-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập ngôn ngữ báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hãy chứng minh ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng tổng hợp. Trình bày những hiểu biết của anh chị về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí? Khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong thời gian từ năm 2020 đến nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Ngôn ngữ báo chí 18 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài tập ngôn ngữ báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hãy chứng minh ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng tổng hợp. Trình bày những hiểu biết của anh chị về chuẩn mực ngôn ngữ báo chí? Khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong thời gian từ năm 2020 đến nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Ngôn ngữ báo chí 18 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Bài làm
Câu 1: Hãy chứng minh ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng tổng hợp. 1. Khái quát
Phong cách chức năng ngôn ngữ là cách sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt ý
nghĩa của một văn bản hay bài nói theo một mục đích chức năng cụ thể.
Có 6 phong cách chức năng ngôn ngữ chính, bao gồm phong cách ngôn
ngữ sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, chính luận, hành chính công vụ.
Ngôn ngữ báo chí là loại ngôn ngữ được sử dụng đặc thù cho những
người làm việc trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, hay truyền hình.
Thông thường, phong cách ngôn ngữ báo chí thường được dùng trong
những loại văn bản như tin tức, phóng sự, quảng cáo,.. và thường tồn tại
dưới hai dạng là dạng nói và dạng viết.
Ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng tổng hợp bởi vì nó kết
hợp tất cả các đặc điểm và yếu tố của nhiều phong cách chức năng khác
nhau để đạt được mục tiêu truyền tải thông tin nhanh chóng, chính xác và
hấp dẫn đến độc giả. Sự đa dạng trong cách thức diễn đạt, thể loại và sử
dụng ngôn ngữ giúp báo chí có khả năng phản ánh đầy đủ và sinh động
các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội.
Phong cách ngôn ngữ báo chí có những đặc trưng riêng, giúp phân biệt
với các phong cách ngôn ngữ khác, trong đó có 3 đặc điểm chính: tính
thời sự, tính ngắn gọn và tính hấp dẫn.
- Tính thời sự: Thông tin báo chí luôn phản ánh kịp thời các sự kiện,
vấn đề trong đời sống xã hội một cách nhanh chóng, chính xác,
đáng tin cậy và được cập nhật liên tục. Báo chí thường được cấu
trúc trúc một cách logic, tiêu đề ngắn gọn, hấp dẫn và phần mở đầu
tóm tắt nội dung chính, giúp công chúng nắm bắt thông tin ngay lập tức.
- Tính ngắn gọn: Các tác phẩm báo chí sử dụng tiêu đề và những câu
văn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo thông tin được truyền
tải đầy đủ, chọn lọc.
- Tính hấp dẫn: Báo chí hấp dẫn, thu hút người đọc thông qua việc
sử dụng tiêu đề, mở đầu lôi cuốn, ngôn ngữ sinh động và mang đến
các vấn đề xã hội được mọi người quan tâm nhất.
Về đặc điểm ngôn ngữ, phong cách báo chí sử dụng lớp từ ngữ biểu cảm
- cảm xúc và những từ ngữ mang màu sắc tu từ, sử dụng nhiều từ ngữ có
màu sắc trang trọng và những từ ngữ thuộc nghề báo. Cú pháp trong ngôn
ngữ báo chí là sự kết hợp những yếu tố khuôn mẫu và những yếu tố diễn
cảm. Đầu đề thì ngắn gọn, hấp dẫn, thâu tóm toàn bộ nội dung.
Với 3 đặc trưng và các đặc điểm ngôn ngữ trên, có thể thấy, phong cách
ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng ngôn ngữ linh hoạt, tích
hợp sử dụng kết hợp nhiều đặc điểm, yếu tố của các phong cách chức
năng ngôn ngữ khác một cách chọn lọc để phục vụ mục đích truyền tải thông tin hiệu quả.
2. Phong cách ngôn ngữ báo chí là tổng hòa của các phong cách chức năng ngôn ngữ
2.1. Ngôn ngữ báo chí mang phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt
Trong ngôn ngữ nói và viết hàng ngày, ta có thể bắt gặp nhiều kiểu
phong cách ngôn ngữ khác nhau, trong đó phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
là một trong những phong cách ngôn ngữ phổ biến nhất.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (còn gọi là phong cách khẩu ngữ, phong
cách hội thoại) là dấu hiệu đặc trưng khái quát chức năng và sự lựa chọn
các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp trong lời ăn tiếng
nói tự nhiên hàng ngày. Nói cách khác, đó là giới hạn ngôn ngữ được
dùng trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân, chủ yếu bằng lời, được
thực hiện giữa người nói và người nghe trong hoàn cảnh không chính
thức và đôi khi cũng được thực hiện bằng chữ viết như nhật ký hay thư riêng.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chịu sự chi phối mạnh mẽ của những
nhân tố chủ quan, cá nhân người nói. Những yếu tố tâm sinh lí, nghề
nghiệp, quê quán, văn hóa.. ảnh hưởng trực tiếp tới lời nói cá nhân, đặc
biệt là các biến thể phát âm, từ ngữ ở từng vùng, từng địa phương. Phong
cách khẩu ngữ được hình thành từ lâu đời, từ khi con người biết dùng
ngôn ngữ để trao đổi với nhau những cảm nhận, xúc cảm, ý nghĩ của
mình.. Tuy nhiên, trong những văn bản như truyện kể, kịch nói.. ngôn
ngữ các nhân vật không hoàn toàn giống như ngôn ngữ trong cuộc sống
bởi người viết đã mô phỏng phong cách theo một cấu trúc nghệ thuật.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mang 3 đặc trưng:
- Tính cá thể: Thể hiện ở vẻ riêng của mỗi người khi trao đổi, trò
chuyện, tâm sự với người khác.
- Tính cụ thể: Phong cách sinh hoạt tránh lối nói trừu tượng, chung
chung, thích lối nói cụ thể, nổi bật làm cho sự vật không phải chỉ
được gọi tên mà hiện lên với những hình ảnh, âm thanh rõ rệt.
- Tính cảm xúc gắn chặt với tính cụ thể: Vì lời nói trong phong cách
sinh hoạt mang tính cảm xúc tự nhiên, những cách diễn đạt đầy
màu sắc tình cảm đã nảy sinh trực tiếp từ những tình huống cụ thể
trong thực tế đời sống.
Về đặc điểm ngôn ngữ của phong cách sinh hoạt:
- Về ngữ âm: Các biến thể ngữ âm trong ngôn ngữ sinh hoạt đánh
dấu đặc trưng phát âm của người nói và những biến thể địa
phương. Những biến thể này rất đa dạng, trong đó việc sử dụng
ngữ điệu rất quan trọng và phổ biến, nó làm cho từ ngữ mang nhiều
sắc thái đa dạng, bộ lộ các hiện tượng tâm sinh lý của cá nhân người nói.
- Về từ vựng - ngữ nghĩa: Ngoài những từ ngữ thường dùng trong
mọi phong cách, việc dùng từ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
có những đặc trưng riêng như sử dụng những từ và cụm từ bền
vững, dùng từ láy, từ địa phương, từ lóng.. Ngôn ngữ sinh hoạt thể
hiện mọi phương pháp biểu đạt nghĩa, phổ biến nhất là so sánh, ẩn
dụ, hoán dụ, phóng đại, liệt kê, điệp ý, đồng nghĩa, phản nghĩa,..
- Về cú pháp: Câu dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt thường không phải
là câu chuẩn mực mà là những phát ngôn, nên có thể chỉ có một từ,
một cụm từ hay một chuỗi câu có nhiều mệnh đề. Những phát ngôn
trong ngôn ngữ sinh hoạt thường lược chủ ngữ, sử dụng những câu
hỏi, câu than, những câu nói trực tiếp, câu đưa đẩy và có những
cách diễn đạt cụ thể, sinh động, những lối so sánh ví von, khoa trương, mạnh bạo.
Như vậy, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách ngôn ngữ dùng
trong cuộc sống hàng ngày, là nền tảng của các phong cách chức năng
tiếng Việt (trong đó có phong cách ngôn ngữ báo chí), có chức năng giao
tiếp sinh hoạt, chứa đựng những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt. Trên
nền tảng ngôn ngữ sinh hoạt đã hình thành các chuẩn mực ngôn ngữ và là
kho tàng chất liệu vô tận cho sáng tạo nghệ thuật.
Đặc trưng và đặc điểm ngôn ngữ của phong cách sinh hoạt là một đặc
điểm quan trọng trong phong cách ngôn ngữ báo chí, giúp báo chí trở nên
gần gũi và dễ tiếp cận với mọi tầng lớp khán giả. Điều đó được thể hiện
qua cách sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và phản ảnh những khía
cạnh đời sống hàng ngày của con người. Các tác phẩm báo chí thường
tránh sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành phức tạp, nếu có dùng thì sẽ
kèm chú thích rõ ràng giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin mà
không gặp phải khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa. Ngôn ngữ trong báo chí
sinh hoạt thường sử dụng giọng điệu thân thiện, gần gũi và cách diễn đạt
quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày tạo cảm giác như đang trò chuyện
với khán giả, tạo nên sự kết nối và thu hút. Ngoài ra các tác phẩm báo chí
mang chủ đề đời sống như gia đình, sức khỏe, giáo dục, ẩm thực, thời
trang và giải trí mang đến những thông tin hữu ích, thiết thực trong cuộc
sống hàng ngày của khán giả góp phần làm cho báo chí sinh hoạt trở nên
hấp dẫn hơn, đồng thời nâng cao giá trị thực tiễn của báo chí.
Một số tác phẩm báo chí mang phong cách chức năng sinh hoạt:
Nghiên cứu mới về thời điểm tốt nhất trong ngày để tập thể dục | Báo Dân trí (dantri.com.vn)
Bài báo “Nghiên cứu mới về thời điểm tốt nhất trong ngày để tập thể dục”
của tác giả Hà An trên trang báo điện tử Dân trí đã sử dụng chủ yếu
phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt với cách diễn đạt gần gũi, dễ
hiểu, giúp người đọc có thể nắm bắt thông tin chính một cách nhanh và
hiệu quả là “buổi tối là thời điểm tốt nhất trong ngày để tập thể dục”.
Lễ hội Du lịch Hàn Quốc 2024 - VTV1 | VTV.VN
Hay bản tin “Lễ hội Du lịch Hàn Quốc 2024” phát sóng trên kênh truyền
hình VTV1 cũng sử dụng kết hợp phong cách ngôn ngữ báo chí và phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt, vừa giúp truyền tải thông tin nhanh, vừa giúp
công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin.
2.2. Ngôn ngữ báo chí mang phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là toàn bộ những biến thể sử dụng ngôn
ngữ trong các chuỗi câu hay văn bản có chức năng thông báo - thẩm mĩ,
tức là vừa thông tin một nội dung nào đó vừa thỏa mãn nhu cầu thưởng
thức cái đẹp của con người bằng chính ngôn ngữ (lời nói) của mình.
Phạm vi sử dụng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khá rộng, có thể
thấy cả trong lời ăn tiếng nói hàng ngày (ngôn ngữ sinh hoạt), trong văn
nghị luận, chính luận, trong báo chí.. và tập trung tiêu biểu ở các văn bản
nghệ thuật như thơ, truyện, kịch..
Xuất hiện từ trước khi có chữ viết, ngôn ngữ nghệ thuật tồn tại dưới hình
thức ghi nhớ và truyền miệng trong dân gian. Đó là những truyện kể dân
gian, những câu hò, câu hát giao duyên, những buổi diễn tấu, trình diễn
sân khấu. Từ khi có chữ viết, ngôn ngữ nghệ thuật phát triển rất mạnh,
hình thành rất nhiều thể loại phức tạp, phong phú. Có thể quy về các thể
loại chính: ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ truyện, ngôn ngữ kịch nói và ngôn
ngữ văn xuôi. Mỗi thể loại lại có hình thức và nội dung khác nhau, tùy
vào chức năng đặc trưng của từng thể loại. Ngoài ra, còn có những thể
loại trung gian như: truyện thơ, kịch thơ, thơ - văn xuôi, văn xuôi - thơ
(văn vần).. nhưng các văn bản nghệ thuật có chung chức năng thông báo -
thẩm mĩ và có những dấu hiệu khái quát nhất định.
Phong cách ngôn ngữ mang 3 đặc trưng: tính hình tượng, tính truyền
cảm và tính cá thể hóa.
- Tính hình tượng: Đây là đặc trưng chủ yếu của phong cách nghệ
thuật. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm dù đơn giản vẫn có
chức năng thẩm mĩ. Nó vừa là phương tiện vừa là mục đích sáng
tạo nghệ thuật trong văn bản nghệ thuật.
- Tính truyền cảm: Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật là ngôn ngữ
tự nhiên được tái tạo lại, những yếu tố kèm lời trong giao tiếp mất
đi, ngữ điệu được cách điệu hóa trong luật thơ, hoặc trong kết cấu
của văn bản. Đặc trưng truyền cảm thể hiện trong sự lựa chọn từ
ngữ, trong những tình thái, trong việc chọn câu và tạo âm hưởng
giọng điệu cho câu văn, câu thơ hay toàn văn bản.
- Tính cá thể hóa: Ngôn ngữ nghệ thuật có tính cá thể hóa, mang dấu
ấn đặc thù, cái riêng của nghệ sĩ. Mỗi tác giả đều cố gắng đưa cái
riêng của mình vào trong ngôn ngữ, mỗi người có một lớp từ vị
riêng của mình, không ai giống ai, một người một vẻ. Tính cá thể
của ngôn từ cũng là một nguồn thi vị hấp dẫn để người đọc thưởng thức.
Phong cách ngôn ngữ báo chí mang phong cách chức năng nghệ thuật là
sự kết hợp giữa tính chức năng - truyền tải thông tin kịp thời, chính xác
và tính nghệ thuật, tạo nên sự thu hút, lôi cuốn thông qua cách sử dụng
ngôn từ sinh động và biểu cảm. Ngôn ngữ báo chí không chỉ dừng lại ở
việc cung cấp thông tin mà còn phải truyền tải được cảm xúc, tạo nên sự
đồng cảm và tác động sâu sắc đến khán giả. Vì vậy, tùy vào câu chuyện
hay sự kiện, báo chí sử dụng kết hợp các từ ngữ cảm xúc và các biện
pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhấn mạnh.. để tăng tính biểu cảm và làm
phong phú thêm ngôn ngữ, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn. Đồng thời, cách
kể chuyện trong báo chí phải mạch lạc, có thể dẫn dắt người đọc từ đầu
đến cuối tác phẩm. Đây chính là tính truyền cảm và đặc điểm ngôn ngữ
nghệ thuật trong báo chí.
Ngoài ra, tính truyền cảm đó còn được thể hiện qua sự nhân văn, tôn
trọng con người và đề cao các giá trị đạo đức xã hội trong báo chí. Những
câu chuyện, vấn đề xã hội được báo chí truyền tải đến mọi người một
cách cảm xúc, chân thật với những nhân vật, sự kiện sống động, gần gũi.
Đôi khi tác phẩm báo chí đi kèm những đánh giá, bày tỏ quan điểm, tình
cảm của tác giả mang đến cho khán giả những cảm xúc rõ nét, chân
thành, đồng thời giữ được tính cá thể của người viết.
Một số tác phẩm báo chí mang phong cách chức năng nghệ thuật:
Báo Vietnamnet, ngày 08/07/2023 của tác giả Đình Hiếu: “Người cha
chết lặng khi nghe tin con tử vong trong đám cháy 6 tầng ở Hà Nội”. Bài
báo không chỉ sử dụng ngôn ngữ báo chí mà còn kết hợp với ngôn ngữ
nghệ thuật biểu cảm, tác động đến xúc cảm người đọc, khơi gợi sự đồng
cảm, sẻ chia, góp phần phát huy truyền thống “thương người như thể
thương thân” của dân tộc ta. Đồng thời, bài báo còn là lời nhắc nhở người
dân nâng cao tinh thần trong công tác thực phòng cháy chữa cháy, thực
hiện đúng quy định về phòng cháy chữa cháy để tránh những vụ hỏa hoạn
thương tâm tương tự diễn ra.
Phim tài liệu VTV đặc biệt: “Ranh giới” phát sóng trên kênh VTV1 ngày
09/09/2021 kể về câu chuyện xúc động về tình người, nghĩa đồng bào,
vượt qua khỏi rào cản dịch bệnh. Đồng thời tôn vinh nỗ lực, quyết tâm
của đội ngũ y bác sĩ trong cuộc chiến vô cùng gian khó và hiểm nguy này.
2.3. Ngôn ngữ báo chí mang phong cách chức năng ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách mang dấu hiệu đặc trưng
khái quát chức năng thông báo và những biến thể ngôn ngữ sử dụng trong
các văn bản khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn)
và ở các hội thảo tranh luận khoa học.
Phong cách ngôn ngữ khoa học có thể tồn tại dưới hai dạng: dạng viết và
dạng nói. Dạng viết gồm các văn bản khoa học và dạng nói là dạng trình
bày giảng giải, thuyết minh, thảo luận trong các cuộc hội thảo khoa học.
Các văn bản khoa học có thể phân chia thành ba loại:
- Luận văn, luận án, báo cáo, dự án, công trình khoa học là những
văn bản có yêu cầu chặt chẽ về hệ thống lập luận, kết cấu văn bản và sử dụng ngôn ngữ.
- Sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, giáo án để giảng dạy các môn
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn. Ngoài những yêu
cầu khoa học, văn bản thuộc loại này còn mang tính sư phạm theo
từng trình độ giảng dạy khác nhau.
- Bài báo, sách vở nhằm phổ biến khoa học rộng rãi cho toàn dân.
Phong cách ngôn ngữ khoa học có tính trừu tượng và khái quát cao vì
khoa học nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan. Mục đích của
khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật hiện tượng
nên không thể dừng lại ở những thứ riêng lẻ, bộ phận, cá biệt.
Một đặc trưng khác của phong cách ngôn ngữ khoa học là tính logic
nghiêm ngặt. Bởi lẽ, để gợi mở trí tuệ và thuyết phục bằng lý tính, sự
trình bày, cách suy luận phải tuân theo quy tắc chặt chẽ của tư duy logic
(tư duy logic hình thức đến tư duy logic biện chứng).
Khoa học yêu cầu phản ánh chính xác, chân thực khách quan các quy
luật của tự nhiên và xã hội nên phong cách ngôn ngữ khoa học cũng yêu
cầu tính chính xác khách quan. Tính chính xác của phong cách ngôn ngữ
khoa học được hiểu là phản ánh đúng sự thật và từ ngữ chỉ được hiểu một
nghĩa là nghĩa đen, nghĩa sự vật - logic.
Từ việc phân tích 3 đặc trưng trên của phong cách ngôn ngữ khoa học,
có thể dễ dàng nhận thấy đây cũng là 3 đặc điểm thường thấy trong ngôn
ngữ báo chí, đặc biệt là tròn các bài báo phân tích, bình luận, phóng sự
điều tra.. Ngôn ngữ báo chí sử dụng các khái niệm chung và phổ quát,
tóm lược thông tin và chỉ ra những điểm chính yếu của sự kiện hoặc vấn
đề, giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được nội dung cần thiết. Tính
logic chặt chẽ cũng được ứng dụng trong ngôn ngữ báo chí thông qua khả
năng tổng hợp và phân loại thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và được
trình bày một cách có hệ thống, dễ hiểu.
Về đặc điểm ngôn ngữ của phong cách khoa học:
- Các phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa: Các văn bản khoa học sử dụng
các thuật ngữ chuyên ngành mang tính trừu tượng, tính hệ thống của
khoa học học đó. Bên cạnh đó, các văn bản khoa học sử dụng khá
nhiều từ ngữ thông thường, tuy nhiên các từ ngữ đó chỉ mang một
nghĩa là nghĩa trực tiếp chứ không thể là đa nghĩa như trong ngôn ngữ
nghệ thuật. Mặt khác, các từ nối và những kết ngữ cũng được sử dụng
nhiều cùng với các kí hiệu bằng con chữ, chữ số, các dấu hiệu.. để
trình bày ngắn gọn, khái quát.
- Các phương tiện cú pháp: Các văn bản khoa học sử dụng các cụm từ
trong các đề mục và sử dụng mệnh đề logic trong câu. Vì vậy, câu
trong văn bản khoa học không thể giản lược chủ ngữ, bổ ngữ và cũng
không sử dụng các biện pháp tu từ để thể hiện tính chuẩn mực, tính lý trí và tính phi cá thể.
Các bài báo khoa học, nghiên cứu mang những đặc điểm ngôn ngữ của
phong cách khoa học với ngôn ngữ trung lập, khách quan và đầy đủ cú
pháp nhưng vẫn mang tính ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng. Ngôn ngữ báo
chí cũng thể hiện tính cụ thể và minh bạch khi sử dụng số liệu và dữ kiện
cụ thể để minh chứng cho các luận điểm. Từ ngữ trong báo chí được sử
dụng một cách chính xác và nhất quán, hạn chế sử dụng từ lóng, từ ngữ
địa phương, từ ngữ mang tính biểu cảm hay văn nói. Như vậy, các thông
tin khoa học đảm bảo được truyền đạt một cách hiệu quả và dễ hiểu đối
với cộng đồng khoa học cũng như công chúng quan tâm.
Một số tác phẩm báo chí mang phong cách chức năng khoa học:
Bài báo “Bạch tuộc giả dạng hàng loạt sinh vật khác” trên trang báo điện
tử VNExpress cung cấp kiến thức khoa học về tập tính và đặc điểm sinh
hoạt của loài sinh vật biển này.
2.4. Ngôn ngữ báo chí mang phong cách chức năng ngôn ngữ chính luận
Phong cách ngôn ngữ chính luận là dấu hiệu đặc trưng khái quát chứng
năng thông báo và những biến thể sử dụng ngôn ngữ dùng trong các văn
bản chính trị nhằm mục đích tuyên truyền đường lối và quan điểm chính trị.
Chính luận là một phong cách ngôn ngữ độc lập có vai trò quan trọng khi
những hoạt động chính trị của các đảng phái, tổ chức chính trị sôi động
thu hút sự quan tâm của người dân. Chính luận có tác động đến đời sống,
văn học nghệ thuật và với sự phát triển của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ chính luận được sử dụng cả ở hai dạng: dạng nói và dạng viết.
Dạng nói là phát biểu, thảo luận, tuyên truyền.. bằng miệng trước số đông
quần chúng. Dạng viết dùng trong các văn bản chính luận như tuyên
ngôn, lời kêu gọi, báo cáo chính trị, chính cương, nghị quyết, diễn văn..
Phong cách ngôn ngữ chính luận mang 3 đặc trưng:
- Tính bình giá công khai: Biểu thị một cách rõ ràng trực tiếp thái độ
của tác giả đối với sự kiện văn hóa, chính trị, kinh tế..
- Tính lập luận chặt chẽ: Muốn thuyết phục người nghe, người đọc
thì cần phải giải thích, thuyết minh một cách có lý lẽ và căn cứ
vững chắc (tức là phải dựa trên những luận điểm, luận cứ khoa học).
- Tính truyền cảm hứng mạnh mẽ: Sự diễn đạt hùng hồn, sinh động,
có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục bằng cả lý trí, cả tình cảm, đạo đức..
Ngôn ngữ trong phong cách chính luận sử dụng những từ ngữ thuộc các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa.. và sử dụng nhiều các phương tiện,
biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, lặp cú pháp, lặp từ ngữ.. tạo nên tính
thuyết phục, hấp dẫn. Cú pháp phong cách chính luận sử dụng là những
câu chuẩn mực, tức là câu phải được tổ chức chặt chẽ, mang tính lập luận
cao. Phần lớn câu văn trong văn bản chính luận tương đương với phán
đoán logic nhưng vẫn không loại trừ các biện pháp tu từ như nhấn mạnh,
liệt kê, tách câu.. Ngoài ra, phong cách chính luận còn sử dụng những từ
ngữ chuyển tiếp, từ nối biểu đạt mối quan hệ logic giữa các bộ phận câu,
giữa câu này với câu khác.
Ngôn ngữ báo chí, đặc biệt là các thể loại báo chí chính luận mang nhiều
đặc trưng và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ hành chính. Báo chí
chính luận là một thể loại báo chí chuyên phản ánh, phân tích và bình
luận các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa và các vấn đề quan
trọng khác của đất nước và thế giới. Các tác phẩm báo chí chính luận
thường nhằm mục đích thuyết phục, định hướng dư luận, tạo ra các cuộc
thảo luận và tranh luận công khai, bởi vậy ngôn ngữ trong báo chí chính
luận ảnh hưởng khá nhiều bởi phong cách chính luận. Báo chí chính luận
luôn đưa ra những phân tích và đánh giá khách quan một cách công khai
bằng những lập luận chặt chẽ và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. Bên cạnh
đó, báo chí chính luận cũng sử dụng kết hợp ngôn ngữ khoa học với ngôn
ngữ mạnh mẽ, gợi cảm để tạo ấn tượng với người đọc, từ đó thể hiện
được quan điểm, thái độ và phong cách cá nhân của tác giả. Không chỉ
cung cấp thông tin mà các tác phẩm báo chí chính luận còn mang tính
truyền cảm hứng mạnh mẽ bởi sức thuyết phục và tính tương tác, phản
biện mà nó mang lại. Các tác giả thường đưa ra các đánh giá hoặc các
phản biện đối với các quan điểm, chính sách hoặc sự kiện xã hội, khuyến
khích phản hồi, tranh luận và tạo ra một diễn đàn để công chúng cùng nhau thảo luận.
Ví dụ: Trên trang Báo Điện tử Chính phủ đăng tải bài viết với tiêu đề
“Tái cơ cấu nền kinh tế: Thách thức và cơ hội” phân tích các chính sách
kinh tế hiện tại, đánh giá những thách thức và cơ hội của việc tái cơ cấu
nền kinh tế và đưa ra những đề xuất cụ thể để khắc phục.
2.5. Ngôn ngữ báo chí mang phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính công vụ
Phong cách ngôn ngữ hành chính là phong cách ngôn ngữ được sử dụng
trong các văn bản, giấy tờ lưu hành trong các cơ quan hành chính của Nhà
nước, thực hiện các chức năng giao tiếp trong cơ quan hành chính, giữa
cơ quan Nhà nước với người dân và giữa người dân với các cơ quan Nhà nước.
Các văn bản hành chính có thể được phân loại như sau:
- Cấp trên thông tin cho cấp dưới: thông tư, thông báo, nghị quyết,
nghị định, quyết định..
- Cấp dưới thông tin cho cấp trên được biết: báo cáo, biên bản, đơn từ, bản khai..
Ngôn ngữ báo chí mang phong cách chức năng hành chính công vụ yêu
cầu tính chính xác, rõ ràng, khách quan và minh bạch. Việc sử dụng thuật
ngữ chuyên ngành, cung cấp thông tin chi tiết, cập nhật kịp thời và công
khai các hoạt động của cơ quan nhà nước giúp đảm bảo người dân nắm
bắt được thông tin một cách chính xác và tin cậy. Phong cách này không
chỉ giúp truyền tải thông tin mà còn góp phần vào việc giám sát và thúc
đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền.
Các tác phẩm báo chí mang phong cách chức năng hành chính công vụ thường là:
- Thông báo về chính sách mới
(Nguồn: Báo điện tử Quân đội nhân dân)
- Bình luận về quyết định hành chính
(Nguồn: Báo điện tử Thanh tra)
- Phóng sự về công tác quản lý
Tổng kết lại, từ những phân tích và ví dụ trên, có thể nói ngôn ngữ báo chí
là một phong cách chức tăng tổng hợp bởi sự kết hợp linh hoạt giữa các
đặc trưng và đặc điểm của các phong cách ngôn ngữ khác. Sở dĩ ngôn ngữ
báo chí có tính chất như vậy là do sự đa dạng các thể loại báo chí. Người ta
phân báo chí ra thành các thể loại và một số thể loại lại được gom vào
thành từng nhóm, các nhóm lại có những chức năng, nội dung và hình thức
đặc thù riêng. Hiện nay, chúng ta tạm thời chia báo chí thành ba nhóm
chính: nhóm thông tin sự kiện, nhóm thông tin lý lẽ và nhóm thông tin thẩm mỹ.
- Nhóm thông tin sự kiện hay còn được gọi là nhóm các thể loại báo chí
thông tấn bao gồm: tin, phỏng vấn, tường thuật.. Đặc điểm của các thể loại
nhóm này là đòi hỏi tính thời sự rất cao, tức là phải đề cập, thông báo,
phản ánh kịp thời những sự kiện, hiện tượng, quá trình.. vừa mới xảy ra,
đang xảy ra hoặc sắp xảy ra trong đời sống xã hội. Do yêu cầu chỉ thông
báo, phản ánh là chủ yếu nên các thể loại trong nhóm này không nhất thiết
phải phân tích, đánh giá, bình luận sâu và tỉ mỉ vấn đề, trường hợp cụ thể
nếu có các yếu tố này thì cũng chỉ ở mức độ nhất định. Các hiện tượng, sự
kiện, quá trình, con người được phản ánh trong tin, phỏng vấn, tường thuật,
bài phản ánh thường đơn lẻ, độc lập hoặc tập hợp một số sự kiện tiêu biểu
cho cái mới, cái thật của đời sống xã hội. Vì những đặc điểm nội dung và
mục đích đặc trưng đó mà các thể loại báo chí thông tấn thường kết hợp
phong cách ngôn ngữ báo chí với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, hoặc
kết hợp với phong cách ngôn ngữ khoa học, đôi khi có sự ứng dụng khéo
léo cả ba phong cách chức năng.
- Nhóm thông tin lý lẽ hay còn được gọi là nhóm các thể loại báo chí
chính luận bao gồm: xã luận, bình luận, phản ánh, phê bình, điều tra,
chuyên luận. Đặc điểm của nhóm báo chí chính luận là trên cơ sở các tư
liệu, sự kiện, hiện tượng, quá trình có hệ thống để phân tích, đánh giá, bình
luận một vấn đề nào đó tùy theo ý đồ và mục đích nhất định. Người viết
thể loại trong nhóm này phải huy động trí tuệ, kinh nghiệm và kiến thức xã
hội, kết hợp tư duy khoa học và tư duy logic, các luận cứ, luận chứng kết
hợp chặt chẽ với nhau trong mạch tư duy nhất quán để lý giải vấn đề. Khi
xem xét, đánh giá hay bình luận một vấn đề, sự kiện đòi hỏi người viết
không chỉ nêu hiện tượng bên ngoài mà còn phải chỉ ra nguyên nhân và
bản chất bên trong của vấn đề đó. Thái độ, quan điểm, chính kiến của
người viết cũng phải thể hiện rõ ràng, nhất quán và công khai trước vấn đề
mình đề cập. Đặc biệt, với những vấn đề xã hội phức tạp, người viết phải
có những đề đạt, gợi mở, hướng dẫn tháo gỡ vấn đề. Có thể nói, mục đích
của các thể loại trong nhóm này là thuyết phục công chúng, giúp công
chúng hiểu sự thật bằng luận cứ, luận chứng và lý lẽ. Bởi vậy, bên cạnh
ngôn ngữ báo chí, tác phẩm thuộc nhóm các thể loại báo chí chính luận
còn mang những nét của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Nhóm thông tin thẩm mỹ hay còn gọi là nhóm
các thể loại báo chí chính
luận nghệ thuật bao gồm: ký, phóng sự, tiểu phẩm, ghi nhanh, câu chuyện
báo chí. Đặc điểm của nhóm này là kết hợp yếu tố chính luận (tư liệu, sự
kiện, lý lẽ, hùng biện..) với yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, cảm xúc, thái độ,
khái quát..) để phản ánh một cách sinh động, hấp dẫn bằng cách sử dụng
hình ảnh, cảm xúc và các thế mạnh khác của ngôn từ (ẩn dụ, so sánh, tính
từ..). Sự kết hợp yếu tố phản ánh và yếu tố cảm xúc là điểm rõ nét để nhấn
mạnh ý nghĩa hoặc bản chất của sự việc, con người. Đặc điểm này cũng tạo
cho người viết có điều kiện tiếp cận các yếu tố văn học, nghệ thuật, thể
hiện cách viết sinh động, mềm dẻo, hấp dẫn đối với công chúng. Nhóm các
thể loại báo chí mang chức năng thông tin thẩm mỹ là phong cách ngôn
ngữ báo chí mang phong cách chính luận và phong cách nghệ thuật.
Tóm lại, báo chí là một phong cách chức năng ngôn ngữ tổng hợp vì nó
tích hợp các đặc điểm của nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Từ tính
chính xác và phân tích của ngôn ngữ khoa học, tính thuyết phục và lập luận
của ngôn ngữ chính luận, tính biểu cảm và sinh động của ngôn ngữ nghệ
thuật, đến tính ngắn gọn và thời sự đặc trưng của chính báo chí, và tính
thông báo, hướng dẫn của ngôn ngữ hành chính. Sự tổng hợp này giúp báo
chí đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng của công chúng, làm rõ ràng
và hấp dẫn các thông tin được truyền tải. Kinh nghiệm của báo chí chúng
ta hiện nay cho thấy rằng, việc kết hợp trong một tác phẩm những tính chất
và khả năng của các phong cách chức năng ngôn ngữ khác nhau trở nên
bình thường và nhiều khi là cần thiết, đó là xu hướng của sự phát triển, làm
cho các thể loại báo chí ngày càng phong phú và đa dạng.
Câu 2: Trình bày những hiểu biết của anh chị về chuẩn mực ngôn ngữ
báo chí? Khảo sát những lỗi thường gặp trên các loại hình báo chí trong
thời gian từ năm 2020 đến nay.
Trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam ngày càng trở nên tân tiến,
hiện đại. Không chỉ dừng ở báo in, báo chí đã và đang phát triển mạnh
mẽ trên các trang mạng xã hội, các kênh thông tin và các tờ báo điện tử.
Công nghệ đan xen, tất nhiên, lượng thông tin trở nên dồi dào hơn, tiếp
cận người đọc nhanh hơn.Báo chí nằm ở vị trí trung tâm trong mạng lưới
các phương tiện thông tin đại chúng. Báo chí có thể truyền tải thông tin
bằng ngôn ngữ hoặc chữ viết, nhưng ngôn ngữ báo chí trước hết và chủ
yếu được xem xét ở lĩnh vực ngôn ngữ học - xã hội. Vấn đề sử dụng ngôn
ngữ có tác động trực tiếp và quyết định tới hiệu quả của thông tin báo chí.
Ngôn ngữ báo chí là hệ thống dùng để truyền tải thông tin trong tác
phẩm báo chí. Như vậy, ngôn ngữ báo chí bao gồm cả chữ viết, hình ảnh,
âm thanh, bảng biểu và một số yếu tố phi ngôn ngữ. Trên cơ sở nhận thức
rằng “phong cách là những khuôn mẫu trong hoạt động, lời nói, được
hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền
thống và chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu”,
người ta đã tìm ra những luận cứ, với các mức độ thuyết phục khác nhau,
để khẳng định, ngôn ngữ báo chí có những nét đặc thù, cho phép nó có vị
thế ngang hàng với các phong cách chức năng khác trong ngôn ngữ như
phong cách khoa học, phong cách sinh hoạt, phong cách chính luận..
1. Khái niệm chuẩn mực ngôn ngữ báo chí
Có nhiều cách hiểu về chuẩn mực ngôn ngữ, GS. TS Nguyễn Văn Khang
cho rằng “ngôn ngữ chuẩn mực có thể hiểu là biến thể ngôn ngữ đã qua
chỉnh lý, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp đa dạng và phức tạp của cộng
đồng nói năng để thực hiện hiện đại hoá”. Theo tác giả Vũ Quang Hào
trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” có viết: “Chuẩn mực ngôn ngữ được xem
xét trên hai phương diện: Chuẩn mực mang tính quy ước xã hội tức là
phải được xã hội chấp nhận và sử dụng. Mặt khác chuẩn mực phải phù
hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử”.
Có thể hiểu chuẩn mực là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để làm
mẫu. Còn chuẩn mực ngôn ngữ được hiểu là cái được công nhận là đúng
và phổ biến nhất trong việc sử dụng các phương tiện Ngôn Ngữ, là toàn
bộ các phương tiện Ngôn Ngữ và các quy tắc sử dụng Ngôn Ngữ được
mọi người thừa nhận và được coi là đúng, là khuôn mẫu, quy ước trong
một xã hội nhất định và trong một thời đại nhất định. Như vậy, chuẩn
mực ngôn ngữ báo chí truyền thông là chuẩn mực ngôn ngữ được nhà báo
sử dụng để chuyển tải thông tin trong các tác phẩm.
2. Biểu hiện của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí hiện nay đang có rất nhiều sự pha trộn phức tạp, vì
vậy chuẩn mực ngôn ngữ báo chí cần đầy đủ ở tất cả cấp độ và có nội
dung chặt chẽ, thống nhất.
2.1. Về phương diện chữ viết
Để đảm bảo chuẩn mực, người làm báo cần chú ý tính chính xác trên
phương diện chữ viết, đặc biệt là viết đúng chính tả.
- Quy tắc phân biệt các phụ âm và nguyên âm dễ nhầm lẫn (l/n. tr/ch, s/x..):
Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp và có sự đa dạng, phức tạp trong chính
nội tại hệ thống ngôn ngữ nên có thể gây nhầm lẫn nếu không vững vàng
chuyên môn, kiến thức về ngôn ngữ. Người làm báo cần đặc biệt chú ý
đến việc sử dụng chính tả chuẩn mực, bao gồm cả việc phân biệt các phụ
âm và nguyên âm dễ nhầm lẫn, góp phần tạo nên một bài viết trau chuốt, chuyên nghiệp.
- Quy tắc viết hoa: viết hoa cú pháp, viết hoa tu từ, viết hoa tên riêng, tên
địa danh,.. , tránh lối viết hoa tùy tiện, vô lý gây khó hiểu cho người đọc.
Ví dụ: Viết hoa đúng cú pháp, tên riêng tổ chức (VFF), viết hoa tên riêng
(Hoàng Anh Tuấn), viết hoa tên địa danh (Indonesia, Việt Nam, châu Á, Đông Nam Á) (Nguồn: Báo Dân trí)
- Quy tắc viết tên riêng tiếng nước ngoài, dùng từ mượn người làm báo thường có các cách sau: + Giữ nguyên dạng + Chuyển tự
+ Kết hợp cả hai yếu tố vừa từ bản ngữ vừa từ nước ngoài tạo thành một cụm từ
- Quy tắc viết tắt: Đối với các từ hay cụm từ được sử dụng lặp đi lặp lại
trong một bài báo hay văn bản nói chung, viết tắt không chỉ tiết kiệm
được thời gian và công sức mà còn giúp đáp ứng yêu cầu về trình bày
(diện tích khổ báo hạn chế, đảm bảo sự hài hòa, cân xứng giữa các thành tố ngôn ngữ…).
Kiểu viết tắt phổ biến nhất hiện nay là viết các chữ cái đầu tiên của các
âm tiết có trong tên gọi. Ví dụ: xã hội chủ nghĩa là XHCN; ủy ban nhân
dân là UBND; Kiểu viết tắt này chỉ được dùng cho các tên gọi được cấu
tạo bởi các từ cùng một thứ tiếng, chủ yếu là tiếng Anh hay tiếng Việt.
Chỉ được sử dụng hình thức viết tắt trên sau khi đã viết dạng đầy đủ có
kèm dạng tắt được đặt trong ngoặc đơn đứng ngay bên cạnh. Ví dụ: Học
viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCVTT) , Đài Truyền hình Việt Nam (ĐTHVN),…
Không nên viết tắt theo kiểu trên ở tít. Trong trường hợp bất khả kháng,
chỉ nên viết tắt những từ hay cụm từ xuất hiện với tần số cao trong giao
tiếp mà hầu hết mọi người đều biết như XHCN, UBND, VTV, GDP …
Kiểu viết tắt lược bớt các yếu tố theo xu hướng giữ lại ít nhất hai chữ cái
trong mỗi âm tiết của tên gọi (trong đó thường có một chữ cái là ký hiệu
ghi nguyên âm). Ví dụ: HABECO (Công ty Bia Hà Nội), VINATABA
(Công ty Thuốc lá Việt Nam) … Đối với các tên gọi tiếng Anh, nếu bộ
phận chính của tên (bộ phận giúp nhận diện được ngay đặc thù về phạm
vi chức năng, lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh của đối tượng dịch vụ có
tên viết tắt) chỉ có một âm tiết thì trong nhiều trường hợp nó được giữ nguyên.
VD: SILKTEXTCO (Công ty Xuất khẩu tơ tằm), VINAMILK (Công ty Sữa Việt Nam)
2.2. Về phương diện từ vựng
- Dùng từ phải cô đọng, chuẩn xác, tránh dùng từ ngữ sáo rỗng, dùng từ thừa và lặp lại.
- Dùng từ phải đúng nghĩa: Chỉ đúng hiện thực khách quan (sự vật, hành
động, tính chất) cần nói tới, biểu thị đúng khái niệm cần diễn đạt.
- Dùng từ phải hướng đến tính đại chúng: Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí
cần đảm bảo tính trong sáng, dễ hiểu, phù hợp thông tin, đối tượng, ngữ
cảnh thông tin, hạn chế tiếng lóng, biệt ngữ, từ vay mượn, thuật ngữ chuyên ngành, sáo ngữ..
- Dùng từ cần có tính định hướng: Từ vựng được sử dụng trong báo chí cần
đảm bảo quy chuẩn về ngôn ngữ, phù hợp văn hóa, đạo đức, tư tưởng lập
trường chính trị, đường lối, chủ trương, tôn chỉ, mục đích và có hiệu ứng
tới đối tượng tiếp nhận.
- Dùng từ vựng cần sự hấp dẫn: Từ vựng sử dụng trong báo chí sự chính
xác cao nhất trong việc biểu đạt thông tin sự thật, tạo hiệu ứng tác động
mạnh nhất tới lý trí và cảm xúc của đối tượng tiếp nhận và tạo độ mở về thông tin.
2.3. Về phương diện ngữ pháp
- Câu đúng về cấu tạo ngữ pháp: Về mặt cấu tạo, một câu được coi là
chuẩn khi có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Nhưng trên thực tế
vẫn có những dạng câu không đủ chủ ngữ - vị ngữ nhưng vẫn đúng về
cấu tạo ngữ pháp như hiện tượng câu tỉnh lược, câu đặc biệt. Tuy nhiên,
để hiểu được những câu này thì ta phải gắn liền với ngữ cảnh để hiểu
đúng, hiểu trúng ý câu văn.
- Câu không mơ hồ về nghĩa: Câu không mơ hồ về nghĩa là câu mạch lạc,
rõ ràng và không gây hiểu nhầm về ý nghĩa hoặc ý định của người nói.
- Câu phù hợp với logic của tư duy: Câu được xây dựng dựa trên các quy
tắc logic, đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu và có khả năng truyền
tải thông tin hiệu quả, lưu ý tránh những lỗi về dùng sai quan hệ từ hay
sai quy chiếu gây hiểu nhầm cho người đọc.
2.4. Về phương diện phong cách
- Chuẩn trên phương diện phong cách: Dùng phong cách ngôn ngữ hợp lý trong tác phẩm báo chí.
3. Ý nghĩa của chuẩn mực ngôn ngữ báo chí
Việc có một hệ thống chuẩn mực ngôn ngữ cho báo chí là tất yếu, sở dĩ bởi:
- Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí giúp thỏa mãn yêu cầu dễ hiểu và phổ
thông để tất cả người đọc có thể hiểu và cập nhật thông qua báo chí: Báo
chí được xem là một trong những phương tiện truyền thông phổ biến của
công chúng, thông tin là thông tin công cộng truyền tải đến tất cả mọi
người. Với thông tin mang tính đại chúng như vậy, báo chí không thể sử
dụng ngôn ngữ địa phương, khó hiểu để truyền tải được.
- Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí giúp phân biệt báo chí với các loại văn bản
khác: Báo chí là một thể loại văn bản riêng biệt, cần một thứ ngôn ngữ
chuẩn mực đặc thù để có thể phân biệt được báo chí với các thể loại văn bản khác.
- Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí giúp phân biệt giữa các thể loại báo chí:
Trong báo chí lại chia ra làm nhiều thể loại khác nhau như tin văn, bình
luận, phóng sự, ký sự, phỏng vấn, chưa kể đến việc ta phải phân biệt ngôn
ngữ của báo in, truyền hình, phát thanh và điện tử. Mỗi một thể loại của
báo chí lại cần có một chuẩn mực riêng để tạo ra phong cách và phù hợp
với từng thể loại của nó. Chẳng hạn, tin vắn ta không thể kể chi tiết của
sự việc được. Hay ngôn ngữ của truyền hình là văn nói và kể bằng hình,
ta không thể chỉ sử dụng âm thanh để kể chuyện như phát thanh được.
- Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí đảm bảo tính thống nhất, cho dù thể loại,
đề tài đa dạng: Từng nội dung, mảng đề tài của báo chí sẽ có những từ
ngữ mang tính chuyên ngành riêng, từ đó cũng cần có một hệ thống quy
chuẩn về cách diễn đạt qua báo chí, để thông tin được truyền tải đi đảm
bảo tính chính xác về lĩnh vực được đề cập, đồng thời vẫn khiến người
đọc hiểu nội dung đó, đảm bảo tính phổ thông phía trên.
VD: Một bài báo phản ánh vấn đề kinh tế sẽ chứa nhiều số liệu, người
làm báo sẽ đi kèm các biểu đồ và bản đồ để biểu thị thông tin. Một bài
phóng sự về chân dung con người thì sẽ thiên về kể nhiều, những thông
tin về nhân vật, hầu hết không có nhiều số liệu được sử dụng. Một bài
viết trang trọng đưa tin về các vĩ lãnh đạo cấp cao không thể sử dụng
những từ ngữ châm biếm..
- Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí làm nên sức hút của bản thân báo chí: Dù
công nghệ phát triển, nguồn cung cấp thông tin của con người trở nên đa
dạng, song báo chí vẫn là lựa chọn hàng đầu thỏa mãn nhu cầu thông tin
của công chúng, chính bởi vì báo chí có chuẩn mực, có hệ thống, trật tự,
được quản lý chặt chẽ, khiến công chúng tiếp nhận thông tin một cách
chính thống, uy tín và khoa học, khác hoàn toàn so với thông tin được
cung cấp trên các nền tảng MXH.
- Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí giúp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
Quan trọng nhất, việc báo chí có hệ thống chuẩn mực về ngôn ngữ góp