-
Thông tin
-
Quiz
Thực trạng việc thực hiện quy định “Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi" | Tiểu luận Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
Trong đó, hoạt động báo chí là hoạt động : Sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 68 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thực trạng việc thực hiện quy định “Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi" | Tiểu luận Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
Trong đó, hoạt động báo chí là hoạt động : Sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 68 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ. ----------------------- TIỂU LUẬN MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Chủ đề: Xung đột và hợp tác song phương trong việc giải
quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay ( Phân tích trường hợp Mỹ - Nga).
Sinh viên: Đỗ Thị Cẩm Ly Mã sv: 2055380029
Lớp: Truyền thông chính sách K40
Lớp tín chỉ: QT02001_K40.6 GV: Lưu Thúy Hồng
Hà Nội, tháng 06 năm 2022. 1 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới luôn tồn tại hai chiều
hướng quan hệ phổ biến là xung đột và thỏa hiệp. Đây là những vấn đề nổi cộm,
nan giải trong vô vàn những vấn đề của đời sống quốc tế từ trước đến nay, bởi đó
vừa là hậu quả, vừa là nguyên nhân gây ra máu và nước mắt, tạo nên nụ cười và
niềm vui cho nhân loại. Trên thực tế, xung đột và thỏa hiệp đan xen nhau, chuyển
hóa lẫn nhau. Cùng với đó, thế giới bao giờ cũng chứng kiến những cuộc thay
đổi, hôm nay là “kẻ thù”, ngày mai là “bạn bè” và ngược lại.
Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, quan hệ Nga - Mỹ mặc dù vẫn có
mặt hợp tác, nhưng sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai cường quốc này chưa bao
giờ dừng lại. Trong 05 năm trở lại đây, mức độ hợp tác Nga - Mỹ không những
không tiến triển mà còn bị thu hẹp. Nhiều nhà nghiên cứu quốc tế và cả các chính
khách của hai nước đều nhận định: quan hệ Nga - Mỹ “đang ở mức thấp nhất kể
từ sau Chiến tranh Lạnh”. Biểu hiện rõ nhất của sự suy giảm mức độ hợp tác song
phương là việc hai nước đã cắt giảm quy mô cơ quan đại diện và nhân viên ngoại
giao của mình tại nước kia, cũng như giảm số đại diện của mình trong các tổ chức
quốc tế mà hai bên đóng vai trò chủ chốt. Trên hầu hết các lĩnh vực, cả Nga và
Mỹ đều coi nhau như đối thủ cạnh tranh hơn là đối tác; sự mở rộng ảnh hưởng
của nước này sẽ thu hẹp lợi ích của nước kia và ngược lại. Đối đầu trực diện quân
sự ít có khả năng xảy ra, bởi hai bên đều hiểu rõ cái giá phải trả. Hiện nay, cả Mỹ
và Nga đã rút khỏi “Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung”, có thể dẫn đến
cuộc chạy đua vũ trang mới giữa hai cường quốc.
Quan hệ giữa Mỹ - Nga là cặp quan hệ có những nét đặc thù. Không chỉ trong
thời kỳ chiến tranh lạnh, hiện nay quan hệ Nga - Mỹ, bất luận những biến thiên
của lịch sử, vẫn là cặp quan hệ chủ chốt, đóng vai trò rất quan trọng trong hệ
thống các quan hệ quốc tế. Quan hệ Nga - Mỹ sau chiến tranh lạnh, dù theo hướng 2
nào, cũng tác động lớn đến cục diện thế giới, đến đời sống chính trị và an ninh
thế giới. Tuy nhiên, quan hệ giữa Nga và Mỹ thời 5 kỳ sau chiến tranh lạnh diễn
biến khá phức tạp, phản ánh rõ nét nhất, điển hình nhất thực trạng quan hệ giữa
các nước lớn hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu làm rõ thực trạng quan hệ giữa
hai nước lớn Nga - Mỹ thực sự hữu ích, thực sự cần thiết đối với khi tất cả cả các
nước lớn nhỏ. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Xung đột và hợp tác song phương
trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay (Phân tích trường hợp Mỹ -
Nga)” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần làm rõ xung đột và hợp tác song
phương trong việc giải quyết vấn đề toàn cầu hiện nay đối với Mỹ - Nga, trên cơ
sở đó đánh giá, nhận xét nêu lên những giải pháp giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .
- Nêu ra các khái niệm về xung đột, hợp tác và vấn đề toàn cầu.
- Khái quát một số vấn đề toàn cầu.
- Phân tích thực trạng vấn đề toàn cầu hiện nay.
- Chỉ ra nguyên nhân xung đột Mỹ - Nga.
- Phân tích cuộc xung đột chiến tranh lạnh Mỹ - Liên xô, đồng thời nêu ra
quan hệ hai nước Mỹ và Nga trong lĩnh vực chính trị - đối ngoại, quân sự - an ninh.
- Đề ra những giải pháp giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu .
Xung đột và hợp tác song phương trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay. (Nga - Mỹ) 3
5. Phương pháp nghiên cứu.
Với các nguồn tài liệu thu thập được trong sách báo, các tạp chí
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic kết hợp với
việc phân tích, tổng hợp. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. I. Một số khái niệm. 1. Khái niệm xung đột:
Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về nhữn
g nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung
đột có thể là nội tại (trong bản thân) cá nhân. Khái niệm xung đột có thể giúp giải
thích nhiều mặt của xã hội như sự bất đồng xã hội, những xung đột về lợi ích,
những cuộc đấu tranh giữa các cá nhân, nhóm và các tổ chức. Theo thuật ngữ
chính trị, "xung đột" có thể ám chỉ tới những cuộc chiến tranh, những cuộc cách
mạng hay những cuộc chiến đấu khác, trong đó có thể bao gồm việc sử dụng lực
lượng theo nghĩa xung đột vũ trang. Nếu không có sự điều hòa và giải pháp thỏa
đáng, xung đột có thể dẫn đến stress hay căng thẳng giữa những cá nhân hay nhóm người liên quan.
2. Các quan điểm về xung đột.
2.1. Quan điểm truyền thốn g
Những người theo quan điểm truyền thống cho rằng xung đột thể hiện sự bế
tắc trong nhóm và có hại. Xung đột được đánh giá theo khía cạnh tiêu cực và
đồng nghĩa với các khái niệm như bạo lực, phá hoại và bất hợp lý. Vì vậy cần phải tránh xung đột.
Quan điểm cho rằng mọi xung đột đều tiêu cực cho chúng ta một phương
pháp lý giải đơn giản về hành vi của người gây ra xung đột. Để tránh mọi xung 4
đột, chúng ta chỉ cần quan tâm tới nguyên nhân của xung đột và khắc phục chúng
nhằm cải thiện hoạt động của nhóm và tổ chức.
2.2. Quan điểm “các mối quan hệ giữa con người”
Trường phái “các mối quan hệ con người” cho rằng xung đột là kết quả tự
nhiên và không thể tránh khỏi trong bất cứ một nhóm nào. Nó không có hại mà
đúng hơn là còn có thể trở thành một động lực tích cực trong việc quyết định hoạt
động của nhóm. Vì không thể tránh xung đột nên chúng ta cần chấp nhận nó.
Xung đột không thể bị loại trừ và thậm chí có những xung đột lại nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm.
2.3. Quan điểm “quan hệ tương tác”
Trường phái tư tưởng thứ ba, mới nhất và toàn diện nhất, cho rằng xung đột
có thể là động lực tích cực của nhóm và một số xung đột là hết sức cần thiết giúp
nhóm hoạt động có hiệu quả. Trường phái này được gọi là quan điểm tương tác
vì họ coi xung đột là một khía cạnh của quan hệ tương tác. Trong khi trường phái
“các mối quan hệ của con người” chấp nhận xung đột thì trường phái “quan điểm
tương tác” lại khuyến khích xung đột trong những nhóm mà sự hòa hợp, bình
đẳng và hợp tác có thể làm cho nhóm trở nên thụ động, đình trệ trước các nhu cầu
đổi mới. Vì vậy đóng góp quan trọng nhất của quan điểm này là nó khuyến khích
người lãnh đạo các tổ chức duy trì xung đột ở mức độ tối thiểu, đủ để giữa cho tổ
chức hoạt động, tự phê bình và sáng tạo.
Với quan điểm quan hệ tương tác có thể khẳng định rằng quan niệm xung đột
hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu là không đúng. Một xung đột tốt hay xấu phụ
thuộc vào dạng của xung đột đó. Đặc biệt, cần phải phân biệt xung đột chức năng
và xung đột phi chức năng. 3. Vấn đề toàn cầu. 5
Vấn đề mang tính toàn cầu là những vấn đề về kinh tế, môi trường, xã hội và
chính trị đáng quan tâm và có tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới. Những vấn đề
này phá vỡ khuôn khổ tự nhiên của nhân loại, làm xáo trộn tiến bộ kinh tế và xã
hội. Thuật ngữ "những vấn đề toàn cầu" dùng để chỉ những vấn đề mà tác động
của nó ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân, vận mệnh tất cả các quốc gia, dân
tộc trên thế giới (bất kể giàu, nghèo, nền chính trị khác nhau,...)
Để tiếp cận một vấn đề toàn cầu, trước hết ta cần phải hiểu được nguyên nhân
nảy sinh và phát triển của vấn đề đó; phạm vi, quy mô, và tác động của nó đối với
các quốc gia trên thế giới như thế nào; và cuối cùng là cần phải quả quyết, khắc
phục hậu quả mà nó gây ra. Nhưng, để giải quyết một vấn đề toàn cầu là một bài
toán rất khó, vì cần sự chung tay, góp sức của nhiều quốc gia trên thế giới; phụ
thuộc vào ý thức cá nhân của con người về việc giải quyết vấn đề, ý thức phòng
tránh,...; chạm tới lợi ích cá nhân - tập thể; quốc gia – nhân loại,...
II. Một số vấn đề về toàn cầu.
1. Vấn đề chiến tranh – hòa bình.
Chiến tranh - hoà bình là quy luật muôn đời, sự vận động của quy luật này
gắn liền với lịch sử nhân loại. Giữa hai bờ chiến tuyến, giữa hai kẻ đối địch nhau
chỉ có sự sống và cái chết, chỉ có độc lập - tự do (kẻ bị xâm lược) hay quyền lợi
- tham vọng (kẻ xâm lược) và cái chết.
Trong 5500 năm gần đây, chỉ có 292 năm là sống trong hòa bình; năm 200,
có 144 cuộc xung đột đột, 12 cuộc chiến tranh, 24 cuộc khủng hoảng. Nguyên
nhân của những cuộc chiến tranh, đầu tiên là vấn đề nâng cao lợi ích các quốc gia
như mở rộng lãnh thổ, tài nguyên. Thứ hai xung đột về tôn giác, sắc tộc…vẫn đang tồn tại ở nh ề
i u nơi và có nguy cơ xảy ra chiến tranh do chế độ tư hữu vẫn
còn tồn tại mà tiêu biểu là chủ nghĩa tư bản. Không chỉ có vậy, 10 những quốc
gia trên thế giới có kho vũ khí hạt nhân với nhiều mục đích như để đe dọa các
nước khác; phòng vệ, răn đe các thế lực thù địch; tấn công... 6
2. Vấn đề về dân số.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều nước đang xảy ra hiện tượng bùng nổ dân số.
Gia tăng dân số là việc dân số tăng lên một cách tự nhiên. Hiện nay, vấn đề dân
số là vấn đề nóng. Một phần do tỉ lệ gia tăng dân số quá cao ở một số khu vực
lớn, dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số. Ngược lại, tỉ lệ sinh quá thấp ở một số
quốc gia khiến rất nhiều chính sách kích thích sinh nở ra đời để cải thiện tình
trạng già hóa dân số. Trong đó, vấn đề gia tăng dân số dẫn đến bùng nổ dân số
được cả thế giới quan tâm. Từ nửa sau thế kỷ 20, dân số thế giới tăng nhanh và
ngày càng nhanh. Trung bình mỗi năm, dân số thế giới tăng lên thêm 80 triệu
người và tổng số dân đang dần tiến đến con số 8 triệu dân. 8 triệu dân được dự
đoán là dân số thế giới ở năm 2025.
Như hiện nay dân số Việt Nam hơn 98 triệu người, xếp thứ 15 thế giới; Trung
Quốc với số dân hơn 1,4 tỷ người,... Điều đó làm quy giảm chất lượng cuộc sống
của các quốc gia này; tỷ lệ người mắc phải tệ nạn xã hội cao,..... Mà nguyên nhân
chủ yếu của những hậu quả đó là do ý thức con người, do quan niệm người xưa
muốn nhà đông con, do tỉ lệ sinh-tử chênh lệch nhiều; y tế phát triển dẫn đến tỉ lệ
tử giảm đi trong khi đó tỉ lệ sinh ngày càng tăng.... 3. Vấn đề dịch bệnh.
Hiện nay, y học phát triển, tuy nhiên, dịch bện
h vẫn là nguyên nhân cướp đi
sinh mạng của rất nhiều người. Trong số các dịch bệnh ngày nay thì đại dịch HIV-
AIDS vẫn là nỗi lo lớn nhất của người dân khắp nơi trên thế giới. Năm 1981,
bệnh nhân mắc AIDS đầu tiên phát hiện tại Mỹ, sau đó lan rộng khắp thế giới.
Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 14 triệu người mắc bệnh
HIV, 2 triệu rưỡi người bị AIDS và con số này sẽ được nhân lên gấp 3 vào cuối
thập niên này. Riêng ở Việt Nam ca bệnh đầu tiên phát hiện cuối năm 1990, càng
về sau phát hiện càng nhiều. Trong đó, đối tượng tiêm chích ma túy chiếm 90%
số ca mắc bệnh, thứ đến là mãi dâm, bệnh hoa liễu... Tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 7
14 tuổi, cao nhất mắc bệnh là 64 tuổi. Vì con số luôn biến động nên chỉ nêu ra
đây con số mắc vào tháng 7.1992 là 76 người thì đến tháng 7.1993 (sau 1 năm)
đã là 600 người ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Và đến đầu năm 1994 con số
nhiễm HIV đã hơn 1.000 người.
Bên cạnh đó là Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với
tác nhân là virus SARS-CoV-2 v
à các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm
vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên
tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một
nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương
xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với nhữn g thương nhân buôn
bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung
Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus m à Tổ
chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-
CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, WHO tuyên bố COVID-19 là "đại dịch toàn
cầu", trước bối cảnh số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt mốc 126.000 và dịch đã
lan ra 123 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến tháng 5 năm 2021, số ca nhiễm đã
vượt quá 150.000.000 ca nhiễm và đang gia tăng nhanh chóng.
4. Vấn đề biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, nếu tình trạng ấm lên toàn cầu không được
kiểm soát ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp thì Trái Đất,
vốn liên tục hứng chịu các đợt nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt và hạn hán trong
những thập kỷ qua sẽ suy thoái theo hàng trăm cách khác nhau, trong đó có những
cách không thể đảo ngược.
Cụ thể, khí hậu sẽ khắc nghiệt hơn gấp 4 lần vào năm 2100 kể cả khi nhiệt
độ bề mặt Trái Đất chỉ tăng thêm 1,5 độ C. Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng lên 2 độ
C, số trận bão, lũ, hạn hán và sóng nhiệt sẽ tăng gấp 5 lần. Hiện nay, ít nhất 3,3 8
tỷ người đang sống trong vùng nguy hiểm do tác động của biến đổi khí hậu và có
nguy cơ tử vong vì thời tiết cực đoan cao hơn 15 lần.
5. Vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Theo Điều 1, luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất, nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên”. Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề
mang tính toàn cầu khó giải quyết và khắc phục nhất, vì thuật ngữ ô nhiễm này
bao gồm cả lượng rác nhựa thải ra đại dương, thuốc trừ sâu và phân bón, ô nhiễm
không khí, ánh sáng và tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước gọi chung là ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Nước sạch rất cần thiết cho con người và
động vật, nhưng hơn một tỷ người không được tiếp cận với nước sạch do ô nhiễm
từ các chất độc hại, nước thải hoặc chất thải công nghiệp. Điều quan trọng nhất
là mọi người trên khắp thế giới bắt đầu làm việc để giảm thiểu các loại ô nhiễm
khác nhau, nhằm cải thiện sức khỏe của trái đất và con người. Theo số liệu, môi
trường nước mỗi năm trên thế giới có khoảng 500 tỷ tấn nước bẩn thải vào các
vùng nước của tự nhiên làm ô nhiễm khoảng 40% lưu lượng nước các dòng sông.
Có khoảng 20% số dân thành thị và 70% dân cư nông thôn không được dùng
nước sạch. Năm 2003, 40% dân số trên 80 quốc gia bị thiếu nước nghiêm trọng
và hiện tượng này có thể nghiêm trọng hơn trong tương lai. Môi trường đất, có
trên 2 tỷ tấn rác thải công nghiệp đổ ra trên thị trường mỗi năm, trong đó có rá
thải khó phân hủy là túi nilon. Hiện tượng mất rừng đang diễn ra, theo dự đoán,
trong 200 năm tới sẽ không còn mảnh rằng nào trên trái đất. Ngoài ra còn có tình
trạng khan hiếm năng lượng vì khai thác quá mức và việc khí hậu biến đổi thất thường.
6. Vấn đề bạo lực gia đình. 9
Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại
nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Ở Việt
Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới
việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và
gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự,..và đặc biệt Luật phòng, chống bạo lực gia đình
2007. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã
hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Nhưng đánh giá một cách khách
quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm
và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia
đình chưa có nhiều thay đổi và chưa có những chuyển biến tích cực. Hơn thế nữa,
hiện nay nó dần trở thành như một sự việc, hiện tượng đáng quan tâm của toàn xã hội.
7. Vấn đề thất nghiệp .
Nếu không có kiến thức giáo dục và kỹ năng cần thiết cho việc làm, nhiều
người, đặc biệt là những người từ 15 đến 24 tuổi, sẽ không thể tìm được việc làm
và tạo ra một cuộc sống thích hợp cho bản thân và gia đình. Điều này sẽ dẫn đến
việc thiếu các nguồn cung cấp cần thiết, như lương thực, quần áo, phương tiện đi
lại và điều kiện sống phù hợp. Tuy nhiên, cũng có những tổ chức trên khắp thế
giới dạy mọi người các kỹ năng cần thiết cho công việc và phỏng vấn, giúp nâng
đỡ mọi người khỏi vòng nghèo khó. 8. Vấn đề tham nhũng.
Một số vấn đề mang tính toàn cầu như tham nhũng là một nguyên nhân chính
của nghèo đói, làm xói mòn sự phát triển chính trị và kinh tế, dân chủ và hơn thế
nữa. Tham nhũng có thể gây bất lợi cho sự an toàn và sức khỏe của công dân sống
trong những vùng lân cận, và có thể gây ra sự gia tăng bạo lực và các mối đe dọa vật lý. 10
9. Vấn đề suy dinh dưỡng và nghèo đói
Hiện tại có 795 triệu người không đủ ăn. Để chấm dứt hoàn toàn nạn đói trên
thế giới, chúng ta cần phải xóa nghèo. Với việc chống lại nghèo đói thông qua
đào tạo phù hợp cho việc làm, giáo dục và dạy kỹ năng nấu ăn và làm vườn,
những người đang gặp khó khăn sẽ có nhiều việc làm hơn, kiếm đủ tiền để mua
thức ăn và thậm chí học cách tự tạo ra thức ăn để tiết kiệm tiền.
10. Vấn đề lạm dụng các chất gây nghiện
Liên Hợp Quốc đã báo cáo rằng, vào đầu thế kỷ 21, ước tính khoảng 185 triệu
người trên 15 tuổi đang tiêu thụ chất gây nghiện trên toàn cầu. Các loại thuốc
thường được sử dụng là cần sa, cocaine, rượu, chất kích thích amphetamine, thuốc
phiện và các loại dung môi dễ bay hơi. Những tầng lớp nhân dân khác nhau, cả
nghèo và giàu, tham gia vào việc lạm dụng chất gây nghiện, và đó là một vấn đề
trong top 10 mot so van de mang tinh toan cau. Các kiến nghị và dự án đang được
tiến hành để chấm dứt vấn đề toàn cầu về lạm dụng chất gây nghiện.
11. Vấn đề an ninh và phúc lợi.
Những thách thức về an ninh và phúc lợi được xem là một trong số những
vấn đề cấp bách nhất của thời hiện đại. Những thách thức như tội phạm mạng,
khủng bố và thảm họa môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người
trên toàn cầu. Những vấn đề này cũng được xếp hạng cao trong chương trình nghị
sự của các chính trị gia, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp. 12. Vấn đề khủng bố.
Khủng bố là một vấn đề trên toàn thế giới gây ra sự sợ hãi và bất an, bạo lực
và cái chết. Trên toàn cầu, những kẻ khủng bố tấn công người dân vô tội, thường
không có cảnh báo trước. Điều này khiến dân thường cảm thấy không phòng bị
trong cuộc sống hàng ngày, điều này làm cho an ninh quốc gia trở thành ưu tiên
cao hơn là chìa khóa trong việc chống khủng bố, cũng như thúc đẩy công lý trong 11
các hành vi sai trái, đồng thời cần đưa ra các hình phạt nghiêm trọng cho tội phạm khủng bố.
CHƯƠNG 2: XUNG ĐỘT VÀ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HIỆN NAY (MỸ - NGA)
I. Thực trạng vấn đề toàn cầu hiện nay.
Dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thế giới đương đại đang
có những chuyển biến, tác động sâu sắc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội;
trong đó, sự dịch chuyển quyền lực từ Tây sang Đông và sự điều chỉnh chiến lược
của các nước lớn tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với các nước vừa và nhỏ.
Thế giới đã, đang chứng kiến ba cuộc chuyển giao quyền lực lớn làm thay đổi
cơ bản đời sống quốc tế trên mọi mặt, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa
– xã hội. Cuộc chuyển giao quyền lực thứ nhất là sự trỗi dậy của châu Âu từ thế
kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII, dưới tác động của cách mạng công nghiệp, thương
mại và đầu tư. Cuộc chuyển giao quyền lực thứ hai là sự trỗi dậy của Mỹ từ những
năm cuối thế kỷ XIX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), làm cho
Mỹ trở thành siêu cường chi phối trật tự quốc tế cho tới cuối thế kỷ XX. Bước
vào thế kỷ XXI, do suy yếu tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một
số nước, nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ, dẫn tới sự chuyển dịch quyền lực lần
thứ ba trên phạm vi toàn cầu. Đó là sự chuyển dịch trọng tâm quyền lực từ Tây
sang Đông, dẫn tới sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước lớn
trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế,
làm cho cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn.
Trong bối cảnh như vậy, hầu hết các nước, nhất là những nước lớn có sự điều
chỉnh chiến lược, nhằm tranh giành ảnh hưởng, khẳng định vị thế của mình.
Với mục tiêu duy trì vị thế siêu cường duy nhất, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến
lược quân sự, an ninh toàn cầu bằng việc tập hợp lực lượng, điều chỉnh chiến lược
với từng khu vực để khống chế, kìm hãm các thế lực thách thức “ngôi vị số 1” 12
của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chính quyền Đô-nan Trăm vừa
phải thận trọng trong việc tìm cách cân bằng lợi ích của Mỹ trên thế giới, vừa
củng cố và tăng cường vị thế siêu cường, đưa nước Mỹ “vĩ đại trở lại”, đảm bảo
cho họ vẫn là quốc gia đặt ra “luật chơi” trong quan hệ quốc tế.
Trung Quốc với sức mạnh được tăng lên sau nhiều năm phát triển, đang mở
rộng không gian chiến lược để khẳng định vị thế cường quốc khu vực và quốc tế.
Hiện nay, họ đang triển khai nhiều biện pháp, như: tăng thực lực quân sự, chú
trọng phát triển nhanh lực lượng hải quân để mở rộng hoạt động ra hướng biển,
gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á, Đông Á, từng bước cạnh tranh ảnh hưởng
với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Tiến bước xa hơn, Trung Quốc đẩy mạnh
thực thi sáng kiến “Vành đai và con đường”, tham gia và thúc đẩy nhóm nền kinh
tế mới nổi (BRICS) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), hướng tới xây dựng
cơ chế hợp tác lấy Trung Quốc là trọng tâm, động lực. Sự phát triển đó dẫn đến
mâu thuẫn, căng thẳng, cọ xát giữa Trung Quốc với Mỹ, diễn ra tại nhiều khu vực
trên thế giới, nhưng ở châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông theo hướng ngày càng tăng.
Đối với Nga, Tổng thống V.I. Pu-tin đẩy mạnh các hoạt động nhằm giành lại
vị thế của mình tại các khu vực ảnh hưởng truyền thống và trên quốc tế, nhất là
trước sự kiềm tỏa của Mỹ và phương Tây, từ sau khi Nga sáp nhập Crưm. Điển
hình là, Nga tăng cường lực lượng, vũ khí, triển khai tấn công và giành nhiều
thắng lợi trong việc không kích lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Xy-
ri. Điều đó chứng tỏ, mặc dù gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng Nga vẫn là
một cường quốc, có đủ lực để sẵn sàng bảo vệ lợi ích, đồng thời buộc Mỹ và
phương Tây phải tính tới vai trò của mình khi giải quyết những vấn đề trên thế giới.
Còn đối với EU, đang hướng vào xử lý các vấn đề nổi cộm của khối, như:
Brexit, khủng hoảng nợ công, nhập cư, chống khủng bố, v.v. Vì vậy, sự quan tâm
và nguồn lực dành cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương có chiều hướng giảm. 13
Tuy nhiên, EU vẫn duy trì quan hệ với các đối tác ở các khu vực khác, trong đó có ASEAN.
Trong bối cảnh chung của thế giới, ASEAN tiếp tục giữ và phát huy vị trí địa
chiến lược của mình, bảo đảm khả năng thích ứng và tự chủ trong quan hệ với
các nước lớn. ASEAN ưu tiên triển khai tầm nhìn 2025 và các kế h ạ o ch hợp tác
trên 3 trụ cột: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; thu hẹp khoảng cách phát triển,
tăng cường kết nối; duy trì đoàn kết nội khối; đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với tất
cả các đối tác ngoài khu vực, trong đó có EU.
Bên cạnh đó, các vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống; nhất là, trào lưu
dân túy và xu hướng bảo hộ đang gây ra một số tác động khá tiêu cực trong quan
hệ quốc tế. Nó cổ vũ cho việc bảo vệ lợi ích cục bộ của mỗi quốc gia; chống liên
kết, hội nhập quốc tế, hạn chế liên kết kinh tế, giảm sự ủng hộ đối với tự do
thương mại đa phương. Do đó, làm tăng sự va chạm về lợi ích giữa các quốc gia;
tăng mâu thuẫn, bất đồng vốn có về một số vấn đề kinh tế, thương mại, không
loại trừ có những hành động “trả đũa” dẫn tới chiến tranh thương mại, tỷ giá.
Điển hình là việc ông Đô-nan Trăm giành thắng lợi trong bầu cử Tổng thống Mỹ,
đã đánh dấu lần đầu tiên một ứng cử viên theo đường lối dân túy lên nắm quyền
ở nước này. Với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, chính phủ Mỹ đã thực thi các
chính sách: hạn chế người nhập cư, rút khỏi một số hiệp định,… nhằm bảo hộ sản
xuất và quyền lợi của nước Mỹ.
Tình hình trên cho thấy, sự cạnh tranh quyền lực, lợi ích và vị thế chiến lược
giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga đang diễn ra ngày
càng quyết liệt, tác động nhiều chiều đến đời sống quốc tế, cả tích cực và tiêu
cực, tạo ra thời cơ và thách thức đối với các nước vừa và nhỏ.
II. Nguyên nhân dẫn tới xung đột Mỹ - Liên xô.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn
phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một 14
nước Đức đổ nát trên bờ vực bị chia cắt, thì Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là
siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm
quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Thế nhưng, Xô – Mỹ với hai ý
thức hệ đối lập đã đứng trên hai chiến tuyến trái ngược nhau. Điều này khiến cho
viễn cảnh hòa hợp thời hậu chiến trở nên xa vời. Một loạt các xung đột liên tiếp
nổi lên, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp nhưng lại là khởi đầu cho một giai
đoạn lịch sử được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Lạnh”.
Chiến tranh Lạnh được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự
giữa Mỹ và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Yếu tố
“chiến tranh” ở đây thể hiện sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ
giữa 2 nước; trong khi đó “lạnh” phản ánh việc Liên Xô và Mỹ không sử dụng
vũ khí “nóng” (các loại vũ khí truyền thống) trong mối quan hệ kình địch này, mà
thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật là vũ khí hạt nhân. Trên thực tế,
Chiến tranh Lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ t ố h ng lưỡng cực,
mà Mỹ và Liên Xô là đại diện; và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho
mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) và phe Xã hội chủ nghĩa
(do Liên Xô khởi xướng). Chiến tranh Lạnh do đó tác động toàn diện tới tất cả
các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi
mà các nước tự xác định con đường đi của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ.
III. Phân tích cuộc xung đột “Chiến tranh Lạnh” Mỹ - Liên Xô
Chiến tranh Lạnh là một cuộc chiến kéo dài, với những giai đoạn căng thẳng
leo thang và những giai đoạn hòa hoãn khá yên tĩnh, với một số cột mốc đáng
nhớ như Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các cuộc Khủng hoảng Berlin
(1948, 1961), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Cuộc chiến Afghanistan (1979- 1989)…
Năm 1946, lãnh tụ của Liên Xô khi đó là Joseph Stalin khẳng định sự thành
công của chủ nghĩa cộng sản với việc Liên Xô đã lôi kéo được các quốc gia Đông 15
Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa của mình. Mỹ và các nước đồng minh
ngay lập tức bác bỏ tuyên bố trên và đã thúc đẩy các hành động “giải cứu châu
Âu khỏi Liên Xô cộng sản”, chính thức bắt đầu với bài diễn văn của tổng thống
Mỹ Truman và Kế hoạch Marshall viện trợ cho Châu Âu. Đây cũng là giai đoạn
bắt đầu hình thành các khối hiệp ước quân sự nhằm gia cố sức mạnh của mỗi bên.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO được thành lập năm 1949, bắt
nguồn từ ý tưởng của bộ trưởng ngoại giao Canada Louis St. Laurent, về việc
thành lập một khối các quốc gia dân chủ để giúp Châu Âu chống lại sự chi phối
của Liên Xô. Tổ chức này bao gồm Mỹ và các thành viên đồng minh phương Tây,
chính thức chấm dứt chính sách cô lập của Mỹ đối với các vấn đề Châu Âu.
Để đáp trả, Liên Xô cùng các nước đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa
thành lập khối Hiệp ước Vacsava năm 1955. Sự ra đời của hai khối quân sự đã
chính thức xác lập cục diện lưỡng cực và đánh dấu việc Chiến tranh Lạnh đã bao
trùm thế giới. Cả hai khối đều duy trì những lực lượng quân sự lớn và các loại vũ
khí hiện đại để bảo đảm khả năng đáp trả khi đối phương tấn công. Cuộc chạy
đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử bắt đầu trên các lĩnh vực tên lửa liên lục địa,
công nghệ vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, khinh khí cầu gián điệp…) và quan trọng hơn
cả là vũ khí hạt nhân – mối đe dọa lớn nhất và là nguyên nhân gây căng thẳng
nhất cho cuộc Chiến tranh Lạnh. Chính quyền Mỹ đã tăng số lượng đầu đạn hạt
nhân từ 1.000 (năm 1953) lên 18.000 (đầu 20 năm 1961). Ở thời điểm này, Mỹ
có số bom và đầu đạn hạt nhân lớn gấp tám lần Liên xô: 27.297 so với 3.332. Tuy
nhiên, người Liên Xô lại thắng thế trong cuộc chạy đua vào không gian với việc
phóng tàu Sputnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên, sau đó là máy bay không người lái.
Trong thời kỳ căng thẳng này, “chiến trường” của Chiến tranh Lạnh có thể
được phân chia thành: châu Âu và các vùng “ngoại vi” (bao gồm các nước Thế
giới thứ ba vừa giành được độc lập tại Châu Á, châu Phi và Trung Đông). Cuộc
Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã đánh dấu sự thay đổi trọng tâm của Chiến
tranh Lạnh, từ Châu Âu sang Đông Á. Lúc này, các cuộc chiến ủy nhiệm ở Thế 16
giới thứ ba đã trở thành vũ đài quan trọng cho cuộc cạnh tranh giữa hai siêu
cường. Cả hai đều cố gắng thu hút thêm đồng minh bằng những lời hứa hẹn viện
trợ về tài chính, quân sự, ngoại giao… Đỉnh cao của giai đoạn căng thẳng là vụ
khủng hoảng Berlin lần 2 (1961) sau sự kiện Liên Xô bắn hạ máy bay gián điệp
U2 của Mỹ. Trong khi đó, vấn đề nước Đức vẫn trong tình trạng bế tắc – phía Mỹ
không chấp nhận rút quân khỏi Tây Berlin theo yêu cầu của Liên Xô. Quân đội
cả 2 bên đã được đặt trong tình trạng báo động, bức tường Berlin được xây dựng
vào ngày 12/08/1961. Tuy nhiên, do lo ngại chiến tranh, cả hai bên đều chấp nhận
duy trì hiện trạng, cho đến khi xảy ra cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962) với
sự kiện Vịnh con lợn, được cho là có khả năng gây nên Chiến tranh thế giới lần
thứ ba với vũ khí hạt nhân. Sau sự kiện này, lãnh đạo hai nước đã thống nhất đã
cấm các vụ thử hạt nhân trong không trung và dưới mặt nước sau năm 1962.
Chiến tranh Lạnh đi vào giai đoạn hòa hoãn với nhiều sự thay đổi chính trị
của các bên tham chiến (Mỹ bất đồng với Pháp, Đức và Nhật thu hẹp khoảng cách
kinh tế; Liên Xô mâu thuẫn với Trung Quốc, gặp nhiều cấn đề nội bộ trong phe
xã hội chủ nghĩa), đặc biệt sau “cú sốc” khủng hoảng dầu mỏ 1973. Nhữn g mối
lo về sự mở rộng và phổ biến vũ khí hạt nhân, vấn đề ngân sách đầu tư cho quốc
phòng, cộng với tình hình kinh tế bất ổn được cho là những 21 nguyên nhân chính
tạo nên và duy trì giai đoạn hòa hoãn này. Tổng thống Mỹ Richard Nixon và lãnh
đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã ký hiệp ước SALT1 (1972) để hạn chế sự phát
triển các loại vũ khí chiến lược, bên cạnh các hiệp ước khác như Hiệp ước cấm
thử hạn chế LTB (1963), Hiệp ước không gian vũ trụ OST (1967), Hiệp ước
không phổ biến vũ khí hạt nhân NPT (1968), Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo
ABM (1972). Hai bên cũng đã tiến hành nhiều chuyến viếng thăm và làm việc
song phương, thúc đẩy giải quyết vấn đề nước Đức, giải trừ quân bị ở Trung Âu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sự cạnh tranh giành ảnh hưởng tại các nước
thứ ba giàu tài nguyên, đặc biệt tại khu vực Trung Đông và Nam Phi, vẫn tiếp
tục. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên cuộc chiến Afghanistan 17
của Liên Xô (1979) – làm bùng lên giai đoạn đối đầu trở lại của 2 siêu cường,
được ví như “Chiến tranh Lạnh thứ hai”. Liên Xô ủng hộ chính phủ Afghanistan
theo phe cộng sản, trong khi Mỹ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác ủng hộ
phe đối lập muốn lật đổ chính quyền. Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter đã
cho rằng hành động triển khai quân đến Afghanistan của Liên Xô là “mối đe dọa
nghiêm trọng nhất tới hòa bình kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai”.
Đồng thời, mối quan ngại về việc Liên Xô đưa một số lượng quân đông đảo
(lần đầu tiên sử dụng trực tiếp Hồng Quân bên ngoài Đông Âu) đến gần khu vực
Vùng Vịnh nhiều dầu mỏ cũng khiến căng thẳng gia tăng trở lại, thời kỳ hòa hoãn
chấm dứt. Gian đoạn đối đầu trở lại cũng chứng kiến các cuộc khủng hoảng giữa
hai bên tại Ba Lan (1979-1981), khủng hoảng tên lửa tầm trung ở châu Âu (1983-
1984). Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là lúc nền kinh tế Liên Xô gặp nhiều khó
khăn, mà một trong những nguyên nhân chính là phí tổn quốc phòng. Cuộc chiến
tại Afghanistan lại không đem lại hiệu quả khiến Liên Xô bị sa lầy tại đây trong
suốt 10 năm. Ngày 15/05/1988, Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan. Căng
thẳng Đông - Tây lại hạ nhiệt.
Mikhail Gorbachev – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lên cầm quyền vào
năm 1985, được xem là một trong những nhân tố thúc đẩy sự chấm dứt Chiến
tranh lạnh. Thập niên 1980, nền kinh tế Liên Xô rơi vào tình trạng trì trệ do dầu
mỏ thế giới sụt giá, nguồn thu ngoại tệ của nước này cũng sút giảm và quan trọng
hơn cả là những khoản chi phí khổng lồ cho phát triển vũ khí và quốc phòng.
Gorbachev đã bắt đầu những cuộc cải cách của mình nhằm vực dậy kinh tế đất
nước với nhiều kế h ạ
o ch táo bạo, một trong số đó là ngừng cuộc chạy đua vũ
trang với phương Tây để tập trung phát triển kinh tế nội địa, tiết kiệm ngân sách
và tái định hướng đầu tư các nguồn tài nguyên.
Kế hoạch cải tổ của Gorbachev cũng cho phép tăng cường tiếp xúc, quan hệ
giữa công dân Liên Xô và công dân các nước phương Tây. Đây là một trong
những tiền đề cho Hiệp ước kiểm soát vũ khí START I được ký kết giữa Liên Xô 18
và Mỹ vào năm 1985. Liên Xô sau khi kết thúc việc rút quân khỏi Afghanistan
năm 1989 đã đồng ý thống nhất nước Đức vào năm 1990, đồng thời tuyên bố
không tiếp tục hỗ trợ và can thiệp vào các quốc gia đồng minh Đông Âu. Chiến
tranh Lạnh hạ nhiệt nhanh chóng, và chính thức kết thúc khi Liên Xô tan rã năm
1991, do Gorbachev không thể kiểm soát được những cải tổ mà ông đã tiến hành.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Chiến tranh Lạnh kết thúc vào thời điểm
này là điều hoàn toàn có thể đoán trước. Liên Xô thật sự đã không thể tiếp tục
canh tranh với Mỹ trong cuộc đối đầu Đông – Tây kéo dài hơn 40 năm. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến kết cục này của Liên Xô:
Thứ nhất, ngay từ khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã chiếm ưu thế hơn
Liên Xô. Ví dụ, nếu như Mỹ mất 400.000 người trong Chiến tranh thế giới lần
thứ hai, thì Liên Xô thiệt hại đến 27 triệu nhân mạng. Nền kinh tế Mỹ hưởng lợi
từ cuộc chiến tranh này, trong khi kinh tế Liên Xô hầu như bị hủy hoại.
Thứ hai, Liên Xô không thể theo đuổi những chi phí khổng lồ trong cuộc chạy
đua vũ trang, đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Reagan ra lệnh tăng cường khả năng
quân sự của nước này những năm 1980.
Thứ ba, đề xuất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các
vì sao” của Tổng thống Reagan đã chuyển dịch cuộc chạy đua vũ trang sang một
cuộc đua mới về công nghệ hiện đại – điều mà Liên Xô không có lợi thế. Cùng
với những bất ổn kinh tế trong nước, Liên Xô đã bị lung lay, và cuối cùng là sụp
đổ. Cuộc chơi kết thúc và Mỹ, sau một đêm, đã trở thành siêu cường duy nhất của
thế giới. Di sản để lại của Chiến tranh Lạnh là hàng triệu người chết trong các
cuộc chiến tranh ủy nhiệm trên khắp thế giới. Chi phí quân sự Mỹ trong thời kỳ
chạy đua vũ trang được ước tính đến 8.000 tỷ USD và tỉ lệ chi phí quốc phòng
trên tổng GDP của Liên Xô còn cao hơn rất nhiều so với Mỹ.
Có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về Chiến tranh Lạnh. Các nhà
sử học “chính thống” cho rằng Liên Xô cần chịu trách nhiệm về cuộc chiến này 19
cùng tham vọng mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu. Trong khi đó, theo các nhà
nghiên cứu khác lại cho rằng hành động của Liên Xô là nỗ lực xây dựng hệ thống
phòng vệ khu vực Đông Âu, trong khi Mỹ cố gắng kiến thiết một hệ thống quốc
tế có lợi cho mình; và Chiến tranh Lạnh chỉ là cái cớ cho sự thống trị của Mỹ dựa
trên “mối đe dọa” Xô Viết. Khác với quan điểm cho rằng bản chất Chiến tranh
Lạnh là đối kháng và căng thẳng, có tư tưởng cho rằng Chiến tranh Lạnh thật ra
cũng đem lại một số lợi ích nhất định cho cả hai bên. Cuộc chiến “không tiếng
súng” này cho phép cả Mỹ và Liên Xô giải quyết vấn đề nước Đức, bằng cách
đóng băng các diễn biến chính trị/ xã hội ở châu Âu, cả ở phía Đông và phía Tây.
Sự tồn tại của Chiến tranh Lạnh cũng hữu ích trong việc duy trì “trật tự hạt nhân”
giữa các siêu cường và những vệ tinh của mình, cũng như giữa những quốc gia
hạt nhân và các quốc gia phi hạt nhân.
Cuối cùng, xét ở một khía cạnh nào đó, Chiến tranh Lạnh cũng giúp củng cố
một số lợi ích quốc gia. Ví dụ, với Mỹ, cuộc chạy đua vũ trang giúp gia tăng sức
mạnh ngành công nghiệp quân sự, giúp Mỹ “hợp pháp hóa” tham vọng can dự ở
nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố an ninh quốc gia và nâng cao vai
trò của tổng thống. Còn ở bên kia “Bức màn sắt”, Chiến tranh Lạnh giúp Liên Xô
“hợp pháp hóa” quân sự trong xã hội dân sự và đẩy mạnh phát triển công nghiệp
nặng trong một thời gian dài.
IV. Quan hệ Mỹ - Nga trong lĩnh vực chính trị - đối ngoại, quân sự - an ninh.
Kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, các đời Tổng thống Mỹ đều
mong muốn quan hệ Mỹ - Nga thay đổi theo hướng tích cực. Nổi bật là: Tổng
thống Bill Clinton (1993 - 2000) cam kết ủng hộ sự hội nhập của Nga và châu Âu
vào các thể chế toàn cầu, thúc đẩy hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực; Tổng
thống Barack Obama (2009 - 2016) “cài đặt lại” quan hệ với Nga, thúc đẩy ký
thỏa thuận New START; Tổng thống Donald Trump (2017 - 2020) luôn tìm cách
thúc đẩy mạnh mẽ việc cải thiện quan hệ Mỹ - Nga, đồng thời cố gắng xây dựng 20