nhiều
nguồn không rõ ràng. Ngày càng xuất hiện nhiều tờ báo lá cải, không
chính thống, không rõ ràng nguồn gốc.
- Vấn đề về bảo đảm an ninh mạng. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức chính trị,
kinh tế, văn hóa - xã hội luôn phải có giải pháp hữu hiệu với vấn đề này
để tránh bị mất cắp bí mật quốc gia, bị hacker tấn công làm tê liệt hệ
điều hành và có khả năng mất mát tài sản - dữ liệu.
- Mạng internet và báo mạng điện tử như con dao hai lưỡi. Nó là kênh
hữu hiệu nhất cho quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, nhưng
cũng là kênh tiềm ẩn nguy cơ biến thành công cụ can thiệp chính trị,
xâm lăng văn hóa từ nước mạnh, nước giàu sang các nước nghèo và
những nước đang phát triển.
Do đó cần có những cơ chế quản lý phù hợp để đảm bảo sự phát
triển nhanh chóng và bền vững của báo mạng điện tử. Thiết lập môi
trường văn hóa và đồng thời tạo lập hành lang pháp lý ổn định là vấn đề
có ý nghĩa trong việc khai thác thế mạnh và hạn chế những bất cập của
báo mạng điện tử và mạng thông tin toàn cầu.
Xu thế phát triển của báo mạng điện tử
- Lấy tốc độ cập nhật thông tin làm trọng tâm
+ Tiêu chí hàng đầu cũng là lợi thế của báo mạng điện tử là tốc độ đưa tin
nhanh. Trong cuộc chạy đua khốc liệt giữa các tờ báo điện tử, để có thể thu
hút độc giả các tờ báo mạng phải cố gắng cập nhật thông tin một cách
nhanh nhất. Báo mạng dẫn đầu trong những tin tức nóng hổi. Để chạy đua,
trước tiên họ chỉ có thể chạy một cái tít và mở đầu để thông báo sự kiện
xảy ra. Sau đó họ mới bổ sung dần thông tin, ảnh, các dữ liệu khác.
+ Để đuổi kịp tốc độ ngoài phóng viên của mình họ còn xây dựng một lực
lượng cộng tác viên đông đảo cùng với cộng đồng bạn đọc thân thiết với tờ
báo. Tờ báo nào xây dựng được đội ngũ này đông đảo hùng hậu thì càng có
cơ hội tiếp nhận thông tin nhanh. Trong những tin tức vô cùng nóng hổi họ
có thể tường thuật trực tiếp sự kiện trên nhiều nền tảng khác nhau (website,
facebook,...).
+ Xu hướng mới của báo mạng điện tử là công chúng tham gia ngày càng
nhiều vào nội dung tờ báo. Tức độc giả ghi lại những sự kiện đó bằng
nhiều phương thức khác nhau (hình ảnh, video…) đưa lên internet và được
nhiều báo sử dụng.
- Kết hợp nhiều loại hình trên báo điện tử
+ Đây là xu hướng và cũng là một lý do để báo mạng điện tử phát triển
một cách nhanh chóng. Ngày nay khi vào các tờ báo điện tử, độc giả không
chỉ đơn thuần đọc những dòng chữ mà còn được nhìn những giao diện bắt
mắt, việc tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn. Người đọc có thể xem hình ảnh
minh họa, nghe audio, xem phóng sự,...Đó chính là sự nắm bắt xu thế và
tận dụng tối đa công nghệ vào báo chí, góp phần tạo sự đa dạng cho tờ báo
điện tử.
- Web 2.0 - xu hướng tất yếu của báo mạng điện tử
+ Công nghệ Web 2.0 đang xuất hiện khắp nơi trong thế giới internet và
tác động lớn đến thói quen duyệt web của người sử dụng. Web 2.0 là một
khái niệm khá trừu tượng và vẫn chưa có một khái niệm đủ bao quát và
thỏa mãn tất cả mọi người.
* : Chủ yếu là phương tiện phát tin gồm các website “đóng”Web 1.0
của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả
hay khách hàng hiệu quả hơn.
* : Là phương tiện chia sẻ thông tin. Ở đó, người tiêu dùng Web 2.0
đang dần trở thành người sản xuất ra những nội dung thông tin cho chính
mình. Web 2.0 còn được gọi là trang mạng xã hội hay tờ báo công dân.
+ Đặc điểm quan trọng của Web 2.0 là sự tương tác của độc giả và tòa
soạn. Ở mô hình này độc giả chính là tác giả của bài báo. Trong cuộc sống
hằng ngày cũng có những bất cập, độc giả muốn nêu ý kiến hay phản ánh
nào đó sẽ gửi tin bài cho tòa soạn. Những tin bài của độc giả sẽ tạo ra một
cái nhìn đa chiều hơn và đôi khi cũng chất lượng hơn vì họ không phải
chịu những sức ép của tòa soạn và được viết trong tâm trạng nhiều cảm
hứng.
+ Như vậy có thể thấy phát triển của báo mạng điện tử chiếm một phần
rất quan trọng trong các loại hình báo chí. Trong thời gian không lâu nữa
báo mạng điện tử trở thành phương tiện thông tin đại chúng được nhiều
người sử dụng nhất trên thế giới.
3. Quy trình sản xuất sáng tạo tác phẩm của loại hình báo mạng
điện tử:
*Quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử: trên cơ bản vẫn tuân
thủ những quy trình dựa trên những quy trình chung trong sáng tạo tác
phẩm báo chí
B1: Tìm hiểu & nghiên cứu thực tế
Đây là khâu đầu tiên trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí
Thực tế đời sống luôn biến động hàng ngày hàng giờ, việc tìm hiểu và
nghiên cứu thực tế chính là quá trình nhà báo thu nhập thông tin cần thiết
cho việc quyết định có chọn hay không chọn đề tài đó.
B2: Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm
Đề tài là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thực, rất đa dạng và phong
phú, không phụ thuộc vào phạm vi giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề, sự
kiện mà thường mang tính khách quan. Tư tưởng chủ đề là nội dung được
nhà báo xác định cách thức thể hiện tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận
của nhà báo về vấn đề đó, thể hiện rõ sự nhận thức cũng như sựphán xét
của nhà báo về vấn đề.
B3: Thu thập thông tin, tổng hợp tư liệu
Đây là quá trình đòi hỏi nhà báo phải có kỹ năng nghiệp vụ tinh thông để
có thể khai thác thông tin một cách chính xác nhất, đầy đủ nhất.
Thông thường, các nhà báo sử dụng 3 phương pháp cơ bản để có được
thông tin:
-Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu: các bản báo cáo, tư liệu lịch sử,
các nguồn trên internet,... đọc thường kết hợp với phân tích, so sánh.
-Phương pháp phỏng vấn: thông qua hệ thống câu hỏi để tìm kiếm thông
tin từ đối tượng và những nhân vật liên quan hoặc nhân vật nắm giữ thông
tin. Nhà báo cần biết lựa chọn đối tượng, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, các
phương tiện kỹ thuật thích hợp để thu thập thông tin phục vụ cho chủ đề
của tác phẩm.
-Phương pháp quan sát: khi quan sát cần phân tích, thẩm định, nhận xét.
Cảm nhận của người quan sát cũng sẽ quyết định việc thu thập thông tin và
thẩm định thông tin chính xác hơn.
B4: Xem lại và xử lý các dữ liệu đã thu thập được
Việc xem lại và xử lý các dữ liệu sẽ chắt lọc các thông tin một cách cụ thể,
chính xác và có căn cứ. Giúp các nhà báo có thể truyền tải thông tin một
cách khách quan.
B5: Chuẩn bị định dạng các file văn bản, âm thanh, hình ảnh
Các file văn bản, âm thanh, hình ảnh sẽ làm phong phú hơn trong các bài
báo mạng điện tử và cũng là phương thức kết hợp dễ tiếp cận đến công
chúng nhất khi đăng tải các bài báo trên mạng điện tử.
Việc chuẩn bị những thông tin qua hình ảnh, âm thanh hay video liên quan
góp phần cung cấp đầy đủ, chân thực về thông tin.
B6: Lựa chọn hình thức thể hiện tác phẩm hiệu quả nhất có thể và tiến
hành thể hiện tác phẩm.
Hình thức thể hiện là một khâu cũng vô cùng quan trọng khi đăng tải các
thông tin trên mạng xã hội, bài báo có thu hút độc giả hay không một phần
quan trọng dựa vào hình thức thể hiện. Có rất nhiều hình thức thể hiện tác
phẩm báo mạng điện tử: bản tin, video, radio, hình ảnh, chuỗi story,
infographic,...
B7: Duyệt và xuất bản (bao gồm duyệt nội dung và kỹ thuật)
Tác phẩm báo mạng là sản phẩm cá nhân sáng tạo ban đầu của phóng viên,
nhưng sau khi hoàn thành sẽ được biên tập cho phù hợp với chủ đề, tôn chỉ
mục đích... của tờ báo. Vì thế mà không thể bỏ qua khâu duyệt bài. Người
biên tập là những người đầu tiên thay mặt công chúng đọc, xem tác phẩm
của nhà báo. Họ chỉnh sửa, cắt ngắn hoặc thêm bớt, kéo dài... cho rõ ý, rõ
câu chữ để khi đăng tải phải đảm bảo hoàn hảo nhất có thể.
B8: Lắng nghe thông tin phản hồi qua các kênh khác nhau
Tác phẩm báo mạng điện tử không chỉ đăng tải thông tin trên một kênh
nhất định mà phải truyền tải trên nhiều kênh khác nhau, góp phần tiếp cận
công chúng một cách rộng rãi. Sau khi phát sóng, tác phẩm báo mạng sẽ
nhận được các thông tin phản hồi của người đọc, người xem. Thông
thường thì nhà báo ít để ý đến những thông tin phản hồi của dư luận, bởi
họ thường bận rộn và có quá nhiều sự quan tâm khác. Tuy nhiên một nhà
báo có trách nhiệm là nhà báo biết quan tâm đến những thông tin phản hồi
để điều chỉnh thái độ đối xử cũng như rút kinh nghiệm và nắm bắt được
nhu cầu công chúng.
Ví dụ: QUY TRÌNH SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Bước 1: Tìm hiểu.
+ Ai? Tuổi? địa chỉ?
+ Câu chuyện xảy ra như thế nào?
+ Hoàn cảnh ra sao?
+ Cách giải quyết hay của nhân vật.
+ Kết quả hoặc ý nghĩa mang lại lợi ích cho xã hội.
* Thu thập công việc tốt của nhân vật, phỏng vấn nhân vật về kinh nghiệm thực
hiện công việc tốt. Sau khi có đầy đủ tư liệu, tiến hành viết.
Bước 2: Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm
Đề tài ”Chương trình người tốt việc tốt”; Tiêu đề: nêu bật ý tưởng, hành động
tiên tiến của nhân vật một cách khái quát, có thể khái quát bằng lời bình của quần
chúng, hoặc dùng từ hình ảnh hay phương pháp chơi chữ…gây sự chú ý của độc
giả về chân dung con người mà chúng ta sắp đặc tả.
+ Mở đầu: là phần rất quan trọng nhằm thu hút người đọc; có thể nêu ý nghĩa việc
tốt của nhân vật; có thể đưa mâu thuẫn giữa khả năng của nhân vật với khó khăn
khách quan để tăng ý nghĩa của việc tốt; hoặc nêu thành tích của nhân vật; hoặc
nêu dư luận của xã hội đánh giá về ý nghĩa, hành động tốt của nhân vật; hoặc nêu
lên những đặc tả riêng biệt trong lai lịch của nhân vật.
Bước 3: Thu thập thông tin, tổng hợp tư liệu, liên hệ với những người liên
quan để phỏng vấn, ghi âm hoặc tiến hành quay phim tại thực địa, thẩm
định thông tin liên quan
(Sử dụng các phương pháp khai thác và thu thập thông tin báo chí).
Đây là phần quan trọng chứa đựng nội dung trọng tâm của bài, gồm những diễn
biến chính:
Suy nghĩ hành động của nhân vật, có thể sắp xếp thứ tự thời gian hoặc xen kẽ suy
nghĩ và hành động của nhân vật.
Bước 4: Xem lại và xử lý các dữ liệu đã thu thập được (lựa chọn)
Cô đọng thêm chủ đề, có thể khái quát ý nghĩa của việc tốt, có thể bình luận tác
dụng của việc tốt gợi cho người đọc suy nghĩ và xác định hành vi, thái độ bản
thân mình; có thể nêu uy tín của nhân vật đối với quần chúng; có thể nêu những
phần thưởng của nhà nước và nhân dân dành cho người tốt, việc tốt…
Bước 5: Chuẩn định dạng các file văn bản, âm thanh, hình ảnh
Bước 6: Lựa chọn hình thức thể hiện tác phẩm hiệu quả nhất có thể và tiến
hành thể hiện tác phẩm (thể loại)
Bước 7: Duyệt và xuất bản (bao gồm duyệt nội dung và kỹ thuật)
Lưu ý: cần nêu những chi tiết then chốt biểu lộ cái tốt, cái hơn người của nhân vật
để người đọc hiểu biết và khâm phục hoặc có thể áp dụng làm theo…
- Thực hiện nguyên tắc: đề cập, nói thẳng vào sự kiện, vấn đề chính
- Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý)
- Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ
Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách này vừa
tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp)
- Có thể dùng font chữ đậm để nhấn mạnh những điểm quan trọng nhưng không
nên lạm dụng
- Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Ảnh ở đây không chỉ có ý nghĩa trang
trí mà còn có sức thu hút, minh chứng rõ nhất cho độc giả về bài viết)
Bước 8: Lắng nghe thông tin phản hồi qua các kênh khác nhau.
4. Phân tích các đặc trưng trong sáng tạo tác phẩm báo mạng
điện tử:
-
Trong xã hội 4.0, Internet đã tạo ra môi trường và tạo tiền đề cho báo mạng
điện tử ra đời và phát triển. Có thể nói rằng, báo mạng điện tử là kết quả
của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền thông dựa trên nền của Internet,
ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã đem lại những giá trị rất
lớn cho xã hội, người dân. Báo mạng điện tử đã tạo ra bước ngoặt, làm
thay đổi cách truyền thông tin và tiếp nhận thông tin. Vì vậy, các đặc trưng
trong sáng tạo một tác phẩm báo mạng điện tử có thể kể ra như sau:
- Thứ nhất là tính đa phương tiện.
Báo mạng điện tử là sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là
nó không chỉ truyền tải văn bản, hình ảnh như báo in, mà cả âm thanh,
video như phát thanh, truyền hình và các chương trình tương tác. Tính
năng ba trong một của báo mạng điện tử đang và sẽ tạo dựng một sức
mạnh truyền thông mới.
Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm những thành phần sau:
văn bản , hình ảnh tĩnh và đồ họa, âm thanh, hình ảnh động, các chương
trình tương tác. Hay nói cách khác, đa phương tiện trên báo mạng điện tử
là việc sử dụng nhiều phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực
hiện 1 sản phẩm báo chí. Chính vì vậy khi đọc báo mạng độc giả có thể
chủ động xem những tác phẩm mình quan tâm ở bất kì trang nào giống như
báo in. Đồng thời cũng được trực quan những hình ảnh, video clip, lắng
nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào các yếu tố thời gian,
không gian.
Có thể nói đa phương tiện là là 1 trong những ưu điểm vượt trội của báo
mạng điện tử so với các loại hình báo chí truyền thông khác. Sự tích hợp
đa dạng này giúp cho báo mạng điện tử có được những yếu tố hấp dẫn của
các loại hình báo chí khác, vì thế mà trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
- Thứ hai là tính tức thời và phi định kì .
Báo mạng điện tử là loại báo có tần suất , và tốc độ truyền tin nhanh
hàng đầu . Không cần phải chờ đến giờ ra báo , phát sóng , cứ khi nào có
thông tin mới là báo mạng điện tử đưa lên. Vì vậy , thông tin trên báo
mạng điện tử liên tục được cập nhật từng giờ, từng phút. Có thể tức thời và
ngay lập tức . Do đó, báo mạng điện tử luôn luôn sống 24h/ngày, 7
ngày/tuần .
Trước khi báo mạng điện tử ra đời , tưởng chừng như mọi khoảng
trống thời gian, không gian giữa các phương tiện truyền thông và mọi đối
tượng đã được lấp đầy. Nhưng khi báo mạng điện tử ra đời điều này mới
thành hiện thực. Bởi suy cho cùng không phải ai cũng được đọc, và đọc
được báo in, không phải vùng nào cũng có sóng phát thanh, truyền hình và
không phải lúc nào cũng ngồi canh giờ để xem. Vì thế báo mạng điện tử
chính là sự nối dài cánh tay của báo in, phát thanh và truyền hình. Và cũng
nhờ khả năng lấp khoảng trống không gian, thời gian mà báo mạng điện tử
nhanh chóng trở thành một công cụ tuyên truyền đối ngoại hữu hiệu. Báo
mạng điện tử giúp mở cánh cửa tri thức cho mọi đối tượng trong xã hội,
giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia thuận lợi, thực sự trở thành
chiếc cầu nối giữa các nước trên thế giới với nhau .
Chỉ có báo mạng điện tử mới có khái niệm “bài báo mở” nghĩa là: sau khi
phát hành vẫn có thể tiếp tục được cập nhật. Nhưng điều đó đồng nghĩa với
việc báo mạng điện tử phải luôn tính đến việc cập nhật thông tin đều đặn,
nếu không chỉ sau một vài lần vào mà không có thông tin mới mẻ, độc giả
sẽ không tìm đến để đọc nữa.
- Thứ ba là tính tương tác cao.
Tương tác là sự tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn nhau giữa độc giả và
đội ngũ làm báo. Tương tác có vai trò rất quan trọng trong hoạt động
truyền thông nói chung và trong hoạt động báo chí nói riêng. Tương tác là
đặc điểm chính của công nghệ mới, đòi hỏi mô hình đa chiều trong truyền
thông.
Quá trình tương tác trên báo mạng điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn
nhiều so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí
đăng trên trang báo mạng điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất
nhiều kênh tương tác khác như feedback, vote, email, forum… tiện cho độc
giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình. Điều này khó thấy trên báo hình,
phát thanh hay báo giấy.
Tính tương tác của báo mạng điện tử được hiểu ở 3 góc độ sau: tính tương
tác có định hướng – là sự định vị trên các văn bản giúp công chúng chủ
động và di chuyển dễ dàng trong 1 trang hoặc giữa các trang báo với nhau ;
tương tác chức năng – là sự linh hoạt của các đường dẫn cho phép người
đọc khả năng tham chiếu tới các nội dung khác; tương tác tùy biến – là tính
thông minh ở các công cụ cá nhân, ở các site nội dung chia sẻ và thảo luận.
Tính tương tác trên báo mạng điện tử có nhiều ưu điểm như nhận sự phản
hồi rấy nhanh qua hệ thống thư điện tử, là chiếc cầu nối thân thiện kết nối
tòa soạn với độc giả thông qua thiết lập các cuộc giao lưu trực tuyến,
phỏng vấn trực tuyến… ngoài ra báo mạng điện tử còn có lợi thế trong việc
thiết lập các diễn đàn nhằm thu hút sự quan tâm, trao đổi , tăng mối quan
hệ giữa tòa soạn với độc giả, độc giả với độc giả.
Hiện nay các báo còn liên kết với các trang mạng xã hội để có thể phát
triển bản thân mình thông qua các nút like và share.
- Thứ tư là khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin.
Báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi số trang, khuôn khổ hay thời
lượng, chương trình như các loại hình báo chí khác. Thông tin được lưu trữ
dưới dạng đĩa từ có dung lượng cực lớn… nên nó thực sự là 1 kho thông
tin khổng lồ. Đặc biệt thông tin trên báo mạng điện tử còn đảm bảo được
các yếu tố sau:
Thông tin cực kì phong phú, đa dạng cả về số lượng và nội dung; thông tin
chính xác, khách quan và được kiểm chứng; thông tin được lưu trữ lâu dài
và có hệ thống nên rất thuận lợi cho người tìm kiếm.
Báo mạng điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với
một lượng khổng lồ thông tin lưu trữ. Đồng thời với đó là khả năng tìm
kiếm dễ dàng nhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khoá được đính kèm
trên mỗi trang báo mạng điện tử. Có thể xem theo ngày, xem theo bài, hoặc
theo chủ đề… Nếu không có điều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo
mạng có thể lưu bài viết lại để đọc sau, hoặc là độc giả cũng có thể đọc lại
nhiều lần tuỳ thích, mà thao tác hoàn toàn đơn giản. Điều này với truyền
hình hay phát thanh là vô cùng khó.
- Thứ năm là báo mạng điện tử có tính xã hội hóa cao, khả năng cá
thể hóa tốt.
Nhờ vào sự phủ sóng của mạng toàn cầu Internet, báo mạng điện tử không
có giới hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó dễ
dàng có thể thấy tính xã hội hoá rất cao ở loại hình báo chí mới mẻ này.
Tuy nhiên, báo mạng điện tử lại cũng có khả năng cá thể hoá tốt. Tính cá
thể hoá được thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo,
trang báo, bài báo theo nhu cầu, đọc bao lâu tùy thích.
Ngoài ra, báo mạng điện tử có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính, chi phí
thấp do chỉ phải post bài một lần duy nhất, đồng thời thông tin lại có giá trị
sử dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu của độc giả.
5. Tổng kết:
Nền báo chí Việt Nam trong thời đại “kỷ nguyên số” đã có bước chuyển
mình thức thời và mạnh mẽ. Báo mạng điện tử tuy “sinh sau đẻ muộn”
nhưng đã nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình trong lòng độc
giả, không ngừng tăng tốc để bắt kịp báo in, phát thanh và truyền hình với
tốc độ chóng mặt, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu.
Cùng với mạng lưới internet phủ sóng toàn cầu là mạng lưới thông tin báo
chí điện tử sôi động có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng
ngày. Ở bất kỳ nơi đâu chỉ cần một thiết bị thông minh có kết nối internet là
mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm các thông tin ở mọi lĩnh vực từ văn hóa -
xã hội đến kinh tế - chính trị... và tương tác đa chiều với nhau trên báo
mạng điện tử.
Báo mạng điện tử có thể đảm nhận nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình,
báo in một cách dễ dàng. Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của
phương tiện thông tiện thông tin đại chúng truyền thống, cùng kết hợp với
mạng máy tính nên có nhiều ưu điểm vượt trội trở thành kênh truyền thông
vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông đại chúng khác vào một
cuộc đua quyết liệt. Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế tương tác, tương tác
qua lại giữa tờ báo và công chúng, giữa công chúng với nhau, tạo điều kiện
thuận lợi thiết lập các diễn đàn báo chí, khả năng đa phương tiện, tính thời
sự với khả năng cập nhật thông tin nhanh, mới, nóng và nằm ở tâm điểm.
Tính thời sự của báo mạng điện tử đạt đến tính phi định kỳ. Ngoài ra, báo
mạng điện tử còn có khả năng lưu trữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh
chóng và dễ dàng.
Tuy nhiên bên cạnh đó báo mạng điện tử vẫn còn gặp phải những hạn chế
như độ chính xác của thông tin chưa cao, còn quá nhiều thông tin nên dẫn
đến việc khó khăn cho chọn lựa và quản lý thông tin.
Dù còn tồn tại những nhược điểm nhưng đó là rất ít so với những vượt trội
mà báo mạng điện tử đem lại cho người tiếp cận. Bởi vậy nó đang ngày một
lớn mạnh và phát triển không ngừng, hứa hẹn những nhiều thành công hơn
nữa trong tương lai.
6. Một số nguồn tham khảo:
1, Sách phóng viên hạng II (Nhà xuất bản thông tin và truyền
thông)
2, Sách Báo mạng điện Tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo
(Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
3, Khái niệm Báo mạng điện tử: Trích Wikipedia
4, Quy trình sản xuất Báo mạng điện tử: Ajc.hcma.vn
| 1/17

Preview text:

BÀI TẬP CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ LỚP BÁO ẢNH K40
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Kể từ sau khi cơn bão khoa học kỹ thuật và công nghệ “đổ bộ” xuống các
quốc gia trên thế giới thì mọi mặt của đời sống xã hội nói chung đã dần thay
da đổi thịt. Các nước phát triển trên thế giới không ngừng phát minh ra những
sản phẩm công nghệ phục vụ nhu cầu con người.

Và khi mọi lĩnh vực của cuộc sống đều được ứng dụng khoa học công nghệ
thì báo chí cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Kết quả là những tờ báo
mạng điện tử ra đời theo xu thế phát triển của thời đại.

1. Khái niệm và đặc điểm của báo mạng điện tử: ● Khái niệm:
Báo trực tuyến, báo điện tử, báo mạng hay tin tức trực tuyến là loại
hình báo viết được xây dựng theo hình thức một trang web và phát hành
dựa trên nền tảng Internet. Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, còn
người đọc báo dựa trên máy tính, thiết bị cá nhân (máy tính bảng, điện
thoại di động,…) có kết nối Internet.
Khác với một trang web nói chung hay trang thông tin điện tử, báo
trực tuyến cập nhật thường xuyên tin tức, đặc biệt là đăng "tin tức thời"
hay "tin giật gân" (Breaking news). Báo điện tử cho phép mọi người trên
khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian
và thời gian. Sự phát triển của Báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc
tin và ít nhiều ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống. ● Đặc điểm:
+ Cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục.
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy tính và đặc biệt là vai trò
của mạng toàn cầu, nhà báo có thể nhanh chóng đưa thông tin đến độc giả
với tốc độ đường truyền nhanh… + Có tính tương tác cao
Báo mạng có sự tương tác cao trên các kênh truyền thông, quá
trình tương tác nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều so với các loại báo
khác. Sau khi đăng tải báo mạng đều có mục phản hồi, feedback, vote,
email... tiện cho độc giả đóng góp ý kiến của mình.
+ Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin
Thông tin của báo mạng rất phong phú đa dạng về số lượng và nội
dung chính xác, khách quan và được kiểm chứng, thông tin được lưu trữ
lâu dài và có hệ thống nên rất thuận lợi cho độc giả tìm kiếm thông tin.
+ Tính xã hội hóa cao, khả năng cá thể hóa tốt
Người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang báo, bài báo theo
nhu cầu người đọc. Ngoài ra, báo mạng điện tử có độ lan tỏa cao, dễ dàng
đính chính, đồng thời thông tin lại có giá trị sử dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu khán giả.
2. Thế mạnh , hạn chế và xu hướng phát triển của loại hình: ● Thế mạnh:
- Báo mạng điện tử cho phép kết nối và truyền tải lượng thông tin lớn mà
các loại hình báo khác ít có được với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy báo
mạng điện tử không giới hạn độc giả: con người trên khắp hành tinh có
thể dễ dàng truy cập, liên kết với nhau. Từ đó chia sẻ, trao đổi, hình
thành dư luận xã hội và giải quyết các vấn đề toàn cầu, khu vực hay
từng quốc gia một cách hiệu quả.
- Một năng lực cực kỳ lớn của Báo mạng điện tử là tính tương tác nhiều
chiều. Khác với các loại hình báo chí khác như báo truyền hình, báo
phát thanh hay báo in,... chỉ có thể tương tác bằng gửi thư, email,... Đối
với báo mạng điện tử độc giả có thể tương tác trực tiếp luôn xuống bài
viết của tờ báo đó chỉ trong một thao tác; họ cũng có thể tiếp cận đa
nguồn tin mà không cần qua khâu trung gian nào. Từ đó tần suất tương
tác giữa chủ thể và công chúng truyền thông có điều kiện thực hiện tốt
nhất, nên năng lực và hiệu quả tác động lớn nhất.
- Báo mạng điện tử có thể cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của
mỗi người, theo địa chỉ thông qua đơn đặt hàng ở rất nhiều lĩnh vực nhờ
khả năng liên kết (Hyperlink). Khả năng này cho phép tạo ra nhiều tầng
lớp thông tin không giới hạn - một siêu thị thông tin đa dạng, phong phú và sinh động.
- Khả năng lưu giữ thông tin, và rất tiện lợi cho việc tìm kiếm, truy cập
cũng như kết nối đa nguồn.
- Là kênh truyền thông đa phương tiện, được thể hiện và trình bày một
cách hấp dẫn, sinh động, được đông đảo người tham gia; là sân chơi, tư
vấn bổ ích,...Với những nhà truyền thông chuyên nghiệp, kênh truyền thông này còn cho phép một cách chính xác nắm bắt, thống kê nhất
lượng truy cập, nhóm đối tượng để định hướng, xác định nhóm đối
tượng mục tiêu, có định hướng cho việc sản xuất và phân bố thông tin,
đồng thời giúp nhà kinh doanh nghiên cứu tiếp cận thị trường,...
- Báo mạng điện tử tạo ra bước ngoặt về quy trình sản xuất, có thể rút
ngắn công đoạn và thời gian sản xuất, nhờ vậy mà cũng ít tốn kém về chi phí hơn.
- Tính đa phương tiện của báo mạng điện tử giúp thông tin được truyền
tải qua nhiều hình thức: chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đồ họa,... Nó tích
hợp các hình thức có nét tương đồng với các loại hình báo phát thanh,
báo truyền hình, báo in,... Việc kết hợp nhiều yếu tố như vậy làm cho
thông tin trở nên sinh động hấp dẫn hơn, giúp công chúng tiếp nhận
khách quan, từ nhiều góc độ để có cái nhìn toàn cảnh, hình dung rõ nét
như là nhân chứng sự kiện.
- Có thể chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ thông tin khi đã xuất bản; đồng thời tạo cơ
hội cho công chúng truy cập và lưu trữ tư liệu dưới dạng file hết sức tiện lợi.
- Tạo khả năng và cơ hội kinh doanh - dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ gia
tăng, dịch vụ đa loại hình để tăng nguồn thu. ● Hạn chế
- Độ tin cậy của thông tin trên báo mạng điện tử không cao, vì nhiều
nguồn không rõ ràng. Ngày càng xuất hiện nhiều tờ báo lá cải, không
chính thống, không rõ ràng nguồn gốc.
- Vấn đề về bảo đảm an ninh mạng. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức chính trị,
kinh tế, văn hóa - xã hội luôn phải có giải pháp hữu hiệu với vấn đề này
để tránh bị mất cắp bí mật quốc gia, bị hacker tấn công làm tê liệt hệ
điều hành và có khả năng mất mát tài sản - dữ liệu.
- Mạng internet và báo mạng điện tử như con dao hai lưỡi. Nó là kênh
hữu hiệu nhất cho quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, nhưng
cũng là kênh tiềm ẩn nguy cơ biến thành công cụ can thiệp chính trị,
xâm lăng văn hóa từ nước mạnh, nước giàu sang các nước nghèo và
những nước đang phát triển.
→ Do đó cần có những cơ chế quản lý phù hợp để đảm bảo sự phát
triển nhanh chóng và bền vững của báo mạng điện tử. Thiết lập môi
trường văn hóa và đồng thời tạo lập hành lang pháp lý ổn định là vấn đề
có ý nghĩa trong việc khai thác thế mạnh và hạn chế những bất cập của
báo mạng điện tử và mạng thông tin toàn cầu.
● Xu thế phát triển của báo mạng điện tử
- Lấy tốc độ cập nhật thông tin làm trọng tâm
+ Tiêu chí hàng đầu cũng là lợi thế của báo mạng điện tử là tốc độ đưa tin
nhanh. Trong cuộc chạy đua khốc liệt giữa các tờ báo điện tử, để có thể thu
hút độc giả các tờ báo mạng phải cố gắng cập nhật thông tin một cách
nhanh nhất. Báo mạng dẫn đầu trong những tin tức nóng hổi. Để chạy đua,
trước tiên họ chỉ có thể chạy một cái tít và mở đầu để thông báo sự kiện
xảy ra. Sau đó họ mới bổ sung dần thông tin, ảnh, các dữ liệu khác.
+ Để đuổi kịp tốc độ ngoài phóng viên của mình họ còn xây dựng một lực
lượng cộng tác viên đông đảo cùng với cộng đồng bạn đọc thân thiết với tờ
báo. Tờ báo nào xây dựng được đội ngũ này đông đảo hùng hậu thì càng có
cơ hội tiếp nhận thông tin nhanh. Trong những tin tức vô cùng nóng hổi họ
có thể tường thuật trực tiếp sự kiện trên nhiều nền tảng khác nhau (website, facebook,...).
+ Xu hướng mới của báo mạng điện tử là công chúng tham gia ngày càng
nhiều vào nội dung tờ báo. Tức độc giả ghi lại những sự kiện đó bằng
nhiều phương thức khác nhau (hình ảnh, video…) đưa lên internet và được nhiều báo sử dụng.
- Kết hợp nhiều loại hình trên báo điện tử
+ Đây là xu hướng và cũng là một lý do để báo mạng điện tử phát triển
một cách nhanh chóng. Ngày nay khi vào các tờ báo điện tử, độc giả không
chỉ đơn thuần đọc những dòng chữ mà còn được nhìn những giao diện bắt
mắt, việc tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn. Người đọc có thể xem hình ảnh
minh họa, nghe audio, xem phóng sự,...Đó chính là sự nắm bắt xu thế và
tận dụng tối đa công nghệ vào báo chí, góp phần tạo sự đa dạng cho tờ báo điện tử.
- Web 2.0 - xu hướng tất yếu của báo mạng điện tử
+ Công nghệ Web 2.0 đang xuất hiện khắp nơi trong thế giới internet và
tác động lớn đến thói quen duyệt web của người sử dụng. Web 2.0 là một
khái niệm khá trừu tượng và vẫn chưa có một khái niệm đủ bao quát và
thỏa mãn tất cả mọi người.
*Web 1.0: Chủ yếu là phương tiện phát tin gồm các website “đóng”
của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả
hay khách hàng hiệu quả hơn.
*Web 2.0: Là phương tiện chia sẻ thông tin. Ở đó, người tiêu dùng
đang dần trở thành người sản xuất ra những nội dung thông tin cho chính
mình. Web 2.0 còn được gọi là trang mạng xã hội hay tờ báo công dân.
+ Đặc điểm quan trọng của Web 2.0 là sự tương tác của độc giả và tòa
soạn. Ở mô hình này độc giả chính là tác giả của bài báo. Trong cuộc sống
hằng ngày cũng có những bất cập, độc giả muốn nêu ý kiến hay phản ánh
nào đó sẽ gửi tin bài cho tòa soạn. Những tin bài của độc giả sẽ tạo ra một
cái nhìn đa chiều hơn và đôi khi cũng chất lượng hơn vì họ không phải
chịu những sức ép của tòa soạn và được viết trong tâm trạng nhiều cảm hứng.
+ Như vậy có thể thấy phát triển của báo mạng điện tử chiếm một phần
rất quan trọng trong các loại hình báo chí. Trong thời gian không lâu nữa
báo mạng điện tử trở thành phương tiện thông tin đại chúng được nhiều
người sử dụng nhất trên thế giới.
3. Quy trình sản xuất sáng tạo tác phẩm của loại hình báo mạng điện tử:
*Quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử:
trên cơ bản vẫn tuân
thủ những quy trình dựa trên những quy trình chung trong sáng tạo tác phẩm báo chí
B1: Tìm hiểu & nghiên cứu thực tế
Đây là khâu đầu tiên trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí
Thực tế đời sống luôn biến động hàng ngày hàng giờ, việc tìm hiểu và
nghiên cứu thực tế chính là quá trình nhà báo thu nhập thông tin cần thiết
cho việc quyết định có chọn hay không chọn đề tài đó.
B2: Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm
Đề tài là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thực, rất đa dạng và phong
phú, không phụ thuộc vào phạm vi giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề, sự
kiện mà thường mang tính khách quan. Tư tưởng chủ đề là nội dung được
nhà báo xác định cách thức thể hiện tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận
của nhà báo về vấn đề đó, thể hiện rõ sự nhận thức cũng như sựphán xét
của nhà báo về vấn đề.
B3: Thu thập thông tin, tổng hợp tư liệu
Đây là quá trình đòi hỏi nhà báo phải có kỹ năng nghiệp vụ tinh thông để
có thể khai thác thông tin một cách chính xác nhất, đầy đủ nhất.
Thông thường, các nhà báo sử dụng 3 phương pháp cơ bản để có được thông tin:
-Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu: các bản báo cáo, tư liệu lịch sử,
các nguồn trên internet,... đọc thường kết hợp với phân tích, so sánh.
-Phương pháp phỏng vấn: thông qua hệ thống câu hỏi để tìm kiếm thông
tin từ đối tượng và những nhân vật liên quan hoặc nhân vật nắm giữ thông
tin. Nhà báo cần biết lựa chọn đối tượng, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, các
phương tiện kỹ thuật thích hợp để thu thập thông tin phục vụ cho chủ đề của tác phẩm.
-Phương pháp quan sát: khi quan sát cần phân tích, thẩm định, nhận xét.
Cảm nhận của người quan sát cũng sẽ quyết định việc thu thập thông tin và
thẩm định thông tin chính xác hơn.
B4: Xem lại và xử lý các dữ liệu đã thu thập được
Việc xem lại và xử lý các dữ liệu sẽ chắt lọc các thông tin một cách cụ thể,
chính xác và có căn cứ. Giúp các nhà báo có thể truyền tải thông tin một cách khách quan.
B5: Chuẩn bị định dạng các file văn bản, âm thanh, hình ảnh
Các file văn bản, âm thanh, hình ảnh sẽ làm phong phú hơn trong các bài
báo mạng điện tử và cũng là phương thức kết hợp dễ tiếp cận đến công
chúng nhất khi đăng tải các bài báo trên mạng điện tử.
Việc chuẩn bị những thông tin qua hình ảnh, âm thanh hay video liên quan
góp phần cung cấp đầy đủ, chân thực về thông tin.
B6: Lựa chọn hình thức thể hiện tác phẩm hiệu quả nhất có thể và tiến
hành thể hiện tác phẩm.

Hình thức thể hiện là một khâu cũng vô cùng quan trọng khi đăng tải các
thông tin trên mạng xã hội, bài báo có thu hút độc giả hay không một phần
quan trọng dựa vào hình thức thể hiện. Có rất nhiều hình thức thể hiện tác
phẩm báo mạng điện tử: bản tin, video, radio, hình ảnh, chuỗi story, infographic,...
B7: Duyệt và xuất bản (bao gồm duyệt nội dung và kỹ thuật)
Tác phẩm báo mạng là sản phẩm cá nhân sáng tạo ban đầu của phóng viên,
nhưng sau khi hoàn thành sẽ được biên tập cho phù hợp với chủ đề, tôn chỉ
mục đích... của tờ báo. Vì thế mà không thể bỏ qua khâu duyệt bài. Người
biên tập là những người đầu tiên thay mặt công chúng đọc, xem tác phẩm
của nhà báo. Họ chỉnh sửa, cắt ngắn hoặc thêm bớt, kéo dài... cho rõ ý, rõ
câu chữ để khi đăng tải phải đảm bảo hoàn hảo nhất có thể.
B8: Lắng nghe thông tin phản hồi qua các kênh khác nhau
Tác phẩm báo mạng điện tử không chỉ đăng tải thông tin trên một kênh
nhất định mà phải truyền tải trên nhiều kênh khác nhau, góp phần tiếp cận
công chúng một cách rộng rãi. Sau khi phát sóng, tác phẩm báo mạng sẽ
nhận được các thông tin phản hồi của người đọc, người xem. Thông
thường thì nhà báo ít để ý đến những thông tin phản hồi của dư luận, bởi
họ thường bận rộn và có quá nhiều sự quan tâm khác. Tuy nhiên một nhà
báo có trách nhiệm là nhà báo biết quan tâm đến những thông tin phản hồi
để điều chỉnh thái độ đối xử cũng như rút kinh nghiệm và nắm bắt được nhu cầu công chúng.
Ví dụ: QUY TRÌNH SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Bước 1: Tìm hiểu. + Ai? Tuổi? địa chỉ?
+ Câu chuyện xảy ra như thế nào? + Hoàn cảnh ra sao?
+ Cách giải quyết hay của nhân vật.
+ Kết quả hoặc ý nghĩa mang lại lợi ích cho xã hội.
* Thu thập công việc tốt của nhân vật, phỏng vấn nhân vật về kinh nghiệm thực
hiện công việc tốt. Sau khi có đầy đủ tư liệu, tiến hành viết.
Bước 2: Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm
Đề tài ”Chương trình người tốt việc tốt”; Tiêu đề: nêu bật ý tưởng, hành động
tiên tiến của nhân vật một cách khái quát, có thể khái quát bằng lời bình của quần
chúng, hoặc dùng từ hình ảnh hay phương pháp chơi chữ…gây sự chú ý của độc
giả về chân dung con người mà chúng ta sắp đặc tả.
+ Mở đầu: là phần rất quan trọng nhằm thu hút người đọc; có thể nêu ý nghĩa việc
tốt của nhân vật; có thể đưa mâu thuẫn giữa khả năng của nhân vật với khó khăn
khách quan để tăng ý nghĩa của việc tốt; hoặc nêu thành tích của nhân vật; hoặc
nêu dư luận của xã hội đánh giá về ý nghĩa, hành động tốt của nhân vật; hoặc nêu
lên những đặc tả riêng biệt trong lai lịch của nhân vật.
Bước 3: Thu thập thông tin, tổng hợp tư liệu, liên hệ với những người liên
quan để phỏng vấn, ghi âm hoặc tiến hành quay phim tại thực địa, thẩm
định thông tin liên quan

(Sử dụng các phương pháp khai thác và thu thập thông tin báo chí).
Đây là phần quan trọng chứa đựng nội dung trọng tâm của bài, gồm những diễn biến chính:
Suy nghĩ hành động của nhân vật, có thể sắp xếp thứ tự thời gian hoặc xen kẽ suy
nghĩ và hành động của nhân vật.
Bước 4: Xem lại và xử lý các dữ liệu đã thu thập được (lựa chọn)
Cô đọng thêm chủ đề, có thể khái quát ý nghĩa của việc tốt, có thể bình luận tác
dụng của việc tốt gợi cho người đọc suy nghĩ và xác định hành vi, thái độ bản
thân mình; có thể nêu uy tín của nhân vật đối với quần chúng; có thể nêu những
phần thưởng của nhà nước và nhân dân dành cho người tốt, việc tốt…
Bước 5: Chuẩn định dạng các file văn bản, âm thanh, hình ảnh
Bước 6: Lựa chọn hình thức thể hiện tác phẩm hiệu quả nhất có thể và tiến
hành thể hiện tác phẩm (thể loại)

Bước 7: Duyệt và xuất bản (bao gồm duyệt nội dung và kỹ thuật)
Lưu ý: cần nêu những chi tiết then chốt biểu lộ cái tốt, cái hơn người của nhân vật
để người đọc hiểu biết và khâm phục hoặc có thể áp dụng làm theo…
- Thực hiện nguyên tắc: đề cập, nói thẳng vào sự kiện, vấn đề chính
- Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý)
- Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ
Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách này vừa
tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp)
- Có thể dùng font chữ đậm để nhấn mạnh những điểm quan trọng nhưng không nên lạm dụng
- Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Ảnh ở đây không chỉ có ý nghĩa trang
trí mà còn có sức thu hút, minh chứng rõ nhất cho độc giả về bài viết)
Bước 8: Lắng nghe thông tin phản hồi qua các kênh khác nhau.
4. Phân tích các đặc trưng trong sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử: -
Trong xã hội 4.0, Internet đã tạo ra môi trường và tạo tiền đề cho báo mạng
điện tử ra đời và phát triển. Có thể nói rằng, báo mạng điện tử là kết quả
của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền thông dựa trên nền của Internet,
ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã đem lại những giá trị rất
lớn cho xã hội, người dân. Báo mạng điện tử đã tạo ra bước ngoặt, làm
thay đổi cách truyền thông tin và tiếp nhận thông tin. Vì vậy, các đặc trưng
trong sáng tạo một tác phẩm báo mạng điện tử có thể kể ra như sau:
- Thứ nhất là tính đa phương tiện.
Báo mạng điện tử là sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là
nó không chỉ truyền tải văn bản, hình ảnh như báo in, mà cả âm thanh,
video như phát thanh, truyền hình và các chương trình tương tác. Tính
năng ba trong một của báo mạng điện tử đang và sẽ tạo dựng một sức mạnh truyền thông mới.
Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm những thành phần sau:
văn bản , hình ảnh tĩnh và đồ họa, âm thanh, hình ảnh động, các chương
trình tương tác. Hay nói cách khác, đa phương tiện trên báo mạng điện tử
là việc sử dụng nhiều phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực
hiện 1 sản phẩm báo chí. Chính vì vậy khi đọc báo mạng độc giả có thể
chủ động xem những tác phẩm mình quan tâm ở bất kì trang nào giống như
báo in. Đồng thời cũng được trực quan những hình ảnh, video clip, lắng
nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian.
Có thể nói đa phương tiện là là 1 trong những ưu điểm vượt trội của báo
mạng điện tử so với các loại hình báo chí truyền thông khác. Sự tích hợp
đa dạng này giúp cho báo mạng điện tử có được những yếu tố hấp dẫn của
các loại hình báo chí khác, vì thế mà trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
- Thứ hai là tính tức thời và phi định kì .
Báo mạng điện tử là loại báo có tần suất , và tốc độ truyền tin nhanh
hàng đầu . Không cần phải chờ đến giờ ra báo , phát sóng , cứ khi nào có
thông tin mới là báo mạng điện tử đưa lên. Vì vậy , thông tin trên báo
mạng điện tử liên tục được cập nhật từng giờ, từng phút. Có thể tức thời và
ngay lập tức . Do đó, báo mạng điện tử luôn luôn sống 24h/ngày, 7 ngày/tuần .
Trước khi báo mạng điện tử ra đời , tưởng chừng như mọi khoảng
trống thời gian, không gian giữa các phương tiện truyền thông và mọi đối
tượng đã được lấp đầy. Nhưng khi báo mạng điện tử ra đời điều này mới
thành hiện thực. Bởi suy cho cùng không phải ai cũng được đọc, và đọc
được báo in, không phải vùng nào cũng có sóng phát thanh, truyền hình và
không phải lúc nào cũng ngồi canh giờ để xem. Vì thế báo mạng điện tử
chính là sự nối dài cánh tay của báo in, phát thanh và truyền hình. Và cũng
nhờ khả năng lấp khoảng trống không gian, thời gian mà báo mạng điện tử
nhanh chóng trở thành một công cụ tuyên truyền đối ngoại hữu hiệu. Báo
mạng điện tử giúp mở cánh cửa tri thức cho mọi đối tượng trong xã hội,
giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia thuận lợi, thực sự trở thành
chiếc cầu nối giữa các nước trên thế giới với nhau .
Chỉ có báo mạng điện tử mới có khái niệm “bài báo mở” nghĩa là: sau khi
phát hành vẫn có thể tiếp tục được cập nhật. Nhưng điều đó đồng nghĩa với
việc báo mạng điện tử phải luôn tính đến việc cập nhật thông tin đều đặn,
nếu không chỉ sau một vài lần vào mà không có thông tin mới mẻ, độc giả
sẽ không tìm đến để đọc nữa.
- Thứ ba là tính tương tác cao.
Tương tác là sự tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn nhau giữa độc giả và
đội ngũ làm báo. Tương tác có vai trò rất quan trọng trong hoạt động
truyền thông nói chung và trong hoạt động báo chí nói riêng. Tương tác là
đặc điểm chính của công nghệ mới, đòi hỏi mô hình đa chiều trong truyền thông.
Quá trình tương tác trên báo mạng điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn
nhiều so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí
đăng trên trang báo mạng điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất
nhiều kênh tương tác khác như feedback, vote, email, forum… tiện cho độc
giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình. Điều này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay báo giấy.
Tính tương tác của báo mạng điện tử được hiểu ở 3 góc độ sau: tính tương
tác có định hướng – là sự định vị trên các văn bản giúp công chúng chủ
động và di chuyển dễ dàng trong 1 trang hoặc giữa các trang báo với nhau ;
tương tác chức năng – là sự linh hoạt của các đường dẫn cho phép người
đọc khả năng tham chiếu tới các nội dung khác; tương tác tùy biến – là tính
thông minh ở các công cụ cá nhân, ở các site nội dung chia sẻ và thảo luận.
Tính tương tác trên báo mạng điện tử có nhiều ưu điểm như nhận sự phản
hồi rấy nhanh qua hệ thống thư điện tử, là chiếc cầu nối thân thiện kết nối
tòa soạn với độc giả thông qua thiết lập các cuộc giao lưu trực tuyến,
phỏng vấn trực tuyến… ngoài ra báo mạng điện tử còn có lợi thế trong việc
thiết lập các diễn đàn nhằm thu hút sự quan tâm, trao đổi , tăng mối quan
hệ giữa tòa soạn với độc giả, độc giả với độc giả.
Hiện nay các báo còn liên kết với các trang mạng xã hội để có thể phát
triển bản thân mình thông qua các nút like và share.
- Thứ tư là khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin.
Báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi số trang, khuôn khổ hay thời
lượng, chương trình như các loại hình báo chí khác. Thông tin được lưu trữ
dưới dạng đĩa từ có dung lượng cực lớn… nên nó thực sự là 1 kho thông
tin khổng lồ. Đặc biệt thông tin trên báo mạng điện tử còn đảm bảo được các yếu tố sau:
Thông tin cực kì phong phú, đa dạng cả về số lượng và nội dung; thông tin
chính xác, khách quan và được kiểm chứng; thông tin được lưu trữ lâu dài
và có hệ thống nên rất thuận lợi cho người tìm kiếm.
Báo mạng điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với
một lượng khổng lồ thông tin lưu trữ. Đồng thời với đó là khả năng tìm
kiếm dễ dàng nhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khoá được đính kèm
trên mỗi trang báo mạng điện tử. Có thể xem theo ngày, xem theo bài, hoặc
theo chủ đề… Nếu không có điều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo
mạng có thể lưu bài viết lại để đọc sau, hoặc là độc giả cũng có thể đọc lại
nhiều lần tuỳ thích, mà thao tác hoàn toàn đơn giản. Điều này với truyền
hình hay phát thanh là vô cùng khó.
- Thứ năm là báo mạng điện tử có tính xã hội hóa cao, khả năng cá thể hóa tốt.
Nhờ vào sự phủ sóng của mạng toàn cầu Internet, báo mạng điện tử không
có giới hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó dễ
dàng có thể thấy tính xã hội hoá rất cao ở loại hình báo chí mới mẻ này.
Tuy nhiên, báo mạng điện tử lại cũng có khả năng cá thể hoá tốt. Tính cá
thể hoá được thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo,
trang báo, bài báo theo nhu cầu, đọc bao lâu tùy thích.
Ngoài ra, báo mạng điện tử có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính, chi phí
thấp do chỉ phải post bài một lần duy nhất, đồng thời thông tin lại có giá trị
sử dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu của độc giả. 5. Tổng kết:
Nền báo chí Việt Nam trong thời đại “kỷ nguyên số” đã có bước chuyển
mình thức thời và mạnh mẽ. Báo mạng điện tử tuy “sinh sau đẻ muộn”
nhưng đã nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình trong lòng độc
giả, không ngừng tăng tốc để bắt kịp báo in, phát thanh và truyền hình với
tốc độ chóng mặt, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu.

Cùng với mạng lưới internet phủ sóng toàn cầu là mạng lưới thông tin báo
chí điện tử sôi động có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng
ngày. Ở bất kỳ nơi đâu chỉ cần một thiết bị thông minh có kết nối internet là
mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm các thông tin ở mọi lĩnh vực từ văn hóa -
xã hội đến kinh tế - chính trị... và tương tác đa chiều với nhau trên báo mạng điện tử.

Báo mạng điện tử có thể đảm nhận nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình,
báo in một cách dễ dàng. Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của
phương tiện thông tiện thông tin đại chúng truyền thống, cùng kết hợp với
mạng máy tính nên có nhiều ưu điểm vượt trội trở thành kênh truyền thông
vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông đại chúng khác vào một
cuộc đua quyết liệt. Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế tương tác, tương tác
qua lại giữa tờ báo và công chúng, giữa công chúng với nhau, tạo điều kiện
thuận lợi thiết lập các diễn đàn báo chí, khả năng đa phương tiện, tính thời
sự với khả năng cập nhật thông tin nhanh, mới, nóng và nằm ở tâm điểm.
Tính thời sự của báo mạng điện tử đạt đến tính phi định kỳ. Ngoài ra, báo

mạng điện tử còn có khả năng lưu trữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng và dễ dàng.
Tuy nhiên bên cạnh đó báo mạng điện tử vẫn còn gặp phải những hạn chế
như độ chính xác của thông tin chưa cao, còn quá nhiều thông tin nên dẫn
đến việc khó khăn cho chọn lựa và quản lý thông tin.

Dù còn tồn tại những nhược điểm nhưng đó là rất ít so với những vượt trội
mà báo mạng điện tử đem lại cho người tiếp cận. Bởi vậy nó đang ngày một
lớn mạnh và phát triển không ngừng, hứa hẹn những nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.

6. Một số nguồn tham khảo:
1, Sách phóng viên hạng II (Nhà xuất bản thông tin và truyền thông)
2, Sách Báo mạng điện Tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo
(Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

3, Khái niệm Báo mạng điện tử: Trích Wikipedia
4, Quy trình sản xuất Báo mạng điện tử: Ajc.hcma.vn