Bài tập luật thương mại | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 01/10/2021, bên bán và bên mua giao kết hợp đồng mua bán máy phát điện, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao máy có xuất xứ Nhật Bản với các quy cách, chất lượng cũng như các chỉ tiêu kĩ thuật cơ bản theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật thương mại 1
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46342819 BÀI LÀM Bài 1.
Ngày 01/10/2021, bên bán và bên mua giao kết hợp đồng mua bán máy phát
điện, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao máy có xuất xứ Nhật Bản với các quy
cách, chất lượng cũng như các chỉ tiêu kĩ thuật cơ bản theo thỏa thuận của
các bên trong hợp đồng.
Ngày 01/11/2021, bên bán giao máy phát điện có suất xứ từ Singapore. Tuy
nhiên, ngay từ khi nhận bộ chứng từ vận tải trong đó có ghi mã xuất xứ từ
Singapore, bên mua vẫn thanh toán 70 % giá trị hàng cho bên bán sau khi
thông báo cho bên bán về xuất xứ của máy không đúng như thỏa thuận của
các bên, đồng thời đã nhận máy và được chuyển giao lắp đặt vào ngày
01/12/2021 với cam kết sẽ nghiệm thu máy sau khi lắp ráp, kiểm tra tủ điện ATS.
Máy phát điện được các bên xác nhận về chất lượng và các thông số kĩ thuật
phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng.
Tuy nhiên sau đó, bên mua căn cứ vào việc bên bên bán giao hàng không phù
hợp với hợp đồng (máy phát điện có xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản),
yêu cầu trả lại máy và đòi lại tiền. Theo Luật Thương mại 2005, nếu không đủ
căn cứ để yêu cầu trả lại máy và đòi lại tiền, bên mua có quyền thanh toán tiền
hàng tương ứng với giá trị của hàng hóa (máy phát điện có xuất xứ từ
Singapore thay vì Nhật Bản) hay không?
Sự kiện pháp lý :
Ngày 01/10/2021, bên bán và bên mua giao kết hợp đồng
mua bán máy phát điện nên bên bán có nghĩa vụ giao
máy đúng theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Ngày 01/11/2021, bên bán giao máy phát điện có suất xứ
từ Singapore nhận bộ chứng từ vận tải trong đó có ghi
mã xuất xứ từ Singapore.
Bên mua vẫn thanh toán 70 % giá trị hàng cho bên bán sau
khi thông báo cho bên bán về xuất xứ của máy không
đúng như thỏa thuận của các bên.
Đồng thời bên mua đã nhận máy và được chuyển giao lắp
đặt vào ngày 01/12/2021 với cam kết sẽ nghiệm thu máy
sau khi lắp ráp, kiểm tra tủ điện ATS. lOMoAR cPSD| 46342819
Máy phát điện được các bên xác nhận về chất lượng và
các thông số kĩ thuật phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng.
Tuy nhiên sau đó, bên mua căn cứ vào việc bên bên bán
giao hàng không phù hợp với hợp đồng và yêu cầu trả lại máy và đòi lại tiền.
Vấn đề đặt ra :
Vấn đề là nếu không đủ căn cứ để yêu cầu trả lại máy
và đòi lại tiền, bên mua có quyền thanh toán tiền hàng
tương ứng với giá trị của hàng hóa (máy phát điện có
xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản) hay không?
Như thế nào được coi là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng ?
Vấn đề là trách nhiệm của bên bán đối với hàng hoá
không phù hợp với hợp đồng ?
Vấn đề là làm thế nào để khắc phục trong trường hợp
giao hàng không phù hợp với hợp đồng ?
Pháp luật giải quyết vấn đề :
- Pháp luật để giải quyết trong trường hợp này là : áp
dụng Luật Thương mại 2005.
• Căn cứ theo điều 34 Luật Thương mại 2005 về nội
dung giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa.
• Căn cứ theo điều 39 Luật Thương mại 2005 về nội
dung hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.
• Căn cứ theo điều 40 Luật Thương mại 2005 về nội
dung trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. lOMoAR cPSD| 46342819
• Căn cứ theo điều 41 Luật Thương mại 2005 về nội
dung khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng,
giao hàng không phù hợp với hợp đồng.
• Căn cứ theo điều 297 Luật Thương mại 2005 về nội
dung buộc thực hiện đúng hợp đồng.
• Căn cứ theo điều 318 Luật Thương mại 2005 về nội
dung thời hạn khiếu nại.
Áp dụng luật vào tình huống:
Theo Khoản 1 điều 34 Luật Thương Mại 2005 thì bên bán và bên
mua giao kết hợp đồng mua bán máy phát điện, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao máy có xuất xứ Nhật Bản với các quy cách, chất lượng
cũng như các chỉ tiêu kĩ thuật cơ bản theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Theo Khoản 1 Điều 39 Luật Thương Mại, bên bán đã tự ý thay đổi
bán máy phát điện theo thỏa thuận trong hợp đồng (máy phát điện có
xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản), mà không có sự cho phép của
bên người mua thì đó là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nên
người bán đã vi phạm hợp đồng.
Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 40 và Điều 318 Luật Thương Mại
2005, thì hàng hóa mà bên bán đã giao không phù hợp với hợp đồng
mà lúc đầu hai bên thỏa thuận nên bên bán phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm về hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm
khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.Đồng thời nếu còn trong thời
hạn khiếu nại thì người mua hoàn toàn có quyền được khiếu nại bên
bán để được hoàn trả lại sản phẩm và đòi lại tiền.
Căn cứ theo Điều 41 và khoản 1 Điều 297 Luật Thương Mại 2005,
khi bên bán giao máy phát điện sai theo hợp đồng đã thỏa thuận
trước đó ( giao máy phát điện xuất xứ từ Singapore thay vì xuất xứ lOMoAR cPSD| 46342819
Nhật Bản theo thỏa thuận) thì bên bán phải buộc thực hiện đúng hợp
đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và
bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh nên bên mua có quyền thanh
toán tiền hàng tương ứng với giá trị của hàng hóa (máy phát điện có
xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản).
Kết kuận: Như vậy, bên bán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn
khi đã vi phạm hợp đồng đã thỏa thuận ban đầu (máy phát điện
có xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản), bên mua có quyền
khiếu nại bên bán và yêu cầu trả lại hàng và đòi tiền lại. Bên
cạnh đó , do bên bán vi phạm trước nên phải chịu tất cả chi phí
chênh lệch phát sinh nếu bên mua yêu cầu đổi hàng hoặc có
quyền thanh toán tiền hàng tương ứng với giá trị của hàng hóa
(máy phát điện có xuất xứ từ Singapore thay vì Nhật Bản).
Bài 2. Thương nhân A bán cho thương nhân B 1.000 tấn bột mì,
hàng hóa được giao tại kho của bên bán. Các bên thỏa thuận rằng,
bên mua, tùy thuộc vào quyết định của mình, sẽ nhận hàng vào bất
kỳ một thời điểm nào trong tháng 10/2021. Ngày 01/10/2021, bên bán
đã đóng gói hàng hóa thành những gói hàng hoàn chỉnh, ghi tên
người nhận là bên mua và lưu trong kho sẵn sàng cho việc giao
hàng. Ngày 15/10/2021, kho hàng của bên bán bị cháy dẫn đến toàn
bộ hàng hóa trong kho bị hư hỏng. Vậy ai phải chịu rủi ro đối với số bột mì nói trên?
Sự kiện pháp lý :
• Thương nhân A bán cho thương nhân B 1.000 tấn bột mì.
• Các bên thỏa thuận, bên mua, tùy thuộc vào quyết định của
mình, sẽ nhận hàng vào bất kỳ một thời điểm nào trong tháng 10/2021. lOMoAR cPSD| 46342819
• Ngày 01/10/2021, bên bán đã đóng gói hàng hóa thành những
gói hàng hoàn chỉnh, ghi tên người nhận là bên mua và lưu trong
kho sẵn sàng cho việc giao hàng.
• Ngày 15/10/2021, kho hàng của bên bán bị cháy dẫn đến toàn bộ
hàng hóa trong kho bị hư hỏng.
Vấn đề đặt ra :
Vấn đề là ai phải chịu rủi ro đối với số bột mì nói trên?
Pháp luật giải quyết vấn đề:
- Pháp luật để giải quyết trong trường hợp này là : áp dụng Luật Thương Mại 2005.
Theo Điều 57 Luật Thương Mại 2005 về nội dung chuyển rủi ro trong
trường hợp có địa điểm giao hàng xác định. Áp dụng luật vào tình huống:
Vì hai bên chưa có thỏa thuận trước về vấn đề chịu rủi ro đối với hàng hóa.
Trong trường hợp này, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại hàng hóa là do
cháy. Từ nguyên nhân này có thể nói rằng đây là trường hợp thiệt hại
do " trường hợp bất khả kháng".
Tuy nhiên vì 2 bên đã có thỏa thuận về địa điểm giao hàng xác định
nên theo điều 57 Luật thương mại 2005, bên B hoặc người được ủy
quyền nhận hàng của bên B vẫn chưa nhận hàng, bên A vẫn là chủ sở
hữu của số hàng hóa, vì vậy phải chịu hoàn toàn rủi ro về số 1.000 tấn
bột mì trong hợp đồng. Kết luận:
Như vậy, nếu bên B có áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn
chế tổn thất thì bên A cũng phải gánh chịu một phần thiệt hại xảy ra.
Còn nếu bên B không áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn
chế tổn thất thì bên B chịu toàn bộ thiệt hại. lOMoAR cPSD| 46342819 Bài 3.
Thương nhân A bán cho thương nhân B 1.000 tấn mật rỉ đường với
các thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng về chất lượng của hàng hóa,
trong đó có các chỉ tiêu về độ đông đặc và hàm lượng đường. Các
bên thỏa thuận “cùng nhau kiểm tra xác nhận số lượng và chất
lượng hàng tại kho của bên bán; trách nhiệm của bên bán sẽ chấm
dứt khi hàng ra khỏi kho của bên bán”. Bên mua đã thực hiện việc
kiểm tra hàng tại kho của bên bán nhưng không phát hiện khiếm
khuyết của hàng hóa. Khiếm khuyết của hàng hóa - cụ thể là độ đông
đặc và hàm lượng đường, không đúng như trong thỏa thuận, được
phát hiện khi hàng này được bán lại cho bên thứ ba. Bên bán phủ
nhận trách nhiệm của mình khi viện dẫn thỏa thuận của các bên là
trách nhiệm của bên bán sẽ chấm dứt khi hàng ra khỏi kho của bên
bán. Các bên không quy định về biện pháp kiểm tra được áp dụng,
vậy tình huống trên được giải quyết như thế nào? Sự kiện pháp lý:
Thương nhân A bán cho thương nhân B 1.000 tấn mật rỉ đường
với các thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng về chất lượng của
hàng hóa, trong đó có các chỉ tiêu về độ đông đặc và hàm lượng đường.
Các bên thỏa thuận “cùng nhau kiểm tra xác nhận số lượng và
chất lượng hàng tại kho của bên bán; trách nhiệm của bên bán
sẽ chấm dứt khi hàng ra khỏi kho của bên bán”.
Bên B bán lại cho bên thứ ba và phát hiện khiếm khuyết của hàng
hóa - cụ thể là độ đông đặc và hàm lượng đường, không đúng
như trong thỏa thuận.
Bên bán phủ nhận trách nhiệm của mình khi viện dẫn thỏa thuận
của các bên là trách nhiệm của bên bán sẽ chấm dứt khi hàng ra
khỏi kho của bên bán. Vấn đề đặt ra: lOMoAR cPSD| 46342819
Vấn đề là giữa thương nhân A và thương nhân B, ai sẽ chịu trách
nhiệm với số hàng hóa trên?
Pháp luật giải quyết vấn đề:
- Pháp luật để giải quyết trong trường hợp này là Bộ Luật Dân sự
2015 và Luật Thương mại 2005.
Căn cứ theo khoản 5 điều 44 Luật Thương mại 2005 về nội dung
kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.
Căn cứ theo điều 40 Luật Thương mại 2005 về nội dung trách
nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.
Căn cứ theo khoản 2, điều 422, Bộ luật Dân sự 2015 về nội dung
chấm dứt hợp đồng.
Áp dụng luật vào tình huống:
- Xét trường hợp bên A không biết gì về các khiếm khuyết đó trước khi giao cho bên B:
Căn cứ theo khoản 2 điều 422 Bộ luật dân sự 2015 thì A sẽ không
cần chịu trách nhiệm pháp lí vì cả hai bên đã có thỏa thuận trước đó
và B sẽ tự chịu trách nhiệm cũng như tổn thất về phần hàng hóa được giao cho bên thứ ba.
- Xét trường hợp A có thể biết về những khiếm khuyết đó trước khi giao cho B:
Căn cứ theo điều 57 Luật Thương mại thì việc chịu trách nhiệm về tổn
thất hàng hóa được chuyển cho B vì hai bên đã có thỏa thuận từ trước
về việc khi nào sẽ chấm dứt hợp đồng. Đây cũng là lý do A từ chối
chối chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa. Tức là có
thể A đã biết về những khiếm khuyết đó từ trước và không thông báo cho B.
Và do cả hai không có thỏa thuận về phương thức kiểm tra hàng
hóa thì theo khoản 5 điều 44 Luật Thương mại, nếu sau khi điều tra
được trước đó A đã biết về những khiếm khuyết đó thì A phải chịu
trách nhiệm cũng như những tổn thất hàng hóa đó. Kết luận: lOMoAR cPSD| 46342819
A có thể chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết đó nếu sau khi điều
tra và biết được A đã biết về những khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho B.
Nếu A không biết trước về những khiếm khuyết đó thì B sẽ là người
chịu trách nhiệm về phần hàng hóa đó cũng như trách nhiệm đối
với bên thứ ba đã mua phải phần hàng đó. Bài 4.
Ngày 15/03/2014, thương nhân B và thương nhân M giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên thỏa thuận ngày
30/03/2014, B phải giao hàng và ngày 01 /04/2014, M phải thanh toán tiền hàng.
Đến hạn giao hàng, do sự kiện bất khả kháng (gặp bão) nên B không
thực hiện việc giao hàng. M đã chuẩn bị kho bãi và các điều kiện để
tiếp nhận hàng hóa nhưng không được nhận hàng nên đã thông báo
ngừng thanh toán tiền hàng. Ngày 01/5/2014, M đề nghị B giao hàng
nhưng B không thực hiện được và trả lời sẽ cố gắng giao hàng vào ngày 01/6/2014.
Do nhu cầu sản xuất, ngày 25/5/2014, M đã mua hàng của một
thương nhân khác. Ngày 01/6/2014, B giao hàng và yêu cầu M thực
hiện nghĩa vụ thanh toán.
Căn cứ vào quy định của pháp luật thương mại hiện hành, xác định
yêu cầu của thương nhân B đối với thương nhân M có phù hợp với
quy định của pháp luật không?
Ngày 15/03/2014, thương nhân B và thương nhân M giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên thỏa thuận ngày
30/03/2014, B phải giao hàng và ngày 01 /04/2014, M phải thanh toán tiền hàng.
Đến hạn giao hàng, do sự kiện bất khả kháng (gặp bão) nên B không
thực hiện việc giao hàng. M đã chuẩn bị kho bãi và các điều kiện để
tiếp nhận hàng hóa nhưng không được nhận hàng nên đã thông báo
ngừng thanh toán tiền hàng. Ngày 01/5/2014, M đề nghị B giao hàng
nhưng B không thực hiện được và trả lời sẽ cố gắng giao hàng vào ngày 01/06/2014.
Do nhu cầu sản xuất, ngày 25/5/2014, M đã mua hàng của một
thương nhân khác. Ngày 01/6/2014, B giao hàng và yêu cầu M thực
hiện nghĩa vụ thanh toán. lOMoAR cPSD| 46342819
Căn cứ vào quy định của pháp luật thương mại hiện hành, xác định
yêu cầu của thương nhân B đối với thương nhân M có phù hợp với
quy định của pháp luật không? Sự kiện pháp lý:
• Ngày 15/03/2014, thương nhân B và thương nhân M giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên thỏa thuận ngày
30/03/2014, B phải giao hàng và ngày 01/04/2014, M phải thanh toán tiền hàng.
• Đến hạn giao hàng, do sự kiện bất khả kháng (gặp bão) nên B
không thực hiện việc giao hàng. M đã chuẩn bị kho bãi và các
điều kiện để tiếp nhận hàng hóa nhưng không được nhận hàng
nên đã thông báo ngừng thanh toán tiền hàng.
• Ngày 01/5/2014, M đề nghị B giao hàng nhưng B không thực
hiện được và trả lời sẽ cố gắng giao hàng vào ngày 01/6/2014.
• Do nhu cầu sản xuất, ngày 25/5/2014, M đã mua hàng của một
thương nhân khác. Ngày 01/6/2014, B giao hàng và yêu cầu M
thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Vấn đề đặt ra:
Vấn đề là yêu cầu của thương nhân B đối với thương nhân M có
phù hợp với quy định của pháp luật không?
Vấn đề là thương nhân B và thương M có vi phạm pháp luật không?
Vấn đề là thương nhân M có phải nhận hàng và thanh toán đầy
đủ cho thương nhân B không?
Pháp luật giải quyết vấn đề :
- Pháp luật để giải quyết trong trường hợp này là : áp
dụng Luật Thương mại 2005.
Căn cứ vào Điểm b, khoản 1, Điều 294 Luật Thương Mại 2005
về nội dung các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm. lOMoAR cPSD| 46342819
Căn cứ theo khoản 2 Điều 51 Luật Thương Mại 2005 về nội
dung việc ngừng thanh toán tiền mua hàng.
Căn cứ vào điểm a, khoản 1 điều 296 Luật Thương Mại 2005 về
nội dung kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong
trường hợp bất khả kháng.
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 4 điều 297 Luật Thương Mại
2005 về nội dung buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Áp dụng luật vào tình huống:
“15/03/2014, B và M giao kết hợp đồng. Ngày
30/03/2014, B phải giao hàng và ngày 01/04/2014, M
phải thanh toán tiền hàng. Đến hạn giao hàng, do sự kiện
bất khả kháng (gặp bão) nên B không thực hiện việc giao
hàng”. Vậy căn cứ vào Điểm b, khoản 1, Điều 294 của
Luật Thương Mại 2005, trong trường hợp này thì ông B
được miễn trách nhiệm khi không giao hàng theo đúng
thỏa thuận của hợp đồng.
“M đã chuẩn bị kho bãi và các điều kiện để tiếp nhận
hàng hóa nhưng không được nhận hàng nên đã thông báo
ngừng thanh toán tiền hàng”. Căn cứ theo khoản 2 Điều
51 Luật Thương Mại 2005, trong trường hợp này thì M
đã tự ý ngừng thanh toán mà không có thỏa thuận trước
với ông B. Vì vậy M đã vi phạm hợp đồng.
“Ngày 01/5/2014, M đề nghị B giao hàng nhưng B không
thực hiện được và trả lời sẽ cố gắng giao hàng vào ngày
01/6/2014”. Căn cứ vào điểm a, khoản 1 điều 296 Luật
Thương Mại 2005. Trong trường hợp trên, việc kéo dài
thời hạn giao hàng là do điều kiện bất khả kháng nên B
vẫn thực hiện đúng theo hợp đồng. lOMoAR cPSD| 46342819
“Do nhu cầu sản xuất, ngày 25/5/2014, M đã mua hàng
của một thương nhân khác.” Căn cứ theo khoản 2 điều
297 Luật Thương Mại 2005. Trong trường hợp này,
chưa được sự đồng ý chấp thuận của bên B, mà M đã tự ý
mua hàng của thương nhân khác nên M đã vi phạm hợp đồng.
“Ngày 01/6/2014, B giao hàng và yêu cầu M thực hiện
nghĩa vụ thanh toán.”. Căn cứ theo điểm a, khoản 1, điều
296 Luật Thương Mại 2005. Trong trường hợp này thì B
phải giao hàng cho M trong vòng 5 tháng trong thời gian
xử lý yếu tố bất khả kháng. Và B đã giao đúng hạn vào
ngày 01/06/2014. Như vậy B đúng thỏa thuận.
Vì bên B đã giao hàng và thực hiện đúng theo hợp đồng,
nên căn cứ theo khoản 4, điều 297 của Luật Thương
Mại 2005, thì bên M đã vi phạm hợp đồng nên phải nhận
hàng và thanh toán tiền hàng đầy đủ cho bên B. KẾT LUẬN:
Xác định yêu cầu của thương nhân B đối với thương
nhân M là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp
luật. Vì trong quá trình giao kết hợp đồng thì thương
nhân B đều thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và không vi phạm hợp đồng. -HẾT-
NHÓM WE ARE GRAND “The 1 and only”
Danh sách thành viên:
1. Nguyễn Diệp Quang Khánh lOMoAR cPSD| 46342819 2. Trần Tấn Lộc 3. Trần Mai Ngọc Như 4. Nguyễn Phú Minh Châu 5. Võ Kiều Minh Châu 6. Phạm Duy An 7. Đoàn Yến Nhi 8. Trần Hồng Thái