-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn: Vai trò và quy định của hoạt động lập kế hoạch học tập đối với sinh viên năm nhất | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài tập lớn: Vai trò và quy định của hoạt động lập kế hoạch học tập đối với sinh viên năm nhất của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 23 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Sinh viên đại học 45 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Bài tập lớn: Vai trò và quy định của hoạt động lập kế hoạch học tập đối với sinh viên năm nhất | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Bài tập lớn: Vai trò và quy định của hoạt động lập kế hoạch học tập đối với sinh viên năm nhất của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 23 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Sinh viên đại học 45 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
*******
BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: SINH VIÊN ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI: Vai Trò Và Quy Trình Của Hoạt Động Lập Kế Hoạch Học Tập Đối Với Sinh Viên Năm Nhất
Hà Nội, 11/2021
Mục lục Tr
- MỞ ĐẦU 3
- KẾ HOẠCH HỌC TẬP. LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP 3
- QUY TRÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT 6
- VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ HOẠT ĐỘNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM NHẤT 13
- LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP 15
- KẾT LUẬN 20
- Tài liệu tham khảo 22
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 1
MỞ ĐẦU
Người thành công là người có hướng đi riêng, có sự kỷ luật nghiêm khắc với chính bản thân mình. “Bí quyết của thành công là hãy bắt đầu. Bí quyết để bắt đầu là chia nhỏ các công việc nặng nề, phức tạp thành những việc nhỏ dễ quản lý hơn, rồi bắt đầu với việc thứ nhất” – Mark Twain dường như đang muốn nói đến tầm quan trọng của kế hoạch và việc lập kế hoạch. Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng không biết phải làm gì chưa? Đã bao giờ bạn cảm thấy mất phương hướng cho bản thân chưa? Bạn đã làm gì để khắc phục điều đó? Bạn có kế hoạch như nào? Bạn có hiểu được ý nghĩa của việc lập kế hoạch không? Đó là những câu hỏi phổ biến mà bản thân mỗi chúng ta luôn đau đầu. Và những bạn học sinh, sinh viên không nằm ngoài ngoại lệ. Những câu hỏi đó cũng áp dụng trong việc học tập. Là sinh viên năm nhất bước vào môi trường Đại học, nếu không có một bản kế hoạch học tập cụ thể, bạn sẽ khó làm chủ được thời gian và học tốt. Bài viết này sẽ giúp em cũng như các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về kế hoạch cũng như việc lập kế hoạch học tập cá nhân trong năm đầu Đại học. Từ đó biết cách xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp, hiệu quả nhất.
Kế hoạch học tập
Giống như việc muốn đọc chữ vậy, ta cần học thuộc chữ cái rồi mới được học ghép từ. Học tập là phải từng bước và có một lộ trình rõ ràng thì mới có được kết quả cao. Vì vậy mỗi bạn sinh viên chỉ cần bỏ ra chút thời gian rảnh để thực hiện bảng kế hoạch, nhưng lợi ích nó mang về là rất nhiều.
Khái niệm
Kế hoạch học tập là một tập hợp những hành động học của người học được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, thể hiện các nguồn lực, ấn định các mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp phù hợp nhất để thực hiện hiệu quả mục tiêu hoạt động học tập đề ra.
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 2
- Đặc điểm – Yêu cầu
- Kế hoạch học tập là một lịch trình có tổ chức, phác thảo thời gian học và mục tiêu học tập.
- Nội dung của kế hoạch học tập là sự chắt lọc thông tin từ thực tế, từ các yêu cầu đặc trưng của chương trình môn học, của giới hạn thời gian đào tạo… mà không chỉ phản ánh thuần túy nguyện vọng của người học.
- Phải được thực hiện tối đa và tối ưu các mục tiêu và nội dung của kế hoạch.
- Kế hoạch học tập là một loại kế hoạch mở, linh hoạt, sáng tạo, đa dạng bởi nó phụ thuộc vào năng lực học tập của mỗi sinh viên, phụ thuộc vào nhu cầu học tập và nguồn lực đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.
- Kế hoạch học tập phải được sử dụng như một bản hướng dẫn chính xác trong bất kỳ hoàn cảnh hiện tại nào, chứ không phải như bản cam kết cứng nhắc không thể thay đổi.
- Phân loại kế hoạch học tập trên Đại học
- Đặc điểm – Yêu cầu
- Theo thời gian học tập:
- Kế hoạch học tập phát triển nghề nghiệp bản thân.
- Kế hoạch học tập theo năm học.
- Kế hoạch học tập theo học kỳ.
- Kế hoạch học tập theo tháng, tuần.
- Kế hoạch học tập theo chủ đề.
- Kế hoạch học tập theo môn học.
- Theo tiến độ học tập cần đăng ký với nhà trường:
- Kế hoạch học tập đăng ký học vượt.
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 3
- Kế hoạch học tập đăng ký học bổ sung.
- Kế hoạch học tập đăng ký học cải thiện điểm số.
- Theo phương thức và hình thức của kế hoạch học tập:
- Kế hoạch học tập theo mẫu thiết kế của nhà trường.
- Kế hoạch học tập theo mẫu của các phần mềm có sẵn.
- Kế hoạch học tập theo thói quen và sự sáng tạo của cá nhân.
Lập kế hoạch học tập
Lập kế hoạch không chỉ hiệu quả với người trưởng thành và phải làm những việc lớn mà còn đem lại nhiều hiệu quả đối với việc học tập. Lập kế hoạch sẽ giúp sinh viên năm nhất chúng ta định hình được việc học trên môi trường Đại học.
Khái niệm
Lập kế hoạch học tập là quá trình người học chủ động thiết kế một kế hoạch học tập – với tư cách một chương trình hành động cá nhân trên cơ sở phân tích, giải quyết vấn đề đa mục tiêu và ra quyết định, xác định, xác lập được các mục tiêu học tập, nội dung các công việc học tập và các biện pháp thực hiện phù hợp các nguồn lực, điều kiện của bản thân và các yêu cầu của quá trình học tập với hiệu quả khả dĩ nhất.
+ Xác định rõ mục tiêu cần phải đạt được là gì?
+ Có chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
+ Việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động.
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 4
lên kế hoạch học tập phù hợp với bản thân mình. Vì vậy mà cần nhận diện rõ, đánh giá đúng:
+ Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
+ Cơ hội và thách thức
+ Các điều kiện của nhà trường
- Kỹ năng xác định mục tiêu học tập: việc xác định mục tiêu như đã nói ở phần đặc điểm – yêu cầu của lập kế hoạch học tập là ưu tiên quan trọng hàng đầu, bao gồm:
+ Mục tiêu ngắn hạn: như việc hoàn thành bài tập về nhà mỗi ngày, bài thuyết trình cho buổi học sắp tới,…
+ Mục tiêu dài hạn: như việc đạt 8.0 Ielts, việc giao tiếp thành thạo với người bản xứ, đạt tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc,…
- Kỹ năng lập thời gian biểu học tập: kỹ năng này thiết chặt việc quản lý thời gian cho các kế hoạch học tập của mình. Nên đặt ra thời gian cụ thể, hợp lý các khoảng thời gian trong ngày cho việc học tập để giúp kế hoạch học tập được hoàn thiện đúng tiến độ.
- Kỹ năng viết ra kế hoạch học tập: kỹ năng này giúp mỗi chúng ta không bị rối trong việc nên bắt đầu từ đâu. Từ đó, việc học sẽ tiến triển tốt.
- Kỹ năng thực hiện kế hoạch học tập: dựa vào việc lên và viết kế hoạch học tập, kỹ năng thực hiện kế hoạch học tập chỉ là hiện thực hóa mục tiêu, kế hoạch đề ra đó.
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 5
- Kỹ năng theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch: kỹ năng cuối này quan trọng, là bàn đạp thúc các bạn sinh viên phát triển kế hoạch học tập hiệu quả hơn.
Lên kế hoạch học tập theo ngày, tuần, tháng, năm. Đây được coi là bước quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một bản kế hoạch. Lên kế hoạch cụ thể học tập theo ngày, tuần, tháng, năm giúp các bạn sinh viên năm nhất có cái nhìn tổng quan cũng như kiểm soát được các đầu công việc cũng như thời gian thực hiện công việc học tập. Bản kế hoạch học tập của bạn càng chi tiết thì bạn càng nắm bắt được công việc cũng như thứ tự thực hiện để không bỏ lỡ những việc nhỏ nhất. Các công việc càng ghi được đầy đủ, rõ ràng bao nhiêu thì sự chủ động trong việc thực hiện sau này càng dễ dàng bấy nhiêu.
Nhìn chung, một bảng kế hoạch học tập hiệu quả sẽ bao gồm:
- Tên môn học/kỹ năng
- Mục tiêu của bạn là gì?
- Thời gian hoàn thành mục tiêu đề ra
- Các nhiệm vụ nhỏ cần thực hiện, kèm theo thời gian của từng nhiệm vụ.
- Ghi chú lại những điểm cần lưu ý, nhất là những việc nhỏ nhặt bạn hay quên.
Sau đây là trình tự các bước lập kế hoạch học tập em muốn đề xuất.
Bước 1: Chuẩn bị
Đây là bước bạn cần hiểu được khả năng bản thân bạn có thể làm được gì để đặt ra những mục tiêu cụ thể. Vì thế, bạn cần thực hiện một số việc:
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 6
- Phân tích khả năng
Trước hết, bạn hãy phân tích khả năng của bạn cho từng môn học và từng kỹ năng, để đặt ra những mục tiêu phù hợp nhất. Chẳng hạn, bạn cần đạt trình độ tiếng Anh B2, tương ứng với 5.0 đến 6.0 Ielts hoặc đổi ra điểm Toeic thì cần đạt từ 455 đến 750 điểm để hoàn thành điều kiện tốt nghiệp đại học. Vậy bạn cần biết được khả năng hiện tại của bạn sẽ đạt bao nhiêu điểm, và những kỹ năng bạn cần trau dồi thêm.
- Phân tích thói quen và thời gian thực hiện
Sau khi phân tích khả năng học tập, bạn cần tiếp tục phân tích thói quen cũng như thời gian thực hiện các công việc khác. Bạn là người sẽ học bài tốt vào buổi sáng hay buổi tối? Bạn có thể học nhiều thứ cùng lúc, hay chỉ có khả năng tập trung vào một chủ đề hay một môn ở một thời điểm cụ thể? Cố gắng phân tích nó càng cụ thể càng tốt để có đủ dữ liệu lập bảng kế hoạch học tập hiệu quả.
- Bước 2: Bắt đầu lập kế hoạch học tập cụ thể
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết của bước 1, ta cần thiết kế một bảng kế hoạch cá nhân cho việc học tập. Bạn có thể thực hiện trên giấy hoặc trên các ứng dụng của các thiết bị điện tử. Về template hay những thành phần của bảng kế hoạch, mỗi người sẽ có những ý tưởng và thời gian hoàn thành khác nhau. Vậy trước tiên, chúng ta nên:
- Xác tên môn học, kỹ năng cần học: điều này giúp bản kế hoạch học tập bạn chuẩn bị lập cụ thể hơn, chính xác từng bước đi.
- Xác định mục tiêu cần đạt được là gì? Việc đưa ra mục tiêu giúp bạn chủ động hơn trong học tập. Mục tiêu này có thể là thời gian hoặc kết quả của bạn muốn đạt được. Để mục tiêu phù hợp ta nên dựa vào năng lực của bản thân cũng như khả năng mình làm như thế nào đã xác định rõ ở bước 1. Trường hợp nếu ta đạt mục tiêu cao quá thì việc thực hiện nó sẽ rất khó khăn, điều này làm giảm ý chí thực hiện công việc đó. Đối với các mục
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 7
tiêu chung chung trong thời gian quá dài ví dụ như 7 năm nữa bạn sẽ học bằng thạc sĩ. Sẽ rất khó để bạn thực hiện các bước tiếp theo, vì nó rất mơ hồ. Bạn cần có kế hoạch nhỏ hơn để thực hiện được kế hoạch to lớn đó của mình. Các mục tiêu rõ ràng hơn như trong ngày mai sẽ làm gì? Học gì? Trong tuần này phải hoàn thành bài tập môn gì? Chia các giai đoạn trong tương lai và đề ra các mục tiêu kế hoạch nhỏ hơn giúp ta dễ hình dung được công việc phải thực hiện là gì?
- Xác định nội dung cụ thể những kế hoạch đặt ra cho học kỹ năng hay môn học nào đó. Đầu tiên ta cần biết kế hoạch này là dành cho ai, ai sẽ là người thực hiện nó. Nếu bạn lập kế hoạch học tập cho riêng bản thân thì không cần bắt buộc để người khác hiểu vì mỗi người có năng lực cũng như mục tiêu, kế hoạch học tập khác nhau nên nội dung khác nhau. Thỏa mãn chính mình là được. Còn nếu như bạn muốn lập kế hoạch học tập chia sẻ cho mọi người cùng áp dụng, học hỏi theo thì bản kế hoạch của bạn nên rõ ràng nội dung để các bạn sinh viên khác hiểu được bạn đang thực hiện ở lĩnh vực gì, triển khai nội dung lĩnh vực đó ra sao. Thứ hai, ta phải xem môn học, kỹ năng ấy được chia làm mấy phần, mấy giai đoạn. Thứ ba, ta cần chú ý đến thời hạn hoàn thành các môn học, kỹ năng đặt ra trong bản kế hoạch được lập. Hay nói cách khác, sinh viên chúng ta quen với cách gọi “ deadline ”. Bất kỳ nội dung kế hoạch nào cũng phải đặt ra deadline cho nó thì ta mới thúc ép mình vào trong khuôn khổ, chăm chỉ, nỗ lực để hoàn thành nó một cách sớm nhất, tốt nhất.
- Xác định phương thức, cách thức tiến hành từng nội dung kế hoạch. Gồm tài liệu, laptop, các công cụ tin học (word, excel, powerpoint,…), cẩm nang hướng dẫn, chỉ dẫn thực hiện cho từng nội dung, từng bước. Tiêu chuẩn của kế hoạch, cách thức thực hành. Điều quan trọng là phải có dữ liệu, thông tin để xây dựng kế hoạch. Ví dụ như trong trường học, giảng viên đặt ra yêu cầu thực hiện các bài khóa luận, tiểu luận nào đó thì ta
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 8
phải đi tìm hiểu, đi xin giảng viên tài liệu hướng dẫn, tham khảo kèm theo phục vụ làm các bài luận đó.
Bước 3: Thực hiện, theo dõi và chỉnh sửa
Sau khi đã hoàn thành việc thiết kế bảng kế hoạch học tập, bạn chỉ cần thực hiện và bám sát theo những nhiệm vụ đã đặt ra. Trong thời gian áp dụng, nếu thấy nội dung nào chưa thật sự hợp lý, quá khả năng hoặc thời gian học tại tại trường thay đổi, bạn nên điều chỉnh lại cho phù hợp. Tuy nhiên, đừng thay đổi kế hoạch chỉ vì bạn lười biếng và dành thời gian cho những thứ vô bổ. Ngoài ra, ta cũng đừng quên đánh giá tiến độ học tập và kết quả đạt được từ thời gian bắt đầu đến lúc hoàn thành mục tiêu. Bởi đây chính là cơ sở quan trọng để ta có thể thực hiện việc lập kế hoạch học tập tiếp theo hiệu quả hơn.
Chỉ với cuốn lịch để bàn hay ứng dụng lịch trên điện thoại, máy tính, việc lập kế hoạch học tập sẽ trở nên dễ dàng thực hiện và dễ dàng kiểm soát. Cách sử dụng lịch để lập kế hoạch học tập này được giới thiệu ở đây tập trung chủ yếu là cho việc lên kế hoạch học tập theo môn học trong chương trình học của bản thân mỗi bạn sinh viên. Cách lập kế hoạch này chỉ áp dụng được cho cá nhân mỗi bạn sinh viên, ít có khả năng áp dụng chung cho tất cả sinh viên vì mỗi người có chương trình học khác nhau.
- Bước 1: Chuẩn bị một cuốn lịch blog hoặc 1 cuốn sổ tay có in lịch theo từng ngày, tháng trên đó.
- Bước 2: Đánh dấu những mốc quan trọng như: khoảng thời gian ước lượng ngày kiểm tra (đánh giá thường xuyên, giữa kỳ, cuối kỳ, hết môn,
…), ngày nộp bài tiểu luận,…
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 9
- Bước 3: Lấy sách giáo khoa, giáo trình các môn học ra xem kỹ phần mục lục (biết rõ chương trình môn học sắp tới để lên kế hoạch học tập).
- Bước 4: Phân bổ trên lịch kế hoạch chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Phân bổ cho từng tuần để tuần cuối học xong hết từng bài, từ đó phân bổ được kế hoạch cho từng môn theo từng tháng và lớn nhất là trong 1 học kỳ.
- Bước 5: Đối chiếu lại với lịch thực tế để điều chỉnh một chút cho phù hợp, cân đối.
Mô hình 5W1H.
Trong nhiều lĩnh vực, chúng ta thường nghe thấy người ta nói với nhau về mô hình 5W1H. Thoạt nhiên, nếu không phải là người có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực hoặc chưa từng nghe đến thuật ngữ này trước đó thì khó có thể hiểu được ý nghĩa của 5W1H là gì? Để giải thích ý nghĩa của thuật ngữ này, chúng ta đi vào phân tích những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ này như sau: 5W1H là từ viết tắt của 5 chữ W trong tiếng Anh đó là What – Who – When – Where – Why, còn 1H chính là từ viết tắt của How. Trong đó:
- What là từ để chỉ ý nghĩa để đạt được mục tiêu cụ thể thì chúng ta cần phải làm những gì? Cũng như khi lập bản kế hoạch học tập, chúng ta phải biết chúng ta cần thực hiện gì cho kế hoạch đề ra.
- Who được sử dụng để xác định đối tượng được hướng tới trong kế hoạch. Và ở đây, kế hoạch học tập lập ra là để dành cho các bạn sinh viên năm nhất chúng ta mới làm quen với việc học tập trên môi trường Đại học.
- When được sử dụng để xác định thời gian triển khai kế hoạch và thời hạn hoàn thành kế hoạch. Ví dụ: giảng viên dạy Tâm lý giao bài tập về nhà là tìm hiểu về các quá trình tâm lý người và gia hạn là 1 tuần phải nộp báo cáo. Thì các bạn sinh viên phải triển khai tìm hiểu ngay sau kết thúc buổi học hoặc ngày mai và phải hoàn thành tìm hiểu trước 1 tuần để kịp nộp đúng hạn.
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 10
- Where được sử dụng để xác định vị trí học phần, bài học đó nằm ở đâu trong giáo trình. Xác định chính xác vị trí giúp ta rút ngắn thời gian lên kế hoạch học tập và thực hiện nó.
- Why để giải thích lý do tại sao nội dung kế hoạch học tập cần được đưa ra triển khai ở thời điểm này.
- How xác định cách thức, phương tiện thực hiện kế hoạch học tập đã đưa ra.
Mô hình 5W1H mang trong mình rất nhiều vai trò và ý nghĩa thiết thực đối với lĩnh vực học tập. Mô hình này sẽ giúp cho các bạn sinh viên năm nhất như em có thể vận dụng được lối tư duy logic trong việc học tập. Mô hình này còn giúp cho các bạn sinh viên lên kế hoạch học tập định hướng rõ ràng hơn hướng đi của mình, thoát khỏi lối tư duy mòn và loại bỏ sự ngộ nhận trong những vấn đề đưa ra trong kế hoạch thực hiện. Mô hình giống như một khung xương để các bạn sinh viên dựa vào đó có thể dễ dàng lên ý tưởng và hướng đi cho kế hoạch học tập của mình. Đây là quy trình cho hoạt động lập kế hoạch em đánh giá cao và khuyến khích bản thân cũng như các bạn sinh viên nên vận dụng thường xuyên không những trong học tập mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
- Lưu ý 1: Kỷ luật với chính mình là quan trọng nhất
Một kế hoạch đề ra, được lập ra thì nó cũng chỉ là trên giấy trắng mực đen. Kế hoạch không tự nhiên được hoàn thành nếu chúng ta chây ì, lười biếng. Mãi mãi chỉ là nỗ lực ảo nếu chúng ta không nghiêm khắc hành động đến cuối cùng. Tất cả những việc có ích cho mình, đặc biệt là việc học đóng vai trò quan trọng. Mặc dù có nhiều môn học khó nhằn, cứng nhắc nhưng chúng ta cũng nên kỷ luật, vượt qua sự lười biếng, ngại khó để nỗ lực hoàn thành nó tốt nhất có thể. Ngoài ra sự kỷ luật với chính mình còn ở việc quản lý thời gian. Hãy quản lý,
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 11
phân chia thời gian thật phù hợp nhưng cũng đừng quên cho não thời gian được nghỉ ngơi, giải tỏa và bản thân bạn có thể làm các hoạt động khác ngoài giờ học.
- Lưu ý 2: Linh hoạt một cách thận trọng
Giống như đã nói với nhau ban đầu, kế hoạch học tập không phải là bản cam kết cứng nhắc không thể thay đổi. Dù mình lập ra rất chi tiết nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện mãi như vậy. Đôi khi nó có những thay đổi bất ngờ thì mình cũng phải linh hoạt điều chỉnh kế hoạch lại nhưng cũng đảm bảo thận trọng. Quá linh hoạt điều chỉnh thoải mái khiến cho kế hoạch bị xáo trộn, không còn ý nghĩa, bên cạnh đó còn thể hiện sự thiếu ý chí, kiên định của bản thân.
- Lưu ý 3: Tick vào việc ( mục tiêu ) đã hoàn thành
Đánh dấu sự hoàn thành của bản thân, coi đó là sự ghi nhận thành tích cho bản thân, đồng thời nó cũng tiếp thêm động lực, sức mạnh để bạn tiếp tục hoàn thành các mục tiêu, công việc học tập tiếp theo.
- Lưu ý 4: Đối chiếu với thực tế việc học và điều chỉnh hàng tuần
Kế hoạch chúng ta lập ra có thể dành cho 1 học kỳ hoặc vài tháng nhưng nó không luôn đúng mãi, giữ mãi trong thời gian đó, sẽ có những kế hoạch bị thay đổi do lịch trên trường thay đổi,…Vì vậy mà ta cần thường xuyên nhìn lại kế hoạch và đối chiếu với thực tế hàng tuần. Ví dụ như tối trước khi đi ngủ, bạn xem lại kế hoạch cho ngày mai xem có cần điều chỉnh, bổ sung gì không? Hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật cuối tuần có nhiều thời gian rảnh, hãy nhìn lại kế hoạch tuần này rồi thực hiện việc xem, điều chỉnh lại kế hoạch cho tuần sắp tới đã ổn hay chưa?
- Lưu ý 5: Kế hoạch học tập không vượt quá mức giới hạn của bản thân
Điều này gặp phổ biến ở rất nhiều bạn sinh viên. Cứ nghĩ đặt mục tiêu thật lớn lao, kế hoạch phải thật phi thường thì mới chứng tỏ mình siêu nhân. Đừng
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 12
nên làm vậy, nó sẽ gây phản tác dụng và mất đi ý nghĩa của từ “ kế hoạch học tập ”. Ngay từ đầu khi đặt ra kế hoạch học tập quá cao siêu, không có khả năng thực hiện sẽ dễ dẫn đến chán nản, bỏ cuộc, stress, nặng nề tâm lý. Vậy để có thể đạt được thành quả tốt nhất, nên chỉ đặt mục tiêu lớn hơn khả năng thực tế của chúng ta một chút để tạo động lực cố gắng, bứt phá bản thân.
Trên thực tế, có thể không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng, hoặc không khả thi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được.
- Giúp xác định, quản lý được mục tiêu, yêu cầu và thứ tự nội dung các công việc học tập cần hoàn thành.
Khi đã xác định được yêu cầu, mục tiêu thì bạn sẽ luôn hướng trọng tâm các việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng. Việc có kế hoạch học tập như có cả bản đồ trong tay thì việc đi đến đích sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bạn cần phải biết mình đang đứng ở đâu và cần phải làm gì để đạt được kết quả. Thứ tự thực hiện cũng rất quan trọng, giúp bạn gắn những bước cần làm với thời gian xác định. Bạn không thể thực hiện nhiều mục tiêu trong cùng một lúc hoặc một thời gian ngắn. Bạn cần phải phân bổ thời gian của mình một cách hợp lý để có thể hoàn thành nhiều mục tiêu, mà vẫn đảm bảo đủ thời gian cho những công việc cá nhân và sức khỏe của bạn.
- Đạt được hiệu quả mình mong muốn và kết quả đạt được tốt hơn sự mong muốn.
Trong bản kế hoạch học tập được đề ra từ trước đã có nội dung cần phải đạt được trong tương lai. Khi đó, mỗi bạn sinh viên thực hiện kế hoạch sẽ cố gắng để đạt được mục tiêu phải làm được trong kế hoạch. Đi theo lộ trình của bản kế hoạch, ta sẽ luôn đòi hỏi sự cầu toàn, tiến bộ và kịp tiến độ, hiển nhiên hiệu quả các mục tiêu được như mong muốn và cuối cùng kết quả thậm chí vượt qua cả
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 13
sự mong đợi. Nó được chính ta làm tốt hơn rất nhiều so với mong muốn ban đầu hoặc ít nhất là hiệu quả tốt hơn so với việc không có chỉ dẫn, kế hoạch trong tay.
Tăng tính trách nhiệm, ý chí cho bản thân.
“ Việc hôm nay chớ để ngày mai ”. Hạn hoàn thành các kế hoạch đề ra đã có, thời gian mỗi người có một ngày là 24 giờ như nhau. Khi đã bị giới hạn bởi thời gian bạn đặt ra, bắt buộc bạn phải kỷ luật bản thân có trách nhiệm với các công việc cần hoàn thành. Việc đặt mục tiêu hàng ngày lớn hơn khả năng một chút cốt yếu cuối cùng là thúc đẩy bạn chăm chỉ, tiến bộ về sau. Hôm nay có kế hoạch của hôm nay, ngày mai cũng có kế hoạch riêng cho ngày mai, không thể dồn, đùn đẩy công việc đang dở dang hôm nay sang ngày mai được. Việc dồn công việc chồng chất qua ngày này tháng nọ nghe thôi cũng khiến bạn khiếp sợ. Vì vậy nó khiến bạn phải bắt tay vào làm, hoàn thành tốt ngay trong hạn đã đề ra. Mỗi ngày tích lũy dần tính trách nhiệm, luôn có tư tưởng tiến lên, theo thói quen liên tục như vậy, tạo một tinh thần thép, bạn sẽ thấy ý chí của mình tăng lên rất nhiều so với ngày đầu tiên thực hiện kế hoạch.
- Dễ dàng theo dõi, kiểm tra và đánh giá quá trình học tập.
Theo như trình tự các bước lập kế hoạch học tập em đã đề xuất ở trên. Bước 3: Thực hiện, theo dõi và chỉnh sửa như chốt khóa cuối cùng để đánh giá sự hiệu quả của kế hoạch học tập mình đã đề ra. Từ đó có căn cứ chi tiết, xác thực kiểm tra, đánh giá trình độ của mình đang ở đâu? Đã thực hiện tốt chưa? Có điểm nào cần phải thay đổi ở bản thân để phù hợp và hiệu quả với kế hoạch đã xác lập. Vậy là kế hoạch học tập cũng giống như người thầy giáo, cô giáo của mỗi bạn sinh viên chúng ta, là chuẩn mực, tấm gương, là con đường dẫn lối cho ta đi đúng hướng. Việc thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của bản thân như thầy cô nhắc nhở, khuyên bảo chúng ta cách thay đổi để tiến bộ hơn.
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 14
Liên hệ
- Đầu tiên, nâng cao ý thức, tinh thần tự lập trong mọi lĩnh vực, cả về học tập và sinh hoạt hàng ngày.
- Nhận thấy tầm quan trọng, vai trò của kế hoạch học tập và của hoạt động lập kế hoạch học tập đối với sinh viên năm nhất như em.
- Học được các loại kế hoạch học tập và các kỹ năng cũng như trình tự các bước, các phương pháp lập kế hoạch học tập cho bản thân.
- Nắm rõ được những lưu ý, sai lầm trong hoạt động lập kế hoạch học tập.
- Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho các môn học, học phần (môn đại cương, môn chuyên ngành,…), các kỹ năng mềm thiết yếu.
- Biết phân bố thời gian học ở nhà và trên trường hợp lý, ưu tiên cao nhiều hơn cho các môn học liên quan đến chuyên ngành mình đang học và các kỹ năng sống.
- Trước tiên, xem lịch học và thời khóa biểu các môn học trong chương trình học (thời gian bắt đầu và kết thúc môn học, ngày có môn học này,…)
- Đặt ra mục tiêu
+ Cho các môn học, học phần:
- Môn đại cương: Nắm được kiến thức cơ bản nhất xoay quanh chủ đề học. Mỗi tuần dành ra tầm 8 tiếng mỗi môn nghiên cứu giáo trình, tài liệu, làm các bài tập, ôn thi cho các bài kiểm tra.
- Môn chuyên ngành: Cần nắm các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nên em sẽ dành 14 tiếng mỗi tuần để nghiên cứu sâu hơn tài liệu, để phát triển kiến thức, kỹ năng chuyên môn, làm bài tập, ôn thi.
+ Đối với các kỹ năng sống ( kỹ năng mềm):
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 15
- Học ngoại ngữ (tiếng Anh): dành 1 tiếng mỗi ngày, 7 tiếng mỗi tuần rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
- Kỹ năng tin học: phân bố thời gian luyện sử dụng thành thạo các phần mềm word, powerpoint, excel và một số phần mềm tin học cho chuyên ngành mình đang theo học.
- Kỹ năng thuyết trình – giao tiếp – xử lý tình huống: dành ra 4 tiếng mỗi tuần vào thời gian rảnh luyện nói, luyện phản xạ vấn đề
- Tìm ra phương pháp, phương thức, cách thức hỗ trợ thực hiện mục tiêu: Cụ thể em đang theo học Sư phạm Toán. Vì vậy mà cần học các phần mềm hỗ trợ mô phỏng ý tưởng và thuật toán như Crocodile ICT, WolframAlpha,… Hay học kỹ năng thuyết trình – giao tiếp – xử lý tình huống qua các trang mạng, qua xem các video trên youtube,… Học ngoại ngữ qua video, khóa học trực tuyến,…
- Đặt ra cho mình những câu nói, những hình ảnh tạo động lực cố gắng, tiếp tục hoàn thành tốt các kế hoạch học tập.
- Cuối cùng là có phần ghi chú, lưu ý để theo dõi, đánh giá, điều chỉnh hay ghi lại những bất ngờ không mong muốn.
Th ứ tự | Nội dung kế hoạch | Thời gian thực hiện | Mục tiêu (Dự kiến kết quả) | Phương pháp học tập | |
Bắt đầu | Kết thúc | ||||
1 | Học các môn đại cương | 18/10 | 28/11 | Đạt điểm A hoặc B |
|
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 16
trình, tài liệu được cung cấp.
| |||||
2 | Học môn chuyên ngành sư phạm Toán | 25/10 | 28/11 | Đạt điểm A |
sau này cho học sinh. |
3 | Học chuẩn bị cho học IELTS | 01/08 | 01/12 | - Đạt cơ bản về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. - Đạt 2.0 + |
tiếng Anh. |
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 17
- Luyện phản xạ nghe nói bằng các video trên youtube. | |||||
4 | Kỹ năng tin học | 01/08 | 01/12 | Thành thạo các kỹ năng cơ bản về sử dụng Word, Powerpoint , Excel, các phần mềm Toán học. |
về các kỹ năng, mẹo. |
5 | Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, xử lý tình huống | 06/09 | 01/12 | Thuyết trình hay, truyền cảm, phản xạ nhanh, sắc bén, lập luận trong câu nói chặt chẽ, thuyết phục |
|
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 18
cách thuyết trình, xử lý tình huống. - Chủ động tìm tòi các cuộc thi thuyết trình, hùng biện và đăng kí tham gia (ở trường, ở các câu lạc bộ, ngoài trường, …). | |||||
6 | Dạy gia sư, trợ giảng | 06/09 | 01/12 | Tích lũy nhiều kinh nghiệm giảng dạy, tích lũy nhiều kiến thức mới. |
những lần dạy học sinh, trau dồi kiến thức. |
7 | Học thiết kế các trò chơi online (Quizizz, Kahoot... ) | 01/10 | 01/12 | Có khả năng áp dụng các trò chơi vào các bài thuyết trình | - Học thông qua youtube, facebook,... - Học hỏi kinh nghiệm của các bạn, anh chị trong CLB, đội, nhóm,.... |
Động lực cố gắng mỗi ngày | |||||
|
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 19
- Ghi chú
- Cuối tháng 11, đầu tháng 12 thi kết thúc học kỳ.
- Điều chỉnh lại nói ngọng “l”, “n” (19/11).
- …
mình. Tôi thấy cuộc sống giống như một trường đại học lớn mà tôi chưa bao giờ được học ” – Richard Branson.
- Cố gắng, cố gắng, cố gắng không ngừng. Nỗ lực, nỗ lực, nỗ lực không nghỉ.
- Hãy biết vươn lên học hỏi như thể ngày mai bạn không còn cơ hội ấy nữa.
KẾT LUẬN
Lập cho mình một bản kế hoạch học tập sẽ không thừa nếu như bạn quyết tâm thực hiện những mục tiêu đặt ra. Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn có thể tự học, kiểm soát được công việc cũng như tiến độ hoàn thành. Nó cũng sẽ tạo thành những thói quen tốt sau này, khi bạn đã là người đi làm. Dành một lời khuyên cho bạn nếu có thời gian, nên đầu tư thiết kế một kế hoạch học tập cá nhân xịn sò và bắt mắt. Bạn có thể trang trí theo sở thích của mình, nó sẽ giúp bạn truyền được cảm hứng và vui hơn khi xem.Tuy nhiên, bạn là người thích sự đơn giản, không muốn đầu tư quá nhiều vào hình thức của bảng kế hoạch. Điều này vẫn ổn, bạn chỉ cần trình bày các nội dung của kế hoạch gọn gàng và dễ hiểu.Nếu cảm thấy khó khăn trong việc sắp xếp và phân chia bố cục của bảng kế hoạch học tập này, bạn chỉ cần search trên các công cụ tìm kiếm, nó sẽ có cho bạn rất nhiều ý tưởng thực hiện và bạn nên tham khảo nhiều template khác nhau. Chúc các bạn sinh viên năm nhất sẽ thành công và hoàn thành tốt mục tiêu của mình nhé!
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 20
Tài liệu tham khảo
- Tài liệu học phần môn sinh viên Đại học, Đại học Thủ đô Hà Nội – Phương pháp học tập của sinh viên Đại học – Th.S Đỗ Thị Thủy
- Kế hoạch – Wikipedia
- Xây dựng kế hoạch học tập đạt hiệu quả - Lê Kim Hương, Nguyễn Thị Quỳnh Mai - sinh viên CD TC13E ( website: tài liệu 123doc).
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 21
- Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) – Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học, 2013, Mã số: 60 31 80 – Đinh Quang Hùng.
- Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ - Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành Lý luận và lịch sử giáo dục, 2017, Mã số: 62.14.01.02 – Nguyễn Tuấn Khanh.
- Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên Đại học trong đào tạo theo học chế theo tín chỉ - Tóm tắt luận án tiến sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành lý luận và lịch sử giáo dục, 2014, Mã số: 62.14.01.02 – Bùi Ngọc Lâm, Đại học Thái Nguyên.
BÙI KHÁNH LINH - 221001209 22