Bài Tập Nhóm Kỹ Năng Giao Tiếp - Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật
Bài tập nhóm môn Kỹ năng giao tiếp gồm 2 nội dung chính là giới thiệu khái quát về văn hóa giao tiếp trong kinh doanh và nội dung văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Bài tập kỹ năng giao tiếp
Chủ đề 2: Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của Nhật
(Khi bước bên sẽ chào cuối người như văn hóa của người Nhật
và đọc câu chào bằng tiếng Nhật sau đó mới vào vấn đề)
Phần 1: Giới thiệu khái quát về văn hóa giao tiếp trong
kinh doanh của người Nhật.
• Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật là tập
hợp các giá trị, thái độ, quy tắc và hành vi của họ khi tham
gia các hoạt động kinh doanh.
• Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật có ảnh
hưởng đến cách họ xây dựng mối quan hệ, đàm phán, ra
quyết định và giải quyết vấn đề.
(Nhật Bản là đất nước có bề dày văn hóa lịch sử lâu đời, đồng
thời được biết đến là đất nước có tính kỷ luật và ý thức vô cùng
cao, sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu 12 nét đặc trưng trong
văn hóa giao tiếp của người Nhật trong kinh doanh nhé)
Phần 2: Nội dung văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của
người Nhật.
1. Văn hóa cuối chào
+) Đây là hành động chứa đựng những giá trị văn hóa quan
trọng của người Nhật khi giao tiếp trong kinh doanh.
+) Văn hóa này được người Nhật xem như là một nghệ thuật.
(bởi nếu cúi đầu quá sâu trong hoàn cảnh không đúng sẽ bị cho
là hành động kỳ quặc. Ngoài ra, khi bắt tay trong kinh doanh
người Nhật sẽ không siết mạnh và không được giao tiếp bằng
mắt. Khi giao tiếp không được cười thoải mái, cần nói nhỏ nhẹ
với thái độ chững chạc)
2. Văn hóa giữ chữ tín.
+) Chữ tín được coi trọng với doanh nhân Nhật, điều này được
nhìn nhận thông qua việc giữ lời hứa.
+) Nếu vì một số trường hợp mà bạn không thể giữ lời hứa thì
người Nhật sẽ xin lỗi và đưa ra lời giải thích hợp lí
( Một ví dụ rõ nét nhất về tinh thần trọng chữ tín của người
Nhật là câu chuyện về Fujita - công ty chuyên sản xuất dao, nĩa
để cung cấp cho các công ty thực phẩm. Theo hợp đồng, Fujita
sẽ giao 3 triệu chiếc dao nĩa cho một công ty thực phẩm ở
Chicago (Mỹ) vào ngày 1/9. Tuy nhiên, một vài sự cố thiết bị xảy
ra khiến lô hàng chỉ được hoàn tất vào ngày 30/8, tức truớc hạn
giao đúng...1 ngày. Nếu áp dụng cách giao hàng như đã thỏa
thuận (vận chuyển bằng tàu, thời gian giao mất 1 tháng) đồng
nghĩa với việc lô hàng không thể đến Chicago đúng hạn. Sau
khi cân nhắc kỹ lưỡng, công ty Fujita đã quyết định thuê trọn
gói chiếc máy bay Boeing 707 để chở toàn bộ lô hàng đến công
ty đối tác ở Chicago đúng hạn đã cam kết mặc cho số tiền bỏ ra
cao gấp trăm lần so với giá cước thuê tàu và việc làm này dẫn
đến lợi nhuận của Fujita bị sụt giảm nghiêm trọng )
3. Văn hóa kỹ luật
Văn hóa giữ kỉ luật của người Nhật Bản trong kinh doanh là
một trong những đặc trưng quan trọng của quốc gia này, được thể hiện như sau:
+) Tôn trọng thời gian và luôn luôn đúng hẹn
+) Người Nhật làm việc rất hang say
+) Người Nhật luôn làm việc chăm chỉ và cố gắng
4. Cấp bậc được thể hiện gõ gàng
+) Trong văn hóa giao tiếp kinh doanh của người Nhật, người có
cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, các thành
viên tham dự sẽ được giới thiệu theo cấp bậc từ cao đến thấp.
+) Điều trên cũng được áp dụng trong trường hợp bước ra khỏi phòng.
5. Văn hóa coi trọng danh thiếp
+) Danh thiếp rất được người Nhật coi trọng vì vậy nếu có ý
định hợp tác trao đổi kinh doanh với họ thì chúng ta nên chuẩn
bị kỹ danh thiếp của mình và trao danh thiếp ở lần gặp đầu tiên.
+) Khi giao và nhận danh thiếp phải cầm bằng 2 tay và luôn để
trên bàn, tuyeeth đối không được bỏ vào túi quần.
6. Coi trọng hình thức
+) Trang phục của người Nhật luôn phù hợp với hoàn cảnh, gọn
gàng, sạch sẽ, điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân và của công ty.
+) Khi người Nhật giao tiếp trong kinh doanh nếu là nam họ sẽ
mặc comple tối màu, áo sơ mi và cà vạt. Phụ nữ nên mặc trang
phục màu tối, kín đáo, trang trọng, và họ sẽ không đi giày cao
gót, trang điểm quá đậm hoặc váy quá ngắn.
7. Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kĩ
+) Vì bản chất của người Nhật là những người làm việc chuyên
nghiệp, tỉ mỉ do đó, người Nhật khi làm việc hay trao đổi thông
tin, đàm phán là họ làm rất lâu và kĩ, chế độ làm việc rất máy móc.
+) Chẳng hạn, khi bạn là một đối tác về việc bán hàng hóa cho
họ, thì họ sẽ xuống tận xưởng để kiểm tra quy trình làm việc,
sản xuất sản phẩm đó ra sao, họ rất chi tiết và cần tính thực tế.
8. Thích sử dụng tiếng Nhật
+) Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng bản sắc văn hóa của
mình nên trong hầu hết các buổi gặp mặt với khách hàng họ
đều sử dụng được tiếng Nhật để giao tiếp thay vì tiếng Anh như các quốc qia khác.
9. Văn hóa quà tặng
+) Tặng quà là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh
doanh ở Nhật, nó được xem như một nghệ thuật, thể hiện tình
bạn, sự kính trọng, thái độ ngượng mộ,...
+) Khi nhận quà người Nhật sẻ không nên mở trước mặt người tặng quà.
+) Quà tặng của người nhật sẽ không có số 4, 9 hoặc những vật
nhọn vì nó tượng trưng cho sự không may mắn.
(Ngoài ra vào các dịp tết người Nhật còn gửi thiệp cho những
người đối tác của mình, những tấm thiệp này luôn được thiết kế
bắt mắt và mang nhiều giá trị văn hóa bên trong.) 10.
Văn hóa hòa thuận.
+) Trong giao tiếp, đặc biệt là ở môi trường kinh doanh người
Nhật không muốn đối đầu, họ tin tưởng sự thỏa hiệp và hòa giải.
+) Đôi lúc người Nhật sẽ không nói ra cảm xúc thật vì muốn
duy trì sự hòa thuận với đồng nghiệp hay đối tác trong kinh doanh.
Phần 3: Mặt tích cực – hạn chế của các văn hóa giao tiếp
trong kinh doanh của người Nhật.
+) Tích cực: Tinh thần kỹ luật làm cho năng xuất làm việc của
người Nhật cao hơn nhiều lần, từ đó tạo ra nhiều lợi thế trong
kinh doanh. Ngoài ra, nhờ vào các văn hóa cúi chào, trao đổi
danh thiếp hay tuân thủ các quy tắc ứng xử về trang phục
người Nhật làm cho các đối tác kinh doanh luôn cảm thấy được tôn trọng.
+) Hạn chế: Tuy cách cúi chào của người Nhật thể hiện được
sự tôn trọng cao nhưng nó hơi mang nặng nét cổ xưa và cứng
nhắc. Khi giao tiếp với người Nhật không được cười một cách
thoải mái vì người Nhật xem cười mỉm là thể hiện cho sự văn
minh, lịch sự và tôn trọng.
Phần 4: Tổng kết
Phần tổng kết sẽ là 4 – 6 câu hỏi trắc nghiệm ngắn, câu hỏi của
phần này sẽ được bổ xung sau nhaaaa!