-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập lớn Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm, biến động, báo chí Việt Nam đã và đang giữ một vai trò quan thiết, chi phối mọi mặt đời sống, xã hội, trở thành một trong những công cụ hàng đầu góp phần truyền bá thông tin, cung cấp tri thức, định hướng những giá trị tinh thần tốt đẹp và nâng cao dân cao dân trí quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 68 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài tập lớn Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm, biến động, báo chí Việt Nam đã và đang giữ một vai trò quan thiết, chi phối mọi mặt đời sống, xã hội, trở thành một trong những công cụ hàng đầu góp phần truyền bá thông tin, cung cấp tri thức, định hướng những giá trị tinh thần tốt đẹp và nâng cao dân cao dân trí quốc gia. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 68 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ ----------------------------- BÀI TẬP LỚN
PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TỪ SẮC
LỆNH ĐẦU TIÊN 1946 ĐẾN NAY.
Sinh viên: DƯƠNG THANH TRÚC
Mã số sinh viên: 2151040061
Lớp: TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN K41 Hà Nội, Tháng 12 năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................3
NỘI DUNG..........................................................................................................4
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TỪ SẮC LỆNH ĐẦU
TIÊN NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1975........ ............. .........................................4
1.1. Một số quy định pháp luật báo chí ở Việt Nam trước sắc lệnh năm
1946................................................................................................................4
1.2. Các quy định pháp luật báo chí ở Việt Nam từ sắc lệnh đầu tiên
năm 1946 đến năm 1975..............................................................................6
1.2.1. Sắc lệnh đầu tiên năm 1946............................................................6
1.2.2. Các quy định pháp luật báo chí năm 1955 đến năm 1975...........8
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1975
ĐẾN NAY.......................................................................................................10
2.1. Luật Báo chí năm 1989.......................................................................10
2.2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999......12
2.3. Luật Báo chí năm 2016.......................................................................13
KẾT LUẬN.......................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................19 2 MỞ ĐẦU
Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm,
biến động, báo chí Việt Nam đã và đang giữ một vai trò quan thiết, chi phối mọi
mặt đời sống, xã hội, trở thành một trong những công cụ hàng đầu góp phần
truyền bá thông tin, cung cấp tri thức, định hướng những giá trị tinh thần tốt đẹp
và nâng cao dân cao dân trí quốc gia. Ngay từ thời kì đầu, những tờ báo ra đời
dưới chế độ thuộc địa đã đi tiên phong trong việc mở mang kiến văn, “khai dân
trí, chấn dân khí”, hướng dẫn người Việt tiếp cận những giá trị tiến bộ từ
phương Tây. Sang đến thời kì 1945 – 1975, sự nở rộ và những thành tựu rực rỡ
của nền Báo chí Cách mạng đã đánh dấu những cột mốc lớn trong lịch sử báo
chí Việt Nam, khi mỗi nhà báo, phóng viên đều là một “người thư ký trung
thành” của thời đại, luôn luôn song hành cùng sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước.
Tới tận ngày hôm nay, trong thời đại hội nhập, đổi mới, nền báo chí nước
nhà một mặt đã có những bước chuyển mình để phù hợp với bối cảnh hiện đại,
mặt khác vẫn khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong việc truyền bá
tri thức, văn hóa, định hướng những mục tiêu phát triển bền vững cho xã hội,
đồng thời nhanh chóng nắm bắt và cung cấp đầy đủ những thông tin khách
quan, chân thực, chính xác nhất tới mọi người dân Việt Nam. Chúng ta hãy
cùng nhau điểm qua lại cùng điểm lại những mốc phát triển của quá trình phát
triển và hoàn thiện các quy định pháp luật báo chí đến nay để thấy được toàn bộ
tiến trình lịch sử thăng trầm mà vẻ vang của sự nghiệp báo chí nước nhà; từ đó
có được cái nhìn sâu sắc hơn về sức mạnh, tầm ảnh hưởng của báo chí đối với
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thêm thấu hiểu và trân trọng những
lao động nhọc nhằn mà vinh quang của người làm báo xưa và nay. 3 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TỪ SẮC LỆNH ĐẦU
TIÊN NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1975.
1.1. Một số quy định pháp luật báo chí ở Việt Nam trước sắc lệnh năm 1946
Ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn, tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc
ngữ được ra mắt. Lần đầu trên đất Nam Kỳ thuộc địa, những tờ báo chữ Pháp,
chữ Nho, chữ Việt ra đời đã chính thức mang lại cho Việt Nam một hình thức
truyền thông mới. Song, trước tháng 9 năm 1881, chính quyền Pháp chưa từng
ban hành văn bản pháp luật của Quốc hội hay văn bản lập quy hành chính nào
liên quan đến hoạt động báo chí ở thuộc địa Nam Kỳ (lúc này Bắc và Trung kỳ chưa bị Pháp xâm chiếm)
Luật Tự do báo chí là đạo luật đầu tiên điều chỉnh hoạt động báo chí ở
thuộc địa Nam Kỳ, có hiệu lực từ tháng 9 năm 1881. Luật Tự do báo chí ngày
29 tháng 7 năm 1881 được công bố áp dụng ở Nam Kỳ theo Nghị định ngày 12
tháng 9 năm 1881. Đạo luật tự do báo chí ngày 29 tháng 7 năm 1881 ban hành
tại Pháp được áp dụng tại Nam Kỳ từ tháng 9 năm 1881 cũng như bất cứ thuộc
địa nào của Pháp. Nội dung cơ bản của Luật Tự do báo chí ngày 29 tháng 7 năm
1881 gồm có 5 chương, 70 điều.
Luật Tự do báo chí đối với Việt Nam lúc bấy giờ đã mang lại nhiều ý
nghĩa và tác động rất lớn đến nền báo chí thời đó ở Nam Kỳ vì nơi đây là cái
nôi ban đầu của nền báo chí VN. Đạo luật về tự do báo chí năm 1881 chính
thức áp dụng ở Nam Kỳ tháng 9 năm 1881 đánh dấu bước tiến đáng kể trong
chính sách thông tin của nhà cầm quyền Pháp nói chung và chính sách cai trị
thuộc địa của thực dân Pháp nói riêng. 4
Xét toàn diện thì “ tự do báo chí” có lợi cho Pháp và nhân dân các thuộc
địa, song đối với riêng các nước thuộc địa của Pháp trong đó có Nam Kỳ thì “
tự do” ở đây vẫn còn bị kìm kẹp trong những điều khoản báo chí không được
thông tin, cấm loan tin gây ảnh hưởng bất lợi đến nhà cầm quyền Pháp. Ví dụ
như chính quyền đô hộ khuyến khích các nước thuộc địa phát triển báo chí bản
xứ nhưng người nắm quyền quản lý tờ báo phải là người Pháp, qua đó thấy
được thâm ý muốn nắm độc quyền thông tin của họ.
Cuối thế kỷ 19, hoạt động báo chí đã tạo điều kiện để các nhà tri thức,
các nhà báo tiền bối Việt Nam có cơ hội thuận lợi truyền bá chữ quốc ngữ, mở
mang kiến thức trên nhiều lĩnh vực cho quần chúng nhân dân, từ đó góp phần
đấu tranh cho quyền lợi dân tộc, khơi gợi kích thích tinh thần yêu nước của
người dân. Thực dân Pháp lúc bấy giờ cũng nhận ra những nguy cơ, ảnh hưởng
xấu từ hệ thống báo chí đó đối với chính quyền của mình. Chúng đã đưa ra
những điều chỉnh cần thiết, mà điển hình là chế độ báo chí hạn chế theo Sắc
lệnh ngày 30 tháng 12 năm 1898.
Về phạm vi điều chỉnh, Sắc lệnh ngày 30 tháng 12 năm 1898 chỉ nhằm
sửa đổi, bổ sung Luật Tự do báo chí ngày 29 tháng 7 năm 1881 đã được áp
dụng ở Nam Kỳ liên tục trong hơn 17 năm trước đó để áp dụng rộng rãi khắp
toàn Đông Dương. Một số điều khoản về xử lý hình sự của Luật Tự do báo chí
bắt đầu được triển khai áp dụng, để làm cơ sở trừng phạt các hành vi vi phạm quy chế báo chí mới.
Sắc lệnh ngày 30 tháng 12 năm 1898 có 9 điều, chỉ có hai điều mới quy
định về việc báo chí từ nước ngoài có thể bị cấm nhập vào Đông Dương (Điều
1); báo chữ Việt và các báo không phải chữ Pháp đều phải xin giấy phép trước
của Toàn quyền Đông Dương, và giấy phép có thể bị thu hồi (Điều 2).
Các điều khoản khác là dẫn chiếu luật Tự do báo chí cũ - với mục đích
áp dụng xử phạt rộng ra các xứ khác như Bắc Kỳ, Trung Kỳ… 5
Sắc lệnh ngày 30 tháng 12 năm 1898 đã hạn chế quyền tự do tư tưởng, tự
do ngôn luận, tự do báo chí của người Việt Nam. Việc quy định “phải xin phép”
nhưng không có điều khoản nào quy định tiêu chuẩn để được cấp giấy phép
hành nghề báo chí đã hạn chế hoạt động báo chí của người Việt ta. Việc kiểm
duyệt nội dung cũng không có một quy định nào. Báo chí viết bằng chữ quốc
ngữ dường như đã bị bịt miệng, nội dung các bài báo được kiểm duyệt lại chủ
yếu ca tụng nhà cầm quyền Pháp, ca tụng người Pháp,... Có thể thấy, những
thay đổi này nhằm mục đích hạn chế những nguy cơ thách thức đối với chính
quyền Pháp tại Đông Dương trong khoảng cuối thế kỷ XIX – XX.
1.2. Các quy định pháp luật báo chí ở Việt Nam từ sắc lệnh đầu tiên năm 1946 đến năm 1975.
1.2.1. Sắc lệnh đầu tiên năm 1946.
Chính sách “ngu dân” của thực dân Pháp đặt ra chế độ kiểm duyệt chặt
chẽ, nên nhân dân Việt Nam không có tự do báo chí.
Sau Cách mạng Tháng 8, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ
ra đời, có thể nói trong tình thế mệnh nước “ngàn cân treo sợi tóc” vì phải đối
phó với “thù trong, giặc ngoài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó rất quan tâm và
coi trọng báo chí, Người tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn bộ máy thực dân, phong kiến của chế độ cũ.
Vào ngày 29 tháng 3 năm 1946, Người kí Sắc lệnh số 41 quy định về chế
độ báo chí. Sắc lệnh số 41/SL ngày 29 tháng 3 năm 1946 của Chủ tịch Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về thể lệ xuất bản báo chí.
Các báo hàng ngày, hoặc ấn hành theo thời hạn nhất định được xuất bản 48
giờ sau khi đã khai với Uỷ ban hành chính kỳ. Tờ khai phải dán tem và kê rõ: a)
tên tờ báo và cách thức phát hành; b) tên, tuổi và chỗ ở của người quản lý và
người chủ nhiệm; c) nhà in và nơi in. Mỗi khi có sự thay đổi về khoản a, b, phải 6
khai trước 48 giờ, về khoản c phải khai trong hạn 48 giờ. Mỗi lần khai, Uỷ ban
hành chính kỳ sẽ phát biên lại cho người khai và trình ngay cho Bộ Nội vụ biết.
Mỗi tờ báo phải có một người quản lý phụ trách. Quản lý phải đủ 21 tuổi,
không bị can án mất quyền công dân. Tên họ người quản lý, tên và địa chỉ nhà
in phải in bên dưới các số báo.
Trước khi phát hành, các tòa báo phải nộp cho Ty Kiểm duyệt, phòng Biện
lý ở nơi phát hành, phòng báo chí Bộ Nội vụ hai số báo có chữ ký của người quản lý.
Các bài báo sẽ được ấn hành sau khi Ty Kiểm duyệt cấp kỳ đã duyệt. Nếu
có bài báo bị kiểm duyệt và chủ nhiệm hoặc quản lý cho là quả đáng thì chủ
nhiệm hoặc quản lý có thể gửi đơn khiếu nại kèm cả bài báo bị Ty Kiểm duyệt
bỏ, lên Hội đồng kiểm duyệt.
Hội đồng Kiểm duyệt đặt tại Bộ Nội vụ, gồm có năm hội viên, do Bộ
trưởng Bộ Nội vụ cử ra: một nhân viên Bộ Nội vụ, một nhân viên do Bộ Ngoại
giao đề cử, một nhân viên do Bộ Quốc phòng đề cử, một nhân viên do Quốc hội
đề cử, một đại biểu của Quốc hội đề cử, một đại biểu của báo giới đề cử.
Hội đồng Kiểm duyệt có nhiệm vụ: a) Đề nghị lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ
những chỉ thị về việc kiểm duyệt để các ty kiểm duyệt tuân hành; b) Xét đơn
khiếu nại của các nhà bảo. Những quyết nghị của Hội đồng trong việc xét khiếu
nại sẽ thi hành nếu trong hạn 48 giờ sau khi nhận được quyết nghị, Bộ trưởng
Bộ Nội vụ không trả lời. Quyết nghị của Hội đồng kiểm duyệt chỉ có thể là cho
hoặc không cho đăng những bài bị Ty Kiểm duyệt xoá bỏ. Nếu xuất bản và phát
hành trái với quy định, các số báo sẽ bị tịch thu. Nếu tái phạm, chủ nhiệm, quản
lý, chủ nhà in sẽ liên đới bị phạt tiền, tịch thu các số báo. Nhà in báo có thể bị đóng cửa.
Trong bối cảnh nhà nước non trẻ còn khó khăn song đã có sự kiên quyết
đối với việc giành quyền tự do báo chí, đoạn tuyệt báo chí thực dân và khẳng 7
định vai trò của báo chí cách mạng đối với xây dựng chế độ mới, góp phần giữ
vững độc lập dân tộc và đưa kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi vào năm 1954.
1.2.2. Các quy định pháp luật báo chí năm 1955 đến năm 1975.
Báo chí thời kỳ này đã có cơ hội thuận lợi hơn để phát triển nhưng cũng
phải đối mặt với những khó khăn, thử thách vô cùng khắc nghiệt. Ở miền Bắc
giải phóng bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội nhưng chưa hết một kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất đã phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ với mức độ ác liệt và dã man. Còn miền Nam nằm dưới sự đô hộ của
đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng bảo vệ Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống
đế quốc xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và Cách mạng Việt Nam có nhiều chuyển
biến, Quy định về chế độ báo chí năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa cần được bổ sung và phát triển.
Vào ngày 14 tháng 12 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số
282-SL kèm theo Luật về chế độ báo chí. Sắc lệnh số 282-SL: gồm 3 chương
Chương 1 có 3 điều đã khẳng định tính chất và nghĩa vụ báo chí. Đảm bảo
quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí và ngăn cấm những kẻ lợi
dụng quyền ấy để làm phương hại đến công cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống
nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà. Báo chí có nghĩa vụ: Tuyên truyền, giáo
dục nhân dân, động viên tinh thần đoàn kết phấn đấu thực hiện mọi đường lối
chính sách của Chính phủ, đấu tranh bảo vệ những thành quả của cách mạng,
xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân ta
với nhân dân các nước bạn và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, phục vụ 8
cuộc đấu tranh thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Chương 2 quy định về quyền lợi và hoạt động của báo chí. Trong chương
2 đã quy định rất rõ ràng về quyền lợi của báo chí và hoạt động của báo chí.
Về quyền lợi của báo chí: Quy định quyền tự do ngôn luận của nhân dân
trên báo chí được bảo đảm. Tất cả các báo chí đều được hưởng quyền tự do
ngôn luận. Báo chí có thể phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.
Về hoạt động của báo chí: Để có một cơ sở cần thiết đảm bảo làm tròn
trách nhiệm của báo chí, cho việc hoạt động nghiệp vụ, muốn xuất bản một tờ
báo cần phải có 3 điều kiện: Có những người chịu trách nhiệm chính thức: Chủ
nhiệm, chủ bút (hoặc là tổng biên tập, thư ký toà soạn), quản lý; tôn chỉ, mục
đích tờ báo phải rõ ràng, phù hợp với tính chất và nghĩa vụ đã quy định ở
chương 1; có trụ sở chính thức.
Muốn xuất bản một tờ báo phải xin phép trước, phải làm đầy đủ những thủ
tục về khai báo, sau khi được cơ quan phụ trách về báo chí của Chính phủ cấp
giấy phép, tờ báo mới được bắt đầu hoạt động.
Báo chí không được tuyên truyền chống pháp luật của Nhà nước; không
được cổ động nhân dân không thi hành, hoặc chống lại những luật lệ và những
đường lối chính sách của Nhà nước.
Bảo nào đăng bài vu khống, xúc phạm đến danh dự của một tổ chức hay
một cá nhân, thì đương sự có quyền yêu cầu báo ấy cải chính hoặc đăng bài cải
chính của đương sự, ngoài ra đương sự có quyền yêu cầu toà án xét xử.
Chương 3 về điều khoản thi hành
Báo chí nào vi phạm điều 8, sẽ bị trừng phạt: tịch thu ấn phẩm, đình bản
vĩnh viễn và truy tố trước toà án, sẽ bị phạt tiền. 9
Ngày 09 tháng 07 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa có Nghị định số: 298-TTG quy định chi tiết thi hành Luật số 100-
SL1002 ngày 20 tháng 05 năm 1957 về chế độ báo chí. Trong đó quy định chi
tiết thi hành việc cấp giấy phép xuất bản báo chí; việc nộp lưu chiểu trước khi
phát hành báo chi; việc áp dụng kỹ thuật.
Ta có thể thấy luật Báo chí năm 1957 vừa thể hiện sự phát triển của báo
chí cách mạng Việt Nam trong quản lý, vừa chỉ rõ tính chất báo chí cách mạng,
đấu tranh vì hoà bình thống nhất nước nhà, vì chủ nghĩa xã hội.
Kể từ Luật về chế độ báo chí được ban hành, báo chí cách mạng Việt Nam
đã động viên tư tưởng quân dân cả nước, góp phần đưa hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ đi đến thắng lợi; đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY.
2.1. Luật Báo chí năm 1989.
Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có rất nhiều chuyển
biến bất lợi, dưới sự tác động của cuộc cách mạng KH - KT lần thứ hai đã xuất
hiện xu thế chung là cải cách, đổi mới, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, bị bao vây cấm vận,
viện trợ thì bị cắt giảm, đời sống nhân dân rơi vào đói khổ lầm than. Đảng ta
đã “nhìn thẳng vào sự thật” và nhận ra phải đổi mới tư duy.
Luật Báo chí 1989 ra đời đã đánh dấu sự độc lập của báo chí trong công
cuộc đổi mới, đóng vai trò là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống
xã hội, là cơ sở pháp lý cho các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực báo chí tuân thủ
đúng quy định của pháp luật. Báo chí Việt Nam đã phát huy tốt vai trò của 10
mình trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc theo
đường lối đổi mới của Đảng; công dân được quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Báo chí Việt Nam sau 1986 có nhiều sự thay đổi, song, Chính phủ vẫn
giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng cho báo chí. Trước tình hình chuyển
biến nhanh chóng của thế giới, để thực hiện các nguyên tắc, giữ vững trận địa
tư tưởng của Đảng, Quốc hội nước CHXHCNVN khoá VIII, kỳ họp thứ 6 đã
thông qua Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989.
Luật Báo chí 1989 (sửa đổi, bổ sung 1999) gồm 7 chương, 31 điều quy
định về các vấn đề liên quan tới báo chí, là cơ sở pháp lý cho các cơ sở hoạt
động trong lĩnh vực báo chí tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Nội dung cơ bản của Luật báo chí bao gồm:
Chương I – Những quy định chung: quy định về vai trò của báo
chí, các loại hình báo chí…
Chương II – Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân
Chương III – Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
Chương IV – Tổ chức báo chí và nhà báo
Chương V – Quản lý nhà nước về báo chí
Chương VI – Khen thưởng và xử lý vi phạm
Chương VII – Điều khoản cuối cùng
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989 và bắt đầu có
hiệu lực ngày 2 tháng 1 năm 1990. 11
Luật Báo chí 1989 được ban hành với vai trò để đảm bảo quyền tự do báo
chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích của
chủ nghĩa xã hội và của nhân dân; để phát huy vai trò của báo chí trong sự
nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối mới của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999.
Sau khi thực hiện đổi mới năm 1986 nền kinh tế Việt Nam đã có những
thay đổi và đạt được những thành tựu nhất định. Đặc biệt là sau khi hoàn thành
kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1990-1995) và kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1996-2000)
nền kinh tế có bước phát triển vượt bậc, từng bước thực hiện được công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh việc đạt được những thành tựu về kinh tế
đó là sự thay đổi của bộ mặt xã hội, đời sống nhân dân đã bớt cực khổ, không
còn tình trạng thiếu lương thực, đời sống tinh thần cũng được nâng lên.
Chính sự biến đổi cả về kinh tế và xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho
báo chí phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời cũng xuất hiện nhiều vấn đề hơn đòi
hỏi phải sửa đổi, bổ sung các bộ Luật liên quan đến Báo chí.
Luật Báo chí sau khi sửa đổi bổ sung năm 1999 có những chi tiết mới đáng kể như sau:
a. Quy định thêm loại hình báo chí mới: gồm 4 loại hình: báo in, báo nói,
báo hình và báo điện tử.
b. Mở rộng nhiệm vụ báo chí: “Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam”
c. Nhiệm vụ cải chính, xin lỗi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
chủ quản báo chí, nêu rõ quyền và nghĩa vụ của nhà báo: 12
Về quyền của nhà báo: nhà báo có quyền hoạt động báo chí trên
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ở nước ngoài theo
quy định của Chính phủ. Khai thác và được cung cấp thông tin theo quy
định của pháp luật. Khước từ việc biên soạn tác phẩm trái với quy định.
Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng các
chế độ ưu tiên cần thiết.
Về nghĩa vụ: thông tin trung thực; phản ánh nguyện vọng chính
đáng của nhân dân, thực hiện quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận của
công dân. Bảo vệ đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm. Thường
xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức
và nghiệp vụ báo chí. Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin
sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, cá nhân.
d. Bổ sung, nêu rõ nội dung quản lý nhà nước về báo chí, Quy định cơ
quan chủ quản phải chịu trách nhiệm đối với sai phạm của cơ quan báo chí,
Quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí, Tài chính của cơ quan báo chí:
Ngoài những nội dung trên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Báo chí năm 1999 còn bổ sung, phát triển nhiều điểm về xuất bản, phát hành
báo chí phục vụ một số đối tượng; về thanh tra báo chí; về cấp giấy phép hoạt
động báo chí; về thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của cơ quan
báo chí, về xử lý vi phạm Luật Báo chí ...
2.3. Luật Báo chí năm 2016.
Báo chí Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng ấn phẩm, loại
hình báo chí và chất lượng thông tin từ đó làm nền tảng cho sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ và phát triển tổ quốc, đồng thời còn là cơ sở để VN hội nhập quốc tế. 13
Luật báo chí năm 1999 cũng bộc lộ rõ nhiều mặt hạn chế, bất cập như:
nhiều về số lượng cơ quan báo chí nhưng chất lượng chưa tương xứng, còn
chồng chéo về tôn chỉ mục đích, nội dung, đối tượng phục vụ; có xu hướng
“thương mại hóa” trong hoạt động báo chí; có hiện tượng tư nhân chi phối báo
chí và điều này đã làm giảm chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng khoa học…
Bên cạnh đó, lãnh đạo một số cơ quan báo chí còn buông lỏng công tác
quản lý, giáo dục chính trị cho đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên. Quy
trình duyệt bài chưa được coi trọng và thực hiện thiếu nghiêm túc, cá biệt có
trường hợp không qua thẩm định, xác minh dẫn đến một số cơ quan báo chí đưa
thông tin sai, thậm chí vi phạm pháp luật. Những điều này đã chưa kịp thích
nghi với thời kỳ hội nhập mới, không còn phù hợp với thực tiễn báo chí trong
giai đoạn hiện nay khi mà cả nước đang bước vào thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0.
Với những yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập sâu
rộng, đòi hỏi rà soát, sửa đổi, bổ sung khung khổ pháp luật để báo chí cách
mạng Việt Nam có điều kiện phát triển và thực hiện sứ mệnh của mình.
Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc
hội khoá XIII tạo hành lang pháp lý quan trọng để báo chí phát triển.
Luật báo chí mới gồm 6 chương, 61 điều, tăng 25 điều so với Luật báo
chí năm 1999. Cụ thể, Luật báo chí 2016 có 32 điều xây dựng mới và sửa đổi,
bổ sung 29 điều. Về kết cấu, Luật báo chí mới bỏ chương Quản lý nhà nước về
báo chí, thay đổi kết cấu chương III (Nhiệm vụ quyền hạn của báo chí), chương
IV (Tổ chức báo chí và nhà báo) của Luật báo chí năm 1999 thành chương III
(Tổ chức báo chí) và chương IV (Hoạt động báo chí).
So với Luật báo chí trước đây, Luật báo chí 2016 có nhiều điểm mới cơ
bản, gồm: Quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí
của công dân; đối tượng thành lập cơ quan báo chí; quyền tác nghiệp của báo
chí; đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; liên kết trong hoạt động báo 14
chí; hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí; cải chính và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực báo chí…
Luật này quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ
quan tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý
nhà nước về báo chí. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 5/4/2016 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2017.
Kết cấu các chương của Luật Báo chí lần này đã bỏ chương quản lý nhà
nước về báo chí, thay đổi kết cấu chương III (Nhiệm vụ quyền hạn của báo chí),
chương IV (Tổ chức báo chí và nhà báo) của Luật Báo chí 1999 thành chương
III (Tổ chức báo chí) và chương IV (Hoạt động báo chí) trong Luật Báo chí mới.
Nội dung đổi mới của luật báo chí năm 2016 như sau :
Thứ nhất, quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí của công dân: Luật Báo chí lần này đã kết cấu Chương II với 04 điều
quy định cụ thể về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Thứ hai, về đối tượng thành lập cơ quan báo chí, ngoài các đối tượng
thành lập cơ quan báo chí theo luật hiện hành, Luật Báo chí mới đã bổ sung
một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học, như: Cơ sở giáo dục đại
học theo quy định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học,
tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…
Thứ ba, Luật Báo chí mới đã bổ sung quy định về liên kết trong hoạt
động báo chí, trong đó quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quan báo
chí được phép liên kết với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng
ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết; thời lượng tối đa được phép
liên kết trong kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị,
thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định và kênh thời sự - chính trị 15
tổng hợp; thời lượng tối đa mà cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên
kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình.
Thứ tư, về quyền tác nghiệp của báo chí, ngoài những quy định của Luật
Báo chí hiện hành, Luật Báo chí lần này đã quy định cụ thể về trách nhiệm
cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm;
những thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối
cung cấp thông tin cho báo chí.
Thứ năm, cùng với việc quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ đối với nhà báo
trong luật, để nêu cao vai trò của nhà báo, trách nhiệm công dân của người
làm báo, Luật Báo chí mới này còn bổ sung, luật hóa những quy định bắt
buộc về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; trong đó quy định Hội nhà
báo Việt Nam có nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo
đức nghề nghiệp của người làm báo; nhà báo có nghĩa vụ tuân thủ quy định
về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo và sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo khi
vi phạm về đạo đức nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng.
Thứ sáu, về hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí: Luật Báo
chí mới quy định mở hơn Luật Báo chí hiện hành về hoạt động kinh doanh,
dịch vụ của cơ quan báo chí, thể hiện tại điểm c khoản 2 Điều 21 quy định:
nguồn thu của cơ quan báo chí gồm thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ
của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí.
Thứ bảy, về những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí: Điều 9 Luật
Báo chí mới đã quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí, trong
đó đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn một số hành vi so với Luật Báo chí
trước đó, có bổ sung một số hành vi như: Thông tin quy kết tội danh khi
chưa có bản án của tòa án, thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình
thường về thể chất và tinh thần của trẻ em, thông tin về những chuyện thần
bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội
và sức khỏe của cộng đồng… 16
Thứ tám, về cải chính và xử lý vi phạm: Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị báo chí thông tin sai sự thật, Luật
Báo chí mới đã bổ sung một số quy định mới về cải chính như: Báo chí điện
tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin
sai sự thật đã đăng, phát. Các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng
hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải
chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại cải chính, lỗi của cơ quan báo chí
vi phạm. Đồng thời quy định cụ thể vị trí cải chính đối với từng loại hình báo chí.
Thứ chín, Luật Báo chí mới đã pháp điển hóa quy định tại các Nghị định
của Chính phủ để đưa vào luật, đồng thời bổ sung một số quy định mới để
điều chỉnh hoạt động báo chí, cụ thể là các quy định về: Chính sách của Nhà
nước về phát triển báo chí; thay đổi cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí;
hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài; hoạt động báo chí
của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại
Việt Nam; bảo vệ nội dung các chương trình phát thanh, chương trình truyền
hình, báo điện tử; phản hồi thông tin... 17 KẾT LUẬN
Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, cũng như xây dựng đất nước,
Đảng ta luôn luôn khẳng định báo chí là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong toàn
bộ công tác tư tưởng của Đảng, nhất là trong những giai đoạn có ý nghĩa bước
ngoặt của cách mạng, đất nước, dân tộc. Bằng việc ban hành Luật báo chí, Nhà
nước ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động, đi vào đời sống
xã hội, có nhiều tác động tích cực, góp phần đáng kể vào sự phát triển của đời
sống xã hội. Để Luật Báo chí thực sự hoạt động có hiệu quả, có tiếng nói thiết
thực trong đời sống xã hội, được đông đảo các nhà báo phát huy tác dụng, có
chỗ đứng thiết thực trong nghề nghiệp, thì việc xây dựng các trung tâm, trường
bồi dưỡng báo chí để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm
báo hiểu luật, tôn trọng luật và thực hiện đúng luật cần được chú ý, quan tâm
một cách thực chất. Đối với một số nhà báo đã được đào tạo lâu năm cũng cần
được đào tạo lại để cập nhật kiến thức, trang bị tri thức làm báo chuyên nghiệp,
hiện đại, thích ứng với hoàn cảnh, sự bổ sung, sửa đổi của Luật Báo chí qua các thời kỳ. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu bắt buộc:
1. Pháp luật và đạo đức báo chí , PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020.
2. Luật Báo chí 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí 1999. 3. Luật báo chí 2016 4. Luật Xuất bản 5. Luật Quảng cáo 6. Luật sở hưu trí tuệ
7. Sắc lệnh số 41 quy định về chế độ báo chí.
8. Sắc lệnh số 282- SL năm 1956 kèm theo chế độ báo chí của Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
9. Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản
10.Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
qui chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
11.Nghị đinh số 09/2017/NĐ-CP ngày 9/2/2017: Nghị định qui định chi
tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước 19
12. Văn bản pháp quy về hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên
nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
13. Bộ luật dân sự nước CHXHCNVN (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017)
- Điều 32: quyền của cá nhân đối với hình ảnh
- Điều 34: quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
- Điều 38: quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
14. Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ
thông tin và giao dịch điện tử (có hiệu lực từ ngày 15/4/2020)
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên
tach, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự,
nhân phẩm của cá nhân (phạt từ 10- 20 triệu đồng)
- Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai
nạn , kinh dị, rung rợn (phạt từ 10- 20 triệu đồng)
- Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện
hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia (phạt từ 10- 20 triệu đồng)
- Cung cấp, chia sẻ thông tin,cổ xúy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm
ô, đối trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
(phạt từ 10- 20 triệu đồng)
- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân
dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục
vụ đánh bạc.(phạt từ 10- 20 triệu đồng)
- Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung
bị cấm (phạt từ 10- 20 triệu đồng) 20