-
Thông tin
-
Quiz
Bài Tập Lớn: chủ đề Việt Nam trước thềm đổi mới | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Bài Tập Lớn: chủ đề Việt Nam trước thềm đổi mới | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần\. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (PLT10A) 48 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Bài Tập Lớn: chủ đề Việt Nam trước thềm đổi mới | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Bài Tập Lớn: chủ đề Việt Nam trước thềm đổi mới | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần\. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (PLT10A) 48 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
Việt Nam trước thềm đổi mới I.
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
Đã 38 năm trôi qua nhưng đến nay nhiều người vẫn còn giữ những tờ tem phiếu,
sổ gạo ngả màu ố vàng như để nhắc về quãng thời gian mà người ta quen gọi là
“thời bao cấp”. Thời kỳ đó, người ta thèm cả bát cơm trắng và đủ thứ: chiếc bút
trơn tru, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa vá, chiếc xích xe còn mới... Và đó là Việt
Nam trước thềm đổi mới 1976-1986. Để hiểu sâu hơn về nước ta trước năm 1986
trước hết hãy tìm hiểu về Hoàn cảnh đất nước trước thời kì bao cấp 1.
Hoàn cảnh đất nước trước thời kì bao cấp
Sau chiến tranh chống Mĩ cứu nước dai dẳng và khốc liệt của nhân dân ta, đất
nước lập lại hòa bình, Nam- Bắc sum họp một nhà. Toàn Đảng cùng nhân dân bắt
tay vào công cuộc khôi phục và phát triển đất nước.
Nước ta đã xây dựng đất nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô
cũ nhưng lại theo cách rập khuôn máy móc mà không nghĩ đến tình cảnh đất nước
bấy giờ có phù hợp để tiến hành không. Vậy nên đã mắc phải những sai lầm làm
cho đất nước khó phát triển, ta vẫn hay gọi là “thời kì bao cấp”. Thời bao cấp diễn
ra từ khoảng năm 1976 đến 1986 trước thời kỳ Đổi mới. Đây là một giai đoạn lịch
sử đặc biệt của nước ta, với nhiều dấu ấn và hoài niệm. 2.
Khái niệm thời kì bao cấp và cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp -
thời bao cấp là thời kỳ mà hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước chi
trả, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế các nước
thuộc khối xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó. -
cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là một chính sách, trong
đó nền kinh tế hoạt động dưới sự trấn áp của Nhà nước về những yếu tố sản xuất
cũng như phân phối về thu nhập 3.
Đặc điểm cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp mang những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, Nhà nước quản lý, định hướng nền kinh tế đa phần bằng mệnh
lệnh hành chính dựa trên mạng lưới hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh cụ thể được áp từ
trên xuống dưới. Nhà nước đã thiết kế xây dựng những chỉ tiêu một cách chủ quan,
sau đó đưa xuống cho những doanh nghiệp, thậm chí còn cả hợp tác xã thực thi. Và
việc cấp phép vốn, vật tư, giao nộp mẫu sản phẩm cho Nhà nước cũng đều nằm
trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho.
Thứ hai, các cơ quan hành chính nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Những thiệt hại về vật chất do
những quyết định hành động không đúng gây ra thì Nhà nước phải hoàn toàn phải
gánh chịu. Mặt khác, Nhà nước chỉ coi trọng thành phần kinh tế quốc doanh và
kinh tế tập thể, điều này làm hạn chế sự tăng trưởng và góp phần vào nền kinh tế
của những thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân khác.
Thứ ba, mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ
trao đổi bằng hiện vật là chủ yếu. Trong thời kỳ này, lãi suất vay, tiền lương, …
chỉ được dùng để đo lường và thống kê một cách hình thức, mà không mang lại giá
trị trao đổi. Giá cả cũng không phản ánh quan hệ cung và cầu. Mặt khác, tiền lương
không được tính theo cấp bậc hành chính và thâm niên, mà tính theo trung bình và
cũng không tính theo năng suất lao động của mỗi người. Điều này đã dẫn đến thực
trạng khan hiếm hàng hóa khiến đời sống trở nên vất vả, chất lượng và số lượng
các sản phẩm, hàng hóa cũng không cao.
Thứ tư, bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều cấp trung gian. Thể chế, chính
sách của Nhà nước còn chồng chéo, thiếu thống nhất, các thủ tục hành chính còn
rườm rà, phức tạp, trật tự, kỷ cương chưa nghiêm
Với nền kinh tế kế hoạch, ngành kinh tế thương nghiệp tư nhận bị loại bỏ hoàn
toàn, được coi là không hợp pháp trong nền kinh tế chính thống. Theo đó, hàng hóa
sẽ phân phối tới người dân theo chế độ tem phiếu do nhà nước điều hành, nắm toàn quyền.
Thời kì này, việc vận chuyển hàng hóa tự do giữa các địa phương, mua bán trên
thị trường bị xóa bỏ hoàn toàn. Hàng hóa do nhà nước phân phối độc quyền và hạn
chế trao đổi bằng tiền mặt. Việc phân phối lương thực, thực phẩm sẽ dựa theo đầu
người, xét theo hộ khẩu. Do đó, chế độ hộ khẩu được hình thành. Nổi bật nhất là sổ
gạo, trong đó có ấn định số lượng và các mặt hàng được phép mua dựa trên số khẩu trong một gia đình.
Khi cả nước vừa mới thoát khỏi chiến tranh, toàn dân bắt tay vào công cuộc xây
dựng đất nước nhưng trong xã hội, hàng hóa lại khan hiếm, không đủ phục vụ đầy
đủ nhu cầu của mọi người dân. Lương đi làm của người lao động cũng được quy ra lương thực
Nền kinh tế - xã hội nước ta dậm chân tại chỗ, không có sự đột phá, phát triển. 4.
Ưu - Nhược điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung thời kì bao cấp Về ưu điểm:
- Đối với kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng
thì cơ chế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực
kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt
trong quá trình công nghiệp hóa của đất nước theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
- Đối với văn hóa: Biểu hiện rõ nhất của chính sách này là tuy những văn nghệ sĩ
được tập hợp trong những hội sáng tác, nhưng cơ cấu tổ chức và cách thao tác của
những hội này đa phần vẫn giống như mọi cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước.
Văn nghệ sĩ chuyên nghiệp là những cán bộ trong biên chế, những viên chức ăn
lương để sáng tác. Điều này có những mặt tốt, góp phần phát huy văn hóa truyền
thống với hiệu quả cao.
- Đối với xã hội: Chính sách này sinh ra trong thời kỳ đất nước vừa bước qua
những năm tháng đau thương của cuộc chiến tranh. Tình hình xã hội còn nhiều rối
ren, phức tạp. Vì vậy, nó đã góp phần duy trì đời sống xã hội cũng như trật tự xã hội. Về nhược điểm:
- Đối với kinh tế: Theo thời gian, chính sách này ngày càng không tương thích với
tình hình lúc bấy giờ của đất nước. Nó làm thủ tiêu cạnh tranh trong thị trường,
làm trì trệ việc áp dụng khoa học - công nghệ tiên bộ, triệt tiêu động lực kinh tế của
người lao động, không kích thích tính năng động, phát minh sáng tạo của những
đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh thương mại. Chính điều này đã làm cho
nền kinh tế rơi vào tình trạng ngưng trệ, khủng hoảng cục bộ.
Thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc
hậu,những ngành công nghiệp then chốt chưa đủ sức làm nền tảng cho nền kinh tế
quốc dân; nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho
xã hội trong khi dân số đang ngày càng tăng nhanh. Sản xuất tuy tăng hơn trước
nhưng vẫncòn chậm so với khả năng và công sức của người lao động; hiệu quả sản
xuất và đầu tư còn kém, nền kinh tế vận động thiếu năng động và kém hiệu quả
- Đối với văn hóa: Quy luật sàng lọc không phát huy được tác dụng. Số lượng văn
nghệ sĩ chuyên nghiệp đến một lúc nào đó sẽ vượt quá tỷ lệ cần thiết so với số dân,
đồng thời cũng quá tải so với khả năng hỗ trợ của nền kinh tế đất nước.
Mặt khác, do bị “viên chức hóa”, nên văn nghệ sĩ không sống đa phần bằng sáng
tác. Một số khác, dần dần tỏ rõ không có kỹ năng đặc biệt quan trọng, nhưng
không bị luật sàng lọc gạt bỏ để chuyển nghề, cho nên vì thế rất dễ tìm đến những
đề tài nhất thời, cục bộ, dễ chạy theo xu hướng, chủ trương vốn chỉ có ý nghĩa nhất
thời, tạo ra một số lượng quá lớn những tác phẩm xoàng xĩnh, nhạt nhẽo, vô
thưởng vô phạt, hạ thấp trình độ chung của nền văn nghệ nước nhà.
- Đối với xã hội: Sản xuất công - nông nghiệp bị đình đốn. Việc lưu thông, phân
phối ách tắc. Lạm phát ở mức cao. Đời sống của những những tầng lớp nhân dân
sa sút chưa từng thấy. Ở thành thị, lương tháng của công nhân, viên chức chỉ đủ ăn
trong ít ngày. Ở nông thôn, vào lúc giáp hạt có tới hàng triệu gia đình nông dân
thiếu ăn. Tệ nạn xã hội lan rộng. Từ đó dẫn tới lòng tin của nhân dân với Nhà nước giảm sút trông thấy.