









Preview text:
PHIẾU BÀI TẬP ÔN HÈ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 NỘI DUNG 4: ÂM THANH
A. NHẮC LẠI KIẾN THỨC I. SÓNG ÂM 1. Dao động và sóng
Các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động.
Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường 2. Nguồn âm
Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động. 3. Sóng âm
- Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường.
- Sóng âm truyền từ nguồn âm theo mọi phương ra môi trường xung quanh.
4. Các môi trường truyền âm
- Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường truyền âm.
+ Sóng âm truyền được trong các môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí.
+ Sóng âm không truyền được trong môi trường chân không.
II. ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
1. Độ to và biên độ của sóng âm
- Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí ban đầu (vị trí cân bằng) đến vị trí xa nhất của dao động.
- Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
- Sóng âm có biên độ dao động càng lớn thì âm nghe thấy càng to (và ngược lại).
2. Độ cao và tần số của sóng âm
- Tần số là số dao động vật thực hiện trong một giây.
- Đơn vị của tần số: Héc, kí hiệu là Hz.
- Tần số âm mà tai người có thể nghe thấy được khoảng từ 20 Hz đến 20 000 Hz.
- Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số.
- Sóng âm có tần số càng lớn thì nghe thấy âm càng cao (bổng) và ngược lại, sóng âm
có tần số âm càng nhỏ thì nghe thấy âm càng thấp (trầm).
III. PHẢN XẠ ÂM, CHỐNG Ô NHIỄM 1. Phản xạ âm
- Âm được dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ.
2. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
- Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
- Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém.
2. Chống ô nhiễm tiếng ồn
- Những âm thanh to, kéo dài có thể có hại đến sức khỏe và hoạt động bình thường của
con người gọi là tiếng ồn. Ở những nơi thường xuyên có tiếng ồn, ta nói môi trường
sống tại đó bị ô nhiễm tiếng ồn.
Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe
- Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.
- Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.
- Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.
PHIẾU ÔN TẬP SỐ 1
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm đáp án có nhiều lựa chọn
Câu 1. Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây? A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động.
Câu 2. Tốc độ âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?.
A. Môi trường không khí loãng. B. Môi trường không khí.
C. Môi trường nước nguyên chất.
D. Môi trường chất rắn.
Câu 3. Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của
A. cột không khí trong ống sáo. B. thành ống sáo.
C. các ngón tay của người thổi.
D. đôi môi của người thổi.
Câu 4. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
A. Tay bác bảo vệ gõ trống. B. Dùi trống. C. Mặt trống.
D. Không khí xung quanh trống.
Câu 5. Biên độ dao động của vật càng lớn khi
A. vật dao động càng nhanh.
B. vật dao động với tần số càng lớn.
C. vật dao động càng chậm.
D. vật dao động càng mạnh.
Câu 6. Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là vì
A. gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn.
B. gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn.
C. gõ mạnh làm thành trống dao động mạnh hơn.
D. gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn.
Câu 7. Khi nào ta nói âm phát ra âm bổng?
A. Khi âm phát ra có tần số thấp.
B. Khi âm phát ra có tần số cao. C. Khi âm nghe nhỏ. D. Khi âm nghe to.
Câu 8. Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh nói chuyện của người bình thường có độ to là: A. 40 dB. B. 50 dB. C. 60 dB. D. 70 dB
Câu 9. Trong những trường hợp dưới đây, hiện tượng nào ứng dụng phản xạ âm?
A. Xác định độ sâu của đáy biển.
B. Nói chuyện qua điện thoại.
C. Nói trong phòng thu âm qua hệ thống loa.
D. Nói trong hội trường thông qua hệ thống loa.
Câu 10. Sự phản xạ âm có thể gây ảnh hưởng cho người nghe, như khi đang ở trong
nhà hát, trong phòng hòa nhạc. Vì vậy, trong phòng hòa nhạc, trong nhà hát người ta
thường làm tường có đặc điểm như thế nào?
A. Làm tường sần sùi để giảm tiếng vang.
B. Làm tường sần sùi để tăng tiếng vang.
C. Làm tường phẳng và nhẵn để giảm tiếng vang.
D. Làm tường phẳng và nhẵn để tăng tiếng vang.
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm Đúng – Sai
Câu 1. Sóng âm có thể truyền qua các môi trường rắn, lỏng, và khí. Dựa trên điều này,
xác định các phát biểu sau Phát biểu Đúng Sai
a) Sóng âm không truyền được trong chân không
b) Tốc độ truyền âm trong thép nhanh hơn trong không khí
c) Ở điều kiện chuẩn, sóng âm truyền qua nước với tốc độ chậm hơn so với thép.
d) Chất khí luôn là môi trường tốt nhất để truyền âm
Câu 2. Trong thí nghiệm, một đầu thước thép được gắn cố định, đầu còn lại dao động
khi tác động lực. Thí nghiệm ghi nhận âm thanh phát ra.
Xét tính đúng sai của các nội dung sau Phát biểu Đúng Sai
a) Khoảng cách giữa đầu thước dao động và cạnh bàn càng nhỏ,
âm thanh phát ra sẽ có tần số càng cao.
b) Tần số dao động của thước thép được đo bằng số lần dao động
tron một giây, đơn vị Hz.
c) Nếu thay thước thép bằng một thước nhựa cùng chiều dài, tần số dao động sẽ tăng.
d) Biên đội dao động của thước thép không ảnh hưởng đến độ cao của âm thanh
Câu 3. Ô nhiễm tiếng ồn từ xe cộ ở các khu vực đô thị gây ảnh hường xấu đến sức khỏe con người?
Xét tính đúng sai của các nội dung sau Phát biểu Đúng Sai
a) Tiếng ồn có thể gây căng thẳng và làm giảm hiệu suất làm việc
b) Lắp đặt cửa kính hai lớp trong nhà giúp giảm đáng kể tiếng ồn từ bên ngoài
c) Trồng cây xanh ven đường có thể hấp thụ tiếng ồn và giảm ô nhiễm
d) Đeo tai nghe chống ồn trong thời gian dài là biện pháp an toàn
và không gây ảnh hường sức khỏe
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1. Sóng âm không truyền được trong môi trường
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 2. Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5 s. Cho rằng thời
gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ
truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 3. Một người hét to trước một vách đá và nghe được tiếng hét của mình vọng lại
sau 1,2 s. Người đó đứng cách vách đá bao xa? Biết rằng tốc độ truyền âm trong không khí là 343 m/s.
Trả lời: . . . . . . . .
Câu 4. Cho các vật dụng sau: miếng xốp; đệm mút; mặt gương; mặt tấm kính; tấm
kim loại như sắt, thép; áo len; cao su xốp; tường gạch; lá cây; vải dạ; vải nhung; gạch
lỗ. Số vật phản xạ âm tốt là
Trả lời: . . . . . . .
Phần IV. Tự luận
Câu 1. Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
a) Khi sóng âm gặp vật cản, nó có thể bị (1) … hoặc (2) …
b) Tiếng vang được hình thành bởi sự (3) … của sóng âm.
c) Để ngăn chặn sự truyền âm, người ta sử dụng (4) …
d) Hiện tượng tiếng ồn quá to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt
động của con người được gọi là (5) …
Câu 2. Khi con ong bay đi tìm mật thì đập cánh 880 lần trong 2 s, còn khi đã kiếm đủ
mật bay về tổ thì đập cánh 600 lần trong 2 s. Nghe tiếng kêu vo ve của ong, em có thể
biết được ong đang đi tìm mật hay đang chở mật về tổ không? Giải thích.
Câu 3. Hai cậu bé đứng tại hai điểm A và B trước một tòa nhà cao (như hình dưới).
Khi cậu bé đứng ở A thổi to một tiếng còi thì cậu bé đứng ở B nghe thấy hai tiếng còi
cách nhau 1 s. Xác định tốc độ truyền âm của tiếng còi?
Câu 4. Một người đứng trên mép hòn đảo cách vách núi phía trước 3 dưới). Khi tàu hú
còi, người này nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 4 s. Xác định khoảng cách từ tàu tới
đảo. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Câu 5. Khi em đứng trên một ngọn đồi hoặc giữa rừng cây rộng lớn và hét to tên của
mình, sau một khoảng thời gian ngắn, em sẽ nghe được tiếng gọi tên mình lặp lại (dù
nó ngắt quãng và nhỏ dần). Âm thanh vọng lại ấy được gọi là tiếng vang.
Tiếng vang trên núi là do sự phản xạ của sóng âm trên các vách đá. Để nghe rõ tiếng
vang thì âm phát ra và âm nhận lại được phải cách nhau ít nhất 0,10 s.
Hãy tính gần đúng khoảng cách tối thiểu giữa nguồn âm (ví dụ tiếng hét của người) và
vách đá để có thể nghe thấy được tiếng vang.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm đáp án có nhiều lựa chọn 1D 2D 3A 4C 5D 6B 7B 8A 9A 10A
Câu 4. Khi bác bảo vệ gõ trống, mặt trống dao động và phát ra âm thanh.
Câu 6. Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là
vì gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn.
Câu 9. B, C, D thể hiện âm thanh có thể truyền trong không khí và các thiết bị âm thanh
Câu 10. Trong phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm
tường sần sùi để tránh phản xạ âm. Vì vật liệu có bề mặt sần sùi phản xạ âm kém để tránh phản xạ âm
Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm Đúng – Sai Câu 1. a) Đúng
b) Đúng vì Trong chất rắn như thép, các phân tử nằm gần nhau hơn và liên kết mạnh hơn
→ âm truyền nhanh hơn nhiều so với không khí. c) Đúng
d) Sai vì Chất khí truyền âm kém nhất so với lỏng và rắn.
Chất rắn thường là môi trường truyền âm tốt nhất vì phân tử gần nhau và liên kết mạnh. Câu 2.
a) Đúng vì khoảng cách giữa hai đầu thước dao động và cạnh bàn càng nhỏ, tần số dao
động của thước thép tăng lên, dẫn đấn âm thanh có tần số cao hơn b) Đúng
c) Sai vì Nếu thay thước thép bằng một thước nhựa cùng chiều dài, tần số dao động sẽ
giảm. Nguyên nhân là vì nhựa có khối lượng riêng nhỏ hơn thép, làm giảm độ cứng
của thước, từ đó giảm tần số dao động.
d) Đúng vì Biên độ ảnh hưởng đến âm lượng, không ảnh hưởng độ cao. Câu 3. a) Đúng
b) Đúng Cửa kính hai lớp giúp cách âm hiệu quả
c) Đúng vì Cây xanh giúp hấp thụ và giảm tiếng ồn
d) Sai vì Đeo tai nghe chống ồn lâu dài có thể gây hại cho tai và sức khỏe
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn Câu 1 Trả lời: Chân không Câu 2. Trả lời: 1,7
Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là
s = v.t = 340.5 = 1700 m = 1,7 km. Câu 3. Trả lời: 206
Trong khoảng thời gian t = 1,2 s, sóng âm phải truyền đi và truyền về quãng đường
tổng cộng là 2 d, với d là khoảng cách từ người đó đến vách đá. Ta có: v.t 343.1,2 d 206m 2 2 Câu 4. Trả lời: 4
Mặt gương, mặt tấm kính, tấm kim loại như sắt thép, tường gặp Phần IV. Tự luận Câu 1.
a) (1) phản xạ, (2) hấp thụ. b) (3) phản xạ. c) (4) vật liệu cách âm.
d) (5) ô nhiễm tiếng ồn. Câu 2.
- Tần số dao động của cánh ong khi bay đi tìm mật là 880 440 2
- Tần số dao động của cánh ong khi bay chở mật về tổ là 600 300 2
Vậy khi con ong bay đi tìm mật thì tần số vỗ cánh lớn hơn khi chở mật bay về tổ nên
âm thanh phát ra sẽ cao hơn. Do đó, nghe tiếng kêu vo ve của ong, ta có thể biết được
ong đang đi tìm mật hoặc đang chở mật về tổ. Câu 3.
Cậu bé đứng ở B nghe thấy hai tiếng còi là do:
+ Một âm truyền thẳng từ A đến B.
+ Một âm truyền từ A tới bức tường của tòa nhà rồi phản xạ lại B.
Thời gian âm truyền thẳng từ A đến B là: AB 200 t 1 v v
Thời gian âm truyền từ A tới bức tường rồi phản xạ lại B là 350 150 500 t 2 v v Theo đề bài ta có: t2 – t1 = 1 s 500 200 1 v 300m / s v v Câu 4. Tóm tắt: dngười đến núi = 3000 m
ttừ tàu tới núi tới đảo - ttừ tàu tới đảo = 4 s vkk = 340 m/s Hỏi dtàu tới đảo = ? Giải:
Người đứng trên đảo nghe thấy hai tiếng còi:
+ Một âm là do âm truyền thẳng từ tàu tới đảo.
+ Một âm là do âm truyền từ tàu tới vách núi rồi phản xạ lại tới đảo
Gọi khoảng cách từ tàu tới đảo là d (m)
⇒Khoảng cách từ tàu tới vách núi là 3000 – d (m)
Thời gian âm truyền thẳng từ tàu đến đảo là d t1 340
Thời gian âm truyền từ tàu tới vách núi rồi phản xạ lại tới đảo là
3000 d 3000 6000 d t2 340 340 Mà t2 - t1 = 4 s 6000
d d 4 d 2320m 340 340 Câu 5.
Gọi khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ (vách núi) là d.
Sóng âm phát ra từ nguồn âm phản xạ trên vách núi và quay trở lại thì đi hết quãng
đường 2d trong thời gian 0,1 s.
⇒ Thời gian ít nhất để sóng âm phát ra từ nguồn âm truyền đến vách núi là 0,05 s.
⇒ Khoảng cách tối thiểu giữa nguồn âm (ví dụ tiếng hét của người) và vách đá để có
thể nghe thấy được tiếng vang là
d = v . t = 340 . 0,05 = 17 m (với vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s).