-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập giữa kỳ - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập giữa kỳ - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Kinh tế chính trị Mác Lênin (ĐHKT) 51 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Bài tập giữa kỳ - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập giữa kỳ - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (ĐHKT) 51 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Đề bài: Phân tích lịch sử ra đời, phát triển, lụi tàn của công ty Đông Ấn - Anh. Từ đó làm rõ ảnh hưởng của công ty này đối với lịch sử kinh tế thế giới.
I/ Lịch sử hình thành, phát triển, lụi tàn của công ty Đông Ấn - Anh
Sơ lược và lịch sử hình thành của công ty Đông Ấn - Anh
- Dẫn: Thời đại ngày nay, những tập đoàn quy mô toàn cầu với ảnh hưởng lớn lao lên nền kinh tế thế giới là một thực tế quen thuộc với chúng ta. Song chí ít những “gã khổng lồ” đó vẫn chịu sự kiểm soát của hệ thống pháp luật tại các quốc gia họ hoạt động.
Nhưng quá khứ đã từng có một công ty tư nhân thực sự nắm trong tay quyền lực “một tay che trời” theo đúng nghĩa đen của khái niệm này, khống chế bộ máy cai trị, kiểm soát nền kinh tế và có quyền định đoạt số dân đông đảo của hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ, thậm chí khai chiến với đế chế Mãn Thanh hùng mạnh nhất Viễn Đông vào nửa đầu thế kỷ 19. Một công ty có lúc tạo ra nửa giá trị thương mại của nước Anh, hình thức hoạt động như doanh nghiệp nhưng thực tế là một nhà nước chuyên quyền nhằm mục đích lợi nhuận trên hết, một đế chế đích thực trong lòng đế chế Anh thời cực thịnh. Đó là Công ty Đông Ấn (East India Company - EIC).
- Công ty Đông Ấn (tiếng Anh: East India Company) là một trong những công ty cổ phần đầu tiên của nước Anh nó được thành lập ban đầu nhằm mục đích khai thác thương mại với Đông, Đông Nam Á và Ấn Độ.
- Là tập đoàn thương mại toàn cầu đầu tiên trong lịch sử loài người. Và hơn thế, khi sử dụng tất cả mọi công cụ, kể cả những công cụ quân sự, để giành giật lợi nhuận, Công ty Đông Ấn Anh quốc (English East India Company), có thể nói, còn mang dáng dấp của một đế chế đúng nghĩa.
- Vào ngày 31/12/1600, Công ty Đông Ấn Anh quốc được thành lập theo chỉ dụ của Nữ hoàng Anh Elizabeth I. Với sắc lệnh của bà, nhóm thương nhân
sáng lập Công ty Đông Ấn Anh quốc được trao quyền độc quyền thương mại với "Đông Ấn". Nó được quản lý bởi một nhóm gồm 215 thương nhân và nhà đầu tư do Bá tước Cumberland đứng đầu
- Buôn bán gia vị, bông, lụa, chàm, diêm tiêu, chè và vận chuyển nô lệ…
- Nó tham gia vào chính trị và đóng vai trò là tay sai của chủ nghĩa đế quốc Anh ở Ấn Độ từ đầu thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. . Elizabeth I của Anh đã trao cho EIC độc quyền giao dịch với Ấn Độ, và độc quyền tất cả hoạt động thương mại ở phía đông Mũi Hảo Vọng.
Lịch sử phát triển của công ty Đông Ấn - Anh
- Quá trình bành trướng thế lực
- Khi đặt chân tới Ấn Độ, thương nhân người Anh và các nước châu Âu đều phải dành sự đãi ngộ cho các nhà cầm quyền và nhà vua sở tại, bao gồm cả Đế chế Mughal hùng mạnh kéo dài khắp Ấn Độ.
- Thời điểm công ty đông ấn Anh được thành lập đế quốc Mogul đang nằm dưới sự trị vì của hoàng đế Akbar; đây là vùng đất rộng lớn, trải dài từ phía bắc afghanistan đến miền trung ấn độ ngày nay, nổi tiếng với độ giàu có, đến mức có thể làm lu mờ tất cả thứ gì người châu âu có thể sản xuất được tại thời điểm đó.
- Đầu thế kỷ 17, các doanh nhân người anh kí hiệp ước với hoàng đế Mogul để có quan hệ thương mại với nước này năm 1613. Sau đó đặt trụ sở đầu tiên của mình ở Surat ngày nay ở miền tây Ấn Độ.
- Sau đó công ty Đông Ấn Anh đã phất lên nhanh chóng, trở thành 1 trong những công ty lớn nhất của nước anh. Nhờ việc xuất khẩu hồ tiêu, vải vóc, lụa là và hàng loạt gia vị khác của Mogul sang châu Âu.
- Những năm tiếp theo của thế kỷ 17, công ty này đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra ngoài Ấn độ, họ tiến tới thị trưởng hồ tiêu, vải lụa, vải trúc bâu và đặc biệt là trà ở vịnh Ba Tư, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.
- Bước ngoặt
- Bước ngoặt quan trọng nhất trong sự chuyển đổi của Công ty Đông Ấn từ doanh nghiệp thương mại thành một đế chế toàn diện xảy ra sau Trận chiến Plassey năm 1757. Trận chiến nổ ra giữa 50.000 binh lính Ấn Độ dưới quyền Nawab xứ Bengal và 3.000 nhân viên của Công ty.
- Dưới sự lãnh đạo quân sự của Đông Ấn là Robert Clive, EIC đã chiến thắng và điều đó đã đem lại cho Công ty quyền áp thuế rộng rãi ở Bengal – một trong những tỉnh giàu có nhất Ấn Độ. Clive cũng cướp đoạt kho báu của Nawab và chuyển về Anh quốc. Đây được coi bước ngoặt gây chấn động trong sứ mệnh của Công ty.
- Năm 1784, Quốc hội Anh đã thông qua “Đạo luật Ấn Độ” của Thủ tướng William Pitt, chính thức khẳng định quyền phán quyết của chính phủ Anh với quyền sở hữu đất của Công ty Đông Ấn ở Ấn Độ.
Sự lụi tàn của của công ty Đông Ấn - Anh
- Hoạt động khai thác của Đông Ấn không chỉ diễn ra ở Ấn Độ. Trong giai đoạn đen tối nhất, Công ty còn buôn lậu thuốc phiện vào Trung Quốc để đổi lấy mặt hàng giao dịch giá trị bậc nhất tại đây là trà. Người Trung Quốc chỉ đổi trà lấy bạc, nhưng nước Anh lại không dồi dào tài nguyên bạc, nên Công ty đã lách luật cấm thuốc phiện của Trung Quốc qua thị trường chợ đen nhờ những người trồng và buôn lậu thuốc phiện Ấn Độ.
- Khi Trung Quốc trấn áp hoạt động buôn bán thuốc phiện, chính phủ Anh cử tàu chiến, châm ngòi cho Cuộc chiến Thuốc phiện năm 1840. Trung Quốc bại trận và buộc phải trao cho Anh quyền kiểm soát Hong Kong, song vụ việc cũng đã hé lộ những giao dịch đen nhằm theo đuổi lợi nhuận của Công ty.
- ào giữa thế kỷ 19, tâm lý phản đối vị thế độc quyền của Công ty Đông Ấn đã lên đến đỉnh điểm tại Quốc hội Anh. Việc đặt ra dấu chấm hết cho Công ty Đông Ấn vào những năm 1870 không hẳn chỉ là do sự phẫn nộ về những hành vi trái đạo đức, mà do sự thay đổi quan điểm của các chính trị gia và doanh nhân tại Anh.
- Vì vậy vào ngày 1/1/1874, Công ty Đông Ấn Anh chính thức giải thể.
Dù đã giải thể từ hơn một thế kỷ trước, ảnh hưởng của Công ty Đông Ấn vẫn giúp định hình cách vận hành của các doanh nghiệp hiện đại trong nền kinh tế toàn cầu
II/ Ảnh hưởng của công ty Đông Ấn - Anh với lịch sử kinh tế thế giới
Ảnh hưởng về kinh tế
Tích cực
Ảnh hưởng đến nền thương mại quốc tế
- Mở ra cánh cửa cho sự toàn cầu hóa kinh tế và thương mại
- Đế chế Đông Ấn Anh có thể được coi như một “gã khổng lồ” thương mại của thế giới lúc bấy giờ. Công ty Đông Ấn Anh chủ yếu tham gia vào “thương mại tam giác”, mua hàng dệt may cao cấp từ Ấn Độ bằng kim loại quý, sau đó bán ở các khu vực Đông Âu để đổi lấy gia vị, đặc biệt là hạt tiêu. Các gia vị này sau đó được bán lại ở London với giá cao, thu lời từ khoản đầu tư hiện kim ban đầu. Các mặt hàng như gia vị, trà, vàng và dệt may, đã trở nên phổ biến và rộng rãi hơn giữa các vùng lãnh thổ khác nhau.
=> Điều này đã thúc đẩy sự giao thương và trao đổi giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo nên một mô hình thương mại quốc tế đa dạng và phát triển.
Mở ra tuyến đường thương mại quốc tế
Công ty Đông Ấn Anh đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Trong thế kỷ 17 và 18, Công ty Đông Ấn Anh đã chiếm đóng và kiểm soát nhiều cảng ở Ấn Độ và Đông Nam Á như Bombay (Mumbai ngày nay) và Singapore. Từ đó công ty này đã tiên phong trong việc khai mở tuyến đường biển giúp mở rộng mạng lưới thương mại của mình từ châu Á (nhất là Ấn Độ) đến châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển như cảng và các căn cứ thương mại, họ đã tạo ra một hệ thống giao thông biển hiệu quả, từ đó thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên quy mô toàn cầu.
Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính
- Công ty Đông Ấn Anh đã giới thiệu các cơ chế tài chính mới để quản lý rủi ro trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế. Điều này bao gồm việc phát hành các thẻ biên nhận và hợp đồng thương mại, giúp cải thiện quản lý rủi ro và tăng cường niềm tin giữa các bên tham gia thương mại.
- Thẻ biên nhận đã cho phép các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu cung cấp bằng chứng về việc hàng hóa đã được vận chuyển và tình trạng của chúng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch tài chính, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính.
1.2 Tác động tích cực đến văn hóa tiêu dùng
Sự ra đời của Công ty Đông Ấn Anh thúc đẩy văn hóa tiêu dùng tại Anh nói riêng, cũng như tác động đến văn hóa tiêu dùng của toàn châu Âu nói chung.
- Đơn cử, trước khi có Công ty Đông Ấn, phần lớn trang phục ở Anh được dệt từ len và chủ yếu đảm bảo độ bền chứ không hướng tới thời trang. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi khi hàng dệt bông giá rẻ, thêu dệt bắt mắt từ Ấn Độ tràn ngập thị trường Anh. Cứ mỗi mẫu vải mới ra mắt lại gây “náo loạn” đường phố London. Trong khi trước đó, khái niệm “đúng phong cách” chưa hề tồn tại. Nhiều nhà sử học cho rằng đây chính là khởi nguồn của văn hoá tiêu dùng tại Anh.
1.3. Ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh
- Sự ra đời và vận hành của Công ty Đông Ấn Anh quốc cũng đã tạo được ảnh hưởng tới nhiều mô hình công ty hiện đại. Thế giới biết tới một loại hình doanh nghiệp mới: công ty trách nhiệm hữu hạn (limited liability company) mà mỗi thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm theo phần vốn của mình.
- Ảnh hưởng lớn đối với cách vận hành của các doanh nghiệp hiện đại trong nền kinh tế toàn cầu như : Công ty Đông Ấn đã phát triển một hệ thống logistics phức tạp và hiệu quả để vận chuyển hàng hóa từ châu Á về châu Âu và ngược lại, phát triển các hình thức tài chính sáng tạo, (Nói sơ qua vì đã có nội dung ở trên).
Tiêu cực
Gây ra sự xâm lấn và áp bức đối với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.
- Công ty Đông Ấn - Anh được cấp quyền độc quyền thương mại với các vùng đất Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc bởi chính phủ Anh. Điều này có nghĩa là công ty có quyền độc quyền trong việc giao dịch và kinh doanh với các vùng lãnh thổ này.
- Công ty Đông Ấn - Anh đã sử dụng quyền lực và tài nguyên kinh tế của mình để chiếm đóng các vùng đất trong khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.
=> Điều này đã dẫn đến sự mất độc lập và tự quyết của các quốc gia bị ảnh hưởng, gây ra sự căng thẳng và xung đột trong khu vực..
Sự cạnh tranh không lành mạnh.
- Công ty Đông Ấn - Anh thường giảm giá đặc biệt đến mức không khả thi, sử dụng quyền lực thị trường để làm khó khăn cho các đối thủ nhỏ hơn hoặc mới vào thị trường. Hơn nữa còn không tôn trọng quyền tự chủ và chủ quyền của các quốc gia trong khu vực
- => điều này đã gây ra sự phản đối và chống lại họ từ phía các chính phủ và dân chúng của những quốc gia bị ảnh hưởng.
Áp đặt các thỏa thuận bất công.
- Công ty thường áp đặt các thỏa thuận thương mại không công bằng, thỏa thuận giá cả k hợp lý bao gồm việc ép giá đối với đối thủ hoặc áp đặt giá cả đối với khách hàng, hoặc ép buộc khách hàng hoặc đối tác chấp nhận các điều khoản bất công.
=> Điều này đã làm gia tăng khoảng cách kinh tế và xã hội giữa các quốc gia trong khu vực.
Sự kỳ thị, bạo hành và tàn phá môi trường cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực
=> Bài học về độc quyền cạnh tranh: Trong lịch sử kinh tế, việc Công ty Đông Ấn
- Anh thống trị thị trường và tạo ra độc quyền cạnh tranh đã cho thấy rằng một sự thống trị quá mức có thể dẫn đến các hậu quả tiêu cực, như sự thiếu công bằng, làm suy yếu sự đa dạng và cản trở sự phát triển kinh tế của các quốc gia khác. Bài
học này đã được Mác và Lênin nhấn mạnh, đặc biệt là về tình trạng tập trung vốn và quyền lực trong tay một số ít người giàu có và quyền lực.
Ảnh hưởng về chính trị và xã hội
- Chính trị
- Công ty Đông Ấn Anh đã đặt nền móng cho sự kiểm soát của người Anh đối với Ấn Độ bằng cách đánh sập quyền lực của các vị vua Ấn Độ. Tác động của công ty Đông Ấn Anh đối với các vị vua Ấn Độ có thể thấy qua ba lĩnh vực chính: kiểm soát chính trị, khai thác kinh tế và áp đặt văn hóa.
- Công ty Đông Ấn Anh đã sử dụng một loạt các chiến lược để định hình và kiểm soát chính trị Ấn Độ. Một trong những chiến lược quan trọng nhất mà EIC sử dụng là chính sách "liên minh phụ thuộc" (subsidiary alliances). Mục tiêu của chính sách này là làm giảm tự chủ chính trị và quân sự của các nhà cai trị, đồng thời tạo điều kiện cho sự mở rộng của sự kiểm soát Anh.
- Ngoài ra, còn có chính sách "Chính sách tạm ngừng quyền kế thừa" (Doctrine of Lapse). Theo chính sách này, EIC có thể sát nhập bất kỳ quốc gia Ấn nào mà người trị vì được coi là không đủ năng lực hoặc chết mà không có người thừa kế nam.
Điều này cho phép EIC can thiệp vào việc chọn người thừa kế và thậm chí sát nhập các quốc gia Ấn một cách trực tiếp, tăng thêm sự phụ thuộc của các nhà cai trị Ấn Độ vào Anh.
- Bằng cách sử dụng những chiến lược này, EIC đã dần dần loại bỏ quyền lực của các nhà cai trị Ấn Độ, tạo điều kiện cho sự mở rộng của quyền lực Anh và cuối cùng dẫn đến việc thiết lập sự kiểm soát toàn diện của Anh đối với nước này.
Xã hội
- Giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây: Công ty Đông Ấn Anh là cầu nối quan trọng trong việc giao lưu văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.
- Sự ra đời của Công ty Đông Ấn Anh quốc thúc đẩy văn hóa tiêu dùng tại Anh nói riêng, cũng như tác động đến văn hóa tiêu dùng của toàn châu Âu nói chung. Điều đó đã thúc đẩy thị trường tiêu dùng, cả guồng máy kinh tế - thương mại cũng nhờ đó mà tăng trưởng vượt bậc.
=> Kết luận: Tại sao công ty Đông Ấn Anh lại là doanh nghiệp độc quyền đầu tiên trên thế giới?
Công ty Đông Ấn Anh được xem là doanh nghiệp độc quyền đầu tiên trên thế giới do sự thống trị của họ trong cả lĩnh vực thương mại và chính trị, sự đa dạng và quy mô của hoạt động, cũng như tầm ảnh hưởng toàn cầu của họ.