Bài tập lớn môn Văn Hóa Doanh Nghiệp và Đạo Đức Kinh Doanh - Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài tập lớn môn Văn Hóa Doanh Nghiệp và Đạo Đức Kinh Doanh - Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
29 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập lớn môn Văn Hóa Doanh Nghiệp và Đạo Đức Kinh Doanh - Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài tập lớn môn Văn Hóa Doanh Nghiệp và Đạo Đức Kinh Doanh - Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !

174 87 lượt tải Tải xuống
ĐẠI HỌC QUỐC GIA NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN
HÀNG
---🙢🙢🙢---
BÀI TẬP LỚN MÔN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Chủ đề 1
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp học phần:
TS. Đặng Thị Hương
Nguyễn Thị Kim Ngân
21050492
BSA4010 4
Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2023
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
1
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TT.........................................................................................................1
MỤC LC...............................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................4
PHẦN I: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP............................................................................................................................................5
1. Khái niệm đạo đức kinh doanh............................................................................................5
2. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp...........................................................5
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY VNG
(VINAGAMES)................................................................................................................................8
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VNG..................................................................................8
1. Giới thiệu chung về công ty.................................................................................................8
2. Lịch sử phát triển của công ty.............................................................................................9
B. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY VNG....................................................11
1. Loại hình văn hóa doanh nghiệp.......................................................................................11
2. Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp.................................................................................11
3. Các giá trị đồng thuận.......................................................................................................15
4. Đánh g............................................................................................................................18
C. KẾT LUẬN......................................................................................................................20
PHẦN 3: PHÂN TÍCH MỘT VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA MỘT DOANH
NGHIỆP KINH DOANH THỰC PHẨM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC..............................................20
A. PHÂN TÍCH MỘT VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA MỘT DOANH
NGHIỆP KINH DOANH THỰC PHẨM........................................................................................20
2
1. Thực trạng thực phẩm bận hiện nay..................................................................................20
2. Chân bẩn bốc mùi “đội lốt” hàng chất lượng tuồn ra thị trường.................................21
3. Đạo đức trong kinh doanh của người sản xuất..................................................................23
B. Doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục tình trạng này......................................................23
KẾT LUẬN...........................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................26
3
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đã và đang là những vấn đề rất
thời sự, nắm giữ nhiều vai trò quan trọng đối với sự thành bại một doanh nghiệp
hay một công ty. Với nền kinh tế đang hướng tới cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp
nhà nước và sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp tư nhân như hiện nay, văn hóa
và đạo đức trong kinh doanh sẽ còn mang lại nhiều đóng góp hơn nữa trong việc
định hướng đúng đắn phong cách, bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp.
Học phần “Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh” cũng là một môn
học rất hay và hấp dẫn. Môn học này đã giúp sinh viên có thêm hiểu biết về những
chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, về các dạng văn hóa doanh nghiệp, nhân tố
tạo nên văn hóa doanh nghiệp,… Đồng thời, sinh viên cũng được học cách đánh giá
các chuẩn mực đạo đức bên trong và ngoài doanh nghiệp, cách xây dựng hệ thống
văn hóa có hiệu quả cho doanh nghiệp và có thể ứng dụng các kiến thức đã học để
có thể tự xây dựng các quy chuẩn về đạo đức và văn hóa trong một doanh nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Hương đã nhiệt tình giảng dạy, mang
lại nhiều kiến thức bổ ích cho chúng em trong 15 tuần qua. Em kính chúc cô có
thật nhiều sức khỏe và gặt hái thêm nhiều thành công trong sự nghiệp. Do sự hiểu
biết và trải nghiệm có giới hạn nên phần phân tích sẽ còn nhiều thiếu sót, em mong
sẽ nhận được sự góp ý của cô để bài làm trở nên hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng
cảm ơn cô!
4
PHẦN I: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm đạo đức kinh doanh
Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, là thời điểm mà các doanh
nghiệp nước ngoài đang mạnh mẽ tiến vào thị trường Việt Nam, vừa kết hợp vừa
cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, xu hướng mua sắm,
tiêu dùng và sử dụng dịch vụ của người Việt cũng đã có nhiều thay đổi. Người dùng
hiện nay mà đặc biệt là giới trẻ đã không còn chỉ chú tâm đến giá cả và chất lượng
sản phẩm, họ quan tâm tới cả thương hiệu, câu chuyện hình thành nên sản phẩm và
những vấn đề về đạo đức của doanh nghiệp trong quá trình tạo ra sản phẩm. Chính
vì vậy, từ lâu đạo đức kinh doanh đã trở thành một phần quan trọng trong sự phát
triển của một doanh nghiệp.
Vậy đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp là gì? Đầu tiên, đạo đức
một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và sự
phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng – cái sai, triết lý về cái đúng – cái sai, quy tắc
hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp. Thứ hai,
đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
2. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
2.1. Đạo đức kinh doanh góp phần tạo n sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp
Trong thực tế, sự phát triển của doanh nghiệp vốn dĩ có mối quan hệ chặt chẽ
với đạo đức kinh doanh. Việc xây dựng, triển khai và phát triển các chương trình
đạo đức trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp này ngăn chặn được những hành vi
sai trái trong quá trình kinh doanh và sản xuất. Khách hàng thường có xu hướng lựa
chọn sản phẩm của thương hiệu hay làm việc thiện, có yếu tố liên quan tới từ thiện
hơn ngay cả khi giá cả và chất lượng của các thương hiệu là như nhau. Sự kết hợp
giữa đạo đức của doanh nghiệp và sự ủng hộ của khách hàng chắc chẵn sẽ mang lại
5
nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời cũng góp phần nâng cao uy tín thương
hiệu. Việc doanh nghiệp tự xây dựng được những chuẩn mực đạo đức trong kinh
doanh có thể không giúp họ phát triển nhanh trong khoảng thời gian ngắn nhưng
chắc chắn sẽ phát triển ngày càng bền vững hơn.
dụ: Cocoon là một thương hiệu mỹ
phẩm thuần chay đến từ Việt Nam. Ra đời từ
năm 2013, những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp
của Cocoon vẫn chỉ có một lượng nhỏ người
tiêu dùng. Cho đến khoảng thời gian năm
2019-2020, Cocoon bất ngờ gây chú ý trở lại
với thị trường làm đẹp nội địa bởi những
thông điệp nhân văn, thể hiện rõ đạo đức trong
kinh doanh của mình. Cocoon cam kết mỹ
phẩm 100% thuần chay, không làm thí nghiệm trên động vật. Cho đến thời điểm
hiện tại, Cocoon còn chạy thêm nhiều chiến dịch như “Chung tay bảo vệ loài gấu”,
“Chung tay chấm dứt cưỡi voi và phát triển du lịch thân thiện tại Đắk Lắk”,… Điều
này đã đánh trúng tâm lý khách hàng muốn sử dụng những sản phẩm lành tính, vừa
có thể ủng hộ hàng Việt Nam và cũng góp phần giúp đỡ cộng đồng. Từ đó, các sản
phẩm của Cocoon ngày càng phổ biến trong cộng đồng làm đẹp, doanh thu và uy tín
thương hiệu cũng tăng lên nhiều, tỉ lệ thuận với sự ủng hộ của khách hàng.
2.2. Đạo đức
kinh doanh góp phần làm hài lòng khách ng
Có thể nói, phần lớn khách hàng đều sẽ cảm thấy không có sự tin tưởng đối
với những doanh nghiệp không rõ ràng về từng quy trình sản xuất, mập mờ về
thông tin của doanh nghiệp hay sản phẩm. Cùng một loại sản phẩm có thể có tới
hàng chục hay thậm chí là hàng trăm doanh nghiệp cùng sản xuất, các doanh
nghiệp không thể cứ cố gắng giảm giá thành sản phẩm xuống để thu hút thêm nhiều
khách hàng, việc giảm giá thành còn ảnh hưởng tới chất lượng đầu vào và đầu ra
của sản phẩm. Chính vì thế, đạo đức kinh doanh đã trở thành một quân cờ có lợi đối
với các doanh nghiệp trong việc giữ chân khách hàng. Sử dụng sản phẩm đến từ
một doanh
6
nghiệp có nền tảng đạo đức tốt đẹp chắc chắn sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải
mái, hài lòng và muốn quay trở lại những lần tiếp theo.
2.3. Đạo đức kinh doanh góp phần tạo n sự tận tâm trung thành của người lao
động
Sự tận tâm và trung thành của nhân viên bắt nguồn từ niềm tin rằng sự phát
triển trong tương lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
càng tâm lý, quan tâm tới tình hình làm việc, sức khỏe thể chất và tinh thần của
nhân viên bao nhiêu thì sẽ càng nhận lại được nhiều sự tin tưởng và cống hiến hết
mình từ nhân viên. Môi trường đạo đức của doanh nghiệp, tổ chức rất quan trọng
đối với người lao động. Trong thực tế, phần lớn mọi người đều có xu hướng thích
làm việc thiện, có mong muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn, vì thế người
lao động khi làm trong một tổ chức, doanh nghiệp có ảnh hưởng tốt tới cộng đồng
cũng sẽ cảm thấy bản thân đã góp phần mang lại những giá trị tốt đẹp. Bên cạnh đó,
làm việc trong một môi trường có nên tảng đạo đức kinh doanh tốt còn giúp nhân
viên không còn cảm thấy e ngại khi thực hiện công việc hay phát biểu ý kiến vì họ
tin rằng họ sẽ được tôn trọng và bình đẳng trong tổ chức. Điều này không chỉ đơn
thuần tạo ra sự tích cực của chính nhân viên mà còn tạo ra sự trung thành của họ
đối với doanh nghiệp..
2.4. Đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng với sự phồn thịnh của quốc gia
Trong những yếu tố có thể tạo được lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,
“thương hiệu” luôn là một trong những yếu tố chủ chốt. Có thể nhanh chóng phát
triển thương hiệu, tạo được hình ảnh tốt, đúng đắn giúp cải thiện được vị thế của
các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới. Tất cả những nội dung vừa
được nhắc đến trong ba vai trò trên như khách hàng, người lao động, thương hiệu,
… đều sẽ bị ảnh hưởng đến từ đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh tốt giúp
giữ chân khách hàng, tạo nên sự tận tâm và trung thành của nhân viên, từ đó giúp
thương hiệu ngày càng phát triển mạnh mẽ, có cơ hội cạnh tranh với cả các doanh
nghiệp nước ngoài và sau cùng là giúp quốc gia trở nên lớn mạnh hơn, đóng góp
cho sự phồn thịnh của quốc gia.
7
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG
TY VNG (VINAGAMES)
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VNG
1. Giới thiệu chung về công ty
Hình 1.1: Trụ sở VNG (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Công ty VNG được thành lập vào ngày 09/09/2004 với tên gọi VinaGames.
Lĩnh vực kinh doanh chính là: Trò chơi trực tuyến, nền tảng kết nối, thanh toán điện
tử và dịch vụ điện toán đám mây. Năm 2019, VNG là doanh nghiệp khởi nghiệp kì
lân duy nhất tại Việt Nam khi được định giá trên 1 tỷ USD (theo thống của
CBInsight).
Thành lập vào năm 2004 với cái tên Vinagames, thế nhưng cho đến năm 2005
người ta mới biết tới sự tồn tại của công ty sau khi hợp đồng với Kingsoft để mang
về tựa game Võ Lâm Truyền Kỳ và mang lại một cơn sốt chưa từng có trong thị
trường trò chơi điện tử tại Việt Nam. VNG đã nhanh chóng khai thác được tiềm
8
năng game tại thị trường Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền tảng
giải trí trực tuyến ở Việt Nam bước sang một thời kì mới.
Không chỉ dừng lại ở làm game, VNG nhờ vào thế mạnh công nghệ và con
người bắt đầu đẩy mạnh nghiên cứu, lập trình và mở rộng ra các lĩnh vực như
thanh toán điện tử, điện toán đám mây,… mang lại một hệ sinh thái VNG vô cùng
đa dạng.
Zing MP3, Zalo, ZaloPay, Zing Me, Võ Lâm Truyền kỳ, Gunny... là những cái
tên không còn xa lạ với người dùng Internet Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Đó là
những cái tên Việt hiếm hoi có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường các sản phẩm dịch
vụ số, cạnh tranh cùng những tên tuổi ngoại như Spotify, SamsungPay hay
Facebook Messenger, Twitter,…
Hình 2.1: Zalo của VNG luôn nằm trong top ứng dụng nhắn tin phổ biến trên các
bảng xếp hạng của Android iOS.
2. Lịch sử phát triển của công ty
2004: Thành lập tại một quán cà phê Internet bởi 5 chàng trai trẻ, tiên phong
cho kỷ nguyên game nhập vai tại Việt Nam.
2005: Phát hành game online đầu tiên - Võ Lâm Truyền Kỳ (Series Sword
Heroes Fate của Kingsoft) với thành công đột phá 300.000 PCU sau 1 tháng. Trở
9
thành công ty đầu tiên đàm phán thành công với đối tác quốc tế và phân phối game
bản quyền tại Việt Nam.
2007: Khánh thành trung tâm dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam, VINADATA,
nhằm giám sát việc sử dụng và lưu trữ dữ liệu của tất cả các sản phẩm trong toàn
công ty. Ra mắt Zing MP3, sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu Zing, bắt đầu
mảng kinh doanh web.
2009: Ra mắt ZingPlay.
2010: Chính thức đổi tên thương hiệu thành VNG. Ra mắt (open beta) game
dã sử Thuận Thiên Kiếm, game MMO mang thương hiệu Việt đầu tiên tại Đông
Nam Á.
2011: Tiếp cận thị trường Nhật Bản, xuất khẩu thành công trò chơi Ủn Ỉn.
2012: Tiếp cận thị trường Trung Quốc, xuất khẩu thành công trò chơi Sky
Garden. Ra mắt Zalo, ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền
tảng di động.
2014: VNG được định giá 1 tỷ USD theo World Start-up Report, trở thành kỳ
lân đầu tiên tại Việt Nam. Ra mắt Dead Target Zombie.
2015: Trở thành nhà tài trợ chiến lược của giải VNG IRONMAN 70.3 lần đầu
tiên tổ chức tại Việt Nam, khởi động phong trào ba môn phối hợp (triathlon) tại
Việt Nam.
2017: Ra mắt Ví điện tử ZaloPay.
2018: Khai trương văn phòng mới tại Thái Lan Myanmar. Đổi tên
VinaData thành VNG Cloud. Ra mắt UpRace, dự án chạy bộ cộng đồng lớn nhất
Việt Nam.
Ra mắt trợ lý ảo đầu tiên của Zalo mang tên Ki-Ki.
2019: Chính thức khai trương trụ sở chính VNG Campus, TP.HCM. Đặt khát
vọng mới - “2332” với sứ mệnh “Kiến tạo công nghệ và phát triển con người. Từ
Việt Nam vươn tầm thế giới” và 3 giá trị cốt lõi: Đón nhận Thách thức, Phát triển
đối tác, và Gìn giữ chính trực.
2020: Ra mắt trueID, giải pháp định danh khách hàng điện tử do kỹ sư Việt
phát triển.
10
2021: PUBG Mobile VN, Liên minh Huyền thoại: Tốc chiến và Mobile
Legends: Bang Bang do VNG phát hành được lựa chọn thi đấu chính thức tại SEA
Games 31 ở nội dung Thể thao điện tử.
B. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY VNG
1. Loại hình văn hóa doanh nghiệp
Ở VNG, loại hình văn hóa doanh nghiệp được áp dụng từ những ngày đầu
thành lập đến nay là văn hóa sáng tạo định hướng vào sự đổi mới. Đây là dạng văn
hóa không cho phép quy trình hoạt động và cảm nghĩ của các thành viên dừng lại ở
những kết quả đạt được, mà sự sáng tạo, thành công và hăng hái trong công việc là
những giá trị quan trọng luôn theo sát với dạng văn hoá này.
2. Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
2.1. Logo doanh nghiệp
Hình 2.3: Logo VNG
Từ ngày 20/05/2022, VNG chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu và
tiến hành cập nhật trên các phương tiện truyền thông (online & offline). Hình ảnh
logo mới đại diện cho khát khao đổi mới sáng tạo cùng hoài bão mang dấu ấn công
nghệ của VNG từ Việt Nam vươn ra thế giới. Lấy cảm hứng từ tinh thần tiên phong,
sẵn sàng đón nhận thử thách, bộ nhận diện thương hiệu mới mang nét tự do trong
thiết kế, thoát khỏi rào cản không gian và bứt phá giới hạn – chính là những điều
mà VNG luôn phấn đấu đạt được mỗi ngày. Màu cam rực rỡ biểu trưng cho hành
trình
11
phát triển với xuất phát điểm là một nhà phát hành game – Vinagames, nay đã trở
thành một công ty công nghệ hàng đầu – VNG.
2.2. Slogan
Đi kèm với logo mới là khẩu hiệu (slogan) “embracing challenges” (đón nhận
thách thức) thể hiện khát vọng chinh phục, đổi mới và vươn lên của tập thể công ty
VNG.
2.3. Các dịch vụ chính của VNG
Các sản phẩm dịch vụ của VNG được phát triển theo hai khía cạnh. Đầu tiên
là “Kết nối người dùng mỗi ngày” với mục đích kiến tạo công nghệ cho cuộc sống
tốt đẹp hơn. Thứ hai là “Kết nối hiện tại và tương lai” với hi vọng tiên phong trong
việc ứng dụng công nghệ vào cuộc sống. Bên trong hai khía cạnh mà VNG khai
thác là 4 mảng dịch vụ chính và 2 phần mềm mới được phát triển.
Kết nối người dùng mỗi ngày:
- Trò chơi trực tuyến : Là một trong bốn mảng kinh doanh chủ lực của
VNG, VNGGames được công nhận là một trong những nhà phát hành game hàng
đầu tại Việt Nam. Với 17 năm kinh nghiệm phát hành không chỉ tại Việt Nam mà
còn ở các thị trường nước ngoài như Đông Nam Á, Nam Mỹ & Mỹ Latin,
VNGGames đang từng bước khẳng định vị thế và đón nhận thách thức vươn tầm ra
thế giới, bắt đầu từ các quốc gia Đông Nam Á. ZingPlay là cổng game giải trí đa
nền tảng đầu tiên tại Việt Nam, tập hợp các các game tự phát triển bởi đội ngũ kĩ sư
VNG để phục vụ khách hàng trên nhiều thị trường khắp thế giới. Không dừng lại ở
đó, VNG còn liên tục hợp tác với nhiều công ty chuyên về trò chơi trực tuyến có
tiếng trên thế giới.
12
Hình 2.4: Các đối tác nước ngoài của VNGGames
- Nền tảng kết nối : Hệ sinh thái Nền tảng kết nối của VNG bao gồm các nền
tảng di động và ứng dụng hỗ trợ người dùng trong các hoạt động hàng ngày như:
liên lạc (Zalo), tin tức (Bao Moi), nghe nhạc (Zing MP3), giải trí (Zing TV), tiếp
thị di động (Adtima).
Hình 2.5: Ứng dụng Zalo
- Thanh toán Tài chính : ZaloPay là ứng dụng thanh toán di động với
các tính năng độc đáo được xây dựng chuyên biệt nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu
thanh toán, phục vụ cho mục đích cá nhân và doanh nghiệp. Đến nay, ZaloPay đã
hợp tác kết nối với hầu hết các ngân hàng và đối tác lớn trên toàn quốc như Tiki,
Lazada, BigC, BAEMIN….
13
Hình 2.6: điện tử ZaloPay
- Dịch vụ đám mây: VNG Cloud cung cấp những dịch vụ và giải pháp
Điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn thế giới, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam
trong hành trình chuyển đổi số. VNG Cloud hiện có nhiều sản phẩm đa dạng như
vServer, vCDN, vStorage, vCloudcam, vCloudStack, vMeeting, vCloudDrive,
vDB, Digital Workspace.
Hình 2.7: Phần mềm vCloudcam
Kết nối hiện tại tương lai:
- Zalo AI: Trợ lý tiếng Việt Kiki hiện có thể sử dụng trên ứng dụng Zing
MP3, tích hợp trên xe ô tô, loa thông minh.
14
- true ID: Ra mắt từ tháng 6/2020, trueID là giải pháp định danh diện tử (eKYC)
"Make-in-Vietnam" được xây dựng trên nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhận
diện gương mặt và nhận diện ký tự quang học. Các tính năng chính của trueID là
nhận dạng dấu hiệu giả mạo giấy tờ tuỳ thân, rút trích thông tin - (OCR), nhận diện
khuôn mặt, và nhận biết người thực trong hình selfie, với tỉ lệ phát hiện gian lận
đạt hơn 99%.
2.4. Con người VNG
Tại VNG, các thành viên được gọi bằng các tên thân thuộc Starter. VNG với
vị thế công ty công nghệ hàng đầu vẫn luôn mong muốn duy trì tinh thần khởi
nghiệp, đón nhận công việc như những thách thức mới, mỗi ngày là một cuộc phiêu
lưu, và những Starter là “người mở đường” thực thụ.
Chiến lược phát triển con người của VNG được thể hiện ngay trong cách thức tổ
chức doanh nghiệp: cấp dưới được ra quyết định nhiều hơn. VNG tin rằng, việc trao
quyền cho nhân viên là cực kì quan trọng, giúp cho mỗi người đều được lao động và
sáng tạo đúng với vị trí của mình và giúp cả tập thể kết nối mà không bị gò bó bởi
luật lệ và sự kiểm soát.
Một trong những nét văn hóa nổi bật nhất tại VNG là thể thao. Từ các hoạt
động xây dựng đội nhóm, VNG Run Club đến IRONMAN, VNG khuyến khích
Starter tham gia các hoạt động thể thao và rèn luyện để giữ cho bản thân luôn khỏe
mạnh và tràn đầy động lực. Các lớp thể thao hàng ngày dành cho Starter được đầu
tư nghiêm túc về cơ sở vật chất và huấn luyện viên chuyên nghiệp. Chính sách
tham gia miễn phí các giải marathon, triathlon... chính là một trong những phúc lợi
đặc biệt hàng năm của VNG để khích lệ tinh thần sống khoẻ cho các thành viên.
2.5. Môi trường làm việc
Năm 2019, VNG chính thức khánh thành trụ sở làm việc VNG Campus tại Quận 7,
TP.HCM. Văn phòng có mặt sàn lớn nhất Việt Nam (52,000m2), được áp dụng
theo mô hình Campus hiện đại bậc nhất thế giới, với mục tiêu trở thành
"homebase" - mái nhà cho các Starter trở về sau mỗi chặng đường phấn đấu.
15
Tại VNG Campus, Starter được sử dụng cơ sở vật chất hiện đại bao gồm phòng tập
thể dục 24/7, các lớp thể dục, phòng xông hơi khô, phòng y tế, canteen, siêu thị tiện
lợi, phòng cung cấp thức ăn nhẹ và đồ uống miễn phí cùng xe đưa đón. Trụ sở chính
cũng có sân chơi dành cho trẻ em được trông nom bởi nhân viên giữ trẻ chuyên
nghiệp để hỗ trợ cho các Starter có con nhỏ.
3. Các giá trị đồng thuận
3.1. Sứ mệnh
VNG mang đến sứ mệnh kiến tạo công nghệ và phát triển con người. Vì một
cuộc sống tốt đẹp, VNG tin vào sức mạnh của một tổ chức phải bắt đầu từ con
người, vì con người và hướng đến những giá trị tích cực của cuộc sống.
Trong năm 2022, sứ mệnh về kiến tạo và phát triển con người của VNG đã
thật sự bùng nổ và mang lại nhiều thành tựu phải kể đến như:
+ Đẩy mạnh chiến lược “Go global” thông qua các thương vụ đầu tư quốc tế.
+ Giải chạy cộng đồng UpRace 2022 thu hút 350.000 vận động viên tham gia,
đóng góp 5 triệu km, tương đương 5,4 tỷ đồng được quyên góp cho xã hội.
+ VNG vinh dự được nhận chứng nhận là “Great Place To Work” tại Việt
Nam năm 2022 bởi Great Place To Work – Cơ quan toàn cầu về văn hóa nơi làm
việc.
+ Tại SEA Games 31, VNG là đối tác chính của Hiệp hội thể thao điện tử
Việt Nam VIRESA, chịu trách nhiệm vận hành và hỗ trợ các VĐV Việt Nam tham
gia thi đấu ở ba nội dung: Liên minh huyền thoại: Tốc chiến, PUBG Mobile,
Mobile Legends: Bang bang, xuất sắc đem về 2 Huy chương Vàng và 1 Huy
chương Bạc.
+ VNG Games tiếp tục giữ vị trí nhà phát hành và sản xuất game hàng đầu tại
khu vực khi thành công phát hành 12 tựa game và tăng độ phủ tại 7 thị trường.
+ Hơn 10 triệu người dùng đã sử dụng ZaloPay trong năm 2022. Đây cũng là
năm ZaloPay trở thành đối tác của hàng loạt thương hiệu lớn như: FPT Shop, Thế
Giới Di Động, TikTok Việt Nam, Starbucks Việt Nam, Grab Việt Nam…
+ VNG Data Center tại Quận 7, TP.HCM chính thức đi vào hoạt động với quy
mô tủ rack lớn nhất Việt Nam, đạt chứng chỉ cấp quốc tế Uptime Tier III
16
+ Năm 2022, TrueID đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển
sản phẩm với định hướng đạt chuẩn “World-Class”:
+ Zalo trở thành Ứng dụng liên lạc hàng đầu của người Việt (theo Decision
Lab), Top 20 ứng dụng miễn phí được yêu thích nhất (theo Apple).
3.2. Giá trị cốt i
Đối với VNG, con người và văn hóa là tài sản quan trọng nhất của doanh
nghiệp và được định hướng bởi 3 giá trị cốt lõi.
- Đón nhận thách thức: Từ xưa đến nay đã có rất nhiều cuộc cách mạng
nổ ra từ cách mạng chiến đấu cho đến cách mạng xanh, cách mạng tri thức. Cho
đến thời điểm hiện tại, Cách mạng công nghiệp 4.0 hay tiến tới trong tương lai là
5.0 đã mang lại cho con người vô vàn những sự thay đổi mới mẻ và đồng thời cũng
mang lại không ít thách thức về công nghệ. Phương châm "Đón nhận thách thức"
đã gắn liền với VNG ngay từ những ngày đầu thành lập và đội ngũ nhân lực tại
VNG cũng luôn mang trong mình tâm thế của một kẻ đi chinh phục, đón đầu công
nghệ. Chính lòng dũng cảm dám mơ ước những điều vĩ đại đã giúp VNG vượt qua
mọi trở ngại và đạt được những thành tựu như ngày hôm nay.
- Phát triển đối tác: Đối với VNG, "Quan hệ đối tác" không chỉ đơn
thuần là quá trình làm việc nhóm và hợp tác song phương trên cơ sở lợi ích, mà
còn là quá trình xây dựng các mối quan hệ vững bền trên cơ sở lòng tin. Giá trị
cốt lõi này được áp dụng cho toàn bộ các quan hệ hợp tác của VNG, xuyên suốt từ
nội bộ đến bên ngoài. Nhìn vào danh sách đối tác cả trong và ngoài nước của
VNG ngày càng một tăng thêm là minh chứng rõ nhất cho tinh thần thiện chí, tôn
trọng đối tác tại đây.
- Giữ gìn chính trực: Chính trực là lời hứa mà VNG cam kết thực hiện
với khách hàng, đối tác kinh doanh, và toàn thể thành viên của mình. Chính trực để
làm việc nghiêm túc hơn, tạo nên tác phong và môi trường làm việc chuyên nghiệp
hơn. Tại VNG, mỗi lãnh đạo đến nhân viên đều nỗ lực xây dựng một tổ chức nơi
mọi người có thể tin tưởng lẫn nhau và hành động dựa trên nền tảng là sự trung
thực và lòng tin. Họ muốn đảm bảo rằng các thành viên của mình có thể tự hào là
một phần
17
của công ty và là một phần của tập thể nơi mọi người đều được tôn trọng vì tính
chính trực, trung thực, và các giá trị cá nhân của mỗi người.
3.3. Tầm nhìn
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trên tờ báo tài chính Bloomberg, nhà
đồng sáng lập VNG Lê Hồng Minh cho biết công ty sẽ đâỷ nhanh việc mở rộng trên
toàn cầu. Với sản phẩm Ứng dụng nhắn tin Zalo, ông Minh cho biết: “Chúng tôi tự
hào về việc chúng tôi đã cạnh tranh công khai với những người giỏi nhất thế giới.
Chúng tôi có thể xây dựng một sản phẩm vượt trội nhờ sức mạnh sản phẩm và khả
năng thấu hiểu người dùng”.
Lấy cảm hứng từ Silicon Valley, ông Minh muốn nhân rộng văn hóa công sở
của nó. Ba năm trước, VNG chuyển đến trụ sở chính có vách kính nhìn ra sông Sài
Gòn trong một khu vực trước đây nổi tiếng về dệt may. Tòa nhà sở hữu kiến trúc
phong thủy với không gian mở tràn ngập cây cỏ, quán cà phê, hồ cá koi, phòng tập
thể dục hiện đại và nhân viên bấm laptop trên chiếc ghế khổng lồ.
Cùng với mong muốn và hi vọng đưa VNG ra biển lớn, ông Minh khẳng đinh
“Trong tương lai, Việt Nam sẽ không chỉ nổi tiếng với cà phê và sản xuất. Chúng
tôi có thể xây dựng năng lực, con người, cung cấp dịch vụ cho ngành công nghệ
toàn cầu”.
3.4. Định hướng của VNG
Bên cạnh việc định hướng đưa doanh nghiệp dần phát triển thành doanh
nghiệp toàn cầu, kể từ giữa năm 2020, VNG bắt đầu liên tiếp đầu tư và đồng hành
với các start-up trong nước.
Dù trở thành “kỳ lân công nghệ” từ năm 2014, nhưng mãi cho đến năm 2016
VNG mới bắt đầu rót vốn vào trang thương mại điện tử Tiki với mức đầu tư ban
đầu là hơn 384 tỷ đồng, cho đến cuối năm 2020 số tiền họ đầu tư vào Tiki đã lên
đến 510 tỷ đồng (khoảng 22 triệu USD). Từ giữa năm 2020, VNG đã mạnh tay đầu
tư liên tiếp vào các công ty như Ecotruck, Got It và Telio.
Theo như lời ông Lê Hồng Minh với trang Diễn đoàn doanh nghiệp vào năm
2021, người sáng lập đồng thời là CEO của VNG tiết lộ: "Sau 17 năm hoạt động
trong ngành công nghệ, chúng tôi cảm nhận sứ mệnh của mình không chỉ là tập
18
| 1/29