-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập kết thúc học phần ngôn ngữ báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí? Khảo sát những lỗi thường lỗi thường gặp trong các thời kì báo chí trong thời gian từ năm 2021 đến nay. Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí là chuẩn mực ngôn ngữ được nhà báo sử dụng để chuyền tải thông tin trong các tác phẩm báo chí. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Ngôn ngữ báo chí 18 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài tập kết thúc học phần ngôn ngữ báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí? Khảo sát những lỗi thường lỗi thường gặp trong các thời kì báo chí trong thời gian từ năm 2021 đến nay. Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí là chuẩn mực ngôn ngữ được nhà báo sử dụng để chuyền tải thông tin trong các tác phẩm báo chí. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Ngôn ngữ báo chí 18 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH -----🙞🙜 🙞 🕮🙞 🙜 🙜 🕮🙞 -----
BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn: Ngôn ngữ báo chí
Sinh viên thực hiện Lớp Mã SV
Hà Nội, tháng 6/2022
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí?
Khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong thời gian từ năm 2021 đến nay. Bài làm I.
Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí
1. Khái niệm
Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí là chuẩn mực ngôn ngữ được nhà báo sử
dụng để chuyển tải thông tin trong các tác phẩm báo chí.
2. Yêu cầu của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí
Khái niệm “chuẩn mực” hay “chuẩn” được đưa ra khi đối tượng đáp ứng
đủ cả ba yêu cầu: đúng, phù hợp với thời đại, hoàn cảnh và được mọi
người công nhận. Như vậy, chuẩn mực ngôn ngữ báo chí cũng được xác
lập khi đáp ứng được ba yêu cầu: đúng (với quy tắc của xã hội), phù hợp
(với đối tượng công chúng, hoàn cảnh, thời đại) và được công chúng thừa nhận:
- Ngôn ngữ được coi là chuẩn mực khi nó đảm bảo được kết cấu nội
tại, nghĩa là phải đúng.
- Ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ tiếng Việt nói riêng có những từ
mang nhiều sắc thái biểu đạt khác nhau, phù hợp với từng ngữ cảnh
nhất định. Chuẩn mực ngôn ngữ vì thế không chỉ cần đạt yêu cầu về
cái đúng mà còn phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng
công chúng cụ thể mà nó đang hướng tới.
- Sở dĩ chuẩn mực ngôn ngữ báo chí cần có yêu cầu được công chúng
thừa nhận là do tính chuẩn mực này không những không loại trừ mà
còn cho phép sự sáng tạo của nhà báo trong việc sử dụng ngôn ngữ để
phản ánh xã hội thông qua tác phẩm của mình, với tư cách là một hiện 2
tượng “lệch chuẩn”. Trong trường hợp đó, sự “lệch chuẩn” giúp nhà
báo tạo được dấu ấn của riêng mình trong lòng công chúng.
3. Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí
Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí phải được thể hiện trên cả ba phương diện:
chính tả, từ vựng, ngữ pháp
3.1. Chuẩn trên phương diện chính tả
Chính tả là hệ thống các quy định về việc viết chữ của một thứ
tiếng, được xem là chuẩn mực. Chuẩn chính tả vì vậy có thể coi là
“thước đo” đầu tiên trong chuẩn mực ngôn ngữ báo chí.
Ngôn ngữ báo chí buộc phải tuân theo những nội dung chính tả
tiếng Việt cơ bản như sau thì mới được coi là chuẩn chính tả, ví dụ chuẩn về - Cách viết tên riêng
- Cách viết tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,...
- Cách viết tên riêng nước ngoài và thuật ngữ khoa học.
- Cách viết tên tác phẩm, văn bản. - Cách viết tắt
- Cách dùng số và chữ biểu thị số.
3.2. Chuẩn trên phương diện từ vựng
Trong ngôn ngữ, từ là chất liệu cơ bản, được sử dụng để tạo ra
những đơn vị, kết cấu ở bậc cao hơn. Yêu cầu cơ bản của việc dùng
từ là phải đảm bảo được sự phù hợp, trùng khớp giữa ý nghĩa của
từ và nội dung muốn biểu đạt. Điều đó có nghĩa là từ vựng dùng
trong tác phẩm báo chí phải đạt được hai mức độ:
- Nghĩa của từ phải phản ánh đúng khái niệm, bản chất của sự
vật, hiện tượng được nói tới 3
- Nghĩa của từ phải phù hợp với tình cảm, thái độ của người viết
và phù hợp với hoàn cản
h khách quan được nói tới.
3.3. Chuẩn trên phương diện ngữ pháp
Nói đến phương diện ngữ pháp, cần phải đề cập đến khái niệm
“câu”. “Câu” là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những
cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có
giá trị thông báo, gắn với mục đích giao tiếp nhất định.
Chuẩn trên phương diện ngữ pháp là chuẩn trong cách đặt câu
sao cho vừa biểu đạt được ý tưởng giao tiếp, vừa đảm bảo được sự
kết hợp các quan hệ cú pháp.
Ngôn ngữ báo chí có chuẩn mực thì cũng có mặt đối lập là lệch chuẩn.
4. Lệch chuẩn trong ngôn ngữ báo chí
4.1. Sử dụng ngôn ngữ vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ báo chí
Lệch chuẩn ngôn ngữ báo chí là phạm trù trái ngược với chuẩn
mực ngôn ngữ báo chí. Nếu chuẩn là cái đúng, cái được thừa nhận
thì lệch chuẩn chính là cái vi phạm, cái sai trong quá trình sử dụng ngôn ngữ của nhà báo.
Theo đó, nếu biểu hiện của chuẩn ngôn ngữ báo chí có ba
phương diện: chuẩn chính tả, chuẩn từ vựng, chuẩn ngữ pháp thì
vi phạm chuẩn mực báo chí cũng được xét trên ba phương diện: vi
phạm về chuẩn chính tả, vi phạm về chuẩn từ vựng, vi phạm về chuẩn ngữ pháp.
4.2. Sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn với ý đồ sáng tạo
Ngôn ngữ là phương tiện của giao tiếp nên nó luôn luôn vận
động cùng với sự phát triển của xã hội. Chuẩn ngôn ngữ có những 4
quy ước đúng với một xã hội, một thời đại nhất định. Trong nhiều
trường hợp, chuẩn mực ngôn ngữ phải chấp nhận những biến thể.
Khi đó, hiện tượng lệch chuẩn ngôn ngữ báo chí không phải là cái
sai mà đã trở thành một thủ pháp sáng tạo của nhà báo nếu nó vẫn
đảm bảo được tính đúng, phù hợp và được xã hội công nhận.
Ở lĩnh vực báo chí, mặc dù bản chất thông tin khác rất nhiều
so với văn chương, thế nhưng không phải không có yêu cầu sáng
tạo. Đối với mỗi một nhà báo, sự sáng tạo ở phương diện ngôn ngữ
sẽ là một trong những yếu tố góp phần khẳng định phong cách của
họ. Đây sẽ là đặc trưng giúp độc giả phân biệt được nhà báo này
với nhà báo khác, kể cả trong những trường hợp họ là những nhà
báo có chung sở trường về một loại đề tài hoặc một thể loại báo chí nào đó.
Mỗi nhà báo có một lối riêng trong cách khai thác ngôn ngữ,
gắn liền với các đặc điểm của thể loại, giúp định hình nên những
phong cách tác giả khác nhau. Như vậy, trong mối quan hệ giữa
lệch chuẩn và phong cách rõ ràng là có sự tương tác hai mặt. Một
mặt lệch chuẩn giúp định hình phong cách nhà báo, giúp độc giả
có thể dễ dàng nhận ra tác giả; mặt khác, phong cách nhà báo lại
là yếu tố khẳng định sự cần thiết và vai trò của việc sáng tạo lệch
chuẩn trong quá trình tạo lập văn bản tác phẩm báo chí.
Tuy nhiên, việc sử dụng hiện tượng này tùy thuộc vào rất
nhiều yếu tố mà trước hết là vào tài năng và sự rèn luyện ngôn ngữ
của người cầm bút. Lý do là việc sử dụng lệch chuẩn đòi hỏi vừa
phải biết tôn trọng chuẩn mực lại vừa phải tạo được những cách
tân, đòi hỏi nhà báo phải có hiểu biết sâu sắc về tiếng Việt, có vốn 5
sống phong phú, có kinh nghiệm cầm bút và nhất là chủ tâm tìm
đến một sự sáng tạo đích thực. II.
Thực trạng vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ báo chí hiện nay
1. Vi phạm chuẩn mực về chính tả
1.1. Viết sai phụ âm
Các lỗi sai hay gặp nhất là viết sai các phụ âm trong các cặp
phụ âm đầu tr - ch, s - x, gi - d, l - n,… Đặc biệt, sự nhầm lẫn giữa
các từ “xuất/ suất; giành/ dành; dục/ giục”,....xuất hiện với tần số khá cao trên các báo.
Sai chính tả về phụ âm là một trong những lỗi sai phổ biến
nhất trong ngôn ngữ báo chí. Thậm chí, chúng ta dễ dàng bắt gặp
những vi phạm vô cùng cơ bản ngay trên sóng Đài Truyền hình
Quốc gia. Cụ thể, trong bản tin Chuyển động 24h trưa ngày
6/8/2021, người biên tập chương trình đã viết sai chính tả từ “triệu
chứng” thành “triệu trứng”
1.2. Viết hoa không đúng quy cách
Tiếng Việt có quy định cách viết hoa khác nhau đối với những đối
tượng khác nhau như tên người, tên địa lý, tên các cơ quan, tổ chức 6
chính trị - xã hội, … Lỗi sai về viết hoa thường thấy của ngôn ngữ
báo chí là tên các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội; các vị trí,
chức danh. Ví dụ trong bài viết dưới đây của báo điện tử
thanhnien.vn ngày 17/6/2022, tác giả đã viết sai chức danh “Tổng
Bí thư” thành “Tổng bí thư”
1.3. Lỗi viết tắt
Với những tít báo dài, người viết thường chọn cách viết tắt để bài
trông gọn gàng hơn. Tuy nhiên, việc viết tắt tùy tiện khiến công
chúng khó hiểu hoặc hiểu sai về thông tin được nói tới. Chẳng hạn
như trong bài viết dưới đây của báo điện tử tỉnh Bạc Liêu
baobaclieu.vn, người dùng đã viết tắt cụm từ TDĐKXDĐSVH
khiến người đọc cảm thấy khó hiểu vì không biết người viết đang
muốn truyền tải thông tin gì. Thực chất, TDĐKXDĐSVH có nghĩa
là “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” – một mệnh đề
không phổ biến và quá dài để có thể viết tắt. 7
2. Vi phạm chuẩn mực về dùng từ
2.1. Dùng từ sai âm thanh và hình thức cấu tạo
Lỗi dùng từ sai âm thanh và hình thức cấu tạo xuất phát từ việc
không có đủ vốn từ tiếng Việt, nắm kiến thức về chính tả tiếng Việt
không chắc chắn. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, mỗi vùng miền, địa
phương lại có những cách phát âm khác nhau. Lỗi dùng từ sai âm
thanh và hình thức cấu tạo vì thế có một phần nguyên nhân từ thói
quen phát âm của mỗi vùng miền. Ví dụ như trong bài biết dưới
đây của trang tin phunuvagiadinh.vn, tác giả đã viết sai từ “hũ
vàng” thành “hủ vàng”. Lỗi này do cách phát âm khác biệt giữa các vùng miền gây ra. 8
2.2. Dùng từ sai ý nghĩa
Trong tiếng Việt, có nhiều cặp từ dễ bị nhầm lẫn do có sự tương
đồng về âm thanh khi nói. Chẳng hạn, các cặp từ “phong phanh/
phong thanh”, “tham quan/thăm quan”, “bàng quan/bàng quang”,
“sáng lạng/ xán lạn”, … là những cặp từ dễ nhầm lẫn thường thấy
trên các tác phẩm báo chí. Ví dụ như trong bài biết dưới đây của
trang tin phunuvagiadinh.vn, tác giả đã viết sai từ “xán lạn” thành “sáng lạng”.
2.3. Dùng từ không hợp phong cách
Cũng giống như những ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt,
không phải tất cả các từ, cụm từ đều được sử dụng trong mọi hoàn
cảnh giao tiếp. Thông thường, những từ có nghĩa giống nhau
nhưng sắc thái biểu đạt khác nhau, sẽ được sử dụng trong những
hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
Hiện nay, trên nhiều trang thông tin điện tử, trang báo mạng
điện tử, khẩu ngữ bị lạm dụng khiến cho câu văn mất đi tính chuẩn
mực nên có của một tác phẩm báo chí. Ví dụ trong bài viết “SEA
Games 31: Hơn cả một đại hội thể thao” của báo tuoitre.vn đăng 9
ngày 14/5/2022, người viết sử dụng từ “Vâng”, trong khi đây là từ
chỉ sử dụng trong văn nói. Câu này đơn giản chỉ cần viết là: “Trên
cả một cuộc thi đấu đỉnh cao, SEA Games 31 thực sự là cơ hội để
người dân Việt Nam thể hiện tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc,
sự thân thiện và hiếu khách”
2.4. Dùng từ quá lời
Hiện nay, nhiều người viết chọn cách dùng từ quá lời để nâng
giá trị thông tin hơn nó vốn có, từ đó tăng tính hấp dẫn cho bài viết.
Cách làm như vậy là đi ngược lại với sứ mệnh, nhiệm vụ của báo
chí là thông tin sự thật một cách chính xác, khách quan.
Chẳng hạn, bài báo dưới đây của trang tin muctim.com vào
ngày 2/5/2021, tác giả sử dụng từ “bấn loạn” để nói về tâm trạng
của người hâm mộ khi thấy thần tượng của họ kết hợp với nhau
trong một sản phẩm âm nhạc mới. Thực tế, bấn loạn là bị rối loạn,
không tự chủ được, không biết xử trí như thế nào. Cách dùng này
là không phù hợp và quá lời, chỉ nên để những từ ngữ nhẹ nhàng
hơn như “trầm trồ”, “hào hứng”, “thích thú”,… 10
2.5. Dùng từ sáo rỗn g
Từ sáo rỗng là những từ đọc lên nghe rất kêu, nhưng nghĩa
của chúng vượt quá tính chất, mức độ cần thiết so với nội dung muốn biểu đạt.
Ví dụ, “đỉnh cao” là một trong những từ rất hay xuất hiện
trên các trang thông tin điện tử. Bất kể nói về điều gì: nhan sắc,
thần thái của người nổi tiếng hay việc hủy đơn hàng cũng đều đạt
tới “đỉnh cao”. Cách dùng từ tùy tiện của một bộ phận không nhỏ
người viết báo dần dần khiến báo chí mất đi tính khách quan, chân thật. 11
2.6. Dùng thừa từ và lặp lại
Lỗi kết hợp trùng lặp, thừa từ ngữ hình thành do thói quen ăn
nói hàng ngày. Cách dùng từ này khiến câu văn trở nên nặng nề,
tạo ra những yếu tố thừa thãi không cần thiết, làm rối cấu trúc ngữ
pháp, lủng củng về ý nghĩa.
Một số lỗi kết hợp thừa từ thường thấy là “hoàn thiện xong”
(thừa do “hoàn thiện” đã bao hàm nghĩa “xong”), “thắng cảnh đẹp”
(thừa do “thắng cảnh” đã bao hàm nghĩa “đẹp”),… Như ở ví dụ
dưới đây, tác giả bài viết “Công ty nhưa Thiếu Niên Tiền Phong
ngang nhiên vi phạm, chây ỳ khác phục” trên báo điện tử Nông
nghiệp Việt Nam đã sử dụng cụm từ “hoàn thiện xong”. 12
3. Vi phạm chuẩn mực về ngữ pháp
3.1. Câu sai do cấu trúc câu không hoàn chỉn h
Các thành phần câu được chia thành ba loại lớn: thành phần nòng
cốt, thành phần phụ và thành phần biệt lập. Thành phần nòng cốt
là loại thành phần cơ bản của câu mà dựa vào nó câu mới có thể
tồn tại, bao gồm hai loại nhỏ: chủ ngữ và vị ngữ. Câu sai do cấu
trúc không hoàn chỉnh là câu thiếu 1 trong các thành phần nòng
cốt. Ở ví dụ dưới đây trên báo tuoitre.vn, tác giả viết thiếu chủ ngữ:
3.2. Câu sai về ngữ nghĩa
Hiện tượng câu sai về ngữ nghĩa được biểu hiện là câu sai hiện
thực khách quan, câu vi phạm quan hệ từ,.. .
Dùng quan hệ từ sai là một trong những lỗi rất hay gặp trong
các bài báo. Chẳng hạn, trong bài viết dưới đây của trang tin yan.vn
đăng ngày 14/4/2022, người viết đặt tít là “Hari Won từ cô gái 13
"quê kiểng" thành phu nhân siêu sao”. Ở đây, cách dùng cặp
quan hệ từ “từ - thành” không phù hợp và nên thay bằng cặp quan hệ từ “từ - đến”
3.3. Câu mơ hồ về nghĩa
Câu mơ hồ về nghĩa khiến công chúng dễ hiểu lầm thông tin được
truyền tải. Chẳng hạn trong bài viết Học vấn đáng nể của người
thủ vai “nữ hoàng chân đất” Khánh Ly trong “Em và Trịnh’’,
đăng trên báo tienphong.vn ngày 15/6/2022, tác giả v ế i t “Khánh
Ly của Bùi Lan Hương là người phụ nữ ấn tượng hơn cả”. Câu này
nên sửa thành “Khánh Ly do Bùi Lan Hương thủ vai là người phụ
nữ ấn tượng hơn cả”. 14
3.4. Câu sai do đánh dấu câu sai vị trí
Đây là lỗi sai ít gặp nhất trên báo chí. Nguyên nhân chủ yếu
của hiện tượng này là do nhà báo cẩu thả trong quá trình viết bài,
không kiểm tra lại bài đăng trước khi đưa đến cho công chúng.
Ví dụ, trong bài viết dưới đây của báo vienamnet.vn, dấu
chấm đặt sai vị trí khiến câu văn bị tách ra khiến cấu trúc của câu
văn không hoàn chỉnh. Câu này nên sửa lại thành: Đúng như tên
gọi của nó - “đỏ đen”, người chơi tất sẽ có thắng, có thua.
Câu 2: Quan niệm của anh/ chị về tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí? Theo anh/
chị có những cách thức nào để giúp ngôn ngữ báo thuộc chuyên ngành anh/ chị
đang theo học trở nên hấp dẫn? Bài làm
Báo chí nằm ở mạng lưới trung tâm trong các phương tiện thông tin đại
chúng. Báo chí có thể truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ hoặc chữ viết, nhưng ngôn
ngữ báo chí trước hết và chủ yếu được xem xét ở lĩnh vực ngôn ngữ học – xã hội.
Vấn đề sử dụng ngôn ngữ có tác động trực tiếp đến hiệu quả thông tin của báo chí. 15
Ngôn ngữ báo chí có hấp dẫn mới khơi gợi được sự hứng thú của người đọc, người nghe.
Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí thể hiện qua lời lẽ, câu từ đanh thép,
logic, đi thẳng vào vấn đề để truyền tải thông tin một cách chân thực và khách quan
nhất. Sử dụng ngôn từ cẩn trọng, chính xác trong các tác phẩm báo chí vừa giúp đạt
hiệu quả giao tiếp cao, vừa góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt. Một yếu tố hấp dẫn khác đó là sự cụ thể: miêu tả hiện thực một cách
chi tiết và cặn kẽ nhất, giúp độc giả có thể hình dung rõ nét như được trực tiếp trải
nghiệm sự kiện đó. Bên cạnh đó, báo chí là một phương tiện thông tin đại chúng,
dành cho mọi đối tượng ở mọi độ tuổi, giới tính, địa vị xã hội khác nhau. Khi đó
ngôn ngữ báo chí sẽ hấp dẫn không phải qua ngôn từ mỹ miều mà nhờ cách truyền
đạt thông tin đơn giản, dễ h ể
i u. Ngoài ra, tính biểu cảm cũng là một yếu tố quan
trọng làm nên sự hấp dẫn cho ngôn ngữ báo chí. Tính biểu cảm như một yếu tố cân
bằng cho sự thẳng thắn, đanh thép, tạo cho ngôn ngữ báo chí một sự mềm mại cần
thiết, giúp độc giả có thể dễ dàng và thoải mái hơn trong việc tiếp cận thông tin.
Đối với từng loại hình báo chí, sẽ cần thêm những yếu tố khác để ngôn ngữ
báo chí trở nên hấp dẫn hơn. Chẳng hạn như đối với báo truyền hình, cần có sự kết
hợp hài hòa giữa hình ảnh và âm thanh; với báo phát thanh cần tập trung tối đa vào
việc thể hiện nội dung qua âm thanh và sử dụng, kết hợp tiếng động một cách hấp dẫn nhất,…
Ngôn ngữ là một phạm trù rộng lớn, cần sự tôi luyện, rèn giũa, khắc phục
những yếu điểm để sử dụng ngôn ngữ sao cho hay, cho đúng chuẩn, đặc biệt là
trong lĩnh vực báo chí. Trong mọi trường hợp, bản thân người làm báo phải tự ý
thức rèn luyện năng lực ngôn ngữ, cần phải hiểu rõ những yêu cầu chuẩn mực ngôn
ngữ báo chí để nâng cao khả năng của bản thân. 16
Trong các loại hình báo chí, Truyền hình là một trong những kênh thông tin
phổ biến, có sức hút và có vị trí nhất định trong lòng công chúng. Ở loại hình này
có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh và hình ảnh, giúp thông tin được truyền tải tới
khán giả trở nên sinh động, trực quan và dễ hình dung hơn. Tuy nhiên, với sự bùng
nổ của các loại hình nghe nhìn khác trong thời đại công nghiệp 4.0, Truyền hình
muốn duy trì được vị trí của mình cũng cần nâng cao, cải thiện về mọi mặt để tăng
tính hấp dẫn trong từng tác phẩm:
- Ngôn ngữ trong tác phẩm truyền hình cần có sự chuẩn mực cao, không sử
dụng khẩu ngữ một cách tùy hứng: Sáng tạo là yêu cầu cần thiết, tuy nhiên sự
sáng tạo ấy vẫn cần nằm trong khuôn khổ tính chuẩn mực của báo chí. Có những
cụm từ rất hợp thời, và có thể mang lại sự chú ý cao, thế nhưng không thể sử
dụng trong một bản tin thời sự như “xỉu up xỉu down”, “ngã ngửa”, “sốc”,
“chất”, “đỉnh cao”,… Ngoài ra, cũng không thể tùy hứng chêm xen tiếng Anh
một cách bừa bãi trong các tác phẩm truyền hình.
- Cách diễn đạt, dẫn dắt tác phẩm truyền hình cần có sự hấp dẫn, sáng tạo:
Biên tập viên cần biết sử dụng ngôn ngữ một cách có chọn lọc, sử dụng thêm
các chất liệu ngôn từ khác như ca dao, tục ngữ, thành ngữ để tạo màu sắc riêng
cho lời dẫn của mình. Yếu tố đó kết hợp với cách dẫn dắt vừa hài hước vừa tinh
tế sẽ tạo cho khán giả cảm giác gần gũi và thú vị. Cũng có thể ứng biến linh
hoạt trong cách trường hợp khác nhau nhưng nhất định vẫn phải bám sát những
chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí.
- Ngôn ngữ trong tác phẩm truyền hình cần được k ể
i m duyệt chặt chẽ: Kiểm
duyệt chặt chẽ các tác phẩm trước khi lên sóng vừa giúp tránh được những lỗi
không đáng có, vừa thể hiện sự tôn trọng với khán giả theo dõi chương trình.
- Biên tập viên, người dẫn chương trình truyền hình cần trau dồi, rèn luyện
vốn ngôn ngữ của mình: Họ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc 17
sáng tạo ra tác phẩm báo truyền hình và đưa tác phẩm đó đến với khán giả. Biên
tập viên và những người dẫn chương trình phải là những người có năng lực, am
hiểu sâu sắc về ngôn ngữ và những chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí.
- Tăng cường nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ: Các bộ, ban, ngành liên quan
cần tăng cường nghiên cứu, phát triển ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ
báo chí trong lĩnh vực báo truyền hình nói riêng. Đây sẽ là tiền đ ề, là điểm tựa
để xây dựng ngôn ngữ báo chí ngày một hấp dẫn hơn. 18