Bài tập nhóm ( Bài mẫu) - my homework - Tài liệu ôn tập | đại học Hoa Sen
Bài tập nhóm ( Bài mẫu) - my homework - Tài liệu ôn tập | đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN NHÓM 7
NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ
TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT BÀI THU HOẠCH
TP. HỒ CHÍ MINH, 2023
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN NHÓM 7
NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ
TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT
Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Lớp: 0200 BÀI THU HOẠCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GV. ThS Phạm Thị Ngọc Anh TP.HỒ CHÍ MINH, 2023 MỤC LỤC MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………….…. 4
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………. 5
PHẦN 1: …...…………………………………………………………………………. 6
PHẦN 2: ..….…………………………………………………………………………10
PHẦN 3: ..….…………………………………………………………………………12
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………. 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….….……………………………….17 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm 7 xin cảm ơn trường Đại học Hoa Sen đã mở môn Chủ nghĩa Xã hội
Khoa học vào học kỳ hè để chúng em có thể linh hoạt hơn trong quá trình học các môn
học Đại cương. Kế tiếp chúng em xin cảm ơn cô Phạm Thị Ngọc Anh đã tạo cơ hội
cho chúng em có chuyến đi thực tế tại bảo tàng Lịch sử và đã hỗ trợ tụi em làm bài báo cáo thu hoạch này.
Trong quá trình hoàn thành bài thu hoạch, nhóm chúng em sẽ không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tụi em sẵn sàng lắng nghe những lời nhận xét của cô và coi đó như
một kinh nghiệm quý báu và thực tiễn. MỞ ĐẦU
Một số hình ảnh tại bảo tàng Lịch sử nhóm 7 đã thu hoạch được:
I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO
1. Bối cảnh lịch sử
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ 6 trước Công nguyên khi đó Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni là người đầu tiên sáng lập ra đạo Phật. Đức Phật xuất thân từ một Thái tử ở Ấn
Độ có tên là Tất Đạt Đa (Shidartha) thuộc dòng họ Thích Ca (Sakya). Mặc dù Đức
Phật đang có cuộc sống sung túc và vương giả nhưng ngài đã từ bỏ ngai vàng để xuất
gia tìm đạo để đi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “ Làm thế nào để con người thoát khỏi
khổ, đau và sinh tử” và tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau
khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Cuối cùng, Thái tử đến ngòi nhập định dưới
gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng
quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được
Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni
vào ngày 8 tháng 12 năm đó Đức Phật chỉ 31 tuổi.
2. Phân đoạn các thời kỳ Phật giáo
Tính từ lúc xuất hiện thì Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm và đã trải qua rất nhiều sự
thay đổi. Cho đến hiện nay, tôn giáo này được chia thành bốn thời kỳ.
- Đầu tiên là thời kỳ Phật giáo nguyên thuỷ, còn được gọi là giai đoạn Tiểu thừa.
Thời kỳ thứ hai được đánh dấu bởi sự phát triển của giáo lý Đại thừa. Thời kỳ thứ
ba là sự phát triển của Mật tông và Thiền tông. Ba thời kỳ này kéo dài đến khoảng
thế kỷ 11. Sau đó Phật giáo không còn sự thay đổi nội tại nào đáng kể nữa mà chỉ
tiếp tục duy trì. Thời kỳ thứ tư được cho là khoảng thời gian 1000 năm gần đây.
- Về mặt địa lý, Phật giáo ở thời kỳ đầu giới hạn trong phạm vi Ấn Độ. Sang đến
thời kỳ Đại thừa, Phật giáo bắt đầu cuộc xuất hiện tại Đông Á, và bản thân lại
cũng chịu ảnh hưởng đáng kể bởi những tư tưởng bên ngoài Ấn Độ. Trong suốt
thời kỳ thứ ba, có nhiều trung tâm phát huy một cách sáng tạo các tư tưởng Phật
giáo được hình thành bên ngoài Ấn Độ, đặc biệt là ở Trung Hoa.
- Về mặt triết học, thời kỳ Tiểu thừa tập trung vào những vấn đề tâm lý, thời kỳ Đại
thừa là những vấn đề về bản chất của sự hiện hữu, và thời kỳ thứ ba là về các vấn
đề vũ trụ. Thời kỳ đầu chuyên chú đến việc cá nhân cố gắng tự nhiếp phục tâm ý
mình, và sự phân tích tâm lý là phương tiện được dùng để đạt đến sự chế ngự tâm.
Thời kỳ thứ hai chuyển sang bản chất tự nhiên của thực thể, hay được gọi là tự
tánh; và sự nhận thức của tâm về tự tánh của vạn hữu được xem là yếu tố quyết
định để đạt đến sự giải thoát. Thời kỳ thứ ba xem việc điều chỉnh tự thân cho hài
hòa với vũ trụ là đầu mối để đạt đến giác ngộ, và sử dụng những phương thức có
tính cách mầu nhiệm, huyền bí từ thời cổ xưa để làm được điều đó.
- Trên phương diện giải thoát, các thời kỳ này khác nhau về quan niệm đào luyện
con người. Trong thời kỳ đầu, lý tưởng mà sự tu tập nhắm đến là thánh quả A-la-
hán, nghĩa là bậc đã dứt trừ hết ái nhiễm, mọi dục vọng đều dứt sạch, và không
còn phải tái sinh trong luân hồi. Thời kỳ thứ hai, mẫu mực được hướng đến là Bồ
Tát, người phát nguyện cứu độ toàn thể sinh linh và tin tưởng chắc chắn vào việc
tự mình có thể đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn để trở thành một vị Phật. Thời kỳ thứ
ba, lý tưởng được nhắm đến là các vị Tất-đạt, người đạt đến sự hòa hợp hoàn toàn
với vũ trụ, không còn bất cứ giới hạn nào, và hoàn toàn tự tại trong sự vận dụng
những năng lực của vũ trụ trong tự thân cũng như đối với ngoại cảnh.
3. Thời kỳ du nhập tiêu biểu:
3.1 Phật giáo ở Ấn Độ:
Phật giáo đại thừa ở Ấn Độ:
Đầu Công nguyên, một tư tưởng theo chiều hướng mới hình thành trong Phật
giáo, với cái tên là Phật giáo Đại thừa. Bộ phái này được gây dựng nên bởi
những sự suy kiệt của giáo lý cũ. Phật giáo Đại thừa được tóm tắt trong năm miêu tả như sau:
● Về mục đích, có sự thay đổi từ lý tưởng A-la-hán sang lý tưởng Bồ Tát.
● Một phương thức giải thoát mới được vạch ra, trong đó từ bi được xếp ngang
với trí huệ, và được đánh dấu bởi sự tiến bộ dần qua sáu ba-la-mật.
● Đức tin được đặt vào những đối tượng mới, bằng cách đưa ra một loạt các vị
thánh, hoặc tin vào con người hơn là thần thánh.
● Phương tiện thiện xảo là một đức tính hoàn toàn mới, trở nên thiết yếu cho
hàng thánh giả và thậm chí còn được xem trọng hơn cả trí huệ, vốn trước kia
vẫn được xem là đức tính cao quý nhất.
● Một phần giáo lý mạch lạc về bản thể được vạch ra, giải quyết những vấn dề như tánh không, chân như.
Phật giáo Tiểu thừa ở Ấn Độ:
Mặc dù Phật giáo Đại thừa phát triển mạnh mẽ, Phật giáo Tiểu thừa vẫn duy trì
được bản sắc riêng của họ. Trong đó họ có vay mượn trực tiếp các vị thần trong
Phật giáo Đại thừa nhưng vẫn giữ nét riêng cho mình. Điển hình là về quan
niệm Bồ Tát đã trở nên nổi bật trong những câu chuyện của họ. Thêm vào đó,
một loạt mười pháp ba-la-mật bên cạnh sáu ba-la-mật của Đại thừa. Đặc biệt
những người theo Tiểu thừa lại không bao giờ từ bỏ niềm tin của họ và vẫn tiếp
tục phát triển giáo lý của riêng họ, chủ yếu tập trung tìm hiểu thêm hàm nghĩa
hợp lý trong bộ A-tỳ-đạt-ma của họ.
3.2 Phật giáo ở Trung Hoa
Phật giáo ở Trung Hoa được truyền vào một cách tự nhiên vì Trung Hoa đã
chinh phục vùng đất Trung Á ở thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Thời gian
được cho là khởi đầu là từ dưới đời nhà Hán dần dần được truyền rộng ra các
nơi. Mãi cho đến khi nhà Hán sụp đổ, Phật giáo mới tự mình trở thành một tôn
giáo mới và chính thức ở Trung Hoa, trong khoảng năm 221 đến năm 589.
Phật giáo ở Trung Hoa được các vị Vua coi trọng vì thấy các tín đồ Phật giáo yêu chuộng hoà bình.
Trong suốt quá trình phát triển ở Trung Hoa, Phật giáo đã có những bộ Kinh
kinh điển như: Diệu pháp liên hoa, kinh Duy-ma-cật và kinh Đại Bát Niết-bàn.
Ngày nay, Phật giáo là tôn giáo được thể chế hóa lớn nhất ở Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, ước tính có khoảng 185 đến 250 triệu tín đồ, bao gồm cả 3 truyền
thống Phật giáo lớn là Phật giáo Bắc truyền (có số lượng tín đồ lớn nhất, phân
bố ở hầu hết lãnh thổ), Phật giáo Nam truyền (chủ yếu ở Vân Nam) và Phật giáo
Mật truyền (chủ yếu ở Tây Tạng).
3.3 Phật giáo ở Đông Nam Á
Những hoạt động thuốc địa hoá của người Ấn Độ là kết quả của việc Phật giáo
được truyền đến Đông Nam Á. Dần về sau, từ thế kỷ thứ 3, vùng Đông Nam Á
cũng được biết như một “Ấn Độ mở rộng”, ngày càng bị thống trị bởi những
người gốc Ấn và bị chi phối không chỉ nền văn hoá - tín ngưỡng, tôn giáo.
Một số mốc thời gian Phật giáo được truyền vào Đông Nam Á:
- Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa được truyền vào Miến Điện vào thế kỷ 5 và 6.
- Phật giáo du nhập vào Indonesia vào thế kỷ thứ 5.
- Phật giáo du nhập vào Việt Nam tứ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.
- Phật giáo truyền vào Thái Lan từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ở thế kỷ VIII – IX thuộc Văn hoá Champa