Bài tập nhóm kinh tế công cộng | Môn kinh tế tài chính
Giáo dục là một cách tiếp thu về kiến thức, các thói quen, phong tục và những kỹ năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ bởi hình thức giảng dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo.Giáo dục có thể do mỗi người tự tìm hiểu và học hỏi cũng có thể do người khác hướng dẫn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: kinh tế tài chính ( UEH )
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47879361
Đề bài: Nếu coi giáo dục là công cụ làm giảm bất bình đẳng thì công cụ này
đang được sử dụng hướng đến mục tiêu này như thế nào ở Việt Nam. Đánh giá hiệu quả. NỘI DUNG
PHẦN I: Khái niệm về giáo dục và bất bình đẳng. Tại sao coi giáo dục là công cụ
làm giảm bất bình đẳng
PHẦN II: Mục tiêu coi giáo dục là công cụ làm giảm bất bình đẳng
PHẦN III: Đánh giá hiệu quả (Tình trạng giáo dục hiện nay).
PHẦN I: Khái niệm về giáo dục và bất bình đẳng. Tại sao coi giáo dục là công
cụ làm giảm bất bình đẳng. 1.GIÁO DỤC 1.1 Khái niệm
Giáo dục là một cách tiếp thu về kiến thức, các thói quen, phong tục và những kỹ
năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ bởi hình thức giảng
dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo.
Giáo dục có thể do mỗi người tự tìm hiểu và học hỏi cũng có thể do người khác
hướng dẫn. Điều này đồng nghĩa với việc những trải nghiệm mà cá nhân con người
có được cùng các suy nghĩ, hành động và sự cảm nhận sẽ được coi là giáo dục.
1.2 Vai trò của giáo dục
+ Giáo dục mang lại trình độ học vấn
Đối với mỗi cá nhân, giáo dục mang lại trình độ học vấn, kiến thức và kỹ năng. Nhờ
có giáo dục, con người kế thừa, phát huy những tri thức đã có, tìm tòi những kiến
thức mới, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ sự phát triển chung.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng kĩ năng lao động
Vai trò của giáo dục và đào tạo nằm ở việc trang bị những kiến thức và kỹ năng cần
thiết để con người sản xuất hàng hóa, tạo ra của cải xã hội. Giáo dục góp phần gia
tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. lOMoAR cPSD| 47879361
Qua hoạt động giáo dục, kỹ năng lao động của con người ngày càng được nâng cao.
Tăng kỹ năng lao động kết hợp tăng năng suất sẽ là động lực để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
+ Giúp con người hòa nhập vào cộng đồng
Giáo dục góp phần thay đổi bộ mặt xã hội, hàn gắn vết thương, xóa bỏ những rào
cản tồn tại giữa người với người. Thông qua những hoạt động của cá nhân và tập
thể, các mối quan hệ xã hội, giáo dục giúp con người hòa nhập vào cộng đồng.
+ Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên, xã hội
Ý nghĩa của giáo dục đối với con người được thể hiện ở sự chủ động trước những
thay đổi của môi trường xung quanh. Giáo dục giúp mỗi cá nhân có khả năng giải
quyết các vấn đề, có đủ kiến thức để thích nghi tốt nhất với điều kiện tự nhiên và xã hội.
Giáo dục là một quá trình lâu dài, một hiện tượng xã hội đặc biệt, lấy con người làm
trung tâm. Vai trò của giáo dục đối với con người không chỉ dừng lại ở cung cấp kiến
thức và kỹ năng, quan trọng hơn, giáo dục hướng tới rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và
hoàn thiện nhân cách. Vai trò của giáo dục trong rèn luyện đạo đức và nhân cách con
người Vai trò của giáo dục trong rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách con
người được thể hiện rõ nét như sau:
+ Giáo dục giúp con người rèn luyện đạo đức, hoàn thiện nhân cách.
Giáo dục mang trong mình sứ mệnh rõ ràng và mục tiêu cao cả là dạy làm người,
rèn luyện đạo đức. Giáo dục lên án cái xấu, hướng mỗi cá nhân tới chân – thiện –
mỹ, có thái độ và hành vi ứng xử chuẩn mực.
Vai trò của giáo dục đào tạo là định hướng, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân
cách của con người. Một nền giáo dục tiên tiến, đi trước dẫn đường cho nhân cách,
điều chỉnh các yếu tố nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhân cách theo hướng tích cực
1.3 Mục tiêu của giáo dục
Nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa,
sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có
lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân
trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế (Điều 2 Luật Giáo dục).
2. BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỌI 2.1 Khái niệm:
Bất bình đẳng xã hội là sự bất bình đẳng, thiếu công bằng, sự bằng nhau về
các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội lOMoAR cPSD| 47879361
Tất cả các xã hội - cả quá khứ hay hiện tại - đều được đặc trưng bởi sự khác
biệt xã hội. Đó là một quá trình trong đó con người tạo nên khoảng cách do cách ứng
xử khác nhau bởi các địa vị, vai trò và những đặc điểm khác nhau. Quá trình của sự
khác biệt xã hội không đòi hỏi con người đánh giá các vai trò và các hoạt động cụ
thể tồn tại như là quan trọng hơn những cái khác; tuy nhiên, sự khác biệt xã hội
chuẩn bị cho sự bất bình đẳng xã hội, là một điều kiện trong đó con người có cơ hội
không ngang bằng về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín.
Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác.
2.2 Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội: có 3 nguyên nhân chính:
2.2.1 Cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất
có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Nó không chỉ bao gồm những
thuận lợi về vật chất, của cải, tài sản và thu nhập mà cả những điều kiện
như lợi ích bảo vệ sức khỏe hay an ninh xã hội. Cơ hội là những thực
tế và những thực tế này cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn
thực tế của một nhóm xã hội, bất kể những thành viên của nhóm có
nhận thức được điều đó hay không. Trong một xã hội cụ thể, một nhóm
người có thể có cơ hội, trong khi các nhóm khác thì không; và đó là
nguyên nhân khách quan của bất bình đẳng xã hội;
2.2.2 Địa vị xã hội: trái lại, với nguyên nhân khách quan trên, bất bình
đẳng xã hội về địa vị xã hội là do những thành viên của các nhóm xã
hội tạo nên và thừa nhận chúng. Cơ sở địa vị xã hội có thể khác nhau -
có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được các
nhóm xã hội khác thừa nhận; ví dụ, của cải, sự trong sạch về tôn giáo,
địa vị chính trị, v.v... Bất kể với nguyên nhân như thế nào, địa vị xã hội
chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội nắm giữ địa vị đó và
các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó;
2.2.3 Ảnh hưởng chính trị: bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị
có thể được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế vật chất hoặc địa
vị cao. Thực tế, bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt
được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống. Có thể gọi đó là những
bất bình đẳng dựa trên cơ sở chính trị.
3.Giáo dục là công cụ làm giảm bất bình đẳng
Giáo dục có tầm quan trọng trong đời sống xã hội, có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình xây dựng một chế độ mới: “muốn thay đổi những điều kiện xã hội phải có một
chế độ giáo dục thích hợp”. Lẽ tất nhiên, giáo dục nhằm phục vụ đắc lực cho xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và chính xã hội đó đem lại sự công bằng xã hội trong
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Theo tinh thần đó, việc thực hiện bình đẳng xã hội lOMoAR cPSD| 47879361
trong giáo dục chính là “tạo được nhiều cơ hội học tập phù hợp với mọi nhu cầu,
nguyện vọng riêng cũng như khả năng của mỗi người dân trong xã hội, để ai cũng
có điều kiện phát triển nghề nghiệp tài năng, hiểu biết”.
PHẦN II: Mục tiêu coi giáo dục là công cụ làm giảm bất bình đẳng
Chúng ta đang không ngừng khẳng định tầm quan trọng của giáo dục, coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu và cần phải “hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc
dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học
tập”. Có nhiều nghiên cứu về giáo dục được thực hiện với nhiều chủ đề, trong đó,
nổi bật nhất là những nghiên cứu về khả năng tiếp cận giáo dục của người dân Việt Nam.
Bình đẳng trong giáo dục còn là vấn đề cơ hội thụ hưởng giáo dục có chất
lượng. Trường chuyên, trường điểm, trường công chất lượng cao, trường tư, trường
quốc tế đang là bức tranh phân hóa về cơ hội thụ hưởng giáo dục chất lượng cao ở Việt Nam.
Bình đẳng xã hội trong giáo dục là một quá trình xã hội, được thực hiện
từng bước, nó phải được thực hiện trên cơ sở pháp luật.
Trong giáo dục mọi người dân đều có cơ hội, bình đẳng trong việc tiếp cận
hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại; với nhiều mô hình,
phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. -
Bình đẳng về cơ hội đầu vào của giáo dục
• Giáo dục giúp bình đẳng về giàu nghèo, bỏ bẫy nghèo liên thế hệ. Ở nước ngoài
Như Nhật Bản, một đất nước rất chú trọng giáo dục, ngoài ra họ còn rất chú
trọng trong sự bình đẳng như để không phân biệt đối xử, họ yêu cầu các học sinh
khi đến trường phải thay giày giống nhau trước khi vào học và Chính phủ Nhật
cũng tìm cách giảm gánh nặng kinh tế cho các phụ huynh bằng cách cung cấp miễn
phí bữa trưa, đồng phục, sách, bút, đồ tập thể thao… cho học sinh. • Ở Việt Nam lOMoAR cPSD| 47879361
Nhiều nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ thuận giữa thu nhập và cơ hội tiếp cận giáo dục.
Nghiên cứu của Lê Ngọc Hùng (2016) đưa ra những minh chứng cụ thể: Bất bình
đẳng về tỉ lệ đi học đúng tuổi đại học giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20%
nghèo nhất lên tới 88 lần: tỷ lệ nhập học đúng tuổi của nhóm giàu là 26,3% so với
tỉ lệ nhập học đúng tuổi của nhóm nghèo là 0,3%. Điều này có nghĩa là cứ 1 người
xuất thân từ nhóm 20% nghèo nhất có cơ hội đến trường đại học thì có 87-88
người đến trường đại học xuất thân từ nhóm 20% giàu nhất
Như trong đại dịch Covid học sinh phải chuyển từ hình thức trực tiếp sang
trực tiếp. Nhưng do những khó khăn về kinh tế, do tác động khó lường của dịch
bệnh, rất rất nhiều gia đình ở các địa phương trên cả nước, từ miền Nam cho tới
miền Bắc, cả thành thị lẫn nông thôn, đã không đủ điều kiện mua sắm phương tiện
và thiết bị học tập trực tuyến. Vì vậy, để hạn chế bớt sự ảnh hưởng tiêu cực của
dịch bệnh tới ngành giáo dục, chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Bộ
Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện,
nhằm kêu gọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ học sinh, đặc biệt những em
đang ở vùng dịch, không có điều kiện để học tập trực tuyến.
• Giáo dục giúp bình đẳng về giới tính
Bình đẳng về giới tính có sư thay đổi theo chiều hướng tích cực. Theo Báo cáo
Giới tính Giáo dục Toàn cầu (Global Education Monitoring) năm 2019 của
UNESCO, số phụ nữ trưởng thành bị mù chữ ở các nước thu nhập trung bình đã
giảm đến 42 triệu trong 16 năm qua. Tại các quốc gia nghèo nhất thế giới, việc đưa
bé gái đi học vẫn cực kỳ quan trọng và điều này thành công phần lớn là nhờ vào
giúp cho việc đi lại hàng ngày của các em trở nên an toàn hơn. Trong số 20 quốc
gia có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ nam sinh và nữ sinh ở trường học thì Guinea,
Nigeria và Somalia nổi bật lên vì các cam kết thu hẹp khoảng cách giữa số lượng
nam và nữ sinh đến trường.
• Giáo dục giúp bình đẳng về vùng miền, dân tộc
Ở Việt Nam, chính sách phát triển giáo dục đối với vùng DTTS và miền núi đã
được ban hành khá đầy đủ cho học sinh, sinh viên có cơ hội học tập
Tính đến năm 2020, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đã đạt đến 90%; tỷ lệ
trường học kiên cố tăng từ 77,1% (năm 2015) lên 91,3% (năm 2019); tỷ lệ trẻ em
đi học đúng tuổi ở các cấp học đều tăng... Ðây là những thành tựu rất đáng ghi
nhận bởi vùng dân tộc thiểu số và miền núi chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên cả lOMoAR cPSD| 47879361
nước và là nơi cư trú của 53 dân tộc thiểu số với 14,12 triệu người (chiếm 14,7% tổng dân số).
Giáo dục là công cụ làm giảm bất bình đẳng, nhưng hiện nay vẫn đang tồn tại một vài hạn chế.
PHẦN III: Đánh giá hiệu quả (Tình trạng giáo dục hiện nay) -
Sự bất bình đẳng về phát triển kinh tế luôn là nguyên nhân của bất
bình đẳng xã hội, trong đó có bất bình đẳng về giáo dục. Mức sống
thấp do thu nhập thấp, nghèo đói luôn là nguyên nhân trực tiếp cản trở cơ
hội tiếp cận giáo dục của trẻ em, đặc biệt một số nhóm như trẻ em khuyết
tật, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em sinh ra ở những gia đình nghèo. Nhu
cầu trẻ em lao động, hộ gia đình nghèo, thiếu động lực học hành… cũng
là “rào cản” đối với việc tiếp cận của trẻ em. -
Kết quả nghiên cứu về bất bình đẳng giáo dục ở Việt Nam cho thấy
có sự khác biệt lớn về cơ hội được tiếp cận giáo dục và hưởng phúc
lợi từ những chính sách hỗ trợ giáo dục của chính phủ; về kết quả
giáo dục giữa các vùng (đô thị và nông thôn); các miền (đồng bằng và
miền núi; vùng sâu, vùng xa). Đồng thời, chỉ ra các bằng chứng về
những khó khăn trong tiếp cận giáo dục xuất phát từ các nguyên nhân
kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lí, ngôn ngữ và các điều kiện từ trường học
như cơ sở vật chất, vấn đề giảng dạy và tài liệu học tập. Mặc dù hiện nay,
Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách miễn giảm học phí cho người
nghèo, song, nhiều người nghèo vẫn còn gặp khó khăn khi tiếp cận với
giáo dục. Thực tế cho thấy, sự bất bình đẳng về giáo dục còn thể hiện ở sự
chênh lệch về số lượng và chất lượng (phương thức giáo dục cũ không
khuyến khích được sự tương tác, đầu tư vào giáo án giảng dạy còn chưa
đúng mức, cơ sở vật chất…) các loại trường học giữa các địa phương.
Đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, khoảng cách từ
nơi ở đến trường học còn xa, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực giáo dục ở
các trường học tại nơi này còn rất thiếu -
Nguyên nhân hạn chế cơ hội đến trường của các em còn bắt nguồn
từ: vấn đề di cư, thành phần dân tộc, phong tục tập quán của mỗi
dân tộc… Thực tế, tư tưởng trọng nam khinh nữ ở một số tộc người
(người Chăm, người Dao..) hay cách phân công lao động theo giới, phong lOMoAR cPSD| 47879361
tục tảo hôn ở các dân tộc H,Mông, Dao, Ra Glai là nguyên nhân cản trở
nhiều nhất đến việc tiếp cận giáo dục của trẻ em gái. Tập quán kết hôn
sớm và nhu cầu sinh con, làm mẹ ở người Cơ-tu đã ảnh hưởng đến khả
năng theo học của học sinh nữ. Mặc dù trẻ em gái người Cơ-tu vẫn muốn
được đi học, song vẫn muốn hoàn thành nhiệm vụ là một người phụ nữ
của gia đình nên tập quán này dẫn đến sự báo động nghiêm trọng đối với
chất lượng học tập và sức khỏe sinh sản của học sinh nữ cấp 3. -
Ngoài ra trình độ, học vấn của bố mẹ, nhận thức chưa đầy đủ của các
em về tác dụng tích cực của giáo dục cũng là yếu tố ảnh hưởng đến
cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em. Trình độ nhận thức của bố mẹ có
“tỉ lệ thuận” với cơ hội tiếp cận giáo dục của con. Trình độ học vấn của
bố mẹ càng cao, càng có nhận thức cao về tác dụng tích cực của giáo dục
thì cơ hội đến trường của trẻ em càng lớn. Trong những gia đình mà bố
mẹ có trình độ học vấn cao, họ càng đầu tư nhiều cho chi phí giáo dục
của con cái hơn những gia đình mà bố mẹ có học vấn thấp [3].
Một vài con số thống kê: -
Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong giảm thiểu bất bình đẳng
qua giáo dục. Kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018 cho
thấy tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp có xu hướng tăng qua các năm, đặc
biệt ở cấp trung học phổ thông. Xét trên phạm vi cả nước, tỷ lệ đi học
đúng tuổi bậc tiểu học năm 2008 là 88,3%, trung học cơ sở là 78,4%,
trung học phổ thông là 54,2%. Các con số này tăng lên 93,0%, 84,4%,
63,1% vào năm 2014 và đạt 97,3%, 92,1%, 72% năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 2019, tr.140). -
Tuy nhiên, kết quả của nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy ở Việt
Nam hiện nay vẫn còn có bất bình đẳng khác trong giáo dục. Theo Kết quả
Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 2019,
tr.12), có 16,9% dân số từ 15 tuổi trở lên không có bằng cấp hoặc chưa bao
giờ đến trường; 20,2% tốt nghiệp tiểu học; 28,3% tốt nghiệp THCS; 16,3%
tốt nghiệp THPT; 18,3% có bằng cấp nghề hoặc cao đẳng, đại học trở lên.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường hoặc không có bằng
cấp của nhóm hộ nghèo nhất là 34,6%, gấp 5,3 lần so với nhóm hộ giàu
nhất; của nữ giới là 20,6%, gấp 1,6 lần so với của nam giới. Tỷ lệ dân số từ
15 tuổi trở lên có bằng cao đẳng, đại học và trên đại học cũng có khoảng
cách đáng kể giữa hai nhóm hộ nghèo nhất và nhóm hộ giàu nhất với số liệu lOMoAR cPSD| 47879361
lần lượt là 1,0% so với 25,7%. Việc không được tiếp cận với giáo dục khiến cho BBD gia tăng.
Thực tế các chính sách giáo dục của Nhà nước hiện nay: -
Nhà nước đảm nhiệm phổ cập giáo dục, cung cấp 1 nền giáo dục phổ thông toàn dân -
Tất cả mọi người đều được và phải đi học khi đến độ tuổi. Giáo dục bắt
buộc tất cả mọi người, đảm bảo mọi người đều được học -
Nhà nước chi 1 lượng lớn ngân sách cho giáo dục: tạo điều kiện cơ sở vật
chất miễn phí, có các chính sách học phí, học bổng và các chính sách
quan tâm đến những người yếu thế trong xã hội không có điều kiện học
Hiệu quả của giáo dục trong giảm BBD hiện nay:
- Giảm BBD về giới tính trong lao động: tất cả mọi người không phân biệt
giới tính đều có cơ hội tiếp cận với việc làm phù hợp khả năng và sở thích.
- Nền giáo giục quốc dân phổ cập ,mọi người đều được hưởng những giá trị từ giáo dục như nhau
- Không có sự phân biệt giới tính, dân tộc, đẳng cấp, tầng lớp giai cấp khi tất
cả đều được hưởng nền giáo dục phổ cập
- Trẻ em không bị bóc lột sức lao động từ sớm khi nhà nước cấm sử dụng lao
động trẻ em trong độ tuổi đi học => tất cả đều được đi học
Mặc dù có những hiệu quả tích cực trong giảm BBD ở giáo dục, bên cạnh
đó vẫn còn tồn tại 1 số những yếu tố ngăn cản mục tiêu này:
- Bất bình đẳng ở các vùng miền, các dân tộc
- Bất bình đẳng ở vùng dân tộc thiểu số
- Bất bình đẳng đối với nhóm người có thu nhập thấp
Với những tồn tại trên, nhà nước cần thực hiện, sửa đổi 1 số giải pháp:
- Khắc phục tình trạng bỏ học trong học sinh con em các gia đình nghèo và
đối tượng chính sách, nhất là ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng có nhiều khó khăn.
- Cần giải quyết các bất hợp lý trong chính sách và cơ chế đầu tư dẫn đến
thiếu công bằng trong giáo dục giữa nông thôn và thành phố; trong phân bổ
ngân sách giữa các cấp học, bậc học; trong xây dựng cơ sở vật chất trường học. lOMoAR cPSD| 47879361
- Cố gắng giảm dần chênh lệch về điều kiện học tập và chất lượng giáo dục giữa các khu vực.
- Chính sách học bổng, học phí, tín dụng học tập và các giải pháp hỗ trợ khác
đã có cải tiến, nhưng vẫn còn chưa hợp lý, nhất là đối với con em nông dân, công nhân nghèo
- Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo được mở rộng về quy mô, giáo dục và
đào tạo ở những vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng
- Các loại hình trường và phương thức cung ứng nên được đa dạng hóa tạo ra
nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong lĩnh vực giáo dục cho người dân