Bài tập lớn Hệ thống chính quyền đô hộ ở Việt Namthời kì Bắc thuộc (179 TCN - 938) - Lí luận Nhà nước & Pháp luật | Trường Đại học Mở Hà Nội
Bài tập lớn Hệ thống chính quyền đô hộ ở Việt Namthời kì Bắc thuộc (179 TCN - 938) - Lí luận Nhà nước & Pháp luật | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Lí luận Nhà nước & Pháp luật
Trường: Đại học Mở Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|45315597 lOMoARcPSD|45315597
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 1. KHOA LUẬT 2. 3. 4. BÀI TẬP LỚN
Môn: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Đề tài số 6:
Hệ thống chính quyền đô hộ ở Việt Nam
thời kì Bắc thuộc (179 TCN - 938)
Họ và tên: Trần Minh Phương
Ngày, tháng, năm sinh: 14/07/2003 MSSV: 21A500100294 Lớp: Ngành: Luật Hà Nội, 9/2022 1 lOMoARcPSD|45315597 Mục Lục
Phần mở đầu..............................................................................................................................................3
Phần nội dung............................................................................................................................................3
A. GIAI ĐOẠN 1: TỪ NĂM 179 TCN – NĂM 40..............................................................................4
B. GIAI ĐOẠN 2: TỪ NĂM 43 TRỞ ĐI.............................................................................................7
Kết Luận:...................................................................................................................................................8 2 lOMoARcPSD|45315597 Phần mở đầu
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và rộng lớn nhất thuộc kiến
trúc thượng tầng, hai hiện tượng này thường xuyên vận động và biến đổi không ngừng.
Môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật cung cấp cho người học một cách nhìn tổng quan
về toàn bộ quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển cũng như xu hướng vận động của hai
hiện tượng này từ quá khứ đến hiện tại. Mặt khác môn học này cũng hướng tới lý giải
được những vấn đề đang diễn ra trong đời sống nhà nước và pháp luật hiện đại, trong sự
liên hệ không thể tách rời với những di tồn trong dòng chảy chung của lịch sử thế giới.
Môn học này bao gồm hai bộ phận là: Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới; Lịch sử
nhà nước và pháp luật Việt Nam. Hai ngành này khác nhau ở chỗ mặt thế giới sẽ đi
nghiên cứu những nét chung nhất về lịch sử nhà nước và pháp luật ở những khu vực lớn,
điển hình trên thế giới. Lịch sử mỗi quốc gia khởi điểm từ sự hình thành của Nhà nước
đầu tiên. Mỗi quốc gia, dân tộc lại có những đặc trưng khác nhau nhưng nhìn chung để
một nhà nước có thể ra đời và tồn tại đều cần hội đủ những yếu tố về kinh tế – xã hội nhất
định và những Nhà nước ở Việt Nam qua các thời kỳ cũng không nằm ngoài quy luật
đó.Trong giới hạn bài tiểu luận này em xin chọn đề tài: “Hệ thống chính quyền đô hộ ở
Việt Nam thời kì Bắc thuộc (179 TCN - 938)” thuộc ngành lịch sử nhà nước và pháp luật
Việt Nam với mục tiêu đưa ra được những kiến thức chính xác nhất, cụ thể nhất và rút ra được nhận xét. Phần nội dung
Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán xâm lược mở ra thời kì độc lập
dân tộc, chấm dứt hơn 10 thế kỉ đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Nhà
nước và pháp luật thời kì đó (thời kì Bắc Thuộc) có những đặc điểm riêng. Có sự tồn tại
của chính quyền đô hộ và pháp luật của chính quyền đó đồng thời trong những giai đoạn
nhất định lại có sự đan xen tồn tại giữa chính quyền tự chủ và pháp luật tự chủ, thành quả
của các phpng trào đấu tranh của nhân dân ta.
Căn cứ vào không gian trực trị, có thể chia quá trình diễn biến của tổ chức bộ máy
chính quyền đô hộ thời kì Bắc thuộc làm hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: từ năm 179 TCN – 40: chính quyền đô hộ mới chỉ tổ chức bộ
máy cai trị tới cấp Quận.
- Giai đoạn 2: từ năm 43 trở đi: chính quyền đô hộ tổ chức bộ máy cai trị tới cấp Huyện.
A. GIAI ĐOẠN 1: TỪ NĂM 179 TCN – NĂM 40 3 lOMoARcPSD|45315597
Triệu Đà là ngưởi Hán, vốn là một viên huyện lệnh của nhà Tần. Năm 206 TCN, nhà
Tần bị nhà Hán thay thế. Nhân cơ hội đó, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt, gồm ba
quận cực Nam của nhà Tần trước đó, tự xưng là Nam Việt Vũ Vương, đóng đô ở Phiên
Ngung (thuộc Quảng Châu), tuyệt đại bộ phận cư dân của nước này thuộc tộc ngưởi
Việt. Cách tổ chức bộ máy nhà nước của Nam Việt phởng theo mô hình của nhà Tần
trước đó và nhà Hán đương thời. Nam Việt chia nước thành các quận, huyện đứng đầu là
thái thú, huyện lệnh. Sau khi chinh phục nước Âu Lạc, lật đổ triều đình An Dương
Vương, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào nước Nam Việt.
Lãnh thổ Âu Lạc cũ bị chia làm hai quận là Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân
(Thanh-Nghệ-Tĩnh). Trông coi hai quận không phải là các thái thú mà là hai viên quan
điển sứ đại diện triều đình Phiên Ngung, là sứ giả của Vua Triệu. Giúp việc quan điền sứ
có một số quan chức ngưởi Hán và ngưởi Việt cùng một số lực lượng quân đội đồn trú ở
hai quận như chức “tả tướng” là chức quan võ giúp quan điển sứ kiềm chế các lạc tướng
ngưởi Việt và dân Âu Lạc. Dưới cấp quận chưa có tổ chức hành chính mới nào, chế độ
Lạc Tướng và tổ chức chính quyền ở các công xã nông thôn cổ truyền vẫn tồn tại hay
nói cách khác tổ chức hành chính – vùng (bộ, công xã) của người Việt vẫn tồn tại. Các
lạc tướng vẫn cai trị dân ở địa phương mình như cũ và chỉ nộp cống phẩm cho triều đình
Phiên Ngung thông hai vị quan sứ giả của vua Triệu. Cơ sở xã hội của Âu Lạc cũ vẫn
chưa bị động chạm nhiều và sử sách cũ cũng không ghi chép một biến động chính trị lớn
nào ở Giao Chỉ và Cửu Chân trong hơn 60 năm cai trị của nhà Triệu Triều đình Phiên Ngung
Cấp Huyện: Viên quan điển sứ đứng đầu hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân
Lạc Tướng đứng đầu các bộ
Bồ Chính đứng đầu các công xã nông thôn
Năm 111 TCN nhà Hán chiếm được nước Nam Việt trong đó có bộ phận nước ta. Chúng
chiếm thêm được 9 quận mới trong đó có khu vực từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân và đặt tên
là quận Nhật Nam vốn là nơi sinh sống của dân Cham-pa. Nhà Hán thành lập thêm một cấp
hành chính trên cấp Quận gọi là Châu và từ năm 106 TCN trở đi, miền đất thuộc Nam Việt
cũ được đặt thành châu Giao Chỉ, trụ sở đặt ở quận Giao Chỉ và trở thành quận lớn nhất,
quan trọng nhất. Đứng đầu cấp Châu gọi là Thứ Sử, đứng đầu mỗi Quận là một viên quan
gọi là Thái Thú chủ yếu là quản lý về mặt hành chính, dân sự; giúp việc 4 lOMoARcPSD|45315597
cho Thái Thú gọi là Đô Úy chỉ huy quân sự. Dưới quận là Huyện. Các lạc tướng vẫn
nắm quyền cai trị và duy trì hình thức cha truyền con nối nhưng được đổi gọi là huyện
lệnh. Như vậy so với nhà Triệu, nhà Hán đã tiến thành thêm một bước trong việc tổ chức
chính quyền bộ máy đô hộ, chính quyền đô hộ đã cai trị trực tiếp tới cấp châu, quận
nhưng về cơ bản từ cấp Huyện trở xuống vẫn chưa có gì thay đổi.
Chính quyền đô hộ nhà Hán
Thứ Sử đứng đầu Châu
Thái Thú đứng đầu các Quận
(Đô Úy giúp việc cho các Thái Thú)
Huyện Lệnh đứng đầu các Huyện (Lạc tướng cũ) Như cũ
Những năm đầu công nguyên, chính quyền phương Bắc có sự rối loạn. Vương Mãn
cướp ngôi nhà Tây Hán lập ra nhà Tấn, trong 15 năm (8-23) quan lại nhà Tây Hãn ở
châu Giao Chỉ hầu như trở thành một chính quyền cát cứ và bộ máy cai trị không có gì thay đổi.
Từ năm 23, nhà Hán được khôi phục (Đông Hán), chính quyền cát cứ lúc đó phải
quy phục triều đình, tổ chức bộ máy đô hộ tiếp tục được củng cố. Giúp việc cho Thứ Sử
có các tào tòng gồm 7 người: Công Tào (chuyên về các công việc tuyển bổ quan lại và
dân sự), Bình tào tòng sự (phụ trách về quân sự), bạc tào tòng sự (phụ trách việc tài
chính), biệt giá tòng sự (theo thứ sử giúp việc khi tuần thú các quận). các tào tòng sự
khác phụ trách việc đôn đốc công việc giấy tờ, cổ sách các quận.
Ở cấp quận, ngoài Thái Thú, nhà Đông Hán đặt thêm chức quan Quận Thừa để
giúp việc và thay thế khi Thái Thú vắng mặt. Ngoài ra tùy từng quận còn có các chức
quan chuyên trách phục vụ các công việc như thu thuế, trông coi việc đúc chế đồ sắt, …
Ở cấp Huyện, chức huyện lệnh vẫn do các lạc tướng nắm giữ, giúp việc có một viên
thừa và hai viên úy. Trong bộ máy cấp huyện có các tào phụ trách các công việc chuyên trách. 5 lOMoARcPSD|45315597
Như vậy cho tới năm 40 bộ máy cai trị từ cấp huyện trở xuống vẫn do các quý tộc
người Việt đảm đương. 6 lOMoARcPSD|45315597
Chính quyền đô hộ nhà Đông Hán
Thứ Sử đứng đầu Châu
(Các Tào Tòng giúp việc)
Thái Thú đứng đầu các Quận
(Quận Thừa để giúp việc và thay thế khi Thái Thú vắng mặt)
Huyện Lệnh đứng đầu các Huyện (Lạc tướng cũ)
(một viên thừa và hai viên úy giúp việc) Như cũ
B. GIAI ĐOẠN 2: TỪ NĂM 43 TRỞ ĐI.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra năm 40 là một sự kiện lịch sử đặc biệt quan
trọng, nó phản ánh mạnh mẽ tinh thần quật khởi của nhân dân ta muốn vươn lên giành
độc lập dân tộc. Chính quyền nhà Đông Hán đã đàn áp dã man cuộc khởi nghĩ, sau khi
đàn áp xong Mã Viện đã tiến hành vạch lại địa giới hành chính. Chúng chia nhỏ các quận
và cử các huyện lệnh là người Hán trực tiếp cai trị thay thế cho các Huyện Lệnh cũ vốn
là các lạc tướng người Việt. Cụ thể, Giao Chỉ bị chia thành 12 huyện, Cửu Chân 5 huyện,
Nhật Nam 5 huyện và tăng cường xây đắp thành lũy và tăng số quân đồn trú ở các huyện.
Do ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng khiến chính quyền đô hộ lo sợ,
chúng muốn phá tan cơ sở vật chất – xã hội của các quý tộc Lạc Việt và thi hành chính
sách cai trị trực tiếp sâu hơn. Tuy nhiên chúng mới chỉ vươn bàn tay thống trị tới cấp
Huyện, cấp làng xã vẫn do người Việt tự quản.
Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của
phương Bắc như: (43 - 541) nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà
Lương; (602 - 905) nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn tự chủ từ 905-938, có một
thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.
Từ thế kỉ thứ II trở đi là thời kì là thời kì tương đối bất ổn của thế lực đô hộ, các
triều đại lần lượt thay thế nhau và có sự thay đổi ít nhiều cả về địa giới hành chính, kéo
theo đó là các hình thức bộ máy cai trị với nước ta. Đây là một thời kì rất phức tạp,
chính vì vậy bộ máy cai trị của chính quyền đô hộ được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: 7 lOMoARcPSD|45315597
Triều đình phong kiến Trung Quốc Nhà Triệu Từ nhà Hán đến Nhà Tùy Nhà Đường Quận (Quan sứ) nhà Lương Quận (Thái Thú)
Đô Hộ Phủ (Tiết độ Châu (Thứ sử) sử) Huyện (Huyện Quận (Thái thú) lệnh) Châu (Thứ sử) Huyện (Huyện Huyện (Huyện lệnh) lệnh) Hương Xã Kết Luận:
Chính quyền đô hộ phương bắc trải qua các thời kì lại có sự thay đổi về phương thức cai
trị cũng như bộ máy cai trị nước ta, tuy nhiên về cơ bản chúng mới chỉ cai trị trực tiếp tới
các cấp cao như Quận, Huyện; chính quyền địa phương vẫn do người Việt đảm nhận,
đặc biệt là quy mô làng xã là nơi thuận lợi để nuôi dưỡng ý chí độc lập tự chủ của nhân
dân ta. Mặc cho sự cai trị và các chính sách đồng hóa, nhân dân ta vẫn không chịu khuất
phục và luôn vùng lên giành lại sự độc lập tự chủ mỗi khi có cơ hội, đây là điều mà
chính quyền đô hộ không thể đàn áp. 8