Bài tập lớn Kinh tế chính trị | Học Viện Ngân Hàng
Bài tập lớn Kinh tế chính trị với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (PLT02H)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân tích tính tất yếu khách quan phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, sau năm 1968, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương
đổi mới toàn bộ nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này đã làm thay đổi hoàn
toàn bộ mặt kinh tế của nước ta là cho kinh tế đất nước phát triển, cuộc sống của
nhân dân dần ổn định, đa dạng hóa các ngành dịch vụ, hàng hóa,...
Vậy Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở đây là gì? Tại sao
nước ta lại chọn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa?
Để trả lời cho 2 câu hỏi trên nhóm em sẽ làm rõ chủ đề:….. NỘI DUNG
I. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Để hiểu được nội dung trên thì chúng ta phải làm rõ được 2 khái niệm có
vai trò là trung gian đó là kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường được hiểu là kinh tế được vận hành theo cơ chế thị
trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và
trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động điều tiết của các quy luật thị trường.
(Khi hàng hóa ra trị trường, thì nó sẽ phải tuân theo nguyên tắc thị trường,
hay nói cách khác, nó sẽ vận động theo quy luật thị trường như quy luật cạnh
tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị…)
Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu điểm như nó là một nơi phân bổ nguồn
lực hiệu quả, phát huy sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế ; thúc đẩy tiến bộ văn
minh xã hội. Do những ưu điểm của kinh tế thị trường là động lực để phát triển
kinh tế, nên phần lớn các quốc gia trên thế giới đều hướng đến việc xây dựng
kinh tế thị trường. Nhưng, do khác nhau về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội,
nên mỗi quốc gia có những mô hình kinh tế thị trường khác nhau như: Mô hình
kinh tế thị trường tự do mới ở Hoa Kỳ, Kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa
Liên bang Đức, Kinh tế thị trường ở Nhật Bản, hay như Kinh tế thị trường chủ
nghĩa xã hội ở Trung Quốc… Còn ở Việt Nam chúng ta chọn đi theo con đường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy xã hội chủ nghĩa là gì?
Xã hội chủ nghĩa hay nói đầy đủ ra là xã hội xã hội chủ nghĩa. Thực
chất,Xã hội này nó chưa có trong thực tế; nó chưa có trong lịch sử, nó mới chỉ là
những dự báo mà ta đang xây dựng nó. Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội được
định hình bởi một hệ giá trị chung đó là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Ở Việt Nam, sau khi xóa bỏ Kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao
cấp, vẫn trung thành với mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội, lấy “chủ nghĩa xã
hội” là cái đích cần hướng tới, bởi vậy, chúng ta quyết định chuyển sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là phương
tiện để đưa nước ta tiến lên Chủ nghĩa xã hội, do vậy nó phải mang tính định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Vậy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành
theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác
lập một xã hội mà ở đó dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ;
có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Với khái niệm này, cần nhớ 3 ý chính sau:
Một là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước hết phải là
kinh tế thị trường nên nó sẽ vận hành theo các quy luật của thị trường.
Hai là, mục tiêu kinh tế thị trường để thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Đây là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và đồng thời được xem là đặc trưng
bao quát nhất của CNXH mà ta xây dựng trong thời kỳ quá độ. Định hướng xã
hội chủ nghĩa thực chất là hướng tới các giá trị cốt lõi ấy.
Lưu ý là 5 mục tiêu nhỏ phải được thực hiện đồng bộ với nhau, bởi thực
tế trên thế giới có nhiều quốc gia, dân rất giàu (thu nhập bình quân/người cao),
nhưng nước chưa mạnh (do bị lệ thuộc), xã hội thiếu văn minh (do chênh lệch
giàu nghèo, phân biệt chủng tộc). Cũng có quốc gia rất mạnh (mạnh về quân sự,
về hạt nhân) nhưng dân không giàu (đời sống khó khăn), và thiếu công bằng,
thiếu dân chủ do quá quân phiệt
Tuy nhiên mục tiêu đó không dễ dàng làm được bởi vì kinh tế thị trường
vận động theo các quy luật khách quan của riêng nó để đạt được mục tiêu dân
giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh, đạt được định hướng xã
hội chủ nghĩa thì cần phải có sự điều tiết của Nhà nước xã hội chủ nghĩa do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Ba là, bản chất kinh tế thị trường ở Việt Nam cần có vai trò điều tiết của
nhà nước, và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng ta thấy rằng là vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là vô cùng quan trọng.
Mô hình kinh tế thị trường tự do cạnh tranh ở nhiều quốc gia trên thế giới
đã sụp đổ do thiếu sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Bởi vậy, xây dựng kinh tế thị
trường ở Việt Nam nhất thiết phải có sự điều tiết của nhà nước và dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Tuy nhiên, nhà nước chỉ để điều tiết vĩ mô chứ không can thiệp
bằng cơ chế mệnh lệnh chỉ huy như mô hình kế hoạch hóa tập trung trước kia.
Như ta đã biết kinh tế thị trường có rất nhiều ưu điểm.Tuy nhiên bên cạnh
đó nó cũng có những khuyết tật cần có sự can thiệp của nhà nước. ví dụ như là
vấn đề về môi trường , ô nhiễm , phân hóa giàu nghèo hay là sự cạnh tranh không lành mạnh…
Vậy, đến đây, ta có thể kết luận rằng, Kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa bao hàm các đặc trưng vốn có của kinh tế thị
trường nói chung, vừa có đặc trưng riêng của Việt Nam. Đây là kiểu mô hình
kinh tế thị trường phù hợp với đặc trưng lịch sử, trình độ phát triển, hoàn cảnh
chính trị - xã hội của Việt Nam.
II. Tính tất yếu khách quan phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, chúng ta bắt tay xây dựng Kinh tế thị trường từ sau
năm 1968 và Đảng và nhà nước ta khẳng định : Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ.Vậy tính tất yếu
khách quan ở đây như thế nào ? Tại sao lại phát triển KTTT định hướng XHCN
mà không phải kiểu KTTT khác?
Có 3 lý do để lý giải tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT
định hướng XHCN như sau:
Thứ nhất, Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với
xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam. * Theo tự nhiên
Chúng ta thấy rằng, KTTT bản chất là giai đoạn phát triển cao của Kinh
tế hàng hóa, hay nói cách khác, KTHH phát triển đến một trình độ nhất định, tất
yếu sẽ chuyển sang KTTT ; nó là quy luật phát triển tất yếu khách quan, nằm
ngoài với suy nghĩ chủ quan của con người.
Ví dụ: Khi sâu kén phát triển tới một thời điểm nhất định sẽ lột xác thành
bướm ngài. Hay khi học sinh đạt được một lượng kiến thức nhất định, sẽ có
được thành tựu là học sinh giỏi, bằng khen.
Nhìn lại lịch sử, Việt nam chúng ta vốn đã hình thành nền kinh tế hàng
hóa từ lâu, cuối thời Phong kiến rồi sang thời Pháp thuộc và giai đoạn kháng
chiến chống Mỹ, nền kinh tế hàng hóa từng bước phát triển. Do vậy, chúng ta có
nền tảng kinh tế hàng hóa.
Hơn nữa, chúng ta sẵn có các điều kiện thúc đẩy, phát triển Kinh tế hàng
hóa ( như : thị trường cung – cầu, thị trường lao động, vị trí địa lý, tài nguyên…).
Rõ ràng, Vừa có nền tảng KTHH, vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển
KTHH nên do đó, việc hình thành KTTT sẽ là vấn đề tất yếu khách quan.
Ở Việt Nam những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế
hàng hóa không mất đi mà còn phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, sự
phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu hình thành kinh tế thị trường. Như vậy, sự lựa
chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phù
hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc.
* Theo tình hình đất nước
Chúng ta thấy rằng là trước năm1986 kinh tế vận hành theo thế cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp- nền KT chỉ huy nghĩa là nhà nước can thiệp vào toàn
bộ hoạt động của nền kinh tế chúng ta thấy là chính vì cái sự can thiệp quá sâu
của nhà nước nên gây ra ngoài cái tình trạng là trì trệ sản xuất, các chủ thể kinh
thế không thể phát huy thế mạnh của họ vì sản xuất thời kỳ này là sản xuất tập
trung. Kinh tế trước khi đổi mới nghèo nàn, đói kém khắp nơi.
Từ năm 1986 nước ta chủ trương đổi mới toàn diện về kinh tế và từ đây
thì chúng ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế
thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước Nghĩa là Nhà nước
không can thiệp trực tiếp vào vào các hoạt động ở tầm vi mô của các chủ thể
kinh tế nữa, mà nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô như là nhà nước hoạch định
chính sách, nhà nước ban hành những cái chính sách pháp luật ,tạo cái môi
trường thuận lợi để để các chủ thể trong nền kinh tế có thể phát huy và mọi hoạt
động của mình trong nền kinh tế như họ có thể tự quyết định được là họ sản xuất
cái gì? Họ sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? và phải theo cơ chế thị trường
Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một xu hướng phát triển khách quan
và tất yếu, phù hợp với bối cảnh nước ta.
Mặc khác, xét về tiến trình phát triển, loài người sẽ tuần tự phát triển từ :
CSNT – CHNL – PK – TBCN – XHCN (giai đoạn đầu của XHCS). Việt Nam
quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN, Cho nên việc, bỏ qua giai đoạn phát triển
KTTT Tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tình hình ở Việt Nam
Tuy nhiên, nhiều người sẽ đặt câu hỏi, phát triển KTTT là tất yếu, nhưng
tại sao lại là KTTT định hướng XHCN mà không phải là các kiểu KTTT khác ?
Chúng ta lưu ý rằng, KTTT trong mỗi hình thái Kinh tế xã hội cụ thể , phải chịu
sự chi phối của các quan hệ sản xuất thống trị. Nói một cách đơn giản, nó sẽ
phát triển theo các định hướng của Nhà nước thống trị. Trong lịch sử, đã sớm có
kiểu mô hình KTTT TBCN, nó được coi là công cụ, phương tiện phát triển kinh
tế của các nước tư bản, đảm bảo quyền lợi cho bộ phận giai cấp thống trị là giai cấp tư sản.
Còn, Việt Nam đang theo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng
nhà nước của dân, do dân và vì dân; với hệ tiêu chí « dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh », dĩ nhiên, sự lựa chọn mô hình KTTT định hướng
XHCN là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc.
Thứ hai, KTTT định hướng XHCN có tính ưu việt trong thúc đẩy kinh
tế. Kinh tế thị trường là một thành tựu phát triển văn minh của nhân loại trong
sản xuất và trao đổi sản phẩm. Phát triển KTTT có nhiều ưu việt như :
Phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Kinh tế thị trường là một trong những phương thức phân bổ nguồn
lực tối ưu và hiệu quả mà loài người ta đạt được so với các mô hình kinh tế trước đó
VD trong mô hình kinh tế tự cấp, tự túc; mô hình kinh tế kế hoạch
hóa tập trung này thì việc phân bổ nguồn lực không được tối ưu hóa ( mọi nguồn
lực phân bố ngang bằng nhau kể cả những nơi không hiệu quả) chính vì vậy hiệu
quả phát triển kinh tế rất thấp
Ngược lại thì kinh tế thị trường luôn là động lực để thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả. Bởi vì dưới sự tác động của quy
luật kinh tế thị trường thì nó kích thích các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn
năng động và kích thích tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất lao động chất lượng
và giá thành sản phẩm. Ví dụ: Sinh viên đi học xa, có nhu cầu thuê trọ sẽ làm
thúc đẩy hình thành những người sở hữu đất xây nhà để cho thuê mà không cần
nhà nước kêu gọi. (Quy luật cung – cầu) Và dựa vào quy luật cạnh tranh, sinh
viên sẽ có một mức giá thuê nhà trung bình mà mình có thể chấp nhận bỏ tiền ra được.
Động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả cao,
kích thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
VD như sản xuất điện thoại chẳng hạn, tác động của cơ chế thị trường,
các nhà sản xuất điện thoại phải luôn cải tiến mẫu mã, đổi mới kỹ thuật công
nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ khác.
Ngoài ra, nếu so sánh nền Kinh tế Bao cấp trước kia với nền KTTT hiện
nay thấy rằng, trong KTTT chất lượng hàng hóa tốt, số lượng hàng hóa rất đa
dạng, phong phú hơn rất nhiều, chính là tác động tích cực từ quy luật cạnh tranh,
cung cầu mang lại. Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt và là công cụ, phương
tiện để thúc đẩy lực lượng sản xuất, thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù
hợp với nguyện vọng của nhân dân mong muốn một xã hội dân giầu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự khác biệt cơ bản giữa nhà nước Việt Nam với các nhà nước TBCN là
nhà nước chúng ta được hình thành từ cuộc cách mạng vô sản, cuộc cách mạng
đó là do nhân dân thực hiện. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và
vì dân. Còn cuộc cách mạng tư sản của các nước TBCN là do giai cấp TS thực
hiện và Nhà nước TBCN đảm bảo quyền lợi thiết thực cho giai cấp tư sản là giai cấp thống trị
Với đặc điểm bản chất nhà nước này, chúng ta không thể lựa chọn mô
hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chỉ có thể lựa chọn mô hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của
đông đảo nhân dân lao động về một xã hội dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự tồn tại của kinh tế thị trường ở nước ta tạo ra một động lực quan trọng
cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội. Là bước đi quan trọng và tất yếu cho sự phát triển từ sản xuất
nhỏ lên sản xuất lớn, là bước quá độ để đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại, Sự tồn tại của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là
một tất yếu khách quan, vì 3 lý do :
Một là, về mặt quy luật phát triển, mô hình KTTT phù hợp với quy luật phát triển khách quan.
Hai là, mô hình Kinh tế thị trường có tính ưu việt trong phát triển Kinh tế
Ba là, mô hình này này phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong
muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh.
III. Những thành tựu đạt được (Chèn thêm video)
https://www.youtube.com/watch?v=iI_F1SWB4nU KẾT LUẬN
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất yếu kinh
tế, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nên kinh
tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng
đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của
đất nước để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới xây
dựng đát nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.