Bài tập Đúng / sai giải thích ngắn gọn? - Quản trị kinh doanh | Đại học Hồng Đức
Bài tập Đúng / sai giải thích ngắn gọn? - Quản trị kinh doanh | Đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
NỘI DUNG 1: Đúng / sai giải thích ngắn gọn? #Câu 1:
1. Trong kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh có thể lấy kinh
nghiệm kinh doanh nội địa để áp đặt hoàn toàn cho kinh doanh nước ngoài.
2. GATT là tổ chức tiền thân trước đây của WTO.
3. Theo chủ nghĩa trọng thương thì các quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất và
xuất khẩu những mặt hàng nào mà nó có lợi thế tuyệt đối. #Câu 2:
1. Việc các công ty may mặc trong nước nhận gia công cho các hãng nước ngoài
không được coi là hoạt động mậu dịch quốc tế.
2. Nguyên tắc “không phân biệt đối xử” của WTO là nguyên tắc được áp dụng
cho tất cả hàng hoá, dịch vụ của một quốc gia bất kỳ khi trao đổi trên thị trường
của các quốc gia là thành viên của WTO.
3. Mặc dù lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith có nhiều hạn chế, ví dụ như
nó không giải thích được cơ sở của mậu dịch quốc tế giữa những nước đã phát
triển và đang phát triển, nhưng nó vẫn có một ý nghĩa trong thực tiển. Câu 3:
1. Việc Tổng Công ty Petrolimex Việt Nam nhập khẩu xăng dầu về cung cấp cho thị
trường nội địa và bán cho một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Lào được coi là
một phương thức kinh doanh quốc tế.
2. Nội dung chính của nguyên tắc “Tự do hoá mậu dịch” trong các điều khoản của WTO
là sử dụng hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong việc bảo hộ sản xuất trong nước.
3. Các giai đoạn phát triển của đời sống sản phẩm quốc tế gồm: Giai đoạn sản phẩm
mới;Giai đoạn sản phẩm chín muồi; Giai đoạn sản phẩm tăng trưởng; Giai đoạn sản phẩm suy thoái. #Câu 4:
1. Việt Nam Airline mở đường bay Hà Nội- Băng Cốc được coi là một hình thức thương mại hàng hoá.
2. Mục đích chính của AFTA là giúp các doanh nghiệp của các nước Đông Nam Á có
thể trao đổi thương mại với nhau thuận lợi hơn.
3. Công cụ hạn ngạch phát huy tác dụng rào cản hữu hiệu hơn thuế quan. #Câu 5:
1. Sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh nói chung và kinh tế quốc tế nói riêng phụ
thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
2. Chương trình giảm thuế nhập khẩu theo tốc độ bình thường đòi hỏi thuế quan đối với
15 loại sản phẩm của ASEAN có tỷ trọng trao đổi lớn nhất trong khu vực, phải được
hạ xuống còn từ 0-5% từ năm 1998 đối với các loại chịu thuế 20% hoặc thấp hơn.
3. Đầu tư trực tiếp có tác dụng không để lại gánh nặng nợ nần cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư. #Câu 6:
1. Môi trường chính trị không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp.
2. Tất cả các sản phẩm được sản xuất ra từ các nước ASEAN đều được hưởng ưu đãi thuế quan theo CEPT
2. Đầu tư gián tiếp là hình thức chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một
phần vốn đầu tư đủ lớn của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia
điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại. #Câu 7:
1. Môi trường văn hoá và con người ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp.
2. Mục tiêu của APEC không phải là một khối thương mại co cụm.
3. Với hình thức tín dụng thương mại, nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận qua lãi
suất cổ phiếu không cố định phụ thuộc kết quả kinh doanh. #Câu 8:
1. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của tổ chức,
cá nhân người nước ngoài thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm
về kết quả kinh doanh, được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Chức năng hoạt động của IMF là chống phá giá đồng tiền của các quốc gia trên thế giới.
3. Ở Việt Nam chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới được tham gia vào kinh tế quốc tế. #Câu 9:
1. Hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp , chủ đầu tư có thể dễ dàng rút vốn.
2. Kinh tế thế giới là phép cộng của tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới.
3. Đầu tư trực tiếp có thể làm cho nước nhận đầu tư bị rơi vào tình trạng mất cân đối
cơ cấu đầu tư theo ngành và cùng lãnh thổ. #Câu 10:
1. Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là hợp tác ngày càng tăng và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ.
2. Các nước tham gia liên kết kinh tế khu vực nên áp dụng duy nhất chính sách thương mại bảo hộ
3.Việt Nam nên áp dụng chính sách thương mại tự do có giới hạn đối với mặt hàng quần áo