-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn Lý thuyết truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Để giải quyết vấn đề đang đặt ra, kế hoạch truyền thông cần can thiệp, tác động vào nhóm đối tượng các em học sinh lớp 10, 11 và đặc biệt là học sinh lớp 12, các em đang phải đứng trước thời khắc quyết định tương lai của mình trong việc quyết định chọn ngành nghề để học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài tập lớn Lý thuyết truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Để giải quyết vấn đề đang đặt ra, kế hoạch truyền thông cần can thiệp, tác động vào nhóm đối tượng các em học sinh lớp 10, 11 và đặc biệt là học sinh lớp 12, các em đang phải đứng trước thời khắc quyết định tương lai của mình trong việc quyết định chọn ngành nghề để học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Khoa Phát thanh – Truyền hình ****** BÀI TẬP LỚN
MÔN LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG Báo cáo dự án truyền thông:
NHẰM THAY ĐỔI SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ LỰA
CHỌN ĐỊNH HƯỚNG CHO TƯƠNG LAI CỦA
CÁC BẠN HỌC SINH CẤP III NĂM 2021 GVHD
: PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng Nhóm 6
- Lớp Báo mạng điện tử CLC K40 Tháng Nhóm trưởng : Lê Minh Trang 12 năm Thành viên : Cao Đặng Châu Anh 2021 Dương Minh Anh Nguyễn Nhật Anh Nguyễn Phương Quỳnh Anh Vũ Châu Anh Trần Đoàn Thành Công Nguyễn Khánh Linh Nguyễn Trung Thắng MỤC LỤC
I. CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CƠ BẢN....................3
1. Xác định và phân tích đối tượng.................................................................3
2. Phân tích thực trạng....................................................................................4
2.1. Nội dung phân tích vấn đề......................................................................4
2.2. Nội dung phân tích tổ chức....................................................................4
3. Xây dựng mục tiêu.......................................................................................5
4. Thiết kế thông điệp.......................................................................................7
5. Xác định các kênh, các phương tiện truyền thông cần sử dụng..............8
6. Sắp xếp các hoạt động theo trình tự thời gian và lịch trình các hoạt
động...................................................................................................................9
7. Quyết định sử dụng các nguồn lực............................................................11
7.1. Nguồn nhân lực....................................................................................11
7.2. Tài chính................................................................................................12
8. Lập kế hoạch giám sát, đánh giá, duy trì.................................................12
II. BÁO CÁO CHI TIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN “THE CHARIOT
PROJECT”........................................................................................................14
1. Thời gian lập page, lên từng bài trong thực tế........................................15
2. Báo cáo tổng quan page.............................................................................16
3. Báo cáo về từng bài đăng cụ thể................................................................17
a. Ảnh avatar, ảnh bìa...................................................................................17
b. Bài đăng số 1.............................................................................................18
c. Bài đăng số 2.............................................................................................19
d. Bài đăng số 3.............................................................................................20
e. Bài đăng số 4.............................................................................................21
f. Bài đăng số 5.............................................................................................22
g. Bài đăng số 6.............................................................................................23
h. Bài đăng số 7.............................................................................................24
I. CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CƠ BẢN 2
1. Xác định và phân tích đối tượng
Để giải quyết vấn đề đang đặt ra, kế hoạch truyền thông cần can thiệp, tác
động vào nhóm đối tượng các em học sinh lớp 10, 11 và đặc biệt là học sinh lớp
12, các em đang phải đứng trước thời khắc quyết định tương lai của mình trong
việc quyết định chọn ngành nghề để học.
Nhóm đối tượng đích (còn gọi là nhóm đối tượng trực tiếp) là các em học
sinh cấp III, đặc biệt là học sinh lớp 12.
Nhóm đối tượng liên quan (còn gọi là nhóm đối tượng gián tiếp) là thầy cô
giáo, các bậc phụ huynh, những người có mối quan hệ gần gũi, có khả năng tác
động đến sự chuyển đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của các em học sinh.
Đặc điểm của các nhóm đối tượng mà truyền thông cần can thiệp bao gồm:
Nhóm đối tượng đích:
Băn khoăn, không biết lựa chọn thế nào giữa một bên là mong muốn,
nguyện vọng của bản thân và một bên là kỳ vọng của cha mẹ. Hoặc một phần
lớn các bạn khác thậm chí còn không biết bản thân mình thích gì, phù hợp với
nghề gì nhưng cũng không muốn chọn ngành nghề mà cha mẹ định hướng cho.
Họ mong đợi sẽ tìm được câu trả lời tốt nhất cho bản thân mình trong việc
quyết định chọn ngành nghề.
Nhóm đối tượng liên quan:
Một số thầy cô, cha mẹ còn cho rằng đam mê, ước mơ của con em mình là
viển vông, không có tương lai nên không ủng hộ và bắt ép họ phải đi theo con
đường cha mẹ định hướng sẵn. Hay thầy cô biết được điểm mạnh, điểm yếu của
học sinh đó nên cảm thấy lựa chọn của họ là phù hợp và ủng hộ học sinh của
mình; nhưng về phần cha mẹ - họ chỉ đơn giản là không thích nên bắt ép con
mình phải lựa chọn cái mình muốn và luôn thể hiện rằng “định hướng của bố
mẹ là điều tốt nhất cho con”. 3
Họ mong bản thân sẽ có những thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ, hành
động của mình để có thể thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của con em mình. Từ
đó họ sẽ dẫn dắt, định hướng đúng và trở thành những người bạn đồng hành
của các em, giúp các em gặt hái những thành quả tốt đẹp trong tương lai.
2. Phân tích thực trạng
2.1. Nội dung phân tích vấn đề Điểm mạnh:
Đề tài được nhắm đến tệp đối tượng rất lớn đó là các em học sinh, sinh viên
nói riêng và những người đang tập xác định nghề nghiệp phù hợp với bản thân nói chung.
Thời điểm dịch bệnh kéo dài khiến mọi công việc chung bị đình trệ, từ đó
cũng phần nào phơi bày ra điểm yếu của một số công việc, nghề nghiệp, khiến
những người trẻ muốn suy nghĩ lại và muốn tìm cho mình một công việc phù
hợp cũng như ổn định. Như vậy, việc chủ đề này tiếp cận với nhiều người có thể là rất thuận tiện. Điểm yếu:
Về đề tài hướng nghiệp cũng đã xuất hiện rất nhiều nguồn cung trên thị
trường dẫn đến sức cạnh tranh rất lớn.
Về công tác chuẩn bị content dành cho dự án, việc phải đi vay mượn cũng
như trích nguồn từ nhiều nơi là điều không thể tránh khỏi vì đề tài này cần dựa
trên rất nhiều tài liệu khoa học cũng như những công trình nghiên cứu của những người đi trước.
2.2. Nội dung phân tích tổ chức
a. Phân tích nội lực Điểm mạnh:
Có nguồn nhân lực đủ và biết sử dụng thành thạo Internet. 4
Trang thiết bị, phương tiện truyền thông đều có sẵn trên Internet (cụ thể là
Facebook và thiết bị có kết nối mạng). Điểm yếu:
Chưa có kinh nghiệm thực hành.
Đề tài đã được thực hiện nhiều.
b. Phân tích ngoại lực Cơ hội:
Hình thức podcast mới mẻ, được nhiều người chú ý.
Nhu cầu nghe nhiều hơn đọc.
Kênh truyền thông Facebook phổ biến.
Link khảo sát trắc nghiệm dễ kiểm soát dữ liệu.
Hình thức phỏng vấn đối tượng truyền thông, talkshow thực tế.
Đề tài tác động đến sự thay đổi nhận thức và thái độ của những người chưa
định hướng được ngành nghề. Thách thức:
Nguồn kiến thức nhiều cần phải chọn lọc kỹ càng.
Dịch bệnh nên khó có thể phỏng vấn được nhiều đối tượng.
3. Xây dựng mục tiêu a. Mục tiêu chung
Nhằm giúp các bạn học sinh bậc THPT dễ dàng định hướng nghề nghiệp,
ngành học tương lai phù hợp đúng với sở thích và đam mê mà các bạn mong
muốn, từ đó nâng cao ý thức học tập một cách hiệu quả để có thể hướng đến
đích đến mà mình muốn đạt được. 5
b. Mục tiêu cụ thể
Giúp các bạn học sinh đang theo học lớp 10, lớp 11 xác định sớm ngành
mình muốn theo học, loại bỏ những suy nghĩ chủ quan, mơ hồ như còn quá sớm
để chọn ngành học đợi đến lớp 12 vẫn chưa muộn. Việc xác định ngành học
càng sớm càng giúp cho các bạn học sinh dễ dàng lên những kế hoạch học tập hiệu quả.
Đối với những bạn học sinh lớp 12, việc chọn ngành học là vô cùng cần
thiết cho hành trang bước tới ngưỡng cửa đại học. Thế nhưng, không phải ai
cũng có sẵn cho mình những định hướng cụ thể, vẫn còn nhiều bạn học sinh
phải đấu tranh tư tưởng giữa việc chọn ngành học mình yêu thích hay chọn
ngành học mà gia đình mong muốn. Kế hoạch truyền thông này được xây dựng
với mục tiêu muốn tiếp thêm động lực cho các bạn học sinh sẵn sàng dám nói
lên quan điểm của mình, dám theo đuổi đam mê của mình, chọn ngành học mà mình mong muốn.
Những bạn học sinh bậc THPT, đặc biệt là những bạn đang học lớp 12 nhận
thức được rằng việc chọn ngành nghề theo đúng sở thích, đam mê của mình là
hoàn toàn đúng đắn, được đề cao và ủng hộ hết mực.
Đưa ra những quan điểm để gia đình của các bạn học sinh hiểu được rằng
việc định hướng nghề nghiệp, ngành học cho con cái cần nghe theo ý kiện,
nguyện vọng của con mình, đánh thức tâm lý của các bậc phụ huynh rằng việc
ép buộc ngành học cho con cái là hoàn toàn sai lầm, việc ép buộc quá đà còn có
thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Cung cấp những thông tin hữu ích, giúp cho các bạn học sinh bậc THPT
lựa chọn được nghề nghiệp, ngành học phù hợp với năng lực của mình, chuẩn bị
sẵn sàng cho cánh cửa đại học tương lai. 6
4. Thiết kế thông điệp
Cuộc sống mỗi cá nhân đều là những con đường với muôn vàn những ngã
rẽ buộc chúng ta phải lựa chọn một cách cẩn thận và với những bạn học sinh
đang đứng trước ngưỡng cửa đại học, việc chọn ngành nghề phù hợp chắc chắn
là một sự kiện quan trọng đáng được quan tâm. Khó thay, định hướng nghề
nghiệp trong tương lai không dễ dàng giống như định hướng một điểm đến qua bản đồ.
Chọn ngành nghề theo truyền thống gia đình, theo sở thích hay theo xu
hướng? Đây hẳn là do dự của không ít những bạn học sinh khi đứng trước bước
ngoặt chọn trường đại học. Một điều có thể chắc chắn rằng, không một ai trong
số chúng ta muốn phải hối hận vì đã chọn nghề này hay chọn ngành kia. Chính
vì lí do đó, ngay từ bây giờ hãy tìm hiểu thật kỹ để có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.
Bởi tính ổn định hoặc theo xu hướng của xã hội mà rất nhiều gia đình
hướng nghiệp cho con theo một ngành nghề nhất định. Tuy nhiên, tin rằng vẫn
sẽ tồn tại không ít bạn không thực sự quan tâm và yêu thích trước sự “sắp xếp”
từ cha mẹ. Điều này dẫn đến nhiều hệ quả không tốt trong quá trình học tập
cũng như lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Mặc dù lời khuyên của người đi
trước rất đáng quý nhưng bạn cần nhận thức rõ về sở thích, mong muốn của bản
thân và nhìn nhận ý kiến của gia đình ở góc độ khách quan nhất, việc đón nhận
sự giúp đỡ, lời khuyên từ mọi người không có nghĩa là bạn quên đi đam mê thực
sự của chính mình, chính các bạn học sinh phải là người làm chủ được bản thân,
hiểu được bản thân để đưa ra lựa chọn.
“Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”, đây là câu nói
truyền cảm hứng quen thuộc chúng ta đều từng được nghe. Không sai, đam mê
chính là động lực để bạn vững bước trên con đường mình chọn. Chúng ta không
phủ nhận tầm quan trọng của việc xác định bản thân yêu thích điều gì. Tuy nhiên 7
hãy khôn ngoan, tỉnh táo nhìn nhận xem sự yêu thích của mình có hợp lý hay không.
Thực tế có rất nhiều bạn đam mê theo cảm hứng. Sự yêu thích với một điều
gì đó dễ dàng bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, đặc biệt là trước sự phát triển
của mạng xã hội, sự xuất hiện của những thần tượng, trào lưu mới,… Qua quá
trình tiếp cận, những điều này có thể ảnh hưởng phần nào đến quyết định chọn
ngành nghề của các bạn học sinh. Một điều cần lưu ý rằng bất kì ai trong số
chúng ta đều không nên dễ dàng xác định đam mê của mình một cách qua loa
bởi không thể không thừa nhận rằng có rất nhiều những đam mê của thế hệ học
sinh có ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố bên ngoài. Do đó, bạn cần nghiêm túc
đánh giá năng lực bản thân, nhu cầu của xã hội trước khi quyết định.
Mỗi sự lựa chọn, mỗi bước đi trên hành trình lựa chọn ngành nghề yêu
thích đều là bài học quý giá để bạn đến gần hơn với công việc mà mình mơ ước.
Cùng với thông điệp “Tương lai của bạn, cuộc đời của bạn, vì vậy hãy lắng
nghe chính bạn”, chúng ta hãy tự nhìn nhận lại bản thân về đam mê, về nguyện
vọng và cả về điều kiện, gia cảnh để có thể đưa ra sự lựa chọn ngành nghề phù
hợp nhất. Giống như câu nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc
định hướng ngành nghề bản thân chỉ có thể chính xác khi bạn lấy chính mình
làm trung tâm và dành thời gian để tìm hiểu tính cách, tư duy của chính bản thân mình.
5. Xác định các kênh, các phương tiện truyền thông cần sử dụng
Loại kênh truyền thông lựa chọn: Facebook (Fanpage trên Facebook).
Truyền tải thông tin một cách trực tiếp thông qua các bài viết, ảnh, video,
postcast được đăng tải lên page.
Lí do lựa chọn Facebook để làm kênh truyền thông:
Facebook có nhiều người sử dụng nhất trên thế giới: hơn 2,98 tỉ người
bao gồm mọi lứa tuổi, giới tính trên toàn thế giới. 8
Đặc biệt, dự án lần này hướng đến những bạn trẻ đang gặp khó khăn
trong vấn đề định hướng và tìm kiếm nghề nghiệp, theo đuổi đam mê.
Trong đó số người trẻ dưới 25 tuổi chiếm đến 34% tổng 76 triệu người dùng.
Nội dung dự án là một trong những vấn đề to lớn của các bạn trẻ hiện
nay vậy nên qua kênh này có thể dễ dàng gây được sự chú ý và ấn tượng sâu sắc.
Đây cũng là kênh truyền thông được nhiều người sử dụng, cách sử dụng
và giao diện rất dễ dùng, phù hợp để quản lý và kiểm soát sự tương tác đến với mọi người.
Độ rủi ro rất thấp vì không mất phí, không mất quá nhiều công sức, các
bước tiến hành dễ dàng, nội dung được quan tâm vậy nên không thể có
rủi ro lớn. Nếu có thì sẽ là không có tương tác, lúc đó việc cần làm là
chú ý thay đổi nội dung truyền thông để gây sự chú ý hơn.
6. Sắp xếp các hoạt động theo trình tự thời gian và lịch trình các hoạt động Ngày lên Công việc Nội dung Deadline bài Chủ đề: Design avatar, Linh vật: Con mèo 8/12 bìa
Màu sắc chủ đạo: Hồng 9/12 Thành lập page
Cập nhật ảnh bìa, avatar 9/12 8/12 Chạy dự án
Giới thiệu tổng quan dự án 10/12
Post: Nhận thức của giới Bài đăng số 1 trẻ về tình dục 9/12 11/12
Video: Phỏng vấn cá nhân Bài đăng số 2
Post: Kiến thức đúng đắn 10/12 12/12 về tình dục. 9
Poster phù hợp với nội dung
Post: Thế nào là quan hệ tình dục không an toàn? Bài đăng số 3 11/12 13/12
Poster phù hợp với nội dung
Post: Confession “Lời thì thầm”
Tạo link gửi cfs + Hộp thư Bài đăng số 4 12/12 14/12 dưới sân trường
Poster phù hợp với nội dung Post: Sự đồng thuận 13/12 Bài đăng số 5
Poster phù hợp với nội 15/12 dung
Post: Các biện pháp phòng tránh thai an toàn
Yêu cầu: Có dướng dẫn sử Bài đăng số 6 14/12 16/12 dụng, ảnh design cho từng biện pháp. Poster theo yêu cầu
Post: Các loại bệnh truyền nhiễm
Yêu cầu: Có dướng dẫn sử Bài đăng số 7 15/12 17/12 dụng, ảnh design cho từng bệnh. Poster theo yêu cầu Bài đăng số 8
Podcast chia s ẻ t âm s ự Kịch bản: 18/12 Vid: Background design 16/12
theo chủ đề, yêu cầu tổng Podcast thể nhẹ nhàng hoàn chỉnh: 10 17/12 Gửi thông điệp Bài đăng số 9
Poster phù hợp với nội 17/12 19/12 dung
Tổng kết dự án: Đánh giá
kết quả và mức độ truyền Bài đăng 10 18/12 20/12 thông của dự án Poster: Lời cảm ơn
Post: Hậu trường quá trình nhóm thực hiện dự án Bài đăng 11 20/12 22/12
Video quá trình làm việc của nhóm
7. Quyết định sử dụng các nguồn lực
7.1. Nguồn nhân lực
Nhóm 6 bao gồm 9 thành viên:
Lê Minh Trang (trưởng nhóm) Cao Đặng Châu Anh Nguyễn Trung Thắng
Nguyễn Phương Quỳnh Anh Trần Đoàn Thành Công Nguyễn Khánh Linh Dương Minh Anh Vũ Châu Anh Nguyễn Nhật Anh Công việc Nhiệm vụ Lên kế hoạch Lê Minh Trang Quản lý page
Lê Minh Trang, Nguyễn Phương Quỳnh Anh Lập page
Lê Minh Trang, Nguyễn Phương Quỳnh Anh Bài đăng số 1
Dương Minh Anh, Trần Đoàn Thành Công 11 Bài đăng số 2
Link khảo sát trắc nghiệm: Nguyễn Nhật Anh, Cao Đặng Châu Anh Bài đăng số 3
Biên tập video phỏng vấn: Trần Đoàn Thành Công, Nguyễn Trung Thắng
Phỏng vấn: Cao Đặng Châu Anh, Nguyễn
Phương Quỳnh Anh, Lê Minh Trang Bài đăng số 4 Nguyễn Khánh Linh Bài đăng số 5 Kịch bản: Vũ Châu Anh
Thu âm: Lê Minh Trang, Nguyễn Phương Quỳnh Anh
Biên tập âm thanh, dựng: Nguyễn Trung Thắng Bài đăng số 6
Kịch bản: Dương Minh Anh
Thu âm: Nguyễn Phương Quỳnh Anh
Biên tập: Nguyễn Trung Thắng Bài đăng số 7
Kịch bản: Vũ Châu Anh, Nguyễn Khánh Linh
Phụ trách nhân vật: Cao Đặng Châu Anh, Lê Minh Trang
Chuẩn bị nội dung: Trần Đoàn Thành Công, Lê Minh Trang 7.2. Tài chính
a. Thu quỹ (50.000/người)
Với số lượng 9 thành viên Thu được tổng: 450.000 đồng b. Chi tiêu
Cảm ơn nhân vật : 118.000 đồng ( 2 người )
8. Lập kế hoạch giám sát, đánh giá, duy trì
Chỉ số đánh giá là thước đo hiệu quả tác động của các chương trình/dự
án/chiến dịch truyền thông đến các nhóm đối tượng đã xác định trong kế hoạch.
Có rất nhiều cách để xây dựng chỉ số đánh giá cho một chương trình/dự án/chiến dịch truyền thông. 12
VD: Với dự án “The Chariot Project”, chúng ta có 7 hoạt động bên trong
nhằm hướng tới mục tiêu. Theo cách này, đầu tiên, chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi
xác định chỉ số đánh giá cụ thể cho từng hoạt động, trên cơ sở đó, có các chỉ số
cơ bản nhất cho toàn bộ dự án.
Mini game trắc nghiệm “Bạn phù hợp với nhóm nghề nào?”
Tiếp cận >300 bạn trẻ tham gia.
Sẽ có 10-15% số bạn trẻ có câu trả lời về nhóm nghề giống nhau.
Sẽ có 3-5% số bạn trẻ có đáp án về nghề nghiệp mình chọn giống nhau.
Điểm mấu chốt của việc xác định chỉ số đánh giá và xác định các thang đo
của những thay đổi do tác động của dự án đem lại. Những điểm cần thay đổi này
sẽ được xác định qua phân tích cụ thể mục tiêu mà chúng đang hướng tới.
VD: Chẳng hạn, chỉ số đánh giá cho hoạt động: Bài đăng khoa học chứng
minh: “Những người làm công việc theo sở trường của mình sẽ có cuộc sống
hạnh phúc hơn so với người làm công việc không theo sở thích hoặc bị ép buộc.”
Số lượng người truy cập sau bài đăng đầu tiên và tần suất tăng.
Số lượng người thuộc hai nhóm mục tiêu có ý kiến phản hồi, hoặc gửi
thông tin, bài viết đến dự án.
Số ý kiến đánh giá tốt về triển vọng trên website.
Số ý kiến đề xuất để cải thiện nội dung và hình thức website (trong và sau khi dự án kết thúc).
Bảng đánh giá hoạt động của các thành viên trong dự án truyền thông (Được
thực hiện sau khi dự án hoàn thành) ST Họ và tên
Chức danh/Công việc Đánh giá Xếp loại T 1
Cao Đặng Châu Phóng viên, đối ngoại Hoàn thành B 13 Anh công việc 2 Dương Minh Anh
Thư ký, viết nội dung Hoàn thành A bài công việc 3 Nguyễn Nhật Anh Sáng tạo nội dung Hoàn thành B công việc 4 Nguyễn Phương Phóng viên, MC Hoàn thành B Quỳnh Anh podcast công việc 5 Vũ Châu Anh Viết nội dung Hoàn thành B công việc 6 Trần Đoàn Thành Edit ảnh, poster Hoàn thành B Công công việc 7
Nguyễn Khánh Duyệt nội dung, viết nội Hoàn thành A Linh dung công việc 8 Nguyễn Trung Biên tập video, edit Hoàn thành B Thắng poster công việc 9 Lê Minh Trang
Nhóm trưởng, sáng tạo Hoàn thành A
nội dung, duyệt nội công việc dung, MC podcast
II. BÁO CÁO CHI TIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN “THE CHARIOT PROJECT”
Bước vào thực hiện dự án, nhóm 6 thành lập một bảng timeline hoạt động,
công việc cụ thể để nhóm trưởng cũng như các thành viên có thể theo dõi công
việc của các cá nhân một cách cụ thể nhất. Trong bảng timeline có đính kèm các
link sản phẩm của từng bài đăng, link google drive tổng hợp các ảnh, video và
poster của cả project. Ngoài ra, timeline cũng được đính kèm các ghi chú chung
như Gmail, chân post của page. Link timeline:
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1Lue6sBBmcMuwgS4aOD2b1lG7OOS Ky9nguEQ0qlJLSr8/edit#gid=0
Tên dự án: The Chariot 14
Lấy cảm hứng từ một lá bài trong Tarot, lá bài "The Chariot" tượng trưng
cho mặt tích cực của cái tôi, mạnh mẽ và tin vào chính mình. Đồng thời, biết
mình muốn gì và làm cách nào để đạt được nó. Có thể chúng ta chẳng thích
người có cái tôi lớn, nhưng chắc chắn khi cần giải quyết vấn đề thì ta sẽ tìm họ
để giúp ta vượt qua khó khăn, vì ta biết họ có thừa quyết đoán. Bởi vậy, chúng
mình lựa chọn lá bài này để đặt tên cho dự án truyền thông của chúng mình, với
mong muốn các bạn học sinh cũng sẽ mạnh mẽ như ý nghĩa của lá bài mang lại,
tiếp thêm động lực giúp các bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân.
Tên page Facebook: The Chariot Project
1. Thời gian lập page, lên từng bài trong thực tế Công việc Nội dung Ngày dự Ngày lên kiến lên bài thực bài tế Design avatar, 11/12 11/12 bìa Thành
lập Tạo page, set avatar, ảnh bìa, thêm mô 11/12 11/12 fanpage tả Bài đăng số 1
Post - Khoa học chứng minh: "Những 13/12 13/12
người làm công việc theo sở trường sẽ
hạnh phúc hơn so với những người làm
công việc bị ép buộc hoặc không theo sở thích"
Link khảo sát và Tạo link google form với những câu 15/12 15/12 bài đăng số 2
hỏi trắc nghiệm đánh giá mức độ. Sau
đó, người tham gia có thể tự đánh giá
được số điểm mà mình đạt được để so
sánh và biết mình phù hợp với nhóm
nghề nào. Đồng thời, lên bài phân tích
kết quả, cách nhóm ngành theo số
điểm, đưa ra gợi ý về một số ngành nghề phù hợp. 15 Bài đăng số 3
Clip phỏng vấn - Thực trạng về việc 17/12 20/12
định hướng cho bản thân của học sinh cấp 3. Bài đăng số 4
Post - Làm rõ tầm quan trọng của việc 19/12 19/12
định hướng đúng, lựa chọn đúng. Bài đăng số 5
Podcast radio thể loại tương tác 21/12 21/12
Đưa ra 1 số dẫn chứng của việc lựa
chọn sai ngành nghề khiến hiệu quả
công việc không cao, hoặc 1 số trường
hợp đã bỏ dở việc học để ôn thi lại theo
ngành nghề bản thân mong muốn. Bài đăng số 6
Podcast - Thành công hay không phụ 23/12 24/12
thuộc vào sự nỗ lực của chính bản thân
mình. Nhưng các bạn chọn "thành
công + sự hạnh phúc" hay "thành công + sự gượng ép" ? Bài đăng số 7
Ảnh và lời phỏng vấn 25/12 25/12
Thông điệp: Cuộc đời của bạn, tương
lai của bạn, vì vậy hãy lắng nghe chính bạn. Bài cảm ơn
Lời cảm ơn và tạm biệt 31/12
2. Báo cáo tổng quan page
Dự án “The Chariot Project” được thành lập với mục đích giúp các bạn học
sinh bậc THPT dễ dàng định hướng nghề nghiệp, ngành học tương lai phù hợp
đúng với sở thích và đam mê mà các bạn mong muốn, từ đó nâng cao ý thức học
tập một cách hiệu quả để có thể hướng đến đích đến mà mình muốn đạt được.
Thông qua ứng dụng Facebook, nhóm 6 quyết định thành lập fanpage “The
Chariot Project” để có thể tiếp cận được gần hơn đến nhiều người dùng. Sau một
khoảng thời gian thành lập, page đã đạt được những kết quả đáng kể. 16
Kể từ ngày thành lập page 11/12/2021 tính đến ngày 24/12/2021, fanpage
“The Chariot Project” đã tiếp cận được đến 6.294 người, với tổng số lượt xem
trang là 992. Tổng số lượt thích trang là 653 người, với số người theo dõi là 673.
Link fanpage “The Chariot Project”: https://www.facebook.com/The-
Chariot-Project-646429545715939
Lượt tương tác fanpage tính đến ngày 24/12
3. Báo cáo về từng bài đăng cụ thể
a. Ảnh avatar, ảnh bìa
Bài đăng avatar và ảnh bìa với nội dung chính để giới thiệu về dự án “The
Chariot Project” – giúp đỡ, tiếp thêm động lực, niềm tin cho các bạn học sinh
bậc THPT dễ bắt được phương hướng trong quá trình chọn ngành, chọn nghề.
Avatar và ảnh bìa được lên trong cùng một ngày 11/12/2021. Về mặt tương
tác, hai bài đăng cũng đạt được lượt tương tác nhất định. 17 Ảnh avatar: Link bài đăng:
https://www.facebook.com/646429545715939/photos/a.646429592382601/1556 975424661342/?type=3
Tính đến ngày 29/12/2021, bài
đăng đã đạt được lượt tiếp cận đến
2.6k, 276 lượt tương tác. Ảnh avatar
đạt được 120 lượt thích. Bài đăng đạt
đủ chỉ tiêu về lượt tiếp cận và tương tác. Ảnh bìa: Link bài đăng:
https://www.facebook.com/646429545715939/photos/a.1556984861327065/155 6984601327091/?type=3 Tính đến ngày 29/12/2021,
bài đăng đã đạt được 108 lượt
tương tác, 104 lượt thích. Tuy vậy,
lượt tiếp cận cho bài đăng bìa
không mấy khả quan khi chỉ mới
tiếp cận được 400 người. 18 b. Bài đăng số 1
[CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC CÙNG CÔNG VIỆC YÊU THÍCH]
Khoa học chứng minh: "Những người làm công việc theo sở trường sẽ
hạnh phúc hơn so với những người làm công việc bị ép buộc hoặc không theo sở thích".
Bài đăng được lên với nội dung nhằm muốn tiếp thêm động lực giúp cho
các bạn học sinh cấp III nói chung, đặc biệt là các bạn lớp 12 nói riêng khi còn
đang băn khoăn trong việc chọn ngành, chọn nghề có thể dễ dàng lựa chọn được
đúng ngành học mà mình thật sự phù hợp, đúng với nguyện vọng mà mình yêu thích. Link bài đăng số 1:
https://www.facebook.com/permalink.php?
story_fbid=1558341217858096&id=646429545715939 Bài đăng được lên vào
ngày 13/12/2021 đúng với kế
hoạch ban đầu nhóm đã đặt ra.
Tính đến ngày 29/12/2021, bài
viết đã đạt được 3.1k người tiếp
cận, 735 lượt tương tác. Đồng
thời, bài đăng cũng đã thu về
được 196 lượt yêu thích. Về mặt
tương tác, bài đăng số 1 đã đạt được đúng chỉ tiêu mà nhóm đề ra, có sự tăng lên
về số lượt tiếp cận so với bài đăng ảnh avatar và ảnh bìa vào ngày 11/12/2021. 19 c. Bài đăng số 2
[BẠN PHÙ HỢP VỚI NHÓM NGÀNH NÀO?]
Với bài đăng số 2, nhóm 6 đã làm một mini game nhỏ kết hợp đăng bài để
khảo sát, giúp cho những người tiếp cận đến bài viết nói chung và các bạn học
sinh bậc THPT nói riêng dễ dàng cảm nhận xem mình sẽ phù hợp với nhóm ngành, nghề nào.
Bước đầu, nhóm đã tạo một link google form với những câu hỏi trắc
nghiệm đánh giá mức độ theo thang từ 1 - 5. Sau đó, người tham gia có thể tự
đánh giá được số điểm mà mình đạt được để so sánh và biết mình phù hợp với
nhóm ngành, nghề nào. Đồng thời, lên bài phân tích kết quả, các nhóm ngành
theo số điểm, và đưa ra gợi ý về một số ngành nghề phù hợp với từng người. Link khảo sát:
https://docs.google.com/forms/d/1Ftof8YW9yW8CH7OXQEeWVOW8SiSxtiz ThVDQefs0fM8 Link bài đăng số 2:
https://www.facebook.com/permalink.php?
story_fbid=1559747234384161&id=646429545715939
Bài đăng được lên vào ngày
15/12/2021 đúng theo kế hoạch
ban đầu đặt ra. Tính đến ngày
29/12/2021, bài viết đã đạt được
2.2k người tiếp cận, 684 lượt
tương tác, cùng với 180 lượt yêu
thích. Bài đăng vẫn đạt đúng chỉ
tiêu ban đầu về mặt tương tác mà nhóm đặt ra. 20