Bài tập kinh tế vĩ mô Chương 1 - Chương 9| Kinh tế vĩ mô | Trường Đai học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Bài tập kinh tế vĩ mô Chương 1 - Chương 9 của Trường Đai học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
58
29 lượt tải
Tải xuống
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
20 trang
3 tháng trước
Tác giả:
lOMoARcPSD|40651217
lOMoARcPSD|40651217
KINH TẾ VĨ MÔ
CHƯƠNG I
1. Các chính sách của Chính phủ được thiết kế để mang lại sự hiệu quả:
a. Thường được thực hiện với chi phí công bằng xã hội .
b. Có xu hướng làm cho nền kinh tế phát triển chậm hơn.
c. Thường không có tính khả thi.
d. Có xu hướng tạo ra nhiều thủ tục hành chính cho các công ty trong nền kinh tế.
2. Mọi khoản sau đây được xem là chi phí của sinh viên khi đi học cao đẳng, NGOẠI TRỪ:
a. Sách giáo khoa.
b. Học phí và các chi phí khác có liên quan
c. Chi phí nhà ở và sinh hoạt (với mức tương đương mà sinh viên đó phải trả trước khi vào trường
cao đẳng)
.
d. Thời gian học tập vì không thể sử dụng để đi làm thêm như trước đây
3. Một máy bay từ HCMC chuẩn bị cất cánh đi Hà Nội nhưng vẫn còn một số ghế trống. Nếu giá bình quân
một chỗ là 1,5 triệu đồng, hãng hàng không nên bán với giá nào cho khách dự phòng để bán hết được số ghế
còn lại?
a. Ít nhất là 1,5 triệu.
b. Chính xác 1,5 triệu.
c. Bất kỳ giá nào > 0 đủ để hành khách quyết định mua vé lên máy bay.
d. Thấp hơn 1,5 triệu đồng một tí.
4. Chính phủ Việt Nam vừa ban hành quy định yêu cầu mọi người ngồi ở ghế trước trong ô tô phải đeo dây
bảo hiểm. Tất cả những kết quả sau đây là có thể xảy ra, NGOẠI TRỪ:
a. Số lượng người chết vì tai nạn giao thông thay đổi không đáng kể tại Việt Nam.
b. Tỷ lệ người chết/tai nạn sẽ thấp hơn.
c. Số người đi bộ chết vì tai nạn giao thông ít hơn.
d. Tần suất tai nạn giao thông tăng lên.
5. Khi hai người trao đổi hàng hoá với nhau:
a. Một người thường được lợi hơn so với người kia.
b. Cả hai đều được lợi từ việc trao đổi.
c. Một người chắc chắn được lợi nhiều hơn.
d. Cả hai đều không được lợi vì họ cho rằng phần bị mất đi bằng với phần nhận được.
6. Trong một nền kinh tế thị trường, quyết định sản xuất cái gì với số lượng bao nhiêu là của:
a. Cử tri của một quốc gia.
b. Tất cả người sản xuất và người tiêu dùng.
c. Chỉ Chính phủ mới có thể quyết định.
lOMoARcPSD|40651217
d. Các tổ chức phi chính phủ.
7. Mặc dù thị trường là nơi tốt nhất để tổ chức các hoạt động kinh tế, Chính phủ cũng cần làm các công việc
sau, NGOẠI TRỪ:
a. Thiết lập và thực thi các quyền sở hữu.
b. Can thiệp vào thị trường khi xuất hiện thất bại do những ảnh hưởng ngoại vi.
c. Can thiệp vào khi trường khi xuất hiện thất bại do những thế lực của thị trường.
d. Quyết định sản xuất cái gì với số lượng bao nhiêu.
8. Mức sống của nhân dân Việt Nam tăng mạnh trong những năm qua, chủ yếu là do:
a. Sự tăng lên không ngừng năng suất lao động của người Việt Nam trong những năm qua.
b. Các nỗ lực mạnh mẽ từ Công đoàn của người lao động.
c. Chính phủ thành công trong việc nâng mức lương tối thiểu.
d. Việt Nam đã bảo hộ thương mại tốt, làm cho người lao động có thêm việc làm, không bị ảnh hưởng bởi hàng hoá
nhập khẩu từ các nước lân cận, ví dụ như Trung Quốc, Thái Lan.
9. Lạm phát nhanh và liên tục xảy ra chủ yếu là do:
a. Lương tăng do áp lực từ công đoàn lao động.
b. Các công ty tham lam nâng mức giá cao trên mức cần thiết.
c. Sự tăng lên về số lượng tiền tệ trong nền kinh tế.
d. Xuất nhập khẩu quá nhiều với các nước khác.
10.Một chính phủ thực hiện một chính sách nhằm giảm lạm phát có thể phải đối mặt với:
a. Tăng thất nghiệp trong ngắn hạn .
b. Giảm thất nghiệp trong ngắn hạn.
c. Tăng thất nghiệp trong dài hạn.
d. Giảm thất nghiệp trong dài hạn.
CHƯƠNG II
1. "Mọi gia đình ở Việt Nam nên có thu nhập hàng năm ít nhất là 2.000 đô la/người để có thể chi trả cho
nhu cầu tối thiểu về ăn, chỗ ở và khám chữa bệnh". Đây là một ví dụ về: a. phát biểu kinh tế thực chứng.
b. ví dụ về "suy nghĩ mơ hồ."
c. phát biểu kinh tế chuẩn tắc.
d. định nghĩa về đói nghèo.
2.Mô hình kinh tế:
a. được thiết kế càng rắc rối càng tốt.
b. thì tốt hơn khi được thiết kế phức tạp.
c. được thiết kế để đơn giản hoá thực tế.
d. là một công cụ mà các nhà kinh tế sử dụng bảo đảm rằng công chúng không hiểu được các vấn đề kinh tế cơ bản.
3. Cái nào dưới đây không thể là một mô hình?
a. một chiếc máy bay giấy
b. một đường giới hạn khả năng sản xuất
c. một cây dừa
d. một nhóm các dữ liệu được sử dụng để dự báo về kinh tế
4. Kinh tế vi mô là khoa học nghiên cứu về:
lOMoARcPSD|40651217
a. các hộ gia đình và các công ty ra quyết định và tương tác với nhau trên thị trường như thế nào.
b. hiện tượng chung của nền kinh tế.
c. lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
d. ảnh hưởng từ các hành động của chính phủ trong nền kinh tế.
5. Một đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện:
a. giá cả mà ở đó các loại hàng hoá khác nhau được sản xuất.
b. các phối hợp đầu vào cho phép một quốc gia sản xuất một sản lượng đầu ra cố định.
c. thu nhập thuế mà chính phủ thu được với các mức thuế khác nhau.
d. các phối hợp khác nhau của hai loại hàng hoá mà một quốc gia có thể sản xuất với nguồn lực sẵn có.
6. Kinh tế vĩ mô về cơ bản nghiên cứu:
a. phương thức sản xuất.
b. giá của hàng hoá và dịch vụ cụ thể.
c. hành vi của người tiêu dùng.
d. các hiện tượng của toàn nền kinh tế.
7. Cái gì dưới đây được một nhà kinh tế vi mô quan tâm?
a. Tỷ lệ thất nghiệp hôm nay cao hơn so với trong quá khứ.
b. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc thì thấp hơn ở Việt Nam.
c. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ cao hơn trong năm 2006.
d. Hạn chế nhập khẩu đường sẽ làm tăng giá đường thị trường nội địa.
8. Cái nào dưới đây không phải là một phần của phương pháp khoa học?
a. phát triển các lý thuyết
b. thu thập các dữ liệu
c. xác định xem các lý thuyết có nhất quán với các dữ liệu hay không
d. thi hành các chính sách đúng đắn của chính phủ
9. Mô hình dòng chu chuyển thể hiện:
a. tiền và sản phẩm dịch chuyển qua thị trường giữa các hộ gia đình và công ty như thế nào.
b. thay đổi thu nhập quốc gia theo thời gian.
c. lượng thu nhập mà các nhóm thu nhập khác nhau có được theo thời gian.
d. vận động không ngừng của thu nhập, chi tiêu và thu nhập tăng thêm tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
10. Nền kinh tế có thể nâng mức tiêu thụ lên hơn 4 triệu tấn gạo và 3.000 xe tải cùng lúc nếu:
a. có ít hơn các nguồn lực để sản xuất trong nền kinh tế.
b. có sự cải tiến về kỹ thuật trong sản xuất ở cả hai sản phẩm.
c. nền kinh tế tạm thời sản xuất xe tải ít hơn.
d. nền kinh tế tạm thời sản xuất gạo nhiều hơn.
CHƯƠNG III
Câu 1 Đường Giới hạn Khả năng SX được sử dụng để minh họa ví dụ tại Chương này trong SGK là một
đường thẳng bởi vì:
a.Tác giả giả định rằng người nông dân và người chăn nuôi có thể chuyển đổi theo tỷ lệ cố định từ SX thịt sang SX
khoai tây.
b. Do điều này có thể giải thích tại sao mỗi người đều có thể SX cả hai SP thịt và khoai.
lOMoARcPSD|40651217
c. Một người SX tốt hơn ở cả 2 SP so với người kia.
d. Lợi ích từ trao đổi sẽ làm lợi cho cả hai người.
Câu 2 Nguyên lý Lợi thế Tuyệt đối đề cập đến tình huống một nhà SX:
a. có thể SX một SP với số lượng lớn hơn các nhà SX khác.
b. có thể SX một SP khi sử dụng ít nguồn lực hơn các nhà SX khác.
c. có khả năng SX chính xác cùng số lượng với một SP của các nhà SX khác.
d. được tiếp cận nhiều nguồn lực hơn các nhà SX khác.
Câu 3 Nguyên lý Lợi thế So sánh đề cập đến tình huống một nhà SX:
a. có chi phí cơ hội thấp hơn các nhà SX khác trong việc SX một SP.
b. có thể SX một SP với số lượng lớn hớn các nhà SX khác.
c. có thể tiếp cận nhiều nguồn lực hơn các nhà SX khác.
d. có thể SX một SP mới ít nguồn lực hơn các nhà SX khác.
Câu 4 Điều gì dưới đây là ĐÚNG khi nói về nguyên lý Lợi thế Tuyệt đối?
a. Các quốc gia nên chuyên môn hóa để SX ra những SP mà họ có chi phí cơ hội thấp hơn.
b. Các quốc gia nên xuất khẩu những SP mà họ không có Lợi thế Tuyệt đối.
c. Các quốc gia nên chuyên môn hóa để SX ra những SP mà họ có Lợi thế Tuyệt đối.
d. Các quốc gia nên xuất khẩu những hàng hóa mà họ có chi phí cơ hội cao hơn.
Câu 5 Điều gì dưới đây là ĐÚNG khi nói về nguyên lý Lợi thế So sánh?
a. Các quốc gia nên chuyên môn hóa SX những SP mà họ sử dụng ít nguồn lực nhất để SX.
b. Các quốc gia nên chuyên môn hóa SX những SP là họ có chi phí cơ hội thấp nhất.
c. Một quốc gia sẽ không được lợi gì từ thương mại nếu họ sử dụng ít nguồn lực hơn các quốc gia khác để SX bất kỳ
SP nào.
d. Một quốc gia sẽ không được lợi gì từ thương mại nếu họ sử dụng nhiều nguồn lực hơn các quốc gia khác để SX bất
kỳ SP nào.
Câu 6 Cậu bé hàng xóm được đề nghị cắt cỏ sân vườn cho nhà Tiger Woods. Thời gian làm việc của cậu sẽ
nhiều gấp đôi so với Tiger Woods tự làm. Vậy, Tiger Woods nên tự mình cắt cỏ sân nhà hay thuê cậu bé hàng
xóm?
a.NÊN, vì chi phí cơ hội của cậu bé thấp hơn một nửa so với chi phí cơ hội của Tiger Woods.
b.NÊN, vì cậu bé cần tiền và Tiger Woods có thể giúp thông qua việc cắt cỏ.
c.KHÔNG NÊN, vì sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu Tiger Woods tự cắt cỏ vì anh làm nhanh hơn.
d.KHÔNG NÊN, vì Tiger Woods còn có nhiều việc khác phải làm hiệu quả hơn với tiền của mình so với việc chi tiền
cho cậu bé cắt cỏ.
Câu 7 Giả sử nếu tham gia thương mại tự do, VN có thể phải dừng sản xuất ô tô và có thể gây ra phá sản nhiều
công ty cũng như nhiều công nhân sẽ mất việc làm. Như vậy liệu thương mại tự do có còn giá trị không?
a.Có, vì mặc dù nhiều người mất việc, chúng ta cũng cần theo cuộc chơi chung của thế giới.
b.Có, vì lợi ích sẽ lớn hơn phần mất mát: các công ty sẽ chuyển đổi kinh doanh và lại có nhiều công việc ở những
ngành nghề mới.
c.Không, vì ta cần bảo vệ NLĐ trong nước.
d.Không, vì mức lương trong nước sẽ giảm mạnh, làm cho ta có thể cạnh tranh với các quốc gia lương thấp.
Câu 8 Giả sử Nhật có thể đánh máy 10 trang/giờ, còn Tài chỉ đánh được 8. Giả sử thêm Nhật có thể dịch tài
liệu 5 trang/giờ, còn Tài chỉ dịch được 2. Nếu cả hai cùng làm chung cho một dự án, ai sẽ nên làm việc gì?
a.Nhật đánh máy, Tài dịch tài liệu
b.Nhật dịch tài liệu, Tài đánh máy.
lOMoARcPSD|40651217
c.Nhật làm cả 2 việc vì bạn ấy làm tốt hơn Tài ở cả 2 việc.
d.Tài làm cả 2 việc vì bạn ấy làm tốt hơn Nhật ở cả 2 việc.
Câu 9 Giả sử Nhật có thể đánh máy 10 trang/giờ, còn Tài chỉ đánh được 8. Giả sử thêm Nhật có thể dịch tài
liệu 5 trang/giờ, còn Tài chỉ dịch được 2. Với thông tin này, ta có thể nói:
a.Tài có lợi thế cạnh tranh so Nhật trong việc dịch tài liệu.
b.Nhật có lợi thế tuyệt đối so với Tài trong việc dịch tài liệu.
c.Tài có lợi thế tuyệt đối so với Nhật trong việc đánh máy.
d.Nhật có lợi thế so sánh so với Tài trong việc đánh máy.
Câu 10 Nguyên lý Lợi thế So sánh bàn cãi về nhiều vấn đề dưới đây, ngoại trừ:
a. chuyên môn hóa cho phép các nhà SX tham gia SX khi họ có chi phí cơ hội thấp hơn.
b.Thương mại tự do dẫn đến phá sản và thất nghiệp trong dài hạn.
c.Thương mại tự do cho phép các nhà SX chuyên môn hóa.
d.Khi các nhà SX chuyên môn hóa, tổng SP sẽ tăng, làm cho đời sống mọi người tốt hơn.
CHƯƠNG 4
1. Câu nào dưới đây mô tả chính xác nhất luật cung?
a. Nhiều nguồn lực có nghĩa là nhiều hàng hoá sẽ được sản xuất
b. Cung, chứ không phải cầu, xác định giá trị thị trường.
c. Khi giá tăng, người bán thấy mình nên bán nhiều hàng hơn trước đây.
d. Các công ty kinh doanh là nguồn lực của mọi sản xuất kinh tế.
2. Một bảng cung thể hiện:
a. Các đường cung khác nhau có thể vẽ được.
b. Một thời gian biểu cho sản xuất.
c. Các phối hợp khác nhau về nguồn lực có thể được sử dụng để sản xuất một lượng đầu ra cho trước.
d. Mối quan hệ trực tiếp hay cùng chiều giữa giá của một sản phẩm và
Downloaded by Phuong Le (lephuong0301@gmail.com)
lượng
cung .
lOMoARcPSD|40651217
3. Khi giá nhà tăng, giao dịch bất động sản giảm. Điều này có nghĩa là:
a. Đường cầu nhà dịch chuyển về phía phải.
b. Lượng cầu nhà giảm.
c. Đường cầu nhà dịch chuyển về phía trái.
d. Lượng cầu nhà tăng
4. Bất kỳ tình huống nào khi lượng cung không bằng với lượng cầu cho thấy:
a. Cân bằng thị trường
b. Tình huống mà tại đó hành động người mua không khớp với hành động người bán.
c. Một nơi đang bị tác động của luật cung và cầu.
d. Điểm mà lượng cầu bằng với lượng cung.
5. Khi mọi yếu tố khác không đổi, tác động nào dưới đây KHÔNG dịch chuyển đường cung của xăng dầu?
a. Giá dầu thô giảm mạnh
b. Giảm mức tiêu thụ bình quân của các loại xe do công nghệ cao hơn
c. Cải tiến công nghệ lọc dầu làm cho sản xuất được nhiều xăng hơn từ một đơn vị dầu thô
d. Thuế trên lượng xăng đánh vào người bán
6. Luật Cầu:
a. Áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng sau cùng nhưng không áp dụng cho các nguồn lực được mua bởi các công
ty.
b. Cho biết người ta cần về một loại hàng hoá bao nhiêu, nhưng không cần thiết người ta mong muốn chi trả bao
nhiêu.
c. Cho biết rằng khi giá một loại hàng hoá giảm, lượng cầu của nó sẽ tăng.
d. Áp dụng chỉ đối với những loại hàng hoá không phải là thiết yếu.
7. Cái gì sẽ gây ra giảm cầu đối với bơ (tức là dịch chuyển đường cầu về phía trái)?
a. Tăng giá bơ thực vật (hàng hoá thay thế cho bơ)
b. Một công bố khoa học là bơ gây ra ung thư
c. Giảm giá bánh mỳ (hàng hoá bổ sung đối với bơ)
d. Tăng giá bơ
8. Giảm giá nguyên liệu đầu vào sẽ làm:
a. Giảm giá cân bằng và giảm lượng cân bằng
b. Tăng giá cân bằng và tăng lượng cân bằng
c. Giảm giá cân bằng và tăng lượng cân bằng
d. Tăng giá cân bằng và không thay đổi lượng cân bằng
9. Một đợt lạnh làm cho cà phê Tây nguyên mất mùa và làm giá cà phê tăng mạnh, khi đó: a.
Giảm cầu cà phê và tăng cầu trà
b. Giảm lượng cầu cà phê và tăng cầu trà
c. Giảm cầu cà phê và trà.
d. Giảm lượng cầu cả cà phê và trà.
10. Câu nào dưới đây KHÔNG là một bước phân tích sự thay đổi cân bằng?
a. Quyết định các sự kiện có làm dịch chuyển đường cung hay đường cầu hoặc cả hai hay không.
b. Quyết định các đường cong dịch chuyển theo hướng nào.
c. Quyết định xem các chính sách của chính phủ có tác động đến sự dịch chuyển hay không.
d. Sử dụng đồ thị cung và cầu để xem các dịch chuyển làm thay đổi cân bằng.
lOMoARcPSD|40651217
CHƯƠNG 5
1. Độ co giãn là:
a. Là thước đo sự phản ứng khi thay đổi giá hoặc thu nhập.
b. Là khái niệm các nhà kinh tế dùng để mô tả một nỗ lực để kéo giãn một khoản chi. c. Tương tự như
độ dốc.
d. Phần trăm thay đổi giá chia cho phần trăm thay đổi lượng.
2. Nếu phần trăm thay đổi lượng cung của một hàng hoá ít hơn phần trăm thay đổi về giá, cung của hàng hoá
đó là:
a. Co giãn.
b. Không co giãn.
c. Hàng hoá thông dụng.
d. Hàng hoá cấp thấp.
3. Nếu số lượng vé xem phim bán ra giảm 20% khi giá tăng 10%, độ co giãn cầu tại khung giá này là: a.
Co giãn theo thu nhập.
b. Không co giãn theo thu nhập.
c. Co giãn theo giá.
d. Không co giãn theo giá
4. Một đường cầu là đường thẳng dốc xuống phía dưới sẽ có:
a. Độ co giãn ở phần trên cao hơn ở phần dưới.
b. Độ co giãn ở phần trên thấp hơn ở phần dưới.
c. Độ co giãn là hằng số trên cả đường thẳng.
d. Độ dốc dương (+).
5. Mọi thứ khác không đổi, cầu có xu hướng co giãn hơn khi:
a. Khung thời gian càng ngắn.
b. Khung thời gian dài hơn.
c. Xét trong ngắn hạn.
d. Cả 3 đều sai.
6. Giá cũ của một thỏi kẹo chewing gum là 1.000đ và với giá đó có thể sẽ bán được 500 thỏi trong tháng tới.
Nếu giá mới tăng lên là 3.000đ/thỏi, và chỉ có thể bán ra 400 thỏi mà thôi. Cầu của kẹo chewing gum là:
a. Co giãn.
b. Co giãn đơn vị.
c. Không co giãn.
d. Giữa co giãn và co giãn đơn vị.
7. Hãy giải thích hiện tượng sau: Trong dài hạn, nguồn cung sản phẩm nông nghiệp trên toàn thế giới tăng
mạnh, nhưng cũng trong cùng thời gian đó, thu nhập của nông dân lại giảm đáng kể.
a. Tổng doanh thu của nông nghiệp giảm khi sản lượng tăng cao bởi vì phần lớn các sản phẩm nông nghiệp là
không co giãn.
b. Cầu đối với sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh trong các thập niên vừa qua.
c. Trợ giá nông sản đã làm mất đi thu nhập của nông dân.
d. Tất cả các nguyên nhân trên.
8. Nếu cầu co giãn, tất cả các yếu tố khác không đổi, thay đổi nhanh về công nghệ sẽ:
a. Làm cho tổng doanh thu của ngành giảm.
b. Làm cho tổng doanh thu của ngành tăng.
c. Làm cho tổng doanh thu, sản lượng và giá của ngành tăng.
lOMoARcPSD|40651217
d. Không làm thay đổi tổng doanh thu của ngành.
9. Biết rằng cầu của ma tuý là không co giãn, giảm cung sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của giới buôn lậu ma
tuý như thế nào (các điều kiện khác không đổi)? a. Tổng doanh thu sẽ giảm.
b. Tổng doanh thu không đổi.
c. Tổng doanh thu sẽ tăng.
d. Sự thay đổi của tổng doanh thu không thể dự đoán được.
10. Khi so sánh hai đường cầu từ hai đồ thị khác nhau: một thì dốc đứng và một thì gần như nằm ngang, ta
có thể kết luận rằng:
a. Đường cầu nằm ngang có độ co giãn cầu cao hơn.
b. Đường cầu thẳng đứng có độ co giãn cầu cao hơn.
c. Hai đường cầu có cùng độ co giãn cầu.
d. Không đủ thông tin để trả lời câu hỏi.
CHƯƠNG 6
1. Phát biểu nào dưới đây nói chung là không đúng với giá trần và giá sàn?
a. Giá trần thể hiện một mức giá tối đa theo luật pháp mà một loại hàng hoá có thể được bán ra.
b. Một thị trường với giá sàn có thể được xem như là một thất bại thị trường.
c. Giá sàn và giá trần là những ví dụ tuyệt vời cho nguyên tắc thứ 6 của kinh tế học (Thị trường là nơi tốt nhất để tổ
chức các hoạt động kinh
tế).
d. Kiểm soát lương là một ví dụ về giá sàn.
2. Nếu Chính phủ muốn giảm thiểu các tác động tiêu cực của thuế doanh thu đánh vào người bán, Chính phủ
nên chỉ nên đánh thuế vào hàng hoá có:
a. Đường cầu co giãn và đường cung không co giãn.
b. Đường cung co giãn và đường cầu không co giãn.
c. Đường cung và cầu có cùng độ co giãn.
d. Đường cung và cầu có độ dốc âm (-).
3. Câu nào sau đây là đúng?
a. Cung cho trước, cầu càng co giãn, thuế càng là gánh nặng cho người bán.
b. Cung cho trước, cầu càng co giãn, thuế càng là gánh nặng cho người mua.
c. Cầu cho trước, cung càng co giãn, thuế càng là gánh nặng cho người bán.
d. Thuế đánh vào người bán sẽ làm dịch chuyển đường cầu.
4. Tại sao công nhân không lành nghề là đối tượng bị tác động lớn nhất đối với quy định về lương tối thiểu?
a. Lương tối thiểu chỉ áp dụng cho đối tượng còn trẻ, mà đối tượng này chủ yếu là không lành nghề.
b. Nhiều công nhân tay nghề thấp không mang lại lợi nhuận nhiều cho công ty khi thuê họ, trừ khi họ chỉ nhận mức
lương thấp hơn mức lương tối
thiểu.
c. Lương tối thiểu là giá sàn làm cho người lao động không lành nghề không thể tham gia thị trường lao động.
d. Lương tối thiểu tạo ra sự thiếu hụt công nhân không lành nghề một cách hiệu quả.
5. Kiểm soát giá thuê nhà:
a. Làm giảm cung nhà cho thuê.
b. Làm tăng cầu nhà cho thuê.
c. Kéo cầu nhà cho thuê xuống.
d. Gây ra thiếu hụt nhà cho thuê thường xuyên.
6. Ví dụ nào dưới đây không phải là ví dụ về giá trần?
lOMoARcPSD|40651217
a. Kiểm soát giá cho thuê nhà
b. Giá xăng dầu tại Việt Nam hiện nay
c. Một quy định không cho phép người cho thuê thu thêm lãi suất trên tiền thuê nhà chậm trả d. Quy định lương tối
thiểu
7. Phạm vi tác động của thuế có liên quan đến:
a. Mức thu nhập chịu thuế.
b. Mức thuế trên doanh thu.
c. Số lượng tiền trả thuế có liên quan.
d. Người gánh chịu phần trả thuế.
8. Chính phủ đánh 1.000 đồng thuế lên một sản phẩm có giá 5.000 đồng. Nếu sau khi đánh thuế, hàng hoá đó
bán với giá 5.600 đồng, như vậy:
a. Thuế hoàn toàn đánh lên người tiêu dùng.
b. Thuế hoàn toàn đánh lên người bán.
c. Thuế được người mua và người bán chia sẻ.
d. Không có gánh nặng nào về thuế.
9. Phương thức nào dưới đây dùng để phân phối các sản phẩm về năng lượng đến người mua? a.
Cho phép tăng giá năng lượng.
b. Phân phối theo nguyên tắc đến trước được phục vụ trước.
c. Phân phối năng lượng tuỳ theo ý kiến riêng của người bán.
d. Tất cả những cách trên.
10.Thặng dư xảy ra khi:
a. Giá trần quy định trên giá cân bằng.
b. Giá trần quy định dưới giá cân bằng.
c. Giá sàn quy định trên giá cân bằng.
d. Giá sàn quy định dưới giá cân bằng.
CHƯƠNG 7
1. Thặng dư tiêu dùng là:
a. Chênh lệch giữa mong muốn chi trả và khoản thực trả của người tiêu dùng.
b. Phần hàng hóa còn thừa của người tiêu dùng sau khi đã tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu.
c. Chênh lệch giữa số hàng hóa mà người tiêu dùng mua so với số thực sự cần.
d. Chênh lệnh giữa số lượng hàng hóa một công ty sản xuất ra so với số mà người tiêu dùng muốn mua.
2. Thặng dư tiêu dùng có thể được mô tả trên đồ thị là phần diện tích:
a. Trên đường cung và dưới mức giá.
b. Trên đường cung và dưới đường cầu.
c. Dưới đường cung và trên trục hoành.
d. Dưới đường cầu và trên mức giá.
3. Thặng dư sản xuất có thể được mô tả trên đồ thị là phần diện tích:
a. Trên đường cung và dưới mức giá.
b. Trên đường cung và dưới đường cầu.
c. Dưới đường cung và trên trục hoành.
d. Dưới đường cầu và trên mức giá.
4. Thặng dư sản xuất thể hiện:
a. Phần sản xuất trên mức người tiêu dùng muốn mua.
b. Chênh lệch giữa giá của của sản phẩm và chi phí của người bán.
lOMoARcPSD|40651217
c. Phần còn lại của nguyên vật liệu và các nguồn lực đầu vào khác sau khi sản xuất hàng hóa.
d. Phần còn lại của hàng hóa không bán được sau một đợt khuyến mãi mạnh.
5. Giá tăng sẽ làm cho thặng dư tiêu dùng ________ , và thặng dư sản xuất ________. a.
tăng, tăng
b. giảm, tăng
c. tăng, giảm
d. giảm, giảm
6. Giá giảm sẽ làm cho thặng dư tiêu dùng ________ , và thặng dư sản xuất _______. a.
tăng, tăng
b. giảm, tăng
c. tăng, giảm
d. giảm, giảm
7. Tổng thặng dư có thể được tính toán bằng:
a. Giá trị đối với người mua trừ đi khoản người mua phải trả.
b. Giá trị người bán nhận được trừ đi chi phí người bán.
c. Chi phí người bán trừ đi giá trị đối với người mua.
d. Giá trị đối với người mua trừ đi chi phí người bán.
8. Tổng thặng dư tại một thị trường thường được tối đa hóa khi:
a. Công ty nhận được tối đa lợi nhuận.
b. Người mua trả được giá thấp thấp nhất.
c. Lượng tối đa có thể bán được.
d. Thị trường cân bằng.
9. Nếu lượng bán được trên thị trường thấp hơn lượng cân bằng:
a. Giá trị đối với người mua cho các sản phẩm tiếp theo là thấp hơn so với chi phí của người bán để sản xuất các
sản phẩm đó.
b. Giá trị đối với người mua cho các sản phẩm tiếp theo là cao hơn so với chi phí của người bán để sản xuất các sản
phẩm đó.
c. Thị trường sẽ giảm tổng thặng dư nếu có thêm sản phẩm được sản xuất.
d. Tổng thặng dư lớn hơn ở mức cân bằng.
10.Nếu một thị trường không cạnh tranh lắm và có sự tồn tại của ảnh hưởng ngoại vi, chúng ta có thể dự kiến
kết qủa của thị trường là:
a. Hiệu quả và tổng thặng dư được tối đa hóa.
b. Hiệu quả, nhưng tổng thặng dư không được tối đa hóa.
c. Không hiệu quả nhưng tổng thặng dư vẫn được tối đa hóa.
d. Không hiệu quả và tổng thặng dư cũng không được tối đa hóa.
CHƯƠNG 8
1 Khi đánh thuế lên một hàng hóa, những điều dưới đây sẽ xảy ra, ngoại trừ: a.Thặng
dự tiêu dùng giảm.
b.Thặng dư sản xuất giảm.
c.Tổng thặng dư tăng.
d.Nhà nước có thu nhập từ thuế.
2 Khi có thuế, lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường sẽ ________ và tổng thặng dư
sẽ ________. a. tăng, tăng
b. tăng, giảm
lOMoARcPSD|40651217
c. giảm, tăng
d. giảm, giảm
3. Giảm tổng thặng dư trong một thị trường do thuế được gọi là: a.
tổn thất vô ích.
b. thặng dư thuế.
c. doanh thu thuế của chính phủ.
d. tổn thất thuế.
4 Tổn thất vô ích xảy ra trong một thị trường có thuế vì:
a.Thuế làm cho thị trường trao đổi nhiều hơn mức tối ưu, và toàn bộ phần thặng dư từ những hàng hóa bán vượt sẽ
bị mất đi.
b.Thuế làm cho thị trường trao đổi ít hơn mức tối ưu, và toàn bộ phần thặng dư từ những hàng hóa không được trao
đổi sẽ bị mất
đi.
c.Doanh thu từ thuế của CP bị mất, đến tay nhà SX và người tiêu dùng.
d.Khi có thuế, cần có bộ máy hành chính thu thuế với nhiều chi phí văn phòng phát sinh.
5 Cùng một mức thuế sẽ gây ra tổn thất vô ích lớn hơn nếu cung
và cầu: a.Không co giãn.
b.Co giãn.
c.Co giãn đơn vị.
d.Không co giãn hoàn toàn.
6 Điều gì sau đây gây ra tổn thất vô ích lớn hơn? a.Đánh thuế cao
hơn.
b.Tăng cầu.
c.Tăng cung.
d.Cung và Cầu ít co giãn hơn.
7 Theo lý thuyết Đường cong Laffer, nếu chính phủ muốn tăng
thu nhập từ thuế: a.Đôi khi sẽ đạt được bằng cách giảm mức
thuế.
b.CP sẽ đánh thuế cao hơn.
c.CP sẽ đánh thuế cho người mua.
d.CP sẽ đánh thuế cho người bán.
8 Khi mức thuế đã quá lớn, việc tăng thêm nữa sẽ làm cho:
a.Thu nhập từ thuế tăng.
b.Thu nhập từ thuế giảm.
c.Người mua tăng lượng cầu.
d.Người bán tăng lượng cung.
9 Một mức thuế cao hơn sẽ làm cho tổn thất vô ích: a.Tăng và thu
nhập từ thuế cũng tăng.
b.Giảm và thu nhập từ thuế luôn luôn tăng.
c.Tăng và thu nhập từ thuế có thể giảm.
d.Giảm và thu nhập thuế có thể giảm
10 Khi đánh thuế thì điều gì dưới đây sẽ xảy ra? a.Thặng dư
tiêu dùng tăng.
b.Thặng dư sản xuất tăng.
c.Thu nhập từ thuế của Chính phủ giảm.
lOMoARcPSD|40651217
d.Xuất hiện tổn thất vô ích.
CHƯƠNG 9
1. Theo đồ thị, đâu là phần thể hiện tổng thặng dư khi không có thương mại quốc
tế? a. A + B + C + D
b. C + D
c. A + B + E
d. A + B + C + D + E
2. Trong đồ thị, đâu là phần thể hiện lợi ích có được từ thương mại tự do? a. A +
B + C + D
b. C + D
c. A + B + E
d. A + B + C + D + E
3.Trong đồ thị, đâu là phần thể hiện tổng thặng dư khi có thương mại tự do?
a. A + B + C + D
b. C + D
c. A + B + E
d. A + B + C + D + E
4. Nhận định nào dưới đây ĐÚNG với đồ thị đã cho?
lOMoARcPSD|40651217
a.Đồ thị thể hiện tình huống của một quốc gia nhập khẩu.
b.'C + D’ thể hiện tổn thất vô ích trong thương mại tự do.
c.Quốc gia này xuất khẩu 1.000 đơn vị SP.
d.Người tiêu dùng sẽ muốn mua thêm 700 đơn vị SP khi có thương mại tự do so với khi chưa có.
5. Nhận định nào dưới đây là ĐÚNG khi nói về thương mại tự do?
a.Quốc gia xuất khẩu sẽ hưởng lợi từ thiệt hại của quốc gia nhập khẩu.
b.Quốc gia nhập khẩu sẽ tệ hơn khi có thương mại tự do so với trước đó.
c.Đối với quốc gia nhập khẩu, phần lợi từ thương mại tự do sẽ lớn hơn phần thiệt hại.
d.Quốc gia nhập khẩu nên hạn chế thương mại, nhưng không cần triệt tiêu hoàn toàn.
6.Nhận định nào dưới đây ĐÚNG với thuế nhập khẩu?
a.Thuế nhập khẩu làm giảm phúc lợi xã hội của các quốc gia nhập khẩu.
b.Thuế nhập khẩu mang lại phần lợi nhiều hơn phần thiệt hại cho quốc gia nhập khẩu.
c.Thuế nhập khảu cho phép các quốc gia trao đổi mua bán nhiều hơn.
d.Thuế nhập khẩu thường được các quốc gia xuất khẩu sử dụng và ít được các quốc gia nhập khẩu sử dụng.
CHƯƠNG 13
1. Câu nào dưới đây là đúng?
a. Khi chi phí cận biên lớn hơn chi phí trung bình, chi phí trung bình đang giảm.
b. Khi chi phí cận biên nhỏ hơn chi phí trung bình, chi phí trung bình đang tăng.
c. Khi chi phí trung bình đạt cực đại, chi phí cận biên bằng với chi phí trung bình.
d. Khi chi phí trung bình đạt cực tiểu, chi phí cận biên bằng với chi phí trung bình.
2. Chi phí hiện hữu là:
a. Các khoản chi trả của công ty cho người lao động.
b. Các khoản chi trả của công ty cho tất cả các đối tượng khác. C. Chi phí cơ hội của các
nguồn lực được công ty sở hữu.
d. Khoản tương tự như lợi nhuận kế toán.
3. Khi chi phí cận biên tăng lên:
a. Chi phí biến đổi trung bình phải tăng lên.
b. Chi phí biến đổi trung bình phải giảm xuống.
c. Chi phí biến đổi trung bình có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
d. Chi phí cố định trung bình phải tăng lên.
4. Chi phí chìm là:
a. Các khoản chi trả của công ty cho người lao động.
b. Các khoản chi trả của công ty cho các đối tượng khác.
c. Chi phí cơ hội của các nguồn lực được công ty sở hữu.
d. Khoản tương tự như lợi nhuận kế toán.
5. Đường cong chi phí trung bình trong dài hạn:
a. Thể hiện chi phí trung bình thấp nhất tại các mức sản lượng khác nhau có thể sản xuất được trong dài hạn.
b. Giả định rằng quy mô nhà máy có thể được thay đổi khi công ty thay đổi các mức sản xuất.
lOMoARcPSD|40651217
c. Có thể thể hiện các mức chi phí tăng lên theo đơn vị sản phẩm tại các mức sản xuất cao.
d. Được mô tả một cách chính xác theo từng nhận định ở 3 câu trên.
6.Nếu chi phí trung bình trong dài hạn của một công ty tăng khi quy mô hoạt động tăng, công ty đó đang có: a.
Lợi nhuận giảm dần.
b. Tính phi kinh tế về quy mô.
c. Kinh tế về quy mô.
d. Chi phí đầu vào gia tăng.
7. Hàm sản xuất:
a. Là mối quan hệ giữa vật chất đầu vào và chi phí của đầu vào đó.
b. Là mối quan hệ giữa lượng đầu vào được sử dụng và lượng hàng hoá sản xuất được.
c. Là mối quan hệ xã hội giữa xã hội và môi trường bị tác động bởi sản xuất của xã hội đó.
d. Tương tự như quy luật về tỷ lệ nghịch: một biến tăng thì biến kia giảm và ngược lại.
8. Chi phí biến đổi trung bình là:
a. Chi phí biến đổi chia cho sản lượng đầu ra.
b. Chi phí không thay đổi so với sản lượng được sản xuất ra.
c. Chi phí dùng đo lường giá trị của công ty.
d. Chỉ xuất hiện trong dài hạn.
lOMoARcPSD|40651217
9. Chi phí cận biên là:
a. Chi phí công ty trả cho tại phần cận biên của các tài khoản.
b. Sự thay đổi trong tổng chi phí phát sinh từ sự thay đổi một đơn vị sản lượng.
c. Tổng chi phí chia cho sản lượng.
d. Bằng không đối với một công ty sản xuất trong ngắn hạn với chi phí cố định bằng không.
10. Trong trường hợp lợi nhuận không đổi theo quy mô, khoản nào sau đây không đổi khi sản lượng đầu ra tăng?
a. Mức sản lượng
b. Chi phí sản xuất trung bình
c. Tổng chi phí sản xuất
d. Lợi nhuận
CHƯƠNG 14
1. Trong dài hạn, việc gia nhập của các công ty mới vào ngành công nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sẽ có tác động
đến:
a. Đẩy giá cân bằng trong dài hạn lên.
b. Giảm lượng cân bằng.
c. Tăng nhu cầu của từng công ty.
d. Triệt tiêu dần lợi nhuận kinh tế.
2. Lợi nhuận kinh tế của các công ty cạnh tranh hoàn toàn:
a. Sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn đối với một ít công ty hoạt động hiệu quả.
b. Sẽ dịch chuyển hàm cầu của ngành về phía phải.
c. Sẽ thu hút nhiều công ty gia nhập ngành trong dài hạn.
d. Sẽ tạo ra sự tăng lên trong dài hạn của giá cân bằng.
3. Giả sử giá mà công ty XYZ có thể nhận được từ sản phẩm của mình là 15.000đ/đơn vị. Chi phí biến đổi trung
bình là 12.000đ/đơn vị. Tổng chi phí bình quân là 17.000đ. Trong ngắn hạn, công ty này: a. Có lợi nhuận kinh
tế.
b. Nên đóng cửa.
c. Có lợi nhuận kinh tế bằng không
d. Nên tiếp tục sản xuất.
4. Một đường cung ngắn hạn của thị trường được phát sinh từ:
a. Lượng cung từ mỗi công ty tham gia thị trường.
b. Lượng cầu từ mỗi cá nhân người tiêu dùng trên thị trường.
c. Tổng cộng các đường cong chi phí trung bình của mọi công ty tham gia thị trường.
d. Tổng cộng các đường thu nhập cận biên của mọi công ty tham gia thị trường.
5. Tính chất nào dưới đây KHÔNG là tính chất của cạnh tranh hoàn toàn?
a. Các người bán đưa ra những sản phẩm gần như giống như nhau.
b. Có nhiều người bán và người mua.
c. Có ảnh hưởng ngoại vi.
d. Tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trường.
6. Ngành sản xuất nào dưới đây gần với cạnh tranh hoàn toàn nhất? a.
Thép
b. Mì gói
c. Lúa gạo
lOMoARcPSD|40651217
d. Nhôm
7. Câu nào sau đây là đúng?
a. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu cận biên cao hơn doanh thu trung bình.
b. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu trung bình vượt tổng doanh thu.
c. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu cận biên
Downloaded by Phuong Le (lephuong0301@gmail.com)
bằng doanh thu
trung bình.
d. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu trung bình cao hơn doanh thu cận biên.
8. Khi một công ty cạnh tranh hoàn toàn sản xuất một đơn vị sản phẩm, doanh thu cận biên bằng với: a.
Giá. ( bán ra thu lại bằng giá )
b. Chi phí cận biên.
c. Chi phí biến đổi trung bình.
d. Tổng chi phí trung bình.
9. Khi một công ty cạnh tranh hoàn toàn sản xuất 08 đơn vị sản phẩm, công ty đó nhận mức giá là 200.000 đồng.
Nếu công ty đó sản xuất đơn vị sản phẩm thứ chín, doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩm đó là: a.
200.000đ.
b. > 200.000đ.
c. < 200.000đ.
d. Không thể xác định.
10.Điều nào dưới đây là đúng với một người nhận giá? ( P: giá , MR : doanh thu cận biên)
a. P > MR b. P = MR c. P = ATC d. P = AVC
CHƯƠNG 15
1. Đơn vị nào dưới đây là độc quyền tự nhiên?
a. Công ty Khai thác và Kinh doanh Vàng Bồng Miêu
b. Công ty Taxi Mai Linh
c. Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC
d. Công ty Cấp nước tại địa phương
2. Ví dụ nào dưới đây KHÔNG được dùng để minh hoạ về phân biệt đối xử về giá?
a. Chênh lệnh giá hải sản tươi sống tại TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu
b. Chênh lệch giá dịch vụ của một luật sư khi tham gia tranh cãi các vụ án như nhau
c. Chênh lệnh học phí của một trường cao đẳng tư thục dựa trên “khả năng chi trả”
d. Giá vé máy bay thấp hơn dành cho người bay thường xuyên so với vé thông thường
3. Chính sách định giá theo chi phí trung bình sẽ gặp khó khăn nào dưới đây?
a. Công ty không có động cơ để giảm chi phí thấp hơn.
b. Một công ty không thể có thu nhập thông thường theo các quy định về giá.
c. Khi chính phủ quy định mức giá cố định và một tỷ lệ lãi cho phép, sẽ không thể tính toán chính xác giá thích hợp.
d. Chính phủ thường có xu hướng đưa ra chính sách có lợi cho người tiêu dùng.
4. Phân biệt đối xử giá:
a. Được sử dụng bởi các công ty cạnh tranh cũng như các công ty có quyền lực độc quyền.
b. Là nói đến việc bán một sản phẩm tại các mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau.
lOMoARcPSD|40651217
c. Xảy ra khi công ty tính giá cao hơn cho hàng hoá chi phí cao so với hàng hoá chi phí thấp. d. Là bất hợp pháp.
5. Phân biệt đối xử giá chỉ thực hiện được khi:
a. Đường cầu dốc xuống dưới.
b. Độ co giãn cầu khác nhau tại các thị trường khác nhau.
c. Khả năng ngăn ngừa người mua bán lại ở mức giá thấp hơn.
d. Tất cả điều kiện trên.
6. Trong trường hợp phân biệt đối xử giá, giá sẽ thấp hơn tại thị trường có:
a. Cầu co giãn hơn.
b. Cầu ít co giãn hơn.
c. Nhiều người tiêu dùng hơn.
d. Ít người tiêu dùng hơn.
7. So sánh với sở hữu cá nhân, sở hữu công cộng thường dẫn đến:
a. Giá cao hơn, bởi vì động cơ tối thiểu hoá chi phí trong khu vực kinh tế nhà nước thấp hơn.
b. Năng suất lao động cao hơn, bởi vì người lao động được khu vực kinh tế nhà nước đối đãi tốt hơn.
c. Lương thấp hơn, bởi vì các chính trị gia thường không muốn tăng thuế.
d. Giá thấp hơn, bởi vì lợi nhuận kinh tế bị loại trừ.
8. Bởi vì các công ty độc quyền phải giảm giá để bán thêm được một sản phẩm nên: a.
Giá thấp hơn doanh thu cận biên.
b. Giá bằng với chi phí cận biên.
c. Giá bằng với doanh thu cận biên.
d. Giá cao hơn doanh thu cận biên.
9. Một công ty độc quyền tối đa hoá lợi nhuận bằng cách:
a. Quyết định mức giá cao nhất có thể.
b. Sản xuất sản lượng mà chi phí trung bình là bé nhất.
c. Sản xuất sản lượng mà giá bằng với chi phí cận biên.
d. Sản xuất sản lượng mà doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên.
10. Trong trường hợp đường cầu và chi phí như nhau, một công ty độc quyền có được lợi nhuận nhiều hơn cạnh
tranh hoàn toàn. Điều này bởi vì độc quyền dẫn đến:
a. Sản lượng sản xuất cao hơn cạnh tranh hoàn toàn.
b. Giá nguyên liệu đầu vào thấp hơn cạnh tranh hoàn toàn.
c. Giá sản phẩm cao hơn cạnh tranh hoàn toàn.
d. Cả giá và sản lượng cao hơn so với cạnh tranh hoàn toàn.
CHƯƠNG 16
1. Thương hiệu thường:
a. Mang lại những thông tin hữu ích cho người tiêu dùng về chất lượng có thể có của những sản phẩm khác nhau.
b. Loại bỏ các khuyến khích của người tiêu dùng để cung cấp một mức độ chất lượng mà người tiêu dùng mong
đợitừ thương hiệu đó.
c. Tạo ra khuyến khích cho người bán tham gia vào việc quảng cáo sai.
d. Cung cấp ít thông tin cho người tiêu dùng.
2. Giả sử các công ty cạnh tranh độc quyền đang bị lỗ trong ngắn hạn. Trong dài hạn:
a. Tất cả các công ty trong ngành sẽ di chuyển nguồn lực của mình sang một ngành sản xuất khác. b.
Cầu sản phẩm của ngành sẽ tăng.
c. Các công ty sẽ rời bỏ ngành, và những công ty còn trụ lại sẽ có sự tăng cầu sản phẩm.
lOMoARcPSD|40651217
d. Các đường chi phí sẽ dịch chuyển xuống dưới bởi vì các nhà sản xuất sẽ yêu cầu các nhà cung cấp nguyên liệu
giảm giá.
3. Những điều kiện nào dưới đây cần phải có để một công ty cạnh tranh độc quyền đạt được cân bằng trong
dài hạn?
a. P = MC và P = ATC ( Giá = chi phí cận biên; Gía = CPTB)
b. P = MR và MR = MC
c. MR = MC và P = ATC ( DTCB=CPCB; Giá = Chi phí TB)
d. MR = MC và P > ATC ( DTCB=CPCB; Giá > Chi phí TB)
4. Trong cân bằng dài hạn, một công ty cạnh tranh độc quyền:
a. Sản xuất với chi phí trung bình trong dài hạn tối thiểu.
b. Sẽ gặp phải tình trạng dư thừa năng lực sản xuất.
c. Có thể đạt được lợi nhuận kinh tế nếu công ty đó hoạt động có hiệu quả.
d. Chỉ đủ bù đắp chi phí cố định trung bình.
5. Không giống như một công ty cạnh tranh hoàn toàn, một công ty cạnh tranh độc quyền trong cân bằng
ngắn hạn:
a. Luôn có lợi nhuận kinh tế.
b. Không đóng cửa nếu tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí biến đổi.
c. Luôn sản xuất mức sản lượng khi MC = AC.
d. Sản xuất khi P > MC.
6. Cạnh tranh độc quyền khác với cạnh tranh hoàn toàn ở điểm:
a. Có nhiều công ty trong một ngành cạnh tranh độc quyền.
b. Các công ty cạnh tranh độc quyền có thể tác động lên giá sản phẩm.
c. Các rào cản gia nhập thị trường hạn chế số lượng công ty trong một ngành cạnh tranh độc quyền.
d. Các sản phẩm trong một ngành cạnh tranh độc quyền là đồng nhất.
7. Cạnh tranh độc quyền có đặc tính:
a. Sản phẩm đồng nhất trong toàn ngành.
b. Lượng người bán lớn trong toàn ngành.
c. Các công ty không có khả năng tác động đến giá sản phẩm.
d. Có nhiều rào cản gia nhập.
8. Đặc điểm nào là tương tự giữa cạnh tranh độc quyền và độc quyền? a.
Rào cản gia nhập
b. Số lượng các nhà sản xuất trong ngành
c. Sản phẩm phân biệt giữa các nhà sản xuất
d. Đường cầu sản phẩm dốc xuống phía dưới
9. Ví dụ nào dưới đây minh hoạ tốt nhất cho một công ty cạnh tranh độc quyền?
a. Công ty sản xuất ô tô
b. Nông dân sản xuất lúa
c. Công ty Điện lực
d. Công ty bán bánh pizza
10. Câu nào dưới đây là đúng?
a. Trong ngắn hạn, một công ty cạnh tranh độc quyền có thể có lợi nhuận kinh tế.
b. Trong dài hạn, một công ty cạnh tranh độc quyền có thể có lợi nhuận kinh tế.
lOMoARcPSD|40651217
c. Trong ngắn hạn, một công ty cạnh tranh độc quyền sẽ đóng cửa nếu giá cao hơn chi phí biến đổi trung bình.
d. Một công ty cạnh tranh độc quyền sản xuất ở mức mà doanh thu cận biên bằng với chi phí trung bình.
CHƯƠNG 17
1. Giá được định bởi độc quyền nhóm:
a) Thường bằng với giá cân bằng của một công ty độc quyền hoàn toàn.
b) Thường bằng với giá cân bằng của một công ty cạnh tranh hoàn toàn.
c) Thường thấp hơn giá cân bằng của một công ty độc quyền hoàn toàn.
d) Thường thấp hơn giá cân bằng của một công ty cạnh tranh hoàn toàn.
2. Cân bằng Nash xảy ra khi:
a) Các công ty độc quyền nhóm hợp tác với nhau.
b) Các chủ thể kinh tế tương tác nhau để chọn chiến lược tốt nhất theo những
chiến lược đã được chọn bởi các đối thủ.
c) Sự phân bổ có hiệu quả nguồn lực đạt được bằng việc định doanh thu cận
biên bằng với chi phí cận biên.
d) Một công ty độc quyền bị áp lực phải sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả.
lOMoARcPSD|40651217
Bấm Tải xuống để xem toàn bộ.