Bài tập lớn môn lịch sử đảng: Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam

Bài tập lớn môn lịch sử đảng: Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam
Áo dài Việt Nam được coi trang phục truyền thống quốc gia đặc biệt, được coi
một . Ra đời từ rất lâu, áo dài không cònniềm tự hào trong văn hóa dân tộc Việt Nam
đơn thuần một trang phục đã trở thành niềm cảm hứng, đi vào trong các tác
phẩm nghệ thuật. Áo dài trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần
dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay
thường được biết đến nhiều hơn với cách trang phục nữ. Áo dài thường được mọi
người sử dụng vào các dịp lễ hội, trình diễn tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng,
lịch sự hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học và đại diện
cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế.
Áo giao lãnh (thế kỷ 17)
Đến nay, vẫn chưa nhà nghiên cứu nào thể xác định được chính chính xác
lịch sử áo dài ra đời Sự xuất hiện của áo dài được cho là vàovào thời điểm chính xác nào.
năm 1744 áo giao lĩnh kiểu dángkhai nhất củavới sự xuất hiện của – đây được coi là
áo dài Việt Nam hiện nay. Áo giao lĩnh hay còn được gọi áo đối lĩnh, được cắt may
rộng, xẻ hai bên hông, áo có phần cổ tay rộng, thân dài gần chấm gót. Thân áo được may
từ 4 tấm vải kết hợp mặc cùng một chiếc thắt lưng màu váy đen. Đây cũng chính
kiểu áo cổ chéo gần giống với dáng áo tứ thân.
Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi cai trị vùng đất phía Nam
Việt Nam. Miền Bắc được chúa Trịnh cai quản ở Hà Nội. Thời kỳ này người dân mặc áo
giao lĩnh, đây trang phục mang nét tương đồng với người Hán phía Bắc. Nhằm phân
biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát yêu cầu tất cả phụ tá của mình mặc quần
dài bên trong thêm một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục của người Hán
và Chăm pa. Có thể đây là hình ảnh đầu tiên của bộ áo dài Việt nguyên thủy.
Từ những hiện vật còn sót lại được trưng bày tại , các nhà nghiênbảo tàng áo dài
cứu đánh giá để tiện hơn cho hoạt động lao động hằng ngày của người phụ nữ xưa, chiếc
áo giao lĩnh được may rời 2 phía trước để buộc vào với nhau, hai sau thì được may
liền lại thành vạt áo. , Loại áo giao lĩnh này thường may màu tối được xem như chiếc
áo mộc mạc, khiêm tốn và cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành nội ngoại
của người phụ nữ.
Áo tứ thân – áo ngũ thân (thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20)
Tiếp theo là , được sự ra đời của “Áo tứ thân” vào thế kỷ XVIII biến tấu từ áo dài
giao lãnh. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của
người phụ nữ, chiếc áo giao lãnh cũ được may rời 2 tà trước để buộc lại với nhau, thông
xuống thành 2 tà áo ở giữa, 2 tà sau may liền lại thành vạt áo. Kết hợp quen thuộc đi cùng
chiếc áo tứ thân là chiếc yếm, khăn mỏ quạ hay nón quai thao.
Loại áo này so với áo giao lãnh chưa thực sự biến đổi nhiều thường được may,
màu tối, nhưng vẫn mang đến cảm giác mộc mạc, nhẹ nhàng, khiêm tốn cho người mặc.
Áo dài ngũ thân sự tiếp nối của áo tứ thân xuất hiện trong giai đoạn trị của,
vua Gia Long ở thế kỷ 19. Có thiết kế dựa trên áo dài tứ thân với 4 vạt được may thành 2
tà trước và 2 tà sau, phom áo rộng, có cổ và cực kỳ thịnh hành đến đầu thế kỷ XX.
Điểm khác biệt duy nhất trang phục này được may thêm vạt áo thứ năm, giống
như mảnh áo lót kín đáo, vừa thể hiện nét tinh tế, vừa khiêm nhường của người mặc. Sự
thay đổi này nhằm phân biệt tầng lớp quý tộc tầng lớp lao động nghèo, chứng tỏ sự
khác biệt về địa vị và giai cấp xã hội thời đó.
Những kiểu áo dài cách tân đầu thế kỉ 20
Bước sang thế kỉ 20, áo dài xuất hiện những mẫu áo cách tân, với những sự biến
đổi theo xu hướng văn hóa của thời đại. Đầu tiên có thể kể đến là áo dài Lemur. Áo dài
lemur được cải biến từ áo ngũ thân, do hoạ sĩ Cát Tường sáng tạo và đặt theo tên tiếng
Pháp của bà. Khác với phom dáng truyền thống, áo có 2 vạt trước và sau, được may ôm
sát theo những đường cong của cơ thể, tôn lên vẻ thướt tha, yêu kiều đầy quyến rũ của
người phụ nữ.
Các chi tiết tay phồng, cổ khoét trái tim được lấy cảm hứng từ chiếc váy tay phồng
của phương Tây làm cho áo dài Lemur càng thêm phần thời thượng. Để tăng thêm nét nữ
tính, hàng nút phía trước được mở sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo
một bên sườn.
Tiếp theo là áo dài Lê phổ, ra đời là sự kết hợp của áo dài tứ thân và áo dài lemur.
Áo dài Lê Phổ được hoạ sĩ Lê Phổ thiết kế thành một bộ trang phục tinh tế và thu hút
hơn, bởi những đường cong bó thanh mảnh, trẻ trung và mới mẻ. Loại áo dài này đã loại
bỏ hết những yếu tố phương Tây không phù hợp với phong tục tập quán của người Việt
mà chiếc áo dài Lemur đem đến. Vạt áo được may dài và ôm sát cơ thể, tay không phồng,
cổ kín với hàng khuy áo bên phải, thể hiện phong cách Việt Nam áo dài riêng biệt. Kiểu
áo này , được phụ nữ Việt ưa thích suốt đã trở nên vô cùng phổ biến vào những năm 50
thời gian dài.
Đến gia đoạn những năm 1960, áo dài tiếp tục được cách tân với sự thay đổi về
kiểu dáng quyến rũ hơn, được gọi là áo dài bà Nhu. Trần Lệ Xuân – Đệ Nhất Phu Nhân
nước Việt Nam Cộng Hòa, là người đã thiết ra kiểu áo dài này, bỏ đi phần cổ áo gọi là áo
dài cổ thuyền. Ban đầu, thiết kế này bị phản đối rất nhiều vì không hợp với thuần phong
mỹ tục Việt Nam song sau này lại được ưa chuộng bởi sự đơn giản, thoải mái mà tinh tế.,
Áo dài hiện đại (1970 – nay)
Từ những năm 1970, với những biến chuyển lớn trong đời sống xã hội, áo dài dần
vắng bóng trên đường phố. Cho đến tận những năm 2000, chiếc áo dài đã trở lại với
nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các
nhà thiết kế Việt Chung, Hoàng, Thuận Việt… Không chỉ dừng lại kiểu dáng
truyền thống, chiếc áo dài đã được cải biên thành áo cưới, áo ngắn để mặc với quần
jeans…
| 1/5

Preview text:

Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam
Áo dài Việt Nam được coi là trang phục truyền thống quốc gia đặc biệt, được coi
là một niềm tự hào trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Ra đời từ rất lâu, áo dài không còn
đơn thuần là một trang phục mà nó đã trở thành niềm cảm hứng, đi vào trong các tác
phẩm nghệ thuật. Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần
dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay
thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mọi
người sử dụng vào các dịp lễ hội, trình diễn tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng,
lịch sự hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học và đại diện
cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế.
Áo giao lãnh (thế kỷ 17)
Đến nay, vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định được chính chính xác
lịch sử áo dài ra đời vào thời điểm chính xác nào. Sự xuất hiện của áo dài được cho là vào
năm 1744 với sự xuất hiện của áo giao lĩnh – đây được coi là kiểu dáng sơ khai nhất của
áo dài Việt Nam hiện nay. Áo giao lĩnh hay còn được gọi là áo đối lĩnh, được cắt may
rộng, xẻ hai bên hông, áo có phần cổ tay rộng, thân dài gần chấm gót. Thân áo được may
từ 4 tấm vải kết hợp mặc cùng một chiếc thắt lưng màu và váy đen. Đây cũng chính là
kiểu áo cổ chéo gần giống với dáng áo tứ thân.
Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam
Việt Nam. Miền Bắc được chúa Trịnh cai quản ở Hà Nội. Thời kỳ này người dân mặc áo
giao lĩnh, đây là trang phục mang nét tương đồng với người Hán phía Bắc. Nhằm phân
biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát yêu cầu tất cả phụ tá của mình mặc quần
dài bên trong thêm một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục của người Hán
và Chăm pa. Có thể đây là hình ảnh đầu tiên của bộ áo dài Việt nguyên thủy.
Từ những hiện vật còn sót lại được trưng bày tại bảo tàng áo dài, các nhà nghiên
cứu đánh giá để tiện hơn cho hoạt động lao động hằng ngày của người phụ nữ xưa, chiếc
áo giao lĩnh được may rời 2 tà phía trước để buộc vào với nhau, hai tà sau thì được may
liền lại thành vạt áo. Loại áo giao lĩnh này thường may màu tối, được xem như là chiếc
áo mộc mạc, khiêm tốn và cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành nội ngoại của người phụ nữ.
Áo tứ thân – áo ngũ thân (thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20)
Tiếp theo là sự ra đời của “Áo tứ thân” vào thế kỷ XVIII, được biến tấu từ áo dài
giao lãnh. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của
người phụ nữ, chiếc áo giao lãnh cũ được may rời 2 tà trước để buộc lại với nhau, thông
xuống thành 2 tà áo ở giữa, 2 tà sau may liền lại thành vạt áo. Kết hợp quen thuộc đi cùng
chiếc áo tứ thân là chiếc yếm, khăn mỏ quạ hay nón quai thao.
Loại áo này so với áo giao lãnh chưa thực sự biến đổi nhiều, thường được may
màu tối, nhưng vẫn mang đến cảm giác mộc mạc, nhẹ nhàng, khiêm tốn cho người mặc.
Áo dài ngũ thân là sự tiếp nối của áo tứ thân, xuất hiện trong giai đoạn trị vì của
vua Gia Long ở thế kỷ 19. Có thiết kế dựa trên áo dài tứ thân với 4 vạt được may thành 2
tà trước và 2 tà sau, phom áo rộng, có cổ và cực kỳ thịnh hành đến đầu thế kỷ XX.
Điểm khác biệt duy nhất là trang phục này được may thêm vạt áo thứ năm, giống
như mảnh áo lót kín đáo, vừa thể hiện nét tinh tế, vừa khiêm nhường của người mặc. Sự
thay đổi này nhằm phân biệt tầng lớp quý tộc và tầng lớp lao động nghèo, chứng tỏ sự
khác biệt về địa vị và giai cấp xã hội thời đó.
Những kiểu áo dài cách tân đầu thế kỉ 20
Bước sang thế kỉ 20, áo dài xuất hiện những mẫu áo cách tân, với những sự biến
đổi theo xu hướng văn hóa của thời đại. Đầu tiên có thể kể đến là áo dài Lemur. Áo dài
lemur được cải biến từ áo ngũ thân, do hoạ sĩ Cát Tường sáng tạo và đặt theo tên tiếng
Pháp của bà. Khác với phom dáng truyền thống, áo có 2 vạt trước và sau, được may ôm
sát theo những đường cong của cơ thể, tôn lên vẻ thướt tha, yêu kiều đầy quyến rũ của người phụ nữ.
Các chi tiết tay phồng, cổ khoét trái tim được lấy cảm hứng từ chiếc váy tay phồng
của phương Tây làm cho áo dài Lemur càng thêm phần thời thượng. Để tăng thêm nét nữ
tính, hàng nút phía trước được mở sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn.
Tiếp theo là áo dài Lê phổ, ra đời là sự kết hợp của áo dài tứ thân và áo dài lemur.
Áo dài Lê Phổ được hoạ sĩ Lê Phổ thiết kế thành một bộ trang phục tinh tế và thu hút
hơn, bởi những đường cong bó thanh mảnh, trẻ trung và mới mẻ. Loại áo dài này đã loại
bỏ hết những yếu tố phương Tây không phù hợp với phong tục tập quán của người Việt
mà chiếc áo dài Lemur đem đến. Vạt áo được may dài và ôm sát cơ thể, tay không phồng,
cổ kín với hàng khuy áo bên phải, thể hiện phong cách Việt Nam áo dài riêng biệt. Kiểu
áo này đã trở nên vô cùng phổ biến vào những năm 50, được phụ nữ Việt ưa thích suốt thời gian dài.
Đến gia đoạn những năm 1960, áo dài tiếp tục được cách tân với sự thay đổi về
kiểu dáng quyến rũ hơn, được gọi là áo dài bà Nhu. Trần Lệ Xuân – Đệ Nhất Phu Nhân
nước Việt Nam Cộng Hòa, là người đã thiết ra kiểu áo dài này, bỏ đi phần cổ áo gọi là áo
dài cổ thuyền. Ban đầu, thiết kế này bị phản đối rất nhiều vì không hợp với thuần phong
mỹ tục Việt Nam, song sau này lại được ưa chuộng bởi sự đơn giản, thoải mái mà tinh tế.
Áo dài hiện đại (1970 – nay)
Từ những năm 1970, với những biến chuyển lớn trong đời sống xã hội, áo dài dần
vắng bóng trên đường phố. Cho đến tận những năm 2000, chiếc áo dài đã trở lại với
nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các
nhà thiết kế Võ Việt Chung, Sĩ Hoàng, Thuận Việt… Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng
truyền thống, chiếc áo dài đã được cải biên thành áo cưới, áo tà ngắn để mặc với quần jeans…