-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập củng cố Chương 1 - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Nói đến đức tính giản dị, chân chất của bác thì có cả hàng trămtác phẩm văn học hay hàng ngàn trang giấy cũng không thể nào có thể trân trọng hếtđược vẻ đẹp mộc mạc, giản đơn của Người. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Bài tập củng cố Chương 1 - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Nói đến đức tính giản dị, chân chất của bác thì có cả hàng trămtác phẩm văn học hay hàng ngàn trang giấy cũng không thể nào có thể trân trọng hếtđược vẻ đẹp mộc mạc, giản đơn của Người. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
BÀI TẬP CỦNG CỐ CHƯƠNG 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh – hay còn được biết đến với cái tên gọi thân thương, vị cha
già kính yêu của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam. Người luôn xuất hiện
với hình tượng tri thức, khí chất lãnh đạm, thanh cao của một vị lãnh đạo tài ba, là ánh
sáng thiêng liêng của tinh thần dân tộc, là nguồn cảm hứng vô tận của rất nhiều người
con Việt Nam yêu nước. Thế nhưng đằng sau tấm lưng gầy gánh vác cả một sứ mệnh của
dân tộc ấy lại là một người Việt Nam chân chất, hào sảng và giản dị đến “lạ thường”. Cái
lạ thường ở đây với em không chỉ là bởi vì chính bản chất, con người giản dị đến sáng
ngời của Bác mà còn vì tư tưởng và nổi âu lo “đang mến” của Người: lo cho người dân
nghèo khổ, chưa được ấm no thì bản thân Người không tài nào có thể tận hưởng một cuộc
sống an nhàn, sung túc cho được. Thật vậy, nếu hàng trăm người lấy Bác làm nguồn cảm
hứng sáng tác, hay tấm gương cao cả để noi theo thì tất thẩy cả trăm đều cảm mến và trân
trọng lối sống vô cùng giản dị của người cha già kính yêu này. Như trong bài thơ “Sáng
tháng Năm” (1951) của Tô Hữu – là nhà thơ “săn đuổi” về cuộc đời thanh cao của Bác,
xem Người là nguồn thơ ca vô tận trong từng sáng tác của mình, đã từng khắc họa ngôi
nhà chẳng hề xa hoa, tráng lệ, xứng danh với vị thế của một vị lãnh tụ vĩ đại mà lại vô
cùng đơn sơ đến mộc mạc của Bác qua những dòng thơ sau đây:
“Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.”
Hay trong tác phẩm “”Theo chân Bác” sáng tác vào năm 1970, Tố Hữu lại một lần
nữa khẳng định dì Bác có đi đâu về đâu, Người vẫn luôn giữ cho mình một lối sống chân
chất, giản dị đáng quý của mình:
“Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm”
Hay “Ba gian nhà trống, nồm đưa võng
Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.”
Và cả trong những dòng thơ này “Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”
Nói đến lối sống giản dị của Bác, không thể nào mà không kể đến Đôi dép của
Bác, sở dĩ được gọi với cái tên thân thương không lẫn vào đâu được là bởi vì nó được “ra
đời” vào năm 1947, “được chế tạo từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ
đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau
nhỏ rất vừa chân Bác”. Dù cho có được các đồng chí khuyên răn nhưng Bác vẫn không
bao giờ bỏ đi chiếc dép thân thương của mình: “Nước ta còn chưa được độc lập hoàn
toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế
là đủ lắm mà vẫn lịch sự”. Nói đến đức tính giản dị, chân chất của bác thì có cả hàng trăm
tác phẩm văn học hay hàng ngàn trang giấy cũng không thể nào có thể trân trọng hết
được vẻ đẹp mộc mạc, giản đơn của Người, cho dù có là một vị lãnh tụ vĩ đại, một người
cha già giàu lòng vị tha hay một nhà lãnh đạo tài ba của đất nước, Người cũng không bao
giờ tự cho mình là hơn người khác, không đua đòi một cuốc sống xa hoa, tráng lệ, người
hầu kẻ hạ. điều còn đáng trân quý hơn đó chính là những đức tính cao đẹp đó không chỉ
đơn giản xuất phát từ chính con người chân chất của Bác, mà với Người, đời sống hạnh
phúc, ấm no của nhân dân mới là sự ưu tiên hàng đầu trong tư tưởng của vị lãnh tụ vĩ đại
này. Và cho dù Bác đã ra đi nhưng tâm gương và nhân cách vàng của Bác vẫn luôn là một
đề tài muôn thuở, nguồn cảm hứng vô tận và là ánh sáng soi đường cho không chỉ các thế
hệ đương thời mà còn là tấm gương bất diệt cho thế hệ trẻ hiện nay. Và chúng em, những
chủ nhân của đất nước trong tương lại, cần phải luôn nhận thức rõ được rằng việc theo
đuổi một lối sống giản dị không bao giờ là lỗi thời trong đời sống hiện đại như bấy giờ.
Và cá nhân em, để có thể nhân rộng lối sống tối giản tích cực này trong xã hội, ta cần
phải nhận thức rõ và khác phục được những suy nghĩ có phần sai lệch trong giới trẻ,
khiến cho lối sống đua đòi, xa xỉ lên ngôi đó chính là tư tưởng khẳng định giá trị bản thân
bằng lối sống “bề mặt” có phần thực dụng đang dần trở thành “con sâu” trong xã hội hiện
đại. Vì vậy, xã hội, trường lớp và đặc biệt là cá nhân ta cần phải biết giáo dục và tiếp
nhận giáo dục một cách thông minh, có chọn lọc, để từ đó sống một cách tích cực, noi
theo lời Bác, góp phần đưa xã hội đi lên bằng quá trình tự hoàn thiện, khẳng định giá trị
của mỗi cá nhân trong xã hội bằng năng lực và khả năng đóng góp cho cộng đồng chứ
không đơn thuần bằng lối sống xa xỉ, đua đòi như hiện nay.