-
Thông tin
-
Quiz
Bài thu hoạch môn Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đặc thù nghề báo là nguồn tin và người cung cấp thông tin chiếm hơn nửa giá trị của tác phẩm báo chí. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cạnh tranh giữa các tờ báo thực chất là cạnh tranh về nguồn tin. Làm thế nào để có được nguồn tin mới, độc đáo, có được người tin tưởng cung cấp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 68 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài thu hoạch môn Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đặc thù nghề báo là nguồn tin và người cung cấp thông tin chiếm hơn nửa giá trị của tác phẩm báo chí. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cạnh tranh giữa các tờ báo thực chất là cạnh tranh về nguồn tin. Làm thế nào để có được nguồn tin mới, độc đáo, có được người tin tưởng cung cấp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông 68 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN *** BÀI THU HOẠCH
VỀ MỘT NỘI DUNG TÂM ĐẮC TRONG QUYỂN “ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO”
MÔN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Trúc Linh Mã sinh viên: 2051050027
Lớp: Truyền thông đại chúng K40-A1 Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Vấn đề “Nhà báo với nguồn tin”
Đặc thù nghề báo là nguồn tin và người cung cấp thông tin chiếm hơn nửa giá
trị của tác phẩm báo chí. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cạnh tranh
giữa các tờ báo thực chất là cạnh tranh về nguồn tin. Làm thế nào để có được
nguồn tin mới, độc đáo, có được người tin tưởng cung cấp, chia sẻ thông tin sốt
dẻo, nhạy cảm là yếu tố sống còn đối với các cơ quan báo chí. Đây cũng là một
trong những nội dung mà tôi tâm đắc trong quyển “ Đạo đức nghề nghiệp nhà
báo” của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang.
Đã qua rồi cái thời cả xã chỉ có duy nhất một ông bí thư đảng ủy có cái đài để
nghe, nắm bắt thông tin, chỉ đạo toàn diện. Ngày nay, qua chảo vệ tinh, một hộ
gia đình dân tộc thiểu số ở vùng cao heo hút nhất cũng có thể xem được nhiều
kênh truyền hình toàn cầu. Ấy là chưa kể Internet đã và đang lan tỏa khắp hang
cùng ngõ hẻm. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cách thức tiếp cận nguồn
tin, thu thập và xử lý thông tin của nhà báo cũng thay đổi.
Mối quan hệ nhà báo với nguồn tin có thể ví như mối quan hệ cá-nước. Không
có thông tin hữu ích cho công chúng thì không có lý do để nhà báo tồn tại. Nhà
báo mà không có nguồn tin do công chúng cung cấp cũng như thợ vụng mất
kim. Khó khăn lớn nhất với nhà báo là tìm kiếm đề tài. Mà cốt lõi của đề tài thời
sự truyền hình và báo chí nói chung là thông tin mới, được đông đảo công
chúng quan tâm. Có được nguồn tin mới, hay, độc đáo, liên quan đến lợi ích của
nhiều người, có tầm ảnh hưởng lớn là yếu tố quyết định giá trị tin bài. Ngược
lại, nguồn tin phải đến với nhà báo, được họ thẩm định, rồi truyền qua các
phương tiện thông tin đại chúng mới được phổ biến, lan tỏa rộng rãi.
Nguồn tin ngày nay của báo chí không chỉ dừng ở thông tin từ trên xuống, mà
còn thông tin từ đời sống thường ngày vọng lên, dội vào tai mắt nhà báo, thôi
thúc họ hành động vì cộng đồng. Nguồn tin có thể từ thế giới thực mà cũng có
thể từ thế giới ảo. Thông tin đa chiều của sự việc, nhu cầu đa dạng của công
chúng khiến mối quan hệ nhà báo với nguồn tin cũng đổi thay đáng kể. Những
nhà báo chuyên tâm và những tòa soạn chuyên nghiệp đều khẳng định rằng, có
trách nhiệm với nguồn tin chính là bí quyết của thành công.
Nguồn tin theo cách hiểu thông thường là nơi xuất phát, cung cấp thông tin.
Người ta thường nói rằng nguồn tin tốt thì tự khắc bài viết của phóng viên sẽ
tốt. Các nguồn thạo tin sẽ giúp cho nhà báo củng cố khả năng thu thập tin tức và
giúp họ công bố được nhiều thông tin hơn. Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang
cho rằng: “ Có 3 kiểu nguồn tin: Tài liệu (1), Môi trường (2) và Con người (3).
Khi nói đến mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp giữa nhà báo và nguồn tin là nói
đến mối quan hệ hệ giữa nhà báo và kiểu nguồn tin thứ ba - con người. Để điều
tiết mối quan hệ này, ngoài các quy định của luật pháp còn dựa vào quy tắc đạo
đức nghề nghiệp. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp quy định những chuẩn mực khi
nhà báo tiếp xúc, thu thập, sử dụng thông tin và tài liệu do nguồn tin cung cấp.”
Theo tác giả, có hai cách để tiếp cận nguồn tin: công khai và không công khai.
Trong trường hợp nhà báo công khai danh tính, mục đích của mình với tư cách
là đại diện cơ quan báo chí thì cần phải giữ thái độ lịch sự, nhã nhặn, trung thực
với nội dung mà nguồn tin cung cấp. Nhà báo tuyệt đối không được sử dụng các
hình thức cưỡng ép, đe dọa đối với người cung cấp thông tin. Nhà báo sử dụng
quyền hạn của mình để dọa dẫm đối tượng nhằm trục lợi, dù bằng bất cứ hình
thức nào và trên bất kỳ nền tảng nào, đều là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Hành
động này không chỉ khiến độc giả, khán thính giả chê bai cá nhân nhà báo đó,
mà còn khiến họ mất niềm tin vào tờ báo nơi nhà báo đó công tác, thậm chí cả
giới báo chí. Những hành động như vậy đã cấu thành tội phạm và dứt khoát phải bị xử lý nghiêm khắc.
Trong trường hợp nhà báo phải “ ẩn mình” để quan sát, thu thập chứng cứ,
thông tin, nó đòi hỏi người làm báo phải có bản lĩnh vững vàng. Họ phải đấu
tranh giữa lương tâm con người, đạo đức nghề nghiệp và cả luật pháp. Để có
được nguồn tin độc, nhà báo có lúc phải nhập vai. Dân gian vẫn nói, không vào
hang cọp sao bắt được cọp. Để viết tường tận về võ Thiếu Lâm, phóng viên
Binh Nguyên của Báo Tuổi Trẻ đã xin phép tòa soạn cho nghỉ 6 tháng, lần hồi
sang tận Tây Tạng học môn phái này. Các loạt phóng sự truyền hình Kinh hoàng
pha chế xăng dầu hoặc Đinh tặc của Báo Tuổi Trẻ đạt giải cao tại Liên hoan
truyền hình toàn quốc 2 năm liên tục 2011-2012 đều có được nhờ công phu
nhập vai của các nhà báo dấn thân. Nếu lần đầu xem phóng sự Đinh tặc (Huy
chương Vàng Liên hoan truyền hình toàn quốc 2011), nhiều người đặt câu hỏi
liệu phóng viên có mua chuộc hay thuyết phục các đối tượng phơi bày hành vi
rải đinh của họ cho phóng viên quay hay không. Thực ra, để có được những
hình ảnh thực đến không ngờ ấy, bản thân tác giả đã phải lân la hàng năm học
việc sửa xe tại cửa hàng, bố trí tới 5 máy quay lén mini để ghi chứng cớ. PGS,
TS Nguyễn Thị Trường Giang còn nhấn mạnh rằng: “Khi đặt mình vào tình
huống này, nhà báo phải cân nhắc đến tính hợp pháp và chuẩn mực đạo đức”.
Yếu tố đạo đức rất quan trọng, nó đòi hỏi người làm báo luôn luôn phải tỉnh táo,
giữ thái độ “trung lập” với nguồn tin mình tiếp cận. Nhà báo chỉ là người đưa
khán giả đến với nguồn tin trực tiếp, để từ đó khán giả tự rút ra nhận định của
riêng họ. Đó cũng là nguyên tắc của báo chí hiện đại: thông tin cho khán giả
chứ không phải “giáo huấn” khán giả.
Dù bất kỳ loại hình báo chí nào thì thông tin, nguồn cung cấp thông tin và bảo
vệ nguồn cấp thông tin vẫn là vấn đề rất quan trọng đối với báo chí. Hiện thực
tế, điều 7 của Luật Báo chí đang có hiệu lực thi hành quy định rất rõ việc cung
cấp thông tin cho báo chí. Đặc biệt, báo chí có quyền và trách nhiệm bảo vệ
không tiết lộ người cung cấp nguồn tin nếu có hại cho người đó. Điều này được
các nhà báo ủng hộ vì nó cũng là nguyên tắc hết sức phổ biến trong báo chí
quốc tế và qua đó thể hiện chức năng, nhiệm vụ của báo chí tham gia vào phản
biện xã hội, thực hiện chức năng thông tin. Ngay điều 6 của quy định về đạo
đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam cũng đã nêu rõ bảo vệ bí mật quốc
gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin. Người làm báo trân
trọng nguồn tin, bảo vệ nguồn tin như bảo vệ chính con ngươi của mình. Trong
đấu tranh chống tiêu cực, chống cái xấu, cái ác thì nguồn tin không chỉ tạo ra
sức mạnh của báo chí mà còn góp phần giúp các cơ quan chức năng đấu tranh
loại bỏ cái tiêu cực ra khỏi đời sống xã hội. “Ngoài những quy định của luật
pháp, bảo vệ nguồn tin còn là trách nhiệm, đạo đức, nguyên tắc nghề. Nhiều tờ
báo ở Việt Nam đã có chế độ trả thù lao cho nguồn tin cung cấp, cho nên, không
lý gì người phóng viên lại không có trách nhiệm bảo vệ nguồn tin của mình.
Nuôi dưỡng và giữ được quan hệ mật thiết với nguồn tin (ở đây được hiểu là
cung cấp thông tin vì sự phát triển chung của xã hội, không vụ lợi...), phóng
viên sẽ được khẳng định uy tín, danh dự và trách nhiệm của chính người đi thực
hiện điều tra. Điều này sẽ giúp người cung cấp tin tưởng và được tôn trọng hơn
- Nhà báo Kiên Trung (VietnamNet). Cho nên, bảo vệ nguồn tin cũng là bảo vệ
chính nhà báo, bảo vệ chính tờ báo. Đơn giản là nếu không có những nguồn tin
đó thì báo chẳng có gì mà đăng, do bị cắt đi nguồn dinh dưỡng cơ bản. Do đó,
dễ hiểu vì sao cần bảo vệ nguồn tin – ân nhân của nhà báo, là một tiêu chí mang tính đạo lý.
Trong thời kỳ bùng nổ các loại hình thông tin đại chúng, cùng với đó là sự sa
sút của đạo đức xã hội, vấn đề “tôn trọng con người” trên báo chí bị hạ thấp một
cách đáng báo động. Sức ép mưu sinh đẩy nhiều cơ quan báo chí vào cuộc đua
thông tin bất chấp mọi lẽ. Từ việc rút tít giật gân câu view, bới móc đời tư, hùa
theo mạng xã hội đăng tải thông tin sai lệch, “đánh hội đồng” doanh nghiệp, dàn
dựng, cắt ghép thông tin sai sự thật, khai thác thông tin về những tội ác rùng
rợn, những sự việc phi nhân tính một cách quá chi tiết… đều là những việc làm
đi ngược lại nguyên tắc báo chí nói chung, tính nhân văn nói riêng dẫn đến
những hệ lụy đáng đau lòng, làm mất niềm tin của xã hội đối với báo chí. Trong
bài giảng về các nguyên tắc báo chí ở các giáo trình cơ sở lý luận báo chí hiện
hành, nguyên tắc nhân văn, nhân đạo xếp thứ tự sau rất nhiều nguyên tắc khác,
như tính khuynh hướng, tính Đảng, tính giai cấp, tính nhân dân, tính chân thực
khách quan… Nhưng ở một góc nhìn khác, nó chính là cốt lõi của một nền báo
chí chân chính. Một nền báo chí chân chính là nền báo chí vì con người và tôn
trọng con người. Một nhà báo có đạo đức là nhà báo biết bảo vệ những giá trị
cao cả của cuộc sống, bảo vệ công lý, bảo vệ những lợi ích tối cao, sống còn của
đất nước, dân tộc, đồng thời cũng biết tôn trọng các giá trị sống của từng người
dân, từng cộng đồng; chiến đấu chống tham nhũng, tiêu cực, chống bất công xã
hội, bảo vệ những người bị áp bức, bị chà đạp trong xã hội…
Để lý giải nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức nhà báo trong quan hệ
với nguồn tin hiện nay, tôi cho rằng có những lí do sau:
- Sự tác động của cơ chế thị trường: có tới 84,6% nhà báo được hỏi cho
đây là nguyên nhân chính. Báo chí đang phải tự cạnh tranh để tồn tại. Sức
ép tin bài đè nặng lên vai các nhà báo trong khi mức thu nhập còn thấp. -
Bên cạnh đó là sự phát triển của toàn cầu hóa, của Internet với kho ứng
dụng, tiện ích khổng lồ khiến nhà báo lười xâm nhập thực tế hơn.
- Yếu kém về lí luận, thiếu bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghiệp vụ. Khi họ
chưa vững lí thuyết, thiếu kỹ năng nghiệp vụ thì sẽ không thể tạo ra
những tác phẩm báo chí có chất lượng khiến tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp xảy ra.
- Mục đích thông tin không rõ ràng, lạm dụng danh nghĩa nhà báo để phục
vụ lợi ích cá nhân, cố tình che đậy, đưa tin sai sự thật, bóp méo sự thật.
- Thiếu trách nhiệm với nguồn tin, với công chúng và xã hội.
- Các cơ quan báo chí chưa thực sự chặt chẽ trong quản lý giám sát đối với
phóng viên, cộng tác viên trong khi luật pháp còn nhiều kẽ hở, chưa đủ
tính răn đe và còn nhiều điểm chưa rõ ràng hoặc mâu thuẫn với nhau.
- Nhà báo quá vô cảm trước nguồn tin, thiếu trách nhiệm xã hội. Hàng loạt
vụ việc đưa tin chưa kiểm chứng; tin liên quan đến đâm, chém, cướp,
hiếp, giết… được phơi bày trên mặt báo. Có nhiều trường hợp nhân vật là
trẻ em, những vụ việc về xâm hại tình dục, bạo hành được nhà báo vô tâm
phơi bày trước thiên hạ gây tác động xấu tới các em.
Từ đó, chúng ta cần đưa ra những giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp
nhà báo trong quan hệ với nguồn tin:
(1) Phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức của mỗi nhà báo, nâng cao hiệu
quả công tác giáo dục đạo đức.
(2) Tăng cường bồi dưỡng kiến thức văn hóa, pháp luật, lý luận chính trị, nâng
cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhà báo.
(3) Bổ sung, hoàn thiện bộ quy tắc đạo đức báo chí Việt Nam. Phát huy vai trò
của cẩm nang đạo đức báo chí.
(4) Sửa đổi, hoàn thiện Luật báo chí và tăng tính răn đe của Luật, tính ràng buộc
giữa luật pháp với phóng viên trong khai thác và xử lý nguồn tin; Bổ sung, hoàn
thiện bộ quy tắc đạo đức báo chí Việt Nam. Phát huy vai trò của cẩm nang đạo đức báo chí.
(5) Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát của Hội nhà báo, của các cấp, các
ngành, các đoàn thể và toàn xã hội.
(6) Cải thiện đời sống vật chất cho đội ngũ nhà báo, khuyến khích tính tự giác
rèn luyện, học tập phấn đấu.
Tính chính xác của nguồn tin hoàn toàn phụ thuộc vào lương tâm của nhà báo.
Vì vậy, điều cần thiết nhất chính là mỗi nhà báo phải tự xây dựng riêng cho
mình 1 bộ quy tắc hành nghề riêng, không ngừng phấn đấu rèn luyện, học tập.
Hội nhà báo và tòa soạn cần tổ chức tập huấn nâng cao đạo đức cho đội ngũ
phóng viên của mình. Việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những
người làm báo cũng chính là nâng cao tính tư tưởng, tính chân thật, tính chiến
đấu của các sản phẩm báo chí, hướng nội dung thông tin vào nhiệm vụ trung
tâm là phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, xét cho cùng cũng chính là nhằm
nâng cao trình độ tư duy, phẩm chất chính trị và nghiệp vụ của người phóng
viên. Đạo đức của người làm báo khi viết bài trước hết là sự trung thực với
nguồn tin. Bản chất của thông tin phải là trung thực, khách quan, nhất là đối với
những biểu hiện tham nhũng tiêu cực. Tác phẩm báo chí phải thể hiện được
quan điểm, chính kiến của nhà báo, của cơ quan báo chí.
Khi môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, nhiều lỗ hổng, đạo đức nghề nghiệp
thực sự là liều thuốc bổ sung cần thiết, giúp nhà báo vững tâm hơn trên con
đường tác nghiệp. Trong cơ chế thị trường, nhiều dòng báo chí, nhiều quan
điểm, công chúng vẫn nhận diện rất rõ những tờ báo “đứng đắn, nghiêm túc” và
những tờ báo có xu hướng “giật gân” câu khách, những nhà báo trách nhiệm,
trong sáng và những cây bút còn bị nghiêng ngả bởi những lợi ích xa lạ với “đạo
nghề”. Đó là động lực lớn để nhà báo giữ vững đạo đức nghề nghiệp trong mọi
hoàn cảnh, nhất là khi tiếp xúc với nhân vật, tìm hiểu lấy tư liệu để hình thành nên tác phẩm.
Để luôn tìm được tình tiết hay, câu chuyện mới, đề tài ý nghĩa, nói cách khác là
phát hiện được vấn đề mà đông đảo nhân dân quan tâm, vì lợi ích thiết thân của
công chúng, nhà báo phải dấn thân. Nhà báo vì công chúng sẽ gặp nguồn tin tốt.
Họ như những chiếc ăng-ten nhạy cảm với những rung động thầm kín nhất
trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Và như vậy, trước một nguồn tin,
nhà báo không đơn thuần chỉ là người truyền tin.