-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn Kinh tế học biến đổi khí hậu đề tài: Trình bày nội dung cơ bản chiến lược phát thải ròng bằng 0 (Net Zero Emissons) của các quốc gia trên thế giới và tiềm năng thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam
Bài tập lớn Kinh tế học biến đổi khí hậu đề tài: Trình bày nội dung cơ bản chiến lược phát thải ròng bằng 0 (Net Zero Emissons) của các quốc gia trên thế giới và tiềm năng thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế học biến đổi khí hậu 2 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Bài tập lớn Kinh tế học biến đổi khí hậu đề tài: Trình bày nội dung cơ bản chiến lược phát thải ròng bằng 0 (Net Zero Emissons) của các quốc gia trên thế giới và tiềm năng thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam
Bài tập lớn Kinh tế học biến đổi khí hậu đề tài: Trình bày nội dung cơ bản chiến lược phát thải ròng bằng 0 (Net Zero Emissons) của các quốc gia trên thế giới và tiềm năng thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế học biến đổi khí hậu 2 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
lOMoARcPSD| 38777299
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
KINH TẾ HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chủ đề: Trình bày nội dung cơ bản chiến lược phát thải ròng bằng
0 (Net Zero Emissons) của các quốc gia trên thế giới và tiềm năng
thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam MỤC LỤC
A, LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG .................................................................................................................... 3
I. Tổng quan về Chiến lược phát thải ròng bằng 0 ..................................................... 3
1. Khái niệm ................................................................................................................ 3
2. Nội dung cơ bản của Chiến lược phát thải ròng bằng 0 ..................................... 3
3. Lộ trình hướng tới Net Zero ..................................................................................... 4
II. Nội dung cơ bản của chiến lược phát thải ròng bằng “0” của các quốc gia trên
thế giới ............................................................................................................................ 5
1. Thực trạng phát thải khí CO2: ............................................................................. 5
2. Chiến lược phát thải ròng bằng 0 của các nước .................................................. 6
a. Tổng quan ............................................................................................................... 6
b. Chiến lược phát thải ròng bằng 0 của các nước .................................................. 6
III. Tiềm năng thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 tại VN ........................ 11 lOMoARcPSD| 38777299
1. Bối cảnh phát thái CO2 ở Việt Nam ................................................................... 11
a, Thực trạng phát thải CO2 ở Việt Nam .............................................................. 11
b, Những nỗ lực trước đó của Việt Nam ................................................................ 11
2. Mục tiêu net-zero của Việt Nam ......................................................................... 12
3. Những tiềm năng để thực hiện Chiến lược phát thải ròng bằng 0 .................. 15
4. Đề xuất giải pháp thúc đẩy Chiến lược phát thải ròng bằng 0 ........................ 24
C. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 25
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 26 A, LỜI MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu vì nó đã và đang tác động trực tiếp
đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường của nhân loại. Trong những năm qua, khắp nơi
trên thế giới đã phải hứng chịu những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, nắng nóng
dữ dội, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt, gây thiệt hại lớn đến tính mạng con người, vật chất
và vùng lãnh thổ. Đặc biệt thiên tai xuất hiện với tần suất, quy mô và cường độ nhiều hơn
và ngày càng khó lường. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng
nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng
thời tiết cực đoan giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn
cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI). Từ những thực tế trên, con
người cần phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến đổi đó. Theo đó,
cùng với nỗ lực của chính phủ các quốc gia trên thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng đang
nỗ lực hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Tại COP 26, Việt Nam đã đưa ra
cam kết mạnh mẽ là đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. lOMoARcPSD| 38777299
Theo sau đó là những mục tiêu chung và những kịch bản đưa ra để tiến tới cam kết
này. Tại bài tập lớn này, với đề tài: “Trình bày những nội dung cơ bản của chiến lược phát
thải ròng bằng 0 của các quốc gia trên thế giới và tiềm năng thực hiện chiến lược phát thải
ròng bằng 0 tại Việt Nam”, nhóm chúng em tiến hành đi sâu vào phân tích những chiến
lược được ban hành bởi các quốc gia trên thế giới. Từ đó phân tích những tiềm năng của
Việt Nam trên hành trình tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0. B. NỘI DUNG
I. Tổng quan về Chiến lược phát thải ròng bằng 0 1. Khái niệm
Theo Ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), phát thải ròng bằng không là “Khí lượng
phát thải CO2 do con người gây ra được cân bằng trên toàn cầu bằng cách loại bỏ CO2
trong một khoảng thời gian nhất định”
Chiến lược phát thải ròng bằng 0 (Net Zero Emission) là mục tiêu giảm lượng khí thải
nhà kính đến mức cân bằng với khả năng hấp thu của hệ thống tự nhiên và công nghệ hấp thụ khí CO2.
Mục tiêu này nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của con người lên môi trường và ổn
định hệ thống khí hậu trái đất. Các giải pháp để đạt được mục tiêu này có thể bao gồm sử
dụng năng lượng tái tạo, tăng cường hiệu quả năng lượng và ứng dụng các công nghệ khử khí thải.
2. Nội dung cơ bản của Chiến lược phát thải ròng bằng 0
Nội dung cơ bản của chiến lược này gồm:
- Giảm thiểu phát thải khí nhà kính: bằng cách sử dụng năng lượng được sản xuất
từnguồn sạch, sử dụng tài nguyên và chất liệu thân thiện với môi trường, giảm thiểu sự
lãng phí tài nguyên và nâng cao năng suất làm việc. lOMoARcPSD| 38777299
- Hỗ trợ tái sinh năng lượng: phát triển các công nghệ tái tạo như năng lượng mặttrời,
gió và năng lượng sinh học.
- Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hiệu quả hơn: bằng cách sản xuất và phân
phốicác sản phẩm và dịch vụ ít gây hại cho môi trường.
- Khuyến khích nguyên tắc "3R": "Reduce, Reuse, and Recycle" (Giảm thiểu, tái
sửdụng và tái chế), để giảm thiểu lượng rác thải sinh ra.
- Cung cấp các giải pháp sáng tạo khác nhau để giảm thiểu phát thải khí nhà kính,bao
gồm cả hợp tác với các tổ chức và cá nhân khác để xây dựng một nền kinh tế và xã hội “tranh chấp xanh”.
Với các biện pháp kể trên, chiến lược phát thải ròng bằng 0 sẽ giúp cho toàn thể xã
hội có thể gia tăng năng suất công nghiệp và mức sống đời sống tốt hơn trong khi giảm
thiểu tác động của sự phát triển kinh tế lên môi trường.
3. Lộ trình hướng tới Net Zero lOMoARcPSD| 38777299
II. Nội dung cơ bản của chiến lược phát thải ròng bằng “0” của các quốc gia trên thế giới.
1. Thực trạng phát thải khí CO2
Thực trạng phát thải khí CO2 trên thế giới đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo
báo cáo của Tổ chức Khí quyển Liên hợp quốc, hiện nay tổng lượng khí thải CO2 trên toàn
cầu đã tăng lên hơn 50% so với mức năm 1990. Các nguồn phát thải chính bao gồm các
hoạt động công nghiệp, năng lượng, giao thông và nông nghiệp.
Báo cáo của IEA cho biết, phát thải khí CO2 từ ngành năng lượng toàn cầu tăng 0,9%
trong năm 2022 lên 36,8 tỷ tấn, mức cao nhất từ trước tới nay.
Lượng khí thải từ than đá tăng 1,6% trong bối cảnh nhiều quốc gia chuyển sang sử
dụng các loại nhiên liệu gây ô nhiễm hơn do tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến
nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu u giảm mạnh, đẩy giá khí đốt lên cao kỷ lục. Trong
khi đó, phát thải từ dầu mỏ cũng tăng 2,5% nhưng vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch Covid-19.
Lượng khí thải tăng cao là do kết quả của du lịch hàng không phục hồi sau đại dịch
và nhiều thành phố chuyển sang sử dụng than đá như một nguồn năng lượng chi phí thấp
Các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ đang trở thành các nhà sản xuất
khí thải CO2 lớn nhất trên thế giới trong khi các nước phát triển như Mỹ và châu u vẫn
giữ vị trí hàng đầu về lượng khí thải CO2 trên đầu người.
Tình trạng này đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe
con người bao gồm biến đổi khí hậu tăng nhiệt độ toàn cầu tăng mực nước biển sự suy
thoái của đại dương và sự suy giảm đa dạng sinh học. Việc giảm thiểu phát thải khí CO2
trở thành một vấn đề cấp bách với toàn thế giới lOMoARcPSD| 38777299
2. Chiến lược phát thải ròng bằng 0 của các nước
a. Tổng quan
Hiện nay nỗ lực thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 của thế giới đang được
đẩy mạnh bởi nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Các nỗ lực thực hiện net zero của thế giới bao gồm:
Cam kết của các quốc gia: Nhiều quốc gia đã cam kết thực hiện net zero trong tương
lai gần như: Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Úc, New Zealand và Liên minh Châu Âu
Đầu tư vào năng lượng tái tạo: Nhiều quốc gia đang đầu tư vào năng lượng tái tạo như
điện mặt trời điện gió điện thủy điện để giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng từ các nguồn hóa thạch.
Sử dụng công nghệ xanh: Các công nghệ xanh như xe điện máy bay chạy bằng năng
lượng điện các công nghệ tiết kiệm năng lượng đang được phát triển và sử dụng rộng rãi
để giảm thiểu lượng khí thải.
Tăng cường hợp tác quốc tế: Các quốc gia đang tăng cường hợp tác quốc tế để chia
sẻ kinh nghiệm và công nghệ trong việc thực hiện net zero.
Tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều thách thức như chi phí đầu tư ban đầu cao sự phụ
thuộc vào các công nghệ mới và sự thay đổi thói quen của người dân. Việc thực hiện chiến
lược phát thải ròng bằng 0 cần sự hợp tác của toàn xã hội và sự tuân thủ nghiêm ngặt cam
kết của các quốc gia để đạt được mục tiêu này.
b. Chiến lược phát thải ròng bằng 0 của các nước - Tại Mỹ
Mỹ lựa chọn năm 2050 là mốc để đạt mức phát thải carbon ròng bằng không, đánh
dấu sự trở lại của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. lOMoARcPSD| 38777299
Mỹ cũng là quốc gia xả khí thải carbon nhiều thứ hai trên thế giới, với khoảng hơn 5 tỷ tấn
trong giai đoạn 2000 - 2021.
Để đạt được cam kết tại COP26, Mỹ đang tăng tốc chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Tính riêng quý I/2022, điện tái tạo chiếm khoảng 23,5% sản lượng điện của Mỹ. Mức tỷ lệ
kỷ lục này nhờ vào hơn 80 nhà máy điện gió và điện mặt trời tại Mỹ bắt đầu đi vào hoạt
động. Đi kèm với đó, 4 nhà máy điện than cũng đã bị đóng cửa. Chính phủ cũng thiết lập
chính sách cho quốc gia và mục tiêu cho chính phủ liên bang, sắc lệnh tuyên bố rằng chính
sách của Hoa Kỳ là đạt được ngành điện không ô nhiễm carbon vào năm 2035 và không
phát thải ròng trên toàn bộ nền kinh tế trước năm 2050. Để dẫn dắt quốc gia đạt được những
mục tiêu này, lệnh đặt ra các mục tiêu liên bang cụ thể, bao gồm:
Điện không ô nhiễm carbon vào năm 2030: 100% trên cơ sở ròng hàng năm và 50%
trên cơ sở hàng giờ, thừa nhận rằng các lưới điện có cường độ carbon khác nhau theo thời
gian trong ngày và theo mùa.
Đến năm 2035, tất cả các thương vụ mua xe mới sẽ là Xe không phát thải ( xe điện, xe Hydrogen, Xe Hybrid)
Giảm 50% lượng khí thải vào năm 2032, 100% lượng khí thải ròng không có vào năm 2045.
Dự án khai thác dầu mỏ ở Alaska “Willow”
Đi ngược lại mục tiêu đó, ngày 13/3, Chính quyền Tổng thống Mỹ J.Biden đã chính
thức phê duyệt dự án khai thác dầu khổng lồ đang gây tranh cãi mang tên Willow ở bang
Alaska. Theo ước tính của Bộ Nội vụ Mỹ, dự án trị giá 8 tỷ USD do Tập đoàn năng lượng
dầu thô lớn nhất tại Alaska là ConocoPhillips thực hiện và được triển khai trên một vùng
hoang sơ rộng khoảng 23 triệu mẫu Anh ở North Slope thuộc bang Alaska.
Dự án này nếu được thông qua sẽ cung cấp khoảng 600 triệu thùng dầu thô trong vòng
3 thập kỷ tới. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ làm phát thải ra môi trường khoảng 278 triệu tấn lOMoARcPSD| 38777299
khí thải carbon. Dự án được cho là sẽ gây ảnh hưởng cho 500 cư dân hiện đang sinh sống
trong khu vực còn hoang sơ này. Theo tổ chức Sierra Club, dự án Willow sẽ thải ra thêm
hơn 250 triệu tấn CO2 vào khí quyển trong 30 năm tới, tương đương với mức phát thải của 66 nhà máy than.
Quá trình khai thác dầu mỏ cũng có thể gây ra tác động đến khí hậu bao gồm cả sự
thải ra các khí thải gây hiệu ứng nhà kính và làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển. - Tại Ấn Độ
Theo báo cáo phát thải toàn cầu của IEA, Ấn Độ thải ra khoảng 2,5 tỷ tấn khí thải
carbon trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2021. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tại
COP26, đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2070, muộn hơn
20 năm so với mục tiêu chung được hội nghị đề ra. Bên cạnh đó, lãnh đạo Ấn Độ cũng
trình bày kế hoạch giảm cường độ phát thải của nền kinh tế, tập trung vào 3 mũi nhọn là lOMoAR cPSD| 38777299
năng lượng tái tạo, giảm phát thải đối với một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao và
tạo ra nhiều “bể chứa carbon”.
Đối với ngành năng lượng, Ấn Độ được đánh giá là một trong những thị trường năng
lượng tái tạo hấp dẫn hàng đầu thế giới. Chính phủ quốc gia Nam Á này đặt mục tiêu đến
năm 2030 sẽ có khoảng 50% tổng công suất phát điện đến từ năng lượng tái tạo, tương
đương với khoảng 500GW, từ đó giảm 45% cường độ phát thải của nền kinh tế.
Mặc dù Ấn Độ đã đạt được những bước tiến trong lĩnh vực này vài năm trở lại đây, nhưng
đạt được mục tiêu nêu trên sẽ là bước nhảy vọt so với năng lực năng lượng tái tạo hiện tại của Ấn Độ.
Thủ tướng Modi thông báo rằng Ấn Độ sẽ giảm tổng lượng khí thải carbon dự kiến
xuống 1 tỷ tấn từ nay đến năm 2030. Hơn nữa, vào thời điểm đó, Ấn Độ sẽ giảm cường độ
carbon trong nền kinh tế (thước đo liên quan đến lượng hàng hóa được sản xuất trên mỗi
đơn vị năng lượng) giảm 45% thay vì mục tiêu hiện tại là 35%. - Tại Trung Quốc
Theo số liệu của Dự án Carbon toàn cầu, Trung Quốc chiếm 54% tổng lượng tiêu thụ
than trên thế giới, tính đến cuối năm 2021. Nước này cũng là nguồn phát thải carbon lớn
nhất thế giới, với 12 tỷ tấn năm 2021. Tại COP 26, Trung Quốc đang đặt mục tiêu đạt mức
phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060.
Trung Quốc là quốc gia đang dẫn đầu thế giới về sản lượng năng lượng tái tạo, đạt
mức 1 triệu MW, tính đến cuối năm 2021. Bên cạnh năng lượng tái tạo, Trung Quốc vẫn
tiếp tục phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than. Đầu năm 2022, chính phủ Trung Quốc
tuyên bố sẽ hỗ trợ các nhà máy điện than chạy hết công suất để đảm bảo an ninh năng lượng.
Một yếu tố góp phần giúp Trung Quốc đạt cam kết phát thải ròng bằng không là diện
tích rừng rộng lớn. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, hơn 23% diện tích Trung Quốc lOMoAR cPSD| 38777299
là rừng, chiếm khoảng 5,4% diện tích rừng trên thế giới. Quốc gia này cũng đang đặt kế
hoạch trồng mới 36 nghìn km2 rừng mỗi năm, tức là lớn hơn diện tích nước Bỉ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang trở thành ngôi sao sáng đối với việc thúc đẩy
áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, một giải pháp đặc biệt quan trọng đóng góp vào tiến
trình trung hòa carbon. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới có luật
riêng về kinh tế tuần hoàn.
Theo Zhang Xiliang, một chuyên gia phân tích mức độ trung tính carbon từ Đại học
Thanh Hoa, Trung Quốc sẽ cần:
+ Lấy hơn 80% năng lượng từ nhiên liệu không hóa thạch vào năm 2060. Điều này
sẽ đòi hỏi mức tiêu thụ than, dầu và khí đốt lần lượt đạt mức cao nhất vào năm 2025, 2030
và 2035, hiệu suất năng lượng tiếp tục được cải thiện cho đến năm 2035 và thu giữ carbon,
sử dụng và lưu trữ để mở rộng quy mô.
+ Mở rộng thị trường carbon của mình để bao phủ 70% lượng khí thải carbon liên quan đến năng lượng.
+ Định giá các-bon ít nhất là 10 - 13 đô la Mỹ / tấn trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14
(giai đoạn 2021-2025) và ở mức 100 đô la Mỹ / tấn vào năm 2050, để khuyến khích các
nhà phát thải giảm lượng khí thải carbon của họ.
- Tại các quốc gia khác:
Đức: Đức đã đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đã đạt được nhiều
thành tựu trong việc giảm phát thải khí nhà kể từ đó. Điển hình là việc tăng cường sử dụng
năng lượng tái tạo và đẩy mạnh chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Thụy Điển: Thụy Điển đã đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2045 và đầu tư
mạnh vào năng lượng tái tạo và đẩy mạnh sử dụng xe điện. lOMoARcPSD| 38777299
New Zealand: Đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đã đạt được nhiều
thành tựu trong việc giảm phát thải khí nhà kính nhờ đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo
và đẩy mạnh chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Indonesia: Để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn theo
mục tiêu của chính phủ, việc phát triển siêu lưới điện được lên kế hoạch để thúc đẩy sự
phát triển của năng lượng tái tạo và đồng thời duy trì sự ổn định của điện.
III. Tiềm năng thực hiện chiến lược phát thải ròng bằng 0 tại VN.
1. Bối cảnh phát thái CO2 ở Việt Nam
a, Thực trạng phát thải CO2 ở Việt Nam
Theo Báo cáo quốc gia về Khí hậu và Phát triển của Nhóm Ngân hàng Thế giới: Đóng
góp của Việt Nam vào tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn cầu tương đối nhỏ,
chỉ ở mức 0,8%. Tính theo bình quân đầu người, lượng phát thải của Việt Nam chưa bằng
một nửa lượng phát thải bình quân đầu người của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam
đã tăng lượng phát thải KNK bình quân đầu người lên gấp 4 lần trong thế kỷ này, từ 0,79
tấn carbon dioxide (CO2) tương đương vào năm 2000 lên 3,81 tấn CO2 vào năm 2018, và
lượng khí thải đang tăng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Ô nhiễm liên quan đến khí
thải này ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm năng suất; tình trạng cạn kiệt tài nguyên và các
tác động của biến đổi khí hậu đã làm tổn hại đến thương mại và đầu tư.
b, Những nỗ lực trước đó của Việt Nam
Giảm phát thải khí nhà kính đã trở thành yêu cầu bắt buộc thực hiện đối với mọi tổ
chức, cá nhân sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam và đã được quy định trong Luật
Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020. Có thể khẳng định rằng Việt Nam là một trong những
nước đang phát triển đầu tiên trên thế giới đưa nghĩa vụ thực hiện giảm phát thải khí nhà
kính đã cam kết vào hệ thống pháp luật để toàn dân thực hiện. Việt Nam coi giảm nhẹ phát
thải nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị. lOMoARcPSD| 38777299
Việt Nam tham gia Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
(UNFCCC) từ năm 1994. Là một nước đang phát triển, chịu nhiều tác động của biến đổi
khí hậu Việt Nam đã tích cực chủ động triển khai nhiều hoạt động ứng phó với biến đổi
khí hậu cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một Bên tham gia UNFCCC, Nghị
định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu.
Việt Nam cũng là một trong 20 quốc gia đầu tiên hoàn thành rà soát, cập nhật NDC
(Cam kết xác định quốc gia) - đây là cam kết của các quốc gia về việc giảm lượng khí thải
nhà kính trong bối cảnh thay đổi khí hậu toàn cầu. Đồng thời đã điều chỉnh tăng đáng kể
mức đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với tình hình phát triển kinh tế
- xã hội tới năm 2030 của đất nước.
Việt Nam đã ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu chung nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn
thương và rủi ro trước những tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường khả
năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái;
thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang xây dựng dự thảo Đề cương chi tiết Chiến lược
quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.
2. Mục tiêu net-zero của Việt Nam
Việt Nam nỗ lực đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, cụ thể là:
- Đến năm 2030, bảo đảm tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia giảm 43,5%so
với kịch bản phát triển thông thường (BAU). Trong đó: Lĩnh vực năng lượng giảm 32,6%,
lượng phát thải không vượt quá 457 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ); lĩnh vực nông
nghiệp giảm 43,0%, lượng phát thải không vượt quá 64 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực lâm
nghiệp, sử dụng đất giảm 70% lượng phát thải và tăng 20% lượng hấp thụ các-bon, tổng
lượng phát thải và hấp thụ đạt ít nhất -95 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực chất thải giảm 60,7%, lOMoARcPSD| 38777299
lượng phát thải không vượt quá 18 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực các quá trình công nghiệp
giảm 38,3%, lượng phát thải không vượt quá 86 triệu tấn CO2tđ. Các cơ sở có mức phát
thải khí nhà kính hằng năm từ 2.000 tấn CO2tđ trở lên phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.
- Đến năm 2050, bảo đảm tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia đạt mức phátthải
ròng bằng “0”; lượng phát thải đạt đỉnh vào năm 2035, sau đó giảm nhanh. Trong đó: Lĩnh
vực năng lượng giảm 91,6%, lượng phát thải không vượt quá 101 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực
nông nghiệp giảm 63,1%, lượng phát thải không vượt quá 56 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực lâm
nghiệp, sử dụng đất giảm 90% lượng phát thải, tăng 30% lượng hấp thụ cácbon, tổng lượng
phát thải và hấp thụ đạt ít nhất -185 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực chất thải giảm 90,7%, lượng
phát thải không vượt quá 8 triệu tấn CO2tđ; lĩnh vực các quá trình công nghiệp giảm 84,8%,
lượng phát thải không vượt quá 20 triệu tấn CO2tđ. Các cơ sở có mức phát thải khí nhà
kính hằng năm từ 200 tấn CO2tđ trở lên phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính. lOMoARcPSD| 38777299 lOMoARcPSD| 38777299
3. Những tiềm năng để thực hiện Chiến lược phát thải ròng bằng 0
Việt Nam có vị trí địa lý, đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền
kinh tế nông nghiệp, có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng, cho nên có thể khai
thác cho sản xuất năng lượng như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học...
Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam phát triển thành công nhiều dự án năng lượng tái
tạo với 285 nhà máy thủy điện nhỏ, tổng công suất khoảng 3.322 MW; 08 nhà máy điện
gió, tổng công suất 243 MW và 10 nhà máy điện sinh khối, tổng công suất nối lưới khoảng
212 MW. Về điện mặt trời, hơn 100 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Tiềm năng phát triển điện gió:
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài hơn 3.200 km, hơn nữa còn có
cả gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè, tốc độ gió trung bình ở biển Đông Việt Nam khá
mạnh. Vì vậy, nhờ vào vị trí địa lý mà tiềm năng về năng lượng gió ở Việt Nam là rất triển
vọng. Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió tốt nhất trong 4 nước (Campuchia,
Lào, Thái Lan và Việt Nam) với 39% lãnh thổ có tốc độ gió lớn hơn 6m/s tại độ cao 65m,
tương đương với 513 GW. Đặc biệt, hơn 8% lãnh thổ, tương đương 112 GW được đánh
giá là có tiềm năng năng lượng gió tốt (Bảng 1).
Ước tính trên đất liền, Việt Nam có thể phát triển khoảng 30 GW điện gió. Cùng với
tiềm năng điện gió ngoài khơi, chúng ta có thể phát triển khoảng 100 GW công suất điện gió.
Bảng 1. Tiềm năng năng lượng gió tại Việt Nam ở độ cao 65m: lOMoARcPSD| 38777299 Nguồn: WB (2021).
Hiện có 9 nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành với tổng công suất 304,6 MW
(Bảng 2), trong đó lớn nhất là trang trại điện gió Bạc Liêu với gần 100 MW, nhỏ nhất là
nhà máy điện gió Phú Quý 6 MW nối lưới độc lập (không nối lưới điện quốc gia) trên đảo
Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, còn lại là 7 nhà máy điện gió quy mô công suất nhỏ dưới 50 MW.
Bảng 2. Các nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành: lOMoARcPSD| 38777299 Nguồn: EMC tổng hợp.
Bên cạnh đó, 18 dự án nhà máy/trang trại điện gió đã được khởi công và đang trong
quá trình xây dựng với tổng công suất 812 MW (Bảng 3), trong đó có 2 dự án có công suất
từ 100 MW trở lên là Bạc Liêu 3 và Khai Long (Cà Mau), còn lại 16 dự án có quy mô công
suất nhỏ từ 20 MW đến 65 MW. lOMoARcPSD| 38777299
Bảng 3. Các nhà máy/trang trại điện gió đang xây dựng: lOMoARcPSD| 38777299 Nguồn: EMC tổng hợp.
Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển điện gió giai đoạn đến 2020, có xét đến năm
2030, tiềm năng công suất dự kiến hơn 22.000 MW, chi tiết của một số tỉnh như sau: Bình
Thuận 1.570 MW, Ninh Thuận 1.429 MW, Cà Mau 5.894 MW, Trà Vinh 1.608 MW, Sóc
Trăng 1.155 MW, Bạc Liêu 2.507 MW, Bến Tre 1.520 MW, Quảng Trị 6.707 MW. Tuy
nhiên, từ tiềm năng đến hiện thực luôn có khoảng cách, nhưng khoảng cách về điện gió ở
Việt Nam lại “quá xa” mà nguyên nhân do có quá nhiều rào cản, khó khăn về pháp lý, kỹ
thuật, tài chính, nhân lực và chủ đầu tư dự án.
Tiềm năng điện mặt trời: lOMoAR cPSD| 38777299
Tiềm năng năng lượng mặt trời cũng được đánh giá cao khi Việt Nam là quốc gia có
thời gian nắng nhiều trong năm với cường độ bức xạ lớn ở các khu vực miền Trung, miền
Nam. Các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu và Sơn La) số giờ nắng trong năm khoảng 1897 - 2102
giờ/năm. Các tỉnh phía Bắc còn lại và một số tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình khoảng
1400 - 1700 giờ/năm. Các tỉnh từ Huế vào miền Nam khoảng 1900 - 2700 giờ/năm. Theo
đánh giá, những vùng có số giờ nắng từ 1.800 giờ/năm trở lên thì được coi là có tiềm năng
để khai thác sử dụng. Đối với Việt Nam, thì tiêu chí này phù hợp với nhiều vùng, nhất là các tỉnh phía Nam.
Năm 2014 - 2015, tổng cộng suất lắp đặt điện mặt trời trong cả nước đạt xấp xỉ
4,5MWp, trong đó khoảng 20% tổng công suất (tương đồng với 900kWp) được đấu nối
vào lưới điện. Các trạm điện mặt trời nối lưới này có công suất trung bình khoảng 50kWp
và thuộc sở hữu của một số tổ chức và doanh nghiệp lớn như Intel Corporation, Big C Hà Nội...
Năm 2018, điện mặt trời của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể nhưng con
số này vẫn còn quá nhỏ so với một số quốc gia có tiềm năng tương tự như Mỹ, Ý,
Philippines thậm chí còn thấp hơn Malaysia, Thái Lan. Cụ thể, tổng công suất điện mặt trời
Việt Nam năm 2018 chỉ là 106 MWp, chưa bằng 1% so với Ý và chỉ bằng khoảng 4% của Thái Lan.
Năm 2019, tổng công suất điện mặt trời đã tăng lên khoảng 5 GWp, trong đó 4,5 GWp
là của các nhà máy điện máy điện mặt trời nối lưới và gần 0,4 GWp của hệ thống điện mặt
trời áp mái. Sự phát triển mạnh mẽ này là do các nhà đầu tư đã tăng tốc độ triển khai dự án
để tận dụng các ưu đãi của Chính Phủ theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày
11/04/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Tính hết năm 2020, nguồn điện mặt trời nối lưới đã được đưa vào vận hành lên tới 9
GW (trong đó, 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận gần 3,5 GW). Quy mô công suất của các lOMoARcPSD| 38777299
dự án điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch là trên 13 GW (tổng quy mô đăng ký xây
dựng các dự án điện mặt trời nhưng chưa được bổ sung vào quy hoạch là khoảng 50 GM).
Theo Dự thảo quy hoạch điện VIII, dự kiến công suất lắp đặt điện mặt trời sẽ tăng từ
17 GW (giai đoạn 2020-2025) lên khoảng 20 GW (năm 2030). Tỷ trọng điện mặt trời được
kỳ vọng sẽ chiếm 17% (năm 2025), 14% (năm 2030) trong cơ cấu các nguồn điện. lOMoAR cPSD| 38777299
Tuy nhiên vẫn gặp những rào cản như thiếu quy hoạch quốc gia về năng lượng điện
mặt trời, cơ sở hạ tầng điện hiện nay chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, vấn đề kinh
tế và tài chính,... khiến Việt Nam đã bước đầu phát triển nhưng còn thiếu tính bền vững
Tiềm năng năng lượng sinh khối:
Hiện nay, trên thế giới NLSK là nguồn năng lượng thứ tư, chiếm tới 15% tổng năng
lượng tiêu thụ toàn thế giới. Ở các nước đang phát triển, NLSK thường là nguồn năng
lượng lớn nhất, chiếm 35-45% tổng cung cấp năng lượng. Sẽ không ngoa khi nói NLSK
giữ vai trò sống còn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới cũng như ở Việt Nam.
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh
khối (NLSK). Ðất nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai
phì nhiêu… nên sinh khối phát triển rất nhanh. Các loại sinh khối chính là gỗ năng lượng,
phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu
cơ khác. Nguồn phụ phẩm này là phong phú, liên tục gia tăng nhưng bị coi là rác thải tự
nhiên, đang bị lãng phí, nguy hiểm hơn lại trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Tiềm năng nguồn sinh khối từ phế thải nông nghiệp, chất thải chăn nuôi và rác thải hữu cơ
có tổng công suất khoảng 400 MW.
Theo dự thảo Báo cáo Phát triển Điện sinh khối Quốc gia do Viện Năng lượng lập
năm 2018, tiềm năng lý thuyết các nguồn sinh khối tại Việt Nam đến năm 2030, tăng
khoảng 1,9%/năm cho giai đoạn từ nay đến năm 2025 và tăng khoảng 0,6%/năm cho giai
đoạn 2026 – 2030. Ước tính, đến năm 2025 tổng tiềm năng lý thuyết nguồn sinh khối đạt
130,59 triệu tấn (tương đương 454,89 triệu MWh) và năm 2030 đạt 138,41 triệu tấn (tương
đương 483,16 triệu MWh). Nguồn phụ phẩm nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn với trên
67%, tiếp đến là gỗ với khoảng 30%, phần còn lại là phế thải gỗ với khoảng 3% Khả năng
khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam đạt khoảng 150
triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về mặt kỹ thuật cho lOMoAR cPSD| 38777299
sản xuất điện, hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt)
đó là: trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long, bã mía dư thừa ở các nhà máy đường, rác thải sinh
hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải
hữu cơ khác từ chế biến nông - lâm - hải sản.
Loại hình năng lượng này đang vấp phải nhiều rào cản, từ sự thiếu sự ổn định và bền
vững trong cung cấp nhiên liệu, giá nguyên liệu… đến các cơ chế khuyến khích của Chính
phủ chưa hấp dẫn. Việt Nam cũng đã có một số chính sách thúc đẩy nhưng đến nay, số nhà
máy và tỷ lệ tham gia của điện sinh khối, điện rác vào hệ thống điện là rất thấp.
Tiềm năng thủy điện nhỏ:
Hệ thống sông ngòi của Việt Nam dày đặc, được phân bố trên nhiều vùng lãnh thổ
khác nhau. Tiềm năng thủy điện nhỏ phân bố tập trung chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc,
Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Thủy điện vẫn là nguồn năng lượng tái tạo có công suất
cao nhất, đóng góp khoảng 40% vào tổng công suất điện quốc gia. Tiềm năng thuỷ điện
nhỏ là rất lớn với hơn 2.200 sông suối với chiều dài hơn 10km. Trong đó 90% là các sông
suối nhỏ, đây là cơ sở thuận lợi cho phát triển thủy điện nhỏ. Tiềm năng kỹ thuật các thủy
điện nhỏ quy mô dưới 30MW khoảng 25 tỷ kWh/năm (gần 7.000 MW) và đến cuối năm
2018 đã có trên 3.300 MW thủy điện nhỏ được đưa vào vận hành như đã nói ở trên.
Chi phí xây dựng lắp đặt ngày càng giảm.
Chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) đối với điện mặt trời tại Việt Nam đã giảm
106% trong vòng bốn năm trở lại đây. Dự kiến đến năm 2022, đầu tư vào điện gió trên đất
liền sẽ rẻ hơn đầu tư vào nhà máy nhiệt điện than mới (6). Ngoài ra, Việt Nam cũng có thế
mạnh về sản xuất và đã có những nhà máy chuyên sản xuất tấm quang năng. Đồng thời, sở
hữu cơ sở hạ tầng và mạng lưới truyền tải vững chắc.
Lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm. lOMoARcPSD| 38777299
Trong những năm gần đây, năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực được ưu
tiên nhất cho đầu tư ở Việt Nam. Dự tính đến 2030, Việt Nam sẽ cần 12 tỷ USD để đầu tư
nguồn điện mới. Năm 2021, Việt Nam xếp hạng thứ 31 trong danh sách các quốc gia có độ
thu hút cao về các cơ hội đầu tư và triển khai trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đồng thời,
cùng với chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo, trong 3 năm vừa qua, các dự án khai
thác điện gió, điện mặt trời đã phát triển rất mạnh ở các tỉnh ven biển miền Trung và miền
Nam. Tổng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực sản xuất, phân phối điện là trên 5,1 tỷ USD trong
năm 2020, cao hơn 4 lần so với năm trước đó
4. Đề xuất giải pháp thúc đẩy Chiến lược phát thải ròng bằng 0
Đầu tư hiệu quả vào các nguồn năng lượng tái tạo: Đầu tư vào việc phát triển công
nghệ mới để tăng hiệu suất và giảm chi phí trong việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
Hợp tác đầu tư với các công ty sản xuất và phân phối nguồn năng lượng tái tạo. Đầu tư vào
các dự án phát triển năng lượng tái tạo thông qua các quỹ đầu tư định hướng đầu tư trong
lĩnh vực này. Cải tiến các thiết bị truyền tải năng lượng và công nghệ sinh sản và sử dụng
năng lượng hiệu quả hơn.
Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng: Đầu tư vào các phương tiện
giao thông công cộng hiện đại, tiết kiệm năng lượng. Xây dựng các trạm xe buýt. Tổ chức
các chương trình ưu đãi cho người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Đảm
bảo việc vận hành phương tiện giao thông công cộng được thực hiện đúng quy trình, đảm
bảo an toàn và hiệu quả.
Tăng cường hệ thống quản lý, giám sát và xử phạt: Các cơ quan chức năng cần tăng
cường quản lý và giám sát việc thực hiện các quy định về môi trường và phát thải khí nhà
kính của các doanh nghiệp và cá nhân. Xây dựng hệ thống phạt nặng đối với các doanh
nghiệp và cá nhân vi phạm quy định về môi trường và phát thải khí nhà kính. Các doanh
nghiệp cần được khuyến khích và hỗ trợ để sử dụng các công nghệ tiên tiến giúp giảm phát lOMoARcPSD| 38777299
thải và tăng hiệu quả sản xuất. Cần tăng cường tuyên truyền và giáo dục cho cộng đồng về
tầm quan trọng của việc giảm phát thải và bảo vệ môi trường.
Xây dựng một chính sách tài khóa phù hợp: Tăng cường hỗ trợ tài chính cho các
doanh nghiệp và thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo.
Áp dụng các chính sách thuế và phí để khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức giảm
phát thải khí nhà kính. Tăng cường giám sát và đánh giá hiệu quả của các chính sách tài
khóa để đảm bảo tính hiệu quả và công bằng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
và tổ chức tham gia vào thị trường carbon và các thị trường tài chính liên quan đến giảm
thiểu phát thải khí nhà kính.
Tăng cường hợp tác quốc tế: Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các quốc
gia, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ về năng
lượng tái tạo và giảm phát thải. Tạo ra các cơ chế khuyến khích và thúc đẩy các doanh
nghiệp tham gia vào các dự án phát triển năng lượng tái tạo và giảm phát thải. Thúc đẩy
các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ mới để giảm phát thải và tăng cường sức
chịu đựng của các hệ sinh thái. C. KẾT LUẬN
Nền kinh tế bền vững là một nền kinh tế được xây dựng dựa trên các nguyên tắc phát
triển bền vững bao gồm việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên giảm thiểu tác động tiêu cực
đến môi trường và đảm bảo sự phát triển kinh tế b vững trong dài hạn. Việc giảm thiểu phát
thải ròng bằng 0 sẽ giúp tạo ra một nền kinh tế bền vững bằng cách giảm thiểu tác động
tiêu cực đến môi trường và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên. lOMoARcPSD| 38777299
Ngoài ra việc giảm thiểu phát thải ròng bằng 0 cũng sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của
các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ mới để giảm thiểu phát
thải ròng bằng 0 và tạo ra sản phẩm và dịch vụ có tính bền vững cao hơn. Điều này sẽ giúp
các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và thu hút được nhiều khách hàng quan tâm đến các
sản phẩm và dịch vụ có tính bền vững.
Tóm lại việc giảm thiểu phát thải ròng bằng óng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng nền kinh tế bền vững. Việc này sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
tối ưu hóa sử dụng tài nguyên tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp và tạo ra một nền
kinh tế bền vững trong dài hạn.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Bài giảng môn học “ Kinh tế học biến đổi khí hậu” - PGS.TS. Vũ Thị Hoài Thu. 2.
Báo tài nguyên và môi trường. 3. Trung tâm tin tức VTV24. 4.
special.nhandan.vn, "Lộ trình hiện thực hoá cam kết của Việt Nam tại
COP26" 5. vngreen.vn, "Giải pháp thực hiện cam kết phát thải ròng bằng “0” (Net
Zero) vào năm 2050 của Việt Nam"