Bài tập: Nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng tháng 8 môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Bài tập: Nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng tháng 8 môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: Nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng tháng 8
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Chinh
Nhóm thực hiện: 03
STT Họ và tên Mã sinh viên
1 Nguyễn Hải Anh 25A7510287
2 Lê Ngọc Diệp 25A7510305
3 Đinh Thùy Linh 25A4021096
4 Phạm Thị Trà My 25A4010748
5 Phạm Thu Quyên 25A4010428
6 Trần Diễm Quỳnh 25A4011409
7 Trần Thị Quỳnh 25A4050959
8 Phạm Thị Kim Thư 25A4051296
9 Nguyễn Thị Hải Yến 25A4011013
Hà Nội – 10/2023
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: Nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng tháng 8
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Chinh
Nhóm thực hiện: 03
STT Họ và tên Mã sinh viên
1 Nguyễn Hải Anh 25A7510287
2 Lê Ngọc Diệp 25A7510305
3 Đinh Thùy Linh 25A4021096
4 Phạm Thị Trà My 25A4010748
5 Phạm Thu Quyên 25A4010428
6 Trần Diễm Quỳnh 25A4011409
7 Trần Thị Quỳnh 25A4050959
8 Phạm Thị Kim Thư 25A4051296
9 Nguyễn Thị Hải Yến 25A4011013
Hà Nội – 10/2023
Mục lục
Lời nói đầu............................................................................................................1
Phần 1: Lý luận chung...........................................................................................1
1.1 Khái niệm....................................................................................................1
1.2 Vai trò của thời cơ.......................................................................................2
Phần 2: Nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng Tháng 8................................3
2.1 Hoàn cảnh....................................................................................................3
a) Hoàn cảnh trong chiến tranh thế giới thứ 2...............................................3
b) Hoàn cảnh trong nước...............................................................................4
c) Thời cơ và nguy cơ....................................................................................5
2.2 Chủ trương của Đảng..................................................................................7
2.3 Kết quả của việc chớp thời cơ.....................................................................7
a) Kết quả......................................................................................................7
b) Ý nghĩa của việc chớp thời cơ.................................................................12
c) Ý nghĩa lịch sử........................................................................................12
Phần 3: Bài học rút ra và liên hệ thực tiễn về Đảng ta trong vận dụng thời cơ xây
dựng, phát triển đất nước thời kỳ đổi mới...........................................................13
3.1 Bài học rút ra trong cách mạng T8............................................................13
3.2 Vận dụng trong thời cơ xây dựng, phát triển đất nước hiện nay...............14
Kết luận...............................................................................................................15
Tài liệu tham khảo...............................................................................................16
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Lời nói đầu
Với hơn 1000 năm dựng nước giữ nước, ông cha đã viết lên nhiều trang sử
vẻ vang về chống quân xâm lược, ách thống trị của giặc ngoại xâm; trong đó, Cách
mạng tháng Tám được coi như nốt son chói lọi nhất, vẻ vang nhất của dân tộc Việt
Nam. Sự thành công của Cách mạng tháng Tám sự kết tinh của truyền thống anh
hùng dân tộc chống ngoại xâm từ hàng nghìn năm gần một trăm năm chống ách
thống trị của thực dân Pháp. Đây cũng thành quả của 15 năm chuẩn bị, đấu tranh
(1930-1945) của toàn dân, toàn quân ta không thể không khẳng định những quyết
định sáng suốt, sự lãnh đạo sáng tạo chớp thời cơ nhanh chóng của Đảng, đứng đầu là
chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ sự nhạy bén trong chính trị, vận dụng thời cơ thần tốc, chỉ
sau 15 ngày đêm ta đã giành lại chính quyền về tay mình. Đây sẽ dấu mốc vàng
trong lịch s dân tộc, cũng bài học về nắm bắt vận dụng thời cho Đảng ta
trong thời đại mới.
Phần 1: Lý luận chung
1.1 Khái niệm
Thời cơ - một khái niệm quan trọng gắn liền với sự thành bại của mỗi nhân,
các đảng phái chính trị của mỗi cộng đồng với những quy khác nhau. Hồ Chí
Minh đã xác định tầm quan trọngtính khái quát của khái niệm đó qua hai câu thơ
trong bài thơ Học đánh cờ:
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công.
Một cuộc khởi nghĩa hoặc tổng khởi nghĩa muốn thắng lợi đòi hỏi phải hội đủ
những điều kiện bên trong và bên ngoài (chủ quan và khách quan) mà ta thường gọi
điều kiện chín muồi. Thờimột thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của một nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. xuất
hiện một cách bất ngờ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Nói như vậy
không có nghĩa thờimột cái gì đó không thể biết trước, đoán định được, một
thứ “sắc sắc không không” như quan niệm của Phật giáo. thế, không phải ai cũng
có thể dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới
cái đích của mình.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nguyên nhân thắng lợi ngoài tinh thần đoàn
kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh
đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch
1 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Đằng còn nhờ sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền của tướng lĩnh đã biết phát
huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng phát huy các yếu tố “thiên thời, địa lợi,
nhân hòa”, biết phát huy sở trường “thuỷ chiến”, tức biết theo dõi nắm bắt thời
chính xác. do Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam
Hán :
Đây là khu vực có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục
quân địch.
Là cửa ngõ phía đông bắc và là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào
nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, quân Nam
Hán chắc chắn sẽ phải đi qua cửa biển này.
Cửa biển zng hơn 2 zm, nhiều núi cao, nhiều nhánh sông đổ lại sóng cồn
man mác giáp tâ zn chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ sông.
Hạ lưu sông thấp, độ dốc không cao nên chịu nh hưởng của thủy triều khá
mạnh. Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài cây số. Lòng sông đã rộng, lại
sâu, từ 8 mét 18 mét. Khi thủy triều xuống, nước rút nhanh (khoảng 0.3 mét
trong một giờ) ào ào xuôi ra biển, mực nước chênh lệch khi cao nhất thấp
nhất là khoảng 3 mét.
Kết Luận: Thời cơ là thời gian, điều kiện, hoàn cảnh chủ quan và khách quan mang
yếu tố thuận lợi để tiến hành thắng lợi việc đó. Trong chiến tranh, bên nào nắm
được thời cơ sẽ giành thắng lợi và Cách mạng tháng 8 năm 1945 là một minh chứng về
việc chớp thời cơ Cách Mạng.
1.2 Vai trò của thời cơ
Thời một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của một nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. xuất hiện một cách
bất ngờ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết
dự báo theo dõi nắm bắt tận dụng thời một cách hợp thì thời sẽ bệ
phóng, yếu tố quan trọng mang lại thành công cho nhân, tổ chức cũng như cho
hội. Thời cơ có vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề của nhiều lĩnh vực.
Vai trò của việc nắm bắt thời cơ trong cách mạng tháng 8 có thể được thể hiện qua
các điểm sau:
Xác định thời điểm phù hợp: Nắm bắt thời đòi hỏi khả năng nhận biết
phân tích tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và quốc tế. Điều này giúp xác định
thời điểm phù hợp để tiến hành cách mạng, khi các yếu tố thuận lợi như sự chán
2 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
chường của chế độ thực dân, sự yếu đuối của đối thủ, sự ủng hộ từ dân chúng
hay sự hỗ trợ quốc tế có sẵn.
Lên kế hoạch, chiến lược tổ chức cách mạng một cách hiệu quả. Điều này
bao gồm việc xác định mục tiêu cách mạng, đề ra chiến lược phương pháp
phản kháng, tạo điều kiện để nhân dân tham gia và hỗ trợ cách mạng.
Kích thích tạo đà cho phong trào nhân dân. Bằng cách tận dụng các tình
huống skiện quan trọng, nhà lãnh đạo thể tăng cường sự quyết tâm
tinh thần yêu nước, đấu tranh của nhân dân, tạo đà và tiến xa hơn trong việc đạt
được mục tiêu cách mạng.
Phần 2: Nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng Tháng 8
2.1 Hoàn cảnh
a) Hoàn cảnh trong chiến tranh thế giới thứ 2
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối.
Đông Dương, khi Nhật đảo chính, Pháp đầu hàng. Hồng quân Viết liên tiếp giành
thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng
vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều
kiện, chiến tranh kết thúc châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên tiến công
3 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
như vũ bão vào quân đội Nhật. Trước đó, nhằm gây sức ép với Chính phủ Nhật và phô
trương sức mạnh khí hạt nhân, trong hai ngày 6 9/8/1945, Mỹ đã ném hai quả
bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima Nagaxaki của Nhật làm hang chục
vạn người chết và để lại những hậu quả nặng nề kéo dài.Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật
đầu hàng điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của
các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh Tưởng sẽ vào
Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào
Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực
này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố
trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.
=> Khủng hoảng tình hình chính trị Đông Dương, xuất hiện tình thế cách mạng
nhưng chưa chín muồi.
b) Hoàn cảnh trong nước
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng
dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong
đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao
trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền,
cổ động, tổ chức đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ
thị “Nhật - Pháp bắn nhau hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương
triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng,
thống nhất các lực lượng trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945,
4 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn
bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng
Việt Nam. Từ tháng 4-1945, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong
phú về nội dung hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên
Quang chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc
dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, dưới sự lãnh đạo của
Uỷ ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước.
c) Thời cơ và nguy cơ
Thời cơ Cách mạng Tháng Tám được xác định khi những điều kiện chủ quan và
khách quan đã chín muồi. , phong trào cách mạng yêu nước của nhân dânMột
5 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Việt Nam chống ách cai trị của Nhật đã phát triển đến đỉnh cao trên khắp cả nước,
tất cả các vùng, miền, các tầng lớp nhân dân. Giành độc lập, giành chính quyền trở
thành vấn đề cốt tử của cách mạng dân tộc. Nhân dân Việt Nam không thể sống
trong sự áp bức bóc lột đến cùng cực của chế độ thực dân, phát xít chính quyền
phong kiến tay sai nước ngoài. , phát xít Nhật, kẻ thù trực tiếp của cách mạngHai
Việt Nam, đã đầu hàng Đồng minh (14-8-1945); chế độ phong kiến tay sai đã suy tàn
Chính phủ nhìn Trần Trọng Kim do Nhật dựng lên đã hoang mang, mâu thuẫn
lâm vào khủng hoảng. , Đảng Mặt trận Việt Minh đã lớn mạnh, khôngBa
những chủ động về đường lối, chủ trương sự chỉ đạo thực tế còn tổ chức và
lực lượng rộng khắp trong cả nước, sẵn sàng chủ động đưa quần chúng nhân dân
vào hành động cách mạng.
Nắm chắc thời cơ, quyết tâm giành thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng
cũng thấy những nguy cơ. Nếu không hành động theo nguyên tắc: Tập trung -
Thống nhất - Kịp thời, để chậm trễ thì các nguy sẽ cản trở, khó giành thắng lợi
tình hình sẽ diễn biến rất khó khăn, phức tạp. Các nguy đó là: Lợi dụng Nhật thất
bại, quân Pháp sẽ nhanh chóng quay lại Việt Nam, Đông Dương để thiết lập lại vị trí
thống trị như trước ngày 09-3-1945 đồ đó của Pháp đã lộ từ bản tuyên bố 24-3-
1945 của Đờ Gôn); quân Đồng minh (Tàu Tưởng và Anh) kéo vào giải giáp quân Nhật
sẽ chiếm đóng lâu dài thực hiện ý đồ cai trị các vùng đất của Việt Nam Đông
Dương. Đónhững nguy cơ thực tế rất phức tạp và nguy hiểm. Do đó, Đảng Chủ
tịch Hồ Chí Minh với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị đã những quyết sách kịp
thời, tranh thủ cao nhất những thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, đưa sự nghiệp cách mạng
giải phóng dân tộc đến thắng lợi nhanh nhất, trọn vẹn và ít tổn thất.
6 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
2.2 Chủ trương của Đảng
Đứng trước tình hình thuận lợi như vậy thì Đảng ta đã những quyết định
đúng đắn kịp thời
Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp thì ngày 12/3/1945 Ban Thường vụ Trung
ương Đảng ra chỉ thị xác định thời cơ tiến hành khởi nghĩa là khi quân Đồng Minh vào
Đông Dương và quân Nhật ở Đông Dương kéo ra ngăn chặn quân Đồng minh thì phát
động quần chúng đứng lên khởi nghĩa.
Tuy nhiên, khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh, quân Nhật
Đông Dương suy sụp nghiêm trọng, trước tình đó Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại
Tân Trào (8/1945) đã kịp thời điều chỉnh bổ sung về thời cơ tổng khởi nghĩa. Hội nghị
nhanh chóng quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính
quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Kiên quyết
chớp thời cơ, Hội nghị chỉ rõ: “Tình thế cùng khẩn cấp. Tất cả mọi việc đều phải
nhằm vào ba nguyên tắc: Tập trung - tập trung lực lượng vào những việc chính; Thống
nhất - thống nhất về mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động chỉ huy; Kịp
thời - kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”.Ngày 16-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy
đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ”.
Như vậy với chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng về thời cơ, CMT8 đã
diễn ra nhanh chóng, kịp thời và giành được thắng lợi.
2.3 Kết quả của việc chớp thời cơ
a) Kết quả
- Những giờ phút sục sôi khí thế chuẩn bị chiến đấu
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa
Sau Đại hội Quốc dân (ngày 16/8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi
đồng bào cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa.
Trong thư, Người thiết tha kêu gọi: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta
đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.
7 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập.
Chúng ta không thể chậm trễ.
Tiến lên! Tiến lên? Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam ra hiệu triệu
Ngày 16/8/1945, Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do đồng chí Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch ra đời tại Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Sau khi thành lập, Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam ra lời hiệu triệu tới
toàn thể nhân dân các đoàn thể Cứu quốc, trong đó nhấn mạnh: Ngày đại
quyết liệt của dân tộc ta đã đến. Chúng ta hãy vùng dậy tuốt gươm, lắp súng để định
đoạt lấy số phận của mình. Chúng ta quyết thắng và sẽ thắng!”.
Ngày 17/8/1945: Cuộc mít tinh lớn ở Hà Nội
Trong không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục Nội, cuộc mít tinh do Tổng
hội Công chức được tổ chức ở Quảng trường Nhà hát lớn vào chiều ngày 17/8/1945.
Từ nhiều nguồn chỉ đạo, các tổ chức Cứu quốc nội, ngoại thành một số
huyện, phủ Gia Lâm,Đông sát với Nội đã bí mật huy động quần chúng đến
tham dự, đưa tổng số người tham gia mít tinh lên tới hàng vạn, tràn ngập trước
xung quanh Nhà hát lớn. Các hội viên tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong được
bố trí trong quần chúng đợi lệnh sẵn sàng hành động.
Cuộc mít tinh do Tổng hội Công chức tổ chức trở thành cuộc mít tinh tuần hành
ủng hộ Việt Minh có một ý nghĩa rất to lớn đối với cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội.Trên cơ
sở phân tích những nhân tố được thể hiện qua cuộc mít tinh, Uỷ ban Khởi nghĩa
Nội họp ra một quyết định lịch sử: khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày
19/8/1945.
- Giờ phút quyết định vận mệnh dân tộc bắt đầu:
Ngày 19/8: Cách mạng Tháng Tám thành công tại Thủ đô Hà Nội
Sau một thời gian chuẩn bị rất ngắn, Xứ uỷ Bắc Kỳ, Thành uỷ Nội đã phát
động nhân dân Hà Nội nổi dậy giành chính quyền vào ngày 19/8/1945.
Ngay từ sáng sớm, Hà Nội đỏ rực màu cờ cách mạng. Hàng vạn nông dân, dân
nghèo, với các khí thô từ Láng, Mọc kéo ra chiếm đại Hoàn Long, tuyên bố
8 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
thành lập chính quyền cách mạng khu vực NgãSở, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa
nội thành.
Hàng vạn quần chúng nhân dân ngoại thành, từ các huyện Thanh Trì, Thường
Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông), Gia Lâm (Bắc Ninh) mang theo
cờ Việt Minh, gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm tiến vào nội thành với sức mạnh
như thác đổ. Tất cả đều tập hợp trước Nhà hát lớn. Cả Thành phố Nội như rung
chuyển trong tiếng khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh", “Chính quyền nhân dân cách
mạng", "Cách mạng thành công muôn năm", "Lập uỷ ban dân quân cách mạng", “Việt
Nam hoàn toàn độc lập", “Đả đảo các cuộc xâm lăng", “Đả đảo mọi thế lực chống
cách mạng Việt Nam”, “Chống xâm lăng"...
Đúng 11 giờ, trước hơn 20 vạn người tập trung trước Nhà hát lớn, Uỷ ban Khởi
nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình
trang giành chính quyền. Quần chúng cách mạng có các đơn vị võ trang tự vệ dẫn đầu
chia thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu: Phủ Khâm sai, Sở Bưu điện, Sở
Cảnh sát... Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng tự vệ kiên cường, hầu
hết các công sở chính quyền địch đều nhanh chóng về tay nhân dân. Riêng trại lính
bảo an, quân Nhật cho xe tăng chặn đầu đoàn biểu tình, nhưng trước khí thế sôi sục
của quần chúng, lại được các đồng chí ta thuyết phục, nói rõ chính sách của Đảng, Việt
Minh, chúng phải rút lui. Ngay khi chiếm được Phủ Khâm sai, đồng chí uỷ viên
Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ có mặt tại đó gọi điện cho Thị trưởng, Tỉnh trưởng các tỉnh
Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam, Nam Định báo tin cách mạng đã thành
công Nội, ra lệnh cho chúng phải nhanh chóng trao chính quyền cho Việt Minh
địa phương. Tối ngày 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền Nội kết thúc
thắng lợi.
Ngày 20/8, Uỷ ban Nhân dân cách mạng Nội được thành lập, Uỷ ban Nhân
dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ cũng được tổ chức.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có ý nghĩa rất lớn lao.Suốt hơn nửa thế
kỷ, Hà Nội là thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp. Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi có ý
nghĩa tượng trưng cho s sụp đổ của chế độ thực dân trên đất nước ta.Khởi nghĩa
thành công Nội là một đòn chí mạng giáng vào chính quyền tay sai Nhật ở hầu
khắp cả nước, đẩy chúng đến chỗ hoàn toàn tuyệt vọng, tan đầu hàng cách
mạng.Khởi nghĩa thành công Nội như một tiếng bom vang dội nhanh chóng lan
9 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
truyền khắp nơi, động viên, cổ nhân dân cả nước gấp rút nổi dậy giành chính
quyền. Gần như toàn bộ các tỉnh miền Bắc đến Thanh Hoá, Nghệ An đều tiếp theo
Nội tiến hành khởi nghĩa. Quân đội chính quyền Trung Hoa dân quốc mới vào tỉnh lỵ
thượng du, thì tất cả các vùng trung du, châu thổ đã rợp bóng cờ cách mạng. Chính
quyền về tay nhân dân.Thắng lợi ở Hà Nội đã tạo điều kiện để Trung ương Đảng, lãnh
tụ Hồ Chí Minh chuyển đại bản doanh về Hà Nội, từ đó chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa
trong cả nước đi đến thắng lợi hoàn toàn, chuẩn bị các điều kiện đón tiếp quân Đồng
minh.Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Nội còn tầm quan trọng trong việc gợi
mở một phương thức khởi nghĩa giành lấy chính quyền một cách không phải đổ máu ở
những nơi giằng co với Nhật nguỵ quyền thân Nhật, hoặc ngay những nơi ta đã
giành được chính quyền rồi nhưng chính quyền chưa ổn định.
Hà Nội xứng đáng là ngọn cờ đầu của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.
Từ ngày 18 – 28/8: Tổng khởi nghĩa thành công trên cả nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh Trung ương Đảng lúc này
đều thống nhất nhận định: “Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở miền Bắc gồm cả Hà Nội,
Huế là thắng lợi có tính chất quyết định của cuộc khởi nghĩa. Thắng lợi của miền Bắc
tạo điều kiện cổ nhân dân Nam Bộ những vùng chưa giải phóng nổi dậy
giành chính quyền không chậm trễ được nữa."Tính đến hết ngày 27/8, trên cả nước đã
63 tỉnh, thành phố đặc khu nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Tình hình trên đã
tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho những tỉnh còn lại tiếp tục nổi dậy giành chính
quyền.
Trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, đồng thời với việc chớp thời
phát động nhânn vùng dậy giành chính quyền, Đảng bộ các địa phương còn thực
hiện vô hiệu hoá quân đội Nhật, tránh cho cuộc khởi nghĩa khỏi những tổn thất.
Ngày 25/8: Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội chỉ đạo các nhiệm vụ cách mạng cấp
bách
Sau khi Nội khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền cách mạng của nhân dân
được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định về Hà Nội để tiếp tục chỉ đạo công
cuộc giành chính quyền đang diễn ra sôi động trên cả nước, gấp rút chuẩn bị công việc
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.Từ ngày 28/8, theo sự phân công của Ban
Thường vụ Trung ương Đảng, tại chiếc n ăn trên gác hai số nhà 48, phố Hàng
Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung trí lực và tình cảm soạn thảo bản Tuyên ngôn
10 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Độc lậpCùng với dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ đạo
chuẩn bị ngày quốc lễ 2/9/1945.
Ngày 30/8: Chính phủ cách mạng lâm thời tiếp nhận sự thoái vị của Bảo Đại
Đúng 16 giờ ngày 30/8, hàng vạn nhân dân Huế tụ họp tại Ngọ Môn chứng kiến
một sự kiện lịch sử trọng đại: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị "nhường quyền điều
khiển quốc dân lại cho một chính phủ dân chủ cộng hoà" tuyên bố "lấy làm vui
được làm dân tự do của một nước độc lập"; rồi trao ấn kiếm cho đại diện của Chính
phủ lâm thời. Trong không khí nghiêm trang, cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng
được kéo lên. Đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam tuyên bố xoá bỏ chính thể
quân chủ Huế cũng như trên toàn bộnh thổ Việt Nam, công bố chính sách của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự kiện Bảo Đại tuyên bố thoái vị một ý nghĩa quan trọng, chính thức đánh
dấu sự sụp đổ của chính quyền phong kiến lỗi thời; nhân dân ta đã thực hiện được một
bước quan trọng đường lối cách mạng dân chủ Đảng ta đề ra từ năm 1930. Việc
Bảo Đại tuyên bố thoái vị cũng đã triệt tiêu một đầu mối mà các thế lực đế quốc, phản
động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, đặt lại
ách thống trị lên đất nước ta.
Ngày 2/9: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc tập, khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà
Tại cuộc mít tinh của hàng chục vạn nhân dân vườn hoa Ba Đình (Hà Nội),
Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, trịnh trọng đọc bản do Người khởi thảo, được Ban ThườngTuyên ngôn Độc lập
vụ Trung ương Đảng đóng góp ý kiến và nhất trí thông qua.
Tuyên ngôn Độc lập mở đầu bằng một chân vĩnh cửu phổ biến: “Tất cả mọi
người đều sinh ra quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai thể
xâm phạm được, trong những quyền ấy, quyền được sống, quyền tự do quyền
mưu cầu hạnh phúc. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".
Bản sự kế thừa phát triển những tưởng yêu nước,Tuyên ngôn Độc lập
tự lực, tự cường đã nảy sinh và phát triển từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam.
Tuyên ngôn Độc lập là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng
thiết tha nhất của nhân dân Việt Nam, biểu hiện hùng hồn khí phách bản lĩnh kiên
cường ý chí bất khuất của dân tộc ta. "Bản Tuyên ngôn Độc lập là hoa, là quả của bao
nhiêu máu đã đổ bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những người con anh dũng
11 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
của Việt Nam trong tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy
chém, trên chiến trường.
Bản kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức tinTuyên ngôn Độc lập
tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam chấm dứt thể chế quân chủ(...).
chuyên chế chế độ thực dân áp bức. mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ, cộng
hoà."
b) Ý nghĩa của việc chớp thời cơ
“…chỉ cần chậm 1 tuần thôi thì Việt Nam khó mà giành được thắng lợi đó. Chủ
tịch Hồ Chí Minh chọn thờilà Pháp bị Nhật đẩy khỏi Đông Dương, Nhật đầu hàng
đồng minh, lúc ấy tổ chức liên minh thế giới chưa quyết định cho ai cai quản khu vực
thuộc địa. Thời cơ ấy là khoảng trống quyền lực. Trong khoảng trống ấy Hồ Chí Minh
đã lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Một cuộc cách mạng không tiếng súng, không đổ máu, thành công mỹ mãn trong 1
thời gian rất ngắn.” ~ Nguyên bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên~
Quả thực, nếu không biết chớp thời cơ, dân tộc ta sẽ mãi chìm trong bóng đêm
của ách nô lệ và thuộc địa, sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy ánh sáng của độc lập tự do, “…
Không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia
dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được” ~ Nguyễn Ái Quốc. Chính nhờ biết tận dụng hội chín
muồi, cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi chỉ trong 15 ngày cuối tháng 8 “không đổ
máu, không tiếng súng” NHƯNG 1 bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Đây 1 bước
chuyển mình đầy linh hoạt, gấp rút, cấp bách nhưng được tiến hành rất cẩn trọng nên
cuối cùng đã thắng lợi đầy thuyết phục. Một dân tộc gan dạ chống lại ách lệ của
giặc ngoại xâm tồn tại gần trăm năm chỉ trong vòng chưa đến 1 tháng nhờ biết nắm bắt
đúng 1 thời điểm duy nhất. Thành quả ấy thực sự không phải nhờ ăn may
HỘI chỉ dành những người đã chuẩn bị sẵn sàng. Chớp thời trong cuộc CMT8
chính là minh chứng rõ nét nhất cho câu nói này
c) Ý nghĩa lịch sử
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công thắng lợi đại đầu tiên của
nhân dân ta từ khi Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt đại trong lịch sử dân tộc
Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời -
Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở
12 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít.
Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ
vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành
một nước độc lập, tự do dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng
cầm quyền.
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; thắng lợi củatưởng Hồ
Chí Minh đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa
hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên
chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển
tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật
cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại hòa bình, dân chủ
và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. khẳng định
rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nướcbản kém phát
triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc còn thể thành côngngay
một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường
của chủ nghĩa xã hội.
Phần 3: Bài học rút ra và liên hệ thực tiễn về Đảng ta trong vận
dụng thời cơ xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ đổi mới
3.1 Bài học rút ra trong cách mạng T8
Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế
quốc và chống phong kiến
Thực hiện khởi nghĩa toàn dân trên nền tảng khối liên minh công - nông
Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng biết sử dụng bạo lực cách mạng một
cách thích hợp
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám.
13 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, chọn đúng thời cơ (chủ đề chính)
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vừa vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin
kinh nghiệm của cách mạng thế giới, vừa tổng kết những kinh nghiệm các cuộc khởi
nghĩa ở nước ta để lãnh đạo, chỉ đạo Cách mạng Tháng Tám. Trong rất nhiều văn kiện
của Đảng từ năm 1939 đến nửa đầu năm 1945, Đảng đã vạch ra những điều kiện làm
thời cơ cho tổng khởi nghĩa thắng lợi. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Hồ Chí Minh
Đảng ta trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện
cụ thể trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 03/1945 “Nhật - Pháp bắn
nhau hành động của chúng ta” bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn
quốc phát đi vào đêm 13/8/1945. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi chứng tỏ Đảng đã
chọn đúng thời cơ. Đó lúc bọn cầm quyền phát xít Đông Dương hoang mang đến
cực độ sau khi Nhật đầu hàng; nhân dân ta không thể sống nghèo khổ như trước được
nữa (khi hơn hai triệu người đã bị chết đói...). Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt chủ
trương, lực lượng và cao trào chống Nhật, cứu nước làm điều kiện chủ quan cho tổng
khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cũng nhờ chọn đúng thời sức
mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến
hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám.
3.2 Vận dụng trong thời cơ xây dựng, phát triển đất nước hiện nay
Bài học mẫu mực về tận dụng thời trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã
không ngừng được phát huy, phát triển trong các thời kỳ chiến đấu chiến thắng vẻ
vang của toàn quân, toàn dân ta, lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu” năm 1954 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975
mang tầm cao thời đại… Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, nhiều cơ hội được mở
ra, không bỏ qua, nhưng cũng không chờ đợi bất cứ ai, bất cứ dân tộc nào, quốc gia
nào. Quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những điều kiện chưa từng có cho các quốc gia
xích lại gần nhau, tăng cường hội nhập, hợp tác, phát huy lợi thế cạnh tranh; xu hướng
dân chủ hóa đời sống xã hội, đời sống quốc tế đang tạo hành lang rộng mở cho các chủ
thể, các quốc gia khẳng định vai trò, vị trí của mình.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã mang lại cơ hội phát triển cho nhiều lĩnh vực
(kinh tế, văn hóa, hội, y tế, giáo dục,...) Về kinh tế, dự báo đến năm 2025, quy
thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD, trở thành nền kinh tế có thị trường
14 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
thương mại điện tử đứng thứ 3 khu vực ASEAN. Nhờ kết nối mạng internet, thương
mại điện tử giúp người tiêu dùng thể mua hàng hóa, dịch vụ khắp mọi nơi
không phụ thuộc vào không gian, thời gian, nguồn hàng hóa đa dạng, phong phú mang
lại cho người mua nhiều sự lựa chọn chất lượng sản phẩm được nâng cao, trong khi
giá thành giảm nhờ việc áp dụng công nghệ cao (công nghệ nano, in 3D, điện toán
đám mây, trí tuệ nhân tạo,…). Ngành du lịch, dịch vụ phát triển, cùng sự gia tăng của
nền kinh tế trải nghiệm,… nhờ áp dụng công nghệ thực tế ảo, nhân hóa siêu dữ
liệu…
Về văn hóa - xã hội, Cách mạng 4.0 tạo sự liên kết, hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển
thông tin số, góp phần gìn giữ bảo lưu, quảng các giá trị văn hóa của dân tộc.
Ngành công nghiệp văn hóa phát triển, vừa mang lại giá trị tinh thần, giá trị truyền
thống, góp phần giáo dục đạo đức nhân văn, vừa tạo nên các giá trị kinh tế đóng góp
cho GDP của đất nước
Thời gian gần đây, đại dịch COVID-19 đã đang gây ảnh hưởng to lớn tới sự
phát triển của đất nước đời sống của nhân dân. Nhờ áp dụng những sản phẩm của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như tự động hóa để tránh tiếp xúc gần giữa
mọi người, in 3D để sản xuất nhanh các thiết bị y tế, vấn hỗ trợ chữa bệnh từ xa,
phần mềm truy vết Bluezone, Ncovid, Code QR…, nên chúng ta đã từng bước khống
chế được dịch bệnh, chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch COVID-19, “biến nguy thành cơ”, đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội.
Kết luận
Trước khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta phải sống trong áp
bức, bóc lột nặng nề, một cổ hai tròng, sau Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam
đã bước sang một trang sử mới, một cuộc đời mới. Ngày 2-9-1945, tại Quảng Trường
Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà - đây mốc son chói lọi của lịch sử, đã mở ra một thời đại mới
của nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Sự
thành công của cuộc Cách mạng là nhờ một phần to lớn vào sự lãnh đạo tài tình, sáng
suốt, đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự vận dụngphát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta một cách đúng đắn,
phương pháp và chiến lược, chiến thuật cách mạng thích hợp, linh hoạt, đặc biệt là khả
năng sử dụng tài tình nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng ta.
15 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Trong thời đại công nghệ số, khoa học kỹ thuật phát triển, hội nhập quốc tế,
Đảng nhà nước cần học hỏi cha ông đi trước về bài học vận dụng thời để phát
triển đất nước, tự lực tự cường. Đồng thời thanh niên chúng ta cũng không ngừng học
tập, phấn đấu, rèn luyện và trau dồi bản thân để trở thành một người công dân hiểu biết
và góp phần phát triển đất nước. Tóm lại, Đảng, nhà nước và nhân dân ta cần vận dụng
những bài học quý giá của cha ông đi trước, đồng thời cũng những việc làm, hành
động phù hợp với hoàn cảnh đất nước, thế giới ngày nay để đưa Việt Nam sánh với
cường quốc năm châu.
Tài liệu tham khảo
1) Theo Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhớ lại những ngày tháng Tám hào
hùng
2) Theo Định nghĩa-Khái niệm-Thông tin, Cách mạng tháng 8 năm 1945: Chớp thời cơ
của Đảng Cộng Sản Việt Nam
3) Theo Ban Tuyên giáo Trung Ương, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - sự kiện vĩ
đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam
4) Theo Tạp chí cộng sản, Bài học về tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ trong Cách
mạng Tháng Tám với xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay
16 | P a g e
| 1/19

Preview text:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TẬP LỚN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: Nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng tháng 8
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Chinh Nhóm thực hiện: 03 STT Họ và tên Mã sinh viên 1 Nguyễn Hải Anh 25A7510287 2 Lê Ngọc Diệp 25A7510305 3 Đinh Thùy Linh 25A4021096 4 Phạm Thị Trà My 25A4010748 5 Phạm Thu Quyên 25A4010428 6 Trần Diễm Quỳnh 25A4011409 7 Trần Thị Quỳnh 25A4050959 8 Phạm Thị Kim Thư 25A4051296 9 Nguyễn Thị Hải Yến 25A4011013 Hà Nội – 10/2023
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TẬP LỚN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: Nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng tháng 8
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Chinh Nhóm thực hiện: 03 STT Họ và tên Mã sinh viên 1 Nguyễn Hải Anh 25A7510287 2 Lê Ngọc Diệp 25A7510305 3 Đinh Thùy Linh 25A4021096 4 Phạm Thị Trà My 25A4010748 5 Phạm Thu Quyên 25A4010428 6 Trần Diễm Quỳnh 25A4011409 7 Trần Thị Quỳnh 25A4050959 8 Phạm Thị Kim Thư 25A4051296 9 Nguyễn Thị Hải Yến 25A4011013 Hà Nội – 10/2023 Mục lục
Lời nói đầu............................................................................................................1
Phần 1: Lý luận chung...........................................................................................1
1.1 Khái niệm....................................................................................................1
1.2 Vai trò của thời cơ.......................................................................................2
Phần 2: Nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng Tháng 8................................3
2.1 Hoàn cảnh....................................................................................................3
a) Hoàn cảnh trong chiến tranh thế giới thứ 2...............................................3
b) Hoàn cảnh trong nước...............................................................................4
c) Thời cơ và nguy cơ....................................................................................5
2.2 Chủ trương của Đảng..................................................................................7
2.3 Kết quả của việc chớp thời cơ.....................................................................7
a) Kết quả......................................................................................................7
b) Ý nghĩa của việc chớp thời cơ.................................................................12
c) Ý nghĩa lịch sử........................................................................................12
Phần 3: Bài học rút ra và liên hệ thực tiễn về Đảng ta trong vận dụng thời cơ xây
dựng, phát triển đất nước thời kỳ đổi mới...........................................................13
3.1 Bài học rút ra trong cách mạng T8............................................................13
3.2 Vận dụng trong thời cơ xây dựng, phát triển đất nước hiện nay...............14
Kết luận...............................................................................................................15
Tài liệu tham khảo...............................................................................................16
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25 Lời nói đầu
Với hơn 1000 năm dựng nước và giữ nước, ông cha đã viết lên nhiều trang sử
vẻ vang về chống quân xâm lược, ách thống trị của giặc ngoại xâm; trong đó, Cách
mạng tháng Tám được coi như nốt son chói lọi nhất, vẻ vang nhất của dân tộc Việt
Nam. Sự thành công của Cách mạng tháng Tám là sự kết tinh của truyền thống anh
hùng dân tộc chống ngoại xâm từ hàng nghìn năm và gần một trăm năm chống ách
thống trị của thực dân Pháp. Đây cũng là thành quả của 15 năm chuẩn bị, đấu tranh
(1930-1945) của toàn dân, toàn quân ta và không thể không khẳng định những quyết
định sáng suốt, sự lãnh đạo sáng tạo chớp thời cơ nhanh chóng của Đảng, đứng đầu là
chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ sự nhạy bén trong chính trị, vận dụng thời cơ thần tốc, chỉ
sau 15 ngày đêm ta đã giành lại chính quyền về tay mình. Đây sẽ là dấu mốc vàng
trong lịch sử dân tộc, cũng là bài học về nắm bắt và vận dụng thời cơ cho Đảng ta trong thời đại mới.
Phần 1: Lý luận chung 1.1 Khái niệm
Thời cơ - một khái niệm quan trọng gắn liền với sự thành bại của mỗi cá nhân,
các đảng phái chính trị và của mỗi cộng đồng với những quy mô khác nhau. Hồ Chí
Minh đã xác định tầm quan trọng có tính khái quát của khái niệm đó qua hai câu thơ
trong bài thơ Học đánh cờ:
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công.
Một cuộc khởi nghĩa hoặc tổng khởi nghĩa muốn thắng lợi đòi hỏi phải hội đủ
những điều kiện bên trong và bên ngoài (chủ quan và khách quan) mà ta thường gọi là
điều kiện chín muồi. Thời cơ là một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó xuất
hiện một cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Nói như vậy
không có nghĩa là thời cơ là một cái gì đó không thể biết trước, đoán định được, một
thứ “sắc sắc không không” như quan niệm của Phật giáo. Vì thế, không phải ai cũng
có thể dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới cái đích của mình.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nguyên nhân thắng lợi ngoài tinh thần đoàn
kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh
đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch 1 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Đằng mà còn nhờ sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh đã biết phát
huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố “thiên thời, địa lợi,
nhân hòa”, biết phát huy sở trường “thuỷ chiến”, tức là biết theo dõi và nắm bắt thời
cơ chính xác. Lí do Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán :
 Đây là khu vực có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch.
 Là cửa ngõ phía đông bắc và là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào
nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, quân Nam
Hán chắc chắn sẽ phải đi qua cửa biển này.
 Cửa biển rô zng hơn 2 dă zm, có nhiều núi cao, nhiều nhánh sông đổ lại sóng cồn
man mác giáp tâ zn chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ sông.
 Hạ lưu sông thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá
mạnh. Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài cây số. Lòng sông đã rộng, lại
sâu, từ 8 mét – 18 mét. Khi thủy triều xuống, nước rút nhanh (khoảng 0.3 mét
trong một giờ) ào ào xuôi ra biển, mực nước chênh lệch khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.
Kết Luận: Thời cơ là thời gian, điều kiện, hoàn cảnh chủ quan và khách quan mang
yếu tố thuận lợi để tiến hành thắng lợi việc gì đó. Trong chiến tranh, bên nào nắm
được thời cơ sẽ giành thắng lợi và Cách mạng tháng 8 năm 1945 là một minh chứng về
việc chớp thời cơ Cách Mạng.
1.2 Vai trò của thời cơ
Thời cơ là một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó xuất hiện một cách
bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết
dự báo theo dõi nắm bắt và tận dụng thời cơ một cách hợp lý thì thời cơ sẽ là bệ
phóng, yếu tố quan trọng mang lại thành công cho cá nhân, tổ chức cũng như cho xã
hội. Thời cơ có vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề của nhiều lĩnh vực.
Vai trò của việc nắm bắt thời cơ trong cách mạng tháng 8 có thể được thể hiện qua các điểm sau: 
Xác định thời điểm phù hợp: Nắm bắt thời cơ đòi hỏi khả năng nhận biết và
phân tích tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và quốc tế. Điều này giúp xác định
thời điểm phù hợp để tiến hành cách mạng, khi các yếu tố thuận lợi như sự chán 2 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
chường của chế độ thực dân, sự yếu đuối của đối thủ, sự ủng hộ từ dân chúng
hay sự hỗ trợ quốc tế có sẵn. 
Lên kế hoạch, chiến lược và tổ chức cách mạng một cách hiệu quả. Điều này
bao gồm việc xác định mục tiêu cách mạng, đề ra chiến lược và phương pháp
phản kháng, tạo điều kiện để nhân dân tham gia và hỗ trợ cách mạng. 
Kích thích và tạo đà cho phong trào nhân dân. Bằng cách tận dụng các tình
huống và sự kiện quan trọng, nhà lãnh đạo có thể tăng cường sự quyết tâm và
tinh thần yêu nước, đấu tranh của nhân dân, tạo đà và tiến xa hơn trong việc đạt
được mục tiêu cách mạng.
Phần 2: Nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng Tháng 8 2.1 Hoàn cảnh
a) Hoàn cảnh trong chiến tranh thế giới thứ 2
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Ở
Đông Dương, khi Nhật đảo chính, Pháp đầu hàng. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành
thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng
vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều
kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công 3 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
như vũ bão vào quân đội Nhật. Trước đó, nhằm gây sức ép với Chính phủ Nhật và phô
trương sức mạnh vũ khí hạt nhân, trong hai ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ đã ném hai quả
bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagaxaki của Nhật làm hang chục
vạn người chết và để lại những hậu quả nặng nề kéo dài.Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật
đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của
các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào
Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào
Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực
này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố
trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.
=> Khủng hoảng tình hình chính trị ở Đông Dương, xuất hiện tình thế cách mạng nhưng chưa chín muồi.
b) Hoàn cảnh trong nước
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng
dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong
đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao
trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền,
cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ
thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương
triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng,
thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, 4 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn
bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng
Việt Nam. Từ tháng 4-1945, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong
phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên
Quang chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc
dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, dưới sự lãnh đạo của
Uỷ ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước.
c) Thời cơ và nguy cơ
Thời cơ Cách mạng Tháng Tám được xác định khi những điều kiện chủ quan và
khách quan đã chín muồi. Một là, phong trào cách mạng và yêu nước của nhân dân 5 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Việt Nam chống ách cai trị của Nhật đã phát triển đến đỉnh cao trên khắp cả nước, ở
tất cả các vùng, miền, các tầng lớp nhân dân. Giành độc lập, giành chính quyền trở
thành vấn đề cốt tử của cách mạng và dân tộc. Nhân dân Việt Nam không thể sống
trong sự áp bức bóc lột đến cùng cực của chế độ thực dân, phát xít và chính quyền
phong kiến tay sai nước ngoài. Hai là, phát xít Nhật, kẻ thù trực tiếp của cách mạng
Việt Nam, đã đầu hàng Đồng minh (14-8-1945); chế độ phong kiến tay sai đã suy tàn
và Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim do Nhật dựng lên đã hoang mang, mâu thuẫn
và lâm vào khủng hoảng. Ba là, Đảng và Mặt trận Việt Minh đã lớn mạnh, không
những chủ động về đường lối, chủ trương và sự chỉ đạo thực tế mà còn có tổ chức và
lực lượng rộng khắp trong cả nước, sẵn sàng và chủ động đưa quần chúng nhân dân
vào hành động cách mạng.
Nắm chắc thời cơ, quyết tâm giành thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
cũng thấy rõ những nguy cơ. Nếu không hành động theo nguyên tắc: Tập trung -
Thống nhất - Kịp thời, để chậm trễ thì các nguy cơ sẽ cản trở, khó giành thắng lợi và
tình hình sẽ diễn biến rất khó khăn, phức tạp. Các nguy cơ đó là: Lợi dụng Nhật thất
bại, quân Pháp sẽ nhanh chóng quay lại Việt Nam, Đông Dương để thiết lập lại vị trí
thống trị như trước ngày 09-3-1945 (ý đồ đó của Pháp đã lộ rõ từ bản tuyên bố 24-3-
1945 của Đờ Gôn); quân Đồng minh (Tàu Tưởng và Anh) kéo vào giải giáp quân Nhật
sẽ chiếm đóng lâu dài và thực hiện ý đồ cai trị các vùng đất của Việt Nam và Đông
Dương. Đó là những nguy cơ thực tế rất phức tạp và nguy hiểm. Do đó, Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị đã có những quyết sách kịp
thời, tranh thủ cao nhất những thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, đưa sự nghiệp cách mạng
giải phóng dân tộc đến thắng lợi nhanh nhất, trọn vẹn và ít tổn thất. 6 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
2.2 Chủ trương của Đảng
Đứng trước tình hình thuận lợi như vậy thì Đảng ta đã có những quyết định đúng đắn kịp thời
Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp thì ngày 12/3/1945 Ban Thường vụ Trung
ương Đảng ra chỉ thị xác định thời cơ tiến hành khởi nghĩa là khi quân Đồng Minh vào
Đông Dương và quân Nhật ở Đông Dương kéo ra ngăn chặn quân Đồng minh thì phát
động quần chúng đứng lên khởi nghĩa.
Tuy nhiên, khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh, quân Nhật ở
Đông Dương suy sụp nghiêm trọng, trước tình đó Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại
Tân Trào (8/1945) đã kịp thời điều chỉnh bổ sung về thời cơ tổng khởi nghĩa. Hội nghị
nhanh chóng quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính
quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Kiên quyết
chớp thời cơ, Hội nghị chỉ rõ: “Tình thế vô cùng khẩn cấp. Tất cả mọi việc đều phải
nhằm vào ba nguyên tắc: Tập trung - tập trung lực lượng vào những việc chính; Thống
nhất - thống nhất về mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy; Kịp
thời - kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”.Ngày 16-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy
đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ”.
Như vậy là với chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng về thời cơ, CMT8 đã
diễn ra nhanh chóng, kịp thời và giành được thắng lợi.
2.3 Kết quả của việc chớp thời cơ a) Kết quả
- Những giờ phút sục sôi khí thế chuẩn bị chiến đấu

Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa
Sau Đại hội Quốc dân (ngày 16/8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi
đồng bào cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa.
Trong thư, Người thiết tha kêu gọi: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta
đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. 7 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập.
Chúng ta không thể chậm trễ.
Tiến lên! Tiến lên? Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”
.
Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam ra hiệu triệu
Ngày 16/8/1945, Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do đồng chí Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch ra đời tại Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Sau khi thành lập, Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam ra lời hiệu triệu tới
toàn thể nhân dân và các đoàn thể Cứu quốc, trong đó nhấn mạnh: “Ngày vĩ đại và
quyết liệt của dân tộc ta đã đến. Chúng ta hãy vùng dậy tuốt gươm, lắp súng để định
đoạt lấy số phận của mình. Chúng ta quyết thắng và sẽ thắng!”
.
Ngày 17/8/1945: Cuộc mít tinh lớn ở Hà Nội
Trong không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục ở Hà Nội, cuộc mít tinh do Tổng
hội Công chức được tổ chức ở Quảng trường Nhà hát lớn vào chiều ngày 17/8/1945.
Từ nhiều nguồn chỉ đạo, các tổ chức Cứu quốc ở nội, ngoại thành và một số
huyện, phủ ở Gia Lâm, Hà Đông sát với Hà Nội đã bí mật huy động quần chúng đến
tham dự, đưa tổng số người tham gia mít tinh lên tới hàng vạn, tràn ngập trước và
xung quanh Nhà hát lớn. Các hội viên tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong được
bố trí trong quần chúng đợi lệnh sẵn sàng hành động.
Cuộc mít tinh do Tổng hội Công chức tổ chức trở thành cuộc mít tinh tuần hành
ủng hộ Việt Minh có một ý nghĩa rất to lớn đối với cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội.Trên cơ
sở phân tích những nhân tố được thể hiện qua cuộc mít tinh, Uỷ ban Khởi nghĩa Hà
Nội họp và ra một quyết định lịch sử: khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19/8/1945.
- Giờ phút quyết định vận mệnh dân tộc bắt đầu:
Ngày 19/8: Cách mạng Tháng Tám thành công tại Thủ đô Hà Nội
Sau một thời gian chuẩn bị rất ngắn, Xứ uỷ Bắc Kỳ, Thành uỷ Hà Nội đã phát
động nhân dân Hà Nội nổi dậy giành chính quyền vào ngày 19/8/1945.
Ngay từ sáng sớm, Hà Nội đỏ rực màu cờ cách mạng. Hàng vạn nông dân, dân
nghèo, với các vũ khí thô sơ từ Láng, Mọc kéo ra chiếm đại lý Hoàn Long, tuyên bố 8 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
thành lập chính quyền cách mạng khu vực Ngã Tư Sở, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa ở nội thành.
Hàng vạn quần chúng nhân dân ngoại thành, từ các huyện Thanh Trì, Thường
Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông), Gia Lâm (Bắc Ninh) mang theo
cờ Việt Minh, gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm tiến vào nội thành với sức mạnh
như thác đổ. Tất cả đều tập hợp trước Nhà hát lớn. Cả Thành phố Hà Nội như rung
chuyển trong tiếng hô khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh", “Chính quyền nhân dân cách
mạng", "Cách mạng thành công muôn năm", "Lập uỷ ban dân quân cách mạng", “Việt
Nam hoàn toàn độc lập", “Đả đảo các cuộc xâm lăng", “Đả đảo mọi thế lực chống
cách mạng Việt Nam”, “Chống xâm lăng"...
Đúng 11 giờ, trước hơn 20 vạn người tập trung trước Nhà hát lớn, Uỷ ban Khởi
nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ
trang giành chính quyền. Quần chúng cách mạng có các đơn vị võ trang tự vệ dẫn đầu
chia thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu: Phủ Khâm sai, Sở Bưu điện, Sở
Cảnh sát... Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng tự vệ kiên cường, hầu
hết các công sở chính quyền địch đều nhanh chóng về tay nhân dân. Riêng ở trại lính
bảo an, quân Nhật cho xe tăng chặn đầu đoàn biểu tình, nhưng trước khí thế sôi sục
của quần chúng, lại được các đồng chí ta thuyết phục, nói rõ chính sách của Đảng, Việt
Minh, chúng phải rút lui. Ngay khi chiếm được Phủ Khâm sai, đồng chí uỷ viên
Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ có mặt tại đó gọi điện cho Thị trưởng, Tỉnh trưởng các tỉnh
Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định báo tin cách mạng đã thành
công ở Hà Nội, ra lệnh cho chúng phải nhanh chóng trao chính quyền cho Việt Minh
địa phương. Tối ngày 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi.
Ngày 20/8, Uỷ ban Nhân dân cách mạng Hà Nội được thành lập, Uỷ ban Nhân
dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ cũng được tổ chức.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có ý nghĩa rất lớn lao.Suốt hơn nửa thế
kỷ, Hà Nội là thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp. Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi có ý
nghĩa tượng trưng cho sự sụp đổ của chế độ thực dân trên đất nước ta.Khởi nghĩa
thành công ở Hà Nội là một đòn chí mạng giáng vào chính quyền tay sai Nhật ở hầu
khắp cả nước, đẩy chúng đến chỗ hoàn toàn tuyệt vọng, tan rã và đầu hàng cách
mạng.Khởi nghĩa thành công ở Hà Nội như một tiếng bom vang dội nhanh chóng lan 9 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
truyền khắp nơi, động viên, cổ vũ nhân dân cả nước gấp rút nổi dậy giành chính
quyền. Gần như toàn bộ các tỉnh miền Bắc đến Thanh Hoá, Nghệ An đều tiếp theo Hà
Nội tiến hành khởi nghĩa. Quân đội chính quyền Trung Hoa dân quốc mới vào tỉnh lỵ
ở thượng du, thì tất cả các vùng trung du, châu thổ đã rợp bóng cờ cách mạng. Chính
quyền về tay nhân dân.Thắng lợi ở Hà Nội đã tạo điều kiện để Trung ương Đảng, lãnh
tụ Hồ Chí Minh chuyển đại bản doanh về Hà Nội, từ đó chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa
trong cả nước đi đến thắng lợi hoàn toàn, chuẩn bị các điều kiện đón tiếp quân Đồng
minh.Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội còn có tầm quan trọng trong việc gợi
mở một phương thức khởi nghĩa giành lấy chính quyền một cách không phải đổ máu ở
những nơi giằng co với Nhật và nguỵ quyền thân Nhật, hoặc ở ngay những nơi ta đã
giành được chính quyền rồi nhưng chính quyền chưa ổn định.
Hà Nội xứng đáng là ngọn cờ đầu của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.
Từ ngày 18 – 28/8: Tổng khởi nghĩa thành công trên cả nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh và Trung ương Đảng lúc này
đều thống nhất nhận định: “Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở miền Bắc gồm cả Hà Nội,
Huế là thắng lợi có tính chất quyết định của cuộc khởi nghĩa. Thắng lợi của miền Bắc
tạo điều kiện và cổ vũ nhân dân ở Nam Bộ và những vùng chưa giải phóng nổi dậy
giành chính quyền không chậm trễ được nữa."Tính đến hết ngày 27/8, trên cả nước đã
có 63 tỉnh, thành phố đặc khu nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Tình hình trên đã
tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho những tỉnh còn lại tiếp tục nổi dậy giành chính quyền.
Trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, đồng thời với việc chớp thời cơ
phát động nhân dân vùng dậy giành chính quyền, Đảng bộ các địa phương còn thực
hiện vô hiệu hoá quân đội Nhật, tránh cho cuộc khởi nghĩa khỏi những tổn thất.
Ngày 25/8: Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội chỉ đạo các nhiệm vụ cách mạng cấp bách
Sau khi Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền cách mạng của nhân dân
được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định về Hà Nội để tiếp tục chỉ đạo công
cuộc giành chính quyền đang diễn ra sôi động trên cả nước, gấp rút chuẩn bị công việc
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.Từ ngày 28/8, theo sự phân công của Ban
Thường vụ Trung ương Đảng, tại chiếc bàn ăn trên gác hai số nhà 48, phố Hàng
Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung trí lực và tình cảm soạn thảo bản Tuyên ngôn 10 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Độc lậpCùng với dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ đạo
chuẩn bị ngày quốc lễ 2/9/1945.
Ngày 30/8: Chính phủ cách mạng lâm thời tiếp nhận sự thoái vị của Bảo Đại
Đúng 16 giờ ngày 30/8, hàng vạn nhân dân Huế tụ họp tại Ngọ Môn chứng kiến
một sự kiện lịch sử trọng đại: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị "nhường quyền điều
khiển quốc dân lại cho một chính phủ dân chủ cộng hoà" và tuyên bố "lấy làm vui
được làm dân tự do của một nước độc lập"; rồi trao ấn kiếm cho đại diện của Chính
phủ lâm thời. Trong không khí nghiêm trang, cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng
được kéo lên. Đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam tuyên bố xoá bỏ chính thể
quân chủ ở Huế cũng như trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, công bố chính sách của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự kiện Bảo Đại tuyên bố thoái vị có một ý nghĩa quan trọng, chính thức đánh
dấu sự sụp đổ của chính quyền phong kiến lỗi thời; nhân dân ta đã thực hiện được một
bước quan trọng đường lối cách mạng dân chủ mà Đảng ta đề ra từ năm 1930. Việc
Bảo Đại tuyên bố thoái vị cũng đã triệt tiêu một đầu mối mà các thế lực đế quốc, phản
động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, đặt lại
ách thống trị lên đất nước ta. Ngày 2/9:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc tập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Tại cuộc mít tinh của hàng chục vạn nhân dân ở vườn hoa Ba Đình (Hà Nội),
Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, được Ban Thường
vụ Trung ương Đảng đóng góp ý kiến và nhất trí thông qua.
Tuyên ngôn Độc lập mở đầu bằng một chân lý vĩnh cửu và phổ biến: “Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".
Bản Tuyên ngôn Độc lập là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng yêu nước,
tự lực, tự cường đã nảy sinh và phát triển từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam.
Tuyên ngôn Độc lập là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng
thiết tha nhất của nhân dân Việt Nam, là biểu hiện hùng hồn khí phách bản lĩnh kiên
cường ý chí bất khuất của dân tộc ta. "Bản Tuyên ngôn Độc lập là hoa, là quả của bao
nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những người con anh dũng 11 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
của Việt Nam trong tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy
chém, trên chiến trường.
Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin
tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (...). Nó chấm dứt thể chế quân chủ
chuyên chế và chế độ thực dân áp bức. Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ, cộng hoà."
b) Ý nghĩa của việc chớp thời cơ
“…chỉ cần chậm 1 tuần thôi thì Việt Nam khó mà giành được thắng lợi đó. Chủ
tịch Hồ Chí Minh chọn thời cơ là Pháp bị Nhật đẩy khỏi Đông Dương, Nhật đầu hàng
đồng minh, lúc ấy tổ chức liên minh thế giới chưa quyết định cho ai cai quản khu vực
thuộc địa. Thời cơ ấy là khoảng trống quyền lực. Trong khoảng trống ấy Hồ Chí Minh
đã lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Một cuộc cách mạng không tiếng súng, không đổ máu, thành công mỹ mãn trong 1
thời gian rất ngắn.” ~ Nguyên bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên~
Quả thực, nếu không biết chớp thời cơ, dân tộc ta sẽ mãi chìm trong bóng đêm
của ách nô lệ và thuộc địa, sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy ánh sáng của độc lập tự do, “…
Không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia
dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được” ~ Nguyễn Ái Quốc. Chính nhờ biết tận dụng cơ hội chín
muồi, cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi chỉ trong 15 ngày cuối tháng 8 mà “không đổ
máu, không tiếng súng” NHƯNG là 1 bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Đây là 1 bước
chuyển mình đầy linh hoạt, gấp rút, cấp bách nhưng được tiến hành rất cẩn trọng nên
cuối cùng đã thắng lợi đầy thuyết phục. Một dân tộc gan dạ chống lại ách nô lệ của
giặc ngoại xâm tồn tại gần trăm năm chỉ trong vòng chưa đến 1 tháng nhờ biết nắm bắt
đúng 1 thời điểm duy nhất. Thành quả ấy thực sự không phải nhờ “ ăn may “ vì CƠ
HỘI chỉ dành những người đã chuẩn bị sẵn sàng. Chớp thời cơ trong cuộc CMT8
chính là minh chứng rõ nét nhất cho câu nói này
c) Ý nghĩa lịch sử
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của
nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc
Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời -
Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở 12 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít.
Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ
vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành
một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên
chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển
tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật
cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ
và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định
rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát
triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay
một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Phần 3: Bài học rút ra và liên hệ thực tiễn về Đảng ta trong vận
dụng thời cơ xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ đổi mới

3.1 Bài học rút ra trong cách mạng T8
 Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế
quốc và chống phong kiến
 Thực hiện khởi nghĩa toàn dân trên nền tảng khối liên minh công - nông
 Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp
 Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. 13 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
 Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, chọn đúng thời cơ (chủ đề chính)
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vừa vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và
kinh nghiệm của cách mạng thế giới, vừa tổng kết những kinh nghiệm các cuộc khởi
nghĩa ở nước ta để lãnh đạo, chỉ đạo Cách mạng Tháng Tám. Trong rất nhiều văn kiện
của Đảng từ năm 1939 đến nửa đầu năm 1945, Đảng đã vạch ra những điều kiện làm
thời cơ cho tổng khởi nghĩa thắng lợi. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Hồ Chí Minh và
Đảng ta trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện
cụ thể trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 03/1945 “Nhật - Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn
quốc phát đi vào đêm 13/8/1945. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi chứng tỏ Đảng đã
chọn đúng thời cơ. Đó là lúc bọn cầm quyền phát xít ở Đông Dương hoang mang đến
cực độ sau khi Nhật đầu hàng; nhân dân ta không thể sống nghèo khổ như trước được
nữa (khi hơn hai triệu người đã bị chết đói...). Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt chủ
trương, lực lượng và cao trào chống Nhật, cứu nước làm điều kiện chủ quan cho tổng
khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức
mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến
hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.
3.2 Vận dụng trong thời cơ xây dựng, phát triển đất nước hiện nay
Bài học mẫu mực về tận dụng thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã
không ngừng được phát huy, phát triển trong các thời kỳ chiến đấu và chiến thắng vẻ
vang của toàn quân, toàn dân ta, lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu” năm 1954 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975
mang tầm cao thời đại… Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, nhiều cơ hội được mở
ra, không bỏ qua, nhưng cũng không chờ đợi bất cứ ai, bất cứ dân tộc nào, quốc gia
nào. Quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những điều kiện chưa từng có cho các quốc gia
xích lại gần nhau, tăng cường hội nhập, hợp tác, phát huy lợi thế cạnh tranh; xu hướng
dân chủ hóa đời sống xã hội, đời sống quốc tế đang tạo hành lang rộng mở cho các chủ
thể, các quốc gia khẳng định vai trò, vị trí của mình.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã mang lại cơ hội phát triển cho nhiều lĩnh vực
(kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục,...) Về kinh tế, dự báo đến năm 2025, quy mô
thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD, trở thành nền kinh tế có thị trường 14 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
thương mại điện tử đứng thứ 3 khu vực ASEAN. Nhờ kết nối mạng internet, thương
mại điện tử giúp người tiêu dùng có thể mua hàng hóa, dịch vụ ở khắp mọi nơi mà
không phụ thuộc vào không gian, thời gian, nguồn hàng hóa đa dạng, phong phú mang
lại cho người mua nhiều sự lựa chọn chất lượng sản phẩm được nâng cao, trong khi
giá thành giảm nhờ việc áp dụng công nghệ cao (công nghệ nano, in 3D, điện toán
đám mây, trí tuệ nhân tạo,…). Ngành du lịch, dịch vụ phát triển, cùng sự gia tăng của
nền kinh tế trải nghiệm,… nhờ áp dụng công nghệ thực tế ảo, cá nhân hóa siêu dữ liệu…
Về văn hóa - xã hội, Cách mạng 4.0 tạo sự liên kết, hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển
thông tin số, góp phần gìn giữ và bảo lưu, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc.
Ngành công nghiệp văn hóa phát triển, vừa mang lại giá trị tinh thần, giá trị truyền
thống, góp phần giáo dục đạo đức nhân văn, vừa tạo nên các giá trị kinh tế đóng góp cho GDP của đất nước
Thời gian gần đây, đại dịch COVID-19 đã và đang gây ảnh hưởng to lớn tới sự
phát triển của đất nước và đời sống của nhân dân. Nhờ áp dụng những sản phẩm của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như tự động hóa để tránh tiếp xúc gần giữa
mọi người, in 3D để sản xuất nhanh các thiết bị y tế, tư vấn hỗ trợ chữa bệnh từ xa,
phần mềm truy vết Bluezone, Ncovid, Code QR…, nên chúng ta đã từng bước khống
chế được dịch bệnh, chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch COVID-19, “biến nguy thành cơ”, đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kết luận
Trước khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta phải sống trong áp
bức, bóc lột nặng nề, một cổ hai tròng, sau Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam
đã bước sang một trang sử mới, một cuộc đời mới. Ngày 2-9-1945, tại Quảng Trường
Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà - đây là mốc son chói lọi của lịch sử, đã mở ra một thời đại mới
của nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Sự
thành công của cuộc Cách mạng là nhờ một phần to lớn vào sự lãnh đạo tài tình, sáng
suốt, đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, có
phương pháp và chiến lược, chiến thuật cách mạng thích hợp, linh hoạt, đặc biệt là khả
năng sử dụng tài tình nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng ta. 15 | P a g e
*Nhóm 3 Lịch sử Đảng231PLT10A25
Trong thời đại công nghệ số, khoa học kỹ thuật phát triển, hội nhập quốc tế,
Đảng và nhà nước cần học hỏi cha ông đi trước về bài học vận dụng thời cơ để phát
triển đất nước, tự lực tự cường. Đồng thời thanh niên chúng ta cũng không ngừng học
tập, phấn đấu, rèn luyện và trau dồi bản thân để trở thành một người công dân hiểu biết
và góp phần phát triển đất nước. Tóm lại, Đảng, nhà nước và nhân dân ta cần vận dụng
những bài học quý giá của cha ông đi trước, đồng thời cũng có những việc làm, hành
động phù hợp với hoàn cảnh đất nước, thế giới ngày nay để đưa Việt Nam sánh với cường quốc năm châu. Tài liệu tham khảo
1) Theo Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhớ lại những ngày tháng Tám hào hùng
2) Theo Định nghĩa-Khái niệm-Thông tin, Cách mạng tháng 8 năm 1945: Chớp thời cơ
của Đảng Cộng Sản Việt Nam
3) Theo Ban Tuyên giáo Trung Ương, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - sự kiện vĩ
đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam
4) Theo Tạp chí cộng sản, Bài học về tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ trong Cách
mạng Tháng Tám với xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay 16 | P a g e