Bài tập nhỏ chương 2 - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thếgiới để học tập, nghiên cứu Hồ Chí Minh đã không ngừngquan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểubiết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọngđể tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt độnglý luận của Người về sau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập nhỏ chương 2
Phân tích nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên hệ bản thân.
Các nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
1. Phẩm chất Hồ Chí Minh: -
Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh. -
Đó tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. -
Năng lực hoạt động thực tiễn. -
Tình yêu quê hương, đất nước, yêu nhân dân sâu sắc gắn
liền với lý tưởng va tình cảm cách mạng của Người.
2. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận. Phân tích:
1. Phẩm chất Hồ Chí Minh:
+ Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh: •
Những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế
giới để học tập, nghiên cứu Hồ Chí Minh đã không ngừng
quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu
biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng
để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động
lý luận của Người về sau. •
Hồ Chí Minh là người tiếp thu những tư tưởng tiến bộ ở trong
nước và thế giới, kết hợp nhân tố chủ quan rồi tạo thành tư
tưởng của mình. Nhưng tư tưởng của Người không phải là
con số cộng của nhiều luồng tư tưởng, học thuyết, mà là sự
kết tinh luồng ánh sáng trí tuệ của dân tộc và nhân loại. •
Để được như thế là bởi Hồ Chí Minh là người có tư duy độc
lập, tự chủ, biết kế thừa có chọn lọc những tư tưởng, nguyên
lý của các nhà lý luận, nhà tư tưởng của dân tộc Việt Nam và thế giới. •
Bên cạnh đó, Người chính là một thành viên của tổ chức
chính trị. Do đó, Người phải có trách nhiệm chấp hành
những quyết định của tổ chức. Tuy nhiên, điều đó không có
nghĩa là Người chấp hành một cách máy móc, mà là vận
dụng những quyết định, nghị quyết của tổ chức cho phù hợp
với điều kiện cụ thể.
+ Có hoài bão lớn cứu dân, giúp nước: •
Hồ Chí Minh có hoài bão lớn cứu dân, cứu nước thoát khỏi
cảnh lầm than, cơ cực để đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới. •
Người một mình dám tự đi khắp thế giới rộng lớn, xa lạ để
khảo sát thực tế các nước đế quốc giàu có cũng như các dân
tộc thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu, mà chỉ với 2 bàn tay trắng •
Người đã làm nhiều nghề nghiệp khác nhau để kiếm sống,
biết rất nhiều ngoại ngữ, tự học hỏi và hoạt động cách
mạng. Kết hợp học ở nhà trường, học trong sách vở, học
trong thực tế hoạt động cách mạng, học ở nhân dân khắp
những nơi Người đã đến, và đã có vốn học thức văn hoá sâu
rộng Đông Tây kim cổ để vận dụng vào hoạt động cách mạng.
+ Tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ: •
Sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo là tư duy của Hồ Chí Minh
trong cuộc sống. Thế giới hiện nay là thế giới của tri thức
sáng tạo, trong đó phong cách tư duy Hồ Chí Minh là điểm
nhấn đáng chú ý. Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh là
học tập tinh thần sáng tạo để hành động cho phù hợp với
mục tiêu cách mạng đã đề ra. Sáng tạo là trên cơ sở nắm
vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh rồi đưa vào thực tiễn phù hợp hoàn cảnh cụ thể. •
Độc lập, tự chủ, có nghĩa là Hồ Chí Minh không bị lệ thuộc,
phụ thuộc vào một luồng ý kiến nào. Trên cơ sở tiếp thu
nhiều luồng tư tưởng tiến bộ của Việt Nam và thế giới, trong
từng thời kỳ, Người đúc kết, tổng hòa thành cái riêng mà
không sao chép, giáo điều, máy móc. •
Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê-nin bằng toàn bộ
cái tâm trong sáng, sự khát vọng giải phóng: dân tộc, xã hội
- giai cấp và con người, thông qua hoạt động trong phong
trào cách mạng của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế
giới, chứ không theo kiểu kinh viện, tầm chương trích cú. •
Để đạt được như thế, chính là do Hồ Chí Minh có tư duy độc
lập, tự chủ, biết kế thừa có chọn lọc những tư tưởng, nguyên
lý của các nhà lý luận, nhà tư tưởng của dân tộc Việt Nam và thế giới.
+ Có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại: •
Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời
đại, đã đưa cách mạng Việt Nam vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới. •
Là người có năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực tiên tri, dự
báo tương lai chính xác và kỳ diệu để dẫn dắt toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta đi tới bến bờ thắng lợi vinh quang. •
Hồ Chí Minh là người suốt đời tận trung với nước, tận hiếu
với dân. Là người suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và của cách mạng thế giới.
+ Tình yêu quê hương, đất nước, yêu nhân dân sâu sắc gắn
liền với lý tưởng và tình cảm cách mạng của Người: •
Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng nhất về
cuộc đời của một con người “đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu
thương con trẻ, dạt dào tình yêu Tổ quốc, yêu những người
lao động, yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”. •
Người là hiện thân của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức:
Yêu đồng bào, yêu nhân dân, triệt để cách mạng và vô cùng
nhân từ; uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn; vĩ đại mà rất mực bình dị. •
Có thể nói Hồ Chí Minh là một người có lý tưởng cao cả và
hoài bão lớn cứu dân, cứu nước, vì quê hương, đất nước, vì
nhân dân mà Người làm cách mạng, làm chính trị. •
Qua đó ta thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng
hoà những điều kiện khách quan và chủ quan, của truyền
thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Từ
thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kế,
chuyển hoá sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học,
biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại.
2. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận:
- Năng lực hoạt động thực tiễn thể hiện ở sự khổ công học tập
nhằm tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của thời
đại và kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới và luôn nhảy cảm với cái mới, có đầu óc thực tiễn.
- Phong cách thực tiễn của Người là sự vận dụng nhuần nhuyễn
quan điểm thực tiễn, trở thành nguyên tắc trong suy nghĩ và hành động.
- Người luôn hướng nhận thức của mình vào thực tiễn xã hội
Việt Nam trong quá trình đến với chủ nghĩa Mác -Lênin; luôn
tiếp thu, chắt lọc những yếu tố phù hợp với thực tiễn Việt Nam
để giải quyết những vấn đề cách mạng Việt Nam đang đặt ra.
- Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể
hiện ở việc Người luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong
nhận thức và hành động.
- Người luôn tư duy biện chứng, bổ sung, phát triển lý luận của
chủ nghĩa Mác trên cơ sở những vấn đề thực tiễn ở nước ta nói
riêng và các nước phương Đông nói chung.
- Hồ Chí Minh thấu hiểu về phong trào giải phóng dân tộc, về
xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng Cộng sản, …
không chỉ qua nghiên cứu lý luận mà còn qua việc tham gia
sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, qua hoạt động trong Đảng Cộng
sản Trung Quốc, qua tham gia phong trào cộng sản quốc tế ở
nhiều nước, qua nghiên cứu đời sống xã hội ở Liên Xô – nước
xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, …
- Hồ Chí Minh là nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Đã hiện thực hóa tư tưởng, lý luận cách mạng thành hiện thực
sinh động; đồng thời tổng kết thực tiễn cách mạng, bổ sung,
phát triển lý luận, tư tưởng cách mạng. Cùng với việc tìm thấy
mục tiêu, phương hướng cách mạng Việt Nam ở chủ nghĩa Mác
– Lênin, Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp; thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam – tổ chức lãnh đạo cách mạng
Việt Nam theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Người sáng lập ra Mặt
trận dân tộc thống nhất; sáng lập Quân đội nhân dân Việt
Nam; khai sinh Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Nhà nước dân
chủ đầu tiên ở Đông Nam Á.
B. Liên hệ bản thân. -
Là một sinh viên, trong học tập, rèn luyện, ta phải kết hợp lý
luận với thực hành, học tập với lao động. Nói không với mọi
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng hám danh,
hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc.
Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay.
Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống
kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang". -
Áp dụng vào học tập, ta phải xây dựng phương thức học cho
phù hợp. Không nên chỉ biết nghe giảng một chiều cần phải đặt
vấn đề và tìm hiểu các kiến thức quanh vấn đề đấy. Phải định
hướng được mục đích và phương thức học sao cho hợp lý, thích
hợp với cá nhân mình. Chủ động học tập, tìm hiểu thêm các
kiến thức bên ngoài các môn được học trên trường. Học thêm
ngoại ngữ cũng là việc hết sức cần thiết trong thời buổi nước ta
đang hòa nhập với thế giới. -
Đối với cuộc sống việc rèn luyện cũng hết sức cần thiết. Là mỗi
công dân của Việt Nam ta cần phải xây dựng cho mình một
lòng yêu nước và lan tỏa tình yêu nước đó đến với mọi người.
Đề cao tinh thần tự hào dân tộc, đóng góp sức lực của bản thân
để xây dựng đất nước. -
Với thời buổi thông tin như hiện nay, việc chọn lọc những thông
tin cần tiếp thu và những thông tin sai lệch, phản cảm là vô
cùng cần thiết. Khi tiếp nhận một thông tin ta cần xác minh
thông tin đấy từ những nguồn quy tín, tránh việc chỉ nghe theo
một nguồn mà tiếp thu thông tin sai lệch. Tránh việc nghe theo
dư luận, bị đám đông, vật chất lợi dụng dẫn dắt theo hướng
tiêu cực sai trái, cần suy nghĩ và tổng hợp thông tin trước khi làm bất cứ điều gì.