Bài tập nhóm môn luật lao động | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 28/12/2020, Công ty X có thư mời bà A đến làm việc với vị trí Trưởng
phòng tổ chức hành chính, thời gian thử việc 30 ngày, nếu đạt yêu cầu sẽ ký hợp
đồng lao động xác định thời hạn 1 năm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật lao động (lld)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797236 NHÓM 5: 4. Nguyễn Thị Minh Trang 1. Lục Bảo Trâm 5. Lê Phương Thảo 2. Phạm Thảo Nhi 6. Phạm Văn Tuấn 3. Phạm Thảo Vy
7. Nguyễn Ngọc Thanh Thảo
Ngày 28/12/2020, Công ty X có thư mời bà A đến làm việc với vị trí Trưởng
phòng tổ chức hành chính, thời gian thử việc 30 ngày, nếu đạt yêu cầu sẽ ký hợp
đồng lao động xác định thời hạn 1 năm.
Ngày 04/01/2021, bà A bắt đầu thử việc tại Công ty X, vị trí Trưởng phòng hành
chính, thời gian thử việc từ ngày 04/01/2021 đến ngày 03/02/2021, lương thử việc
11.934.000 đồng/tháng, làm việc từ thứ 2 đến thứ 7.
Hết thời gian thử việc, bà A vẫn tiếp tục làm việc với vị trí nêu trên, công ty vẫn
trả lương cho bà A theo mức lương 11.934.000 đồng/tháng.
Trong quá trình làm việc bà A không vi phạm kỷ luật, có nhiều đóng góp cho
sự phát triển công ty. Tháng 05/2021, bà A được bầu là ủy viên ban chấp hành công
đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày 29/7/2021, ban lãnh đạo Công ty họp và quyết định sáp nhập phòng kế
toán và phòng hành chính thành Phòng hành chinh – kế toán. Ngày 09/8/2021, Công
ty xây dựng phương án sử dụng lao động trình Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Ngày 08/9/2021, Phòng Nhân sự yêu cầu bà A ký văn bản thỏa thuận chấm dứt
hợp đồng lao động do Công ty soạn sẵn vì công ty thay đổi cơ cấu không còn vị trí
công việc của bà A. Bà A không đồng ý. Nhưng ngày 10/09/2021, Công ty ban hành
quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà A vì lý do thay đổi cơ cấu kể từ
ngày 13/9/2021, đồng thời, thông báo đến bảo vệ công ty không được cho bà A vào Công ty làm việc.
Không đồng ý với quyết định của Công ty, ngày 20/9/2021, bà A đã khởi kiện
đến tòa án. Ngày 20/11/2021, Tòa án dự kiến mở phiên tòa sơ thẩm. Hỏi:
- Nếu là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty X, anh chị
hãy nêu ra những luận cứ để chứng minh cho quan điểm của mình?
Trong trường hợp này Công ty X cần đưa ra yêu cầu gì để tòa án giải lOMoAR cPSD| 46797236
quyết nhằm bảo vệ quyền lợi của mình? -> Nhóm thực hiện: 5, 6 Yêu cầu:
- Làm bài trên word, nhóm trưởng nộp bài qua Elearning.
- Ghi rõ tên nhóm, thành viên nhóm.
- Thời hạn nộp: 24/10/2021.
- Lưu ý: Bài làm cần chứng minh có phải quan hệ lao động không, sau đó
mới chứng minh quan điểm giải quyết theo yêu cầu (lập luận và cơ sở pháp lý) Bài làm:
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử
dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Khi xã hội có nhu cầu sử dụng sức lao động thì sẽ tạo nên quan hệ lao
động. Quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động
được hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động. Pháp luật hiện hành đã
đưa ra những quy định yêu cầu các bên phải giao kết hợp đồng lao động
khi tham gia quan hệ lao động, đồng thời cũng cho phép các bên được
quyền chấm dứt hợp đồng lao động nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại
có thể xảy ra đối với các bên.
Xác định quan hệ quan hệ lao động:
Bà A vào làm việc cho công ty X với vị trí Trưởng phòng tổ chức hành
chính theo thư mời ngày 28/12/2020 .Với thời gian thử việc 30 ngày,
nếu đạt yêu cầu sẽ ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm. Hết
thời gian thử việc( từ ngày 04/01/2021 đến ngày 03/02/2021), Bà A
không nhận được thông báo kết quả thử việc nhưng vẫn tiếp tục làm việc.
Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động quy định thời gian thử việc “Không
quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên
môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên".Công ty hiểu rõ rằng, sau khi kết
thúc thời gian thử việc (60 ngày) nếu chưa ký HĐLĐ thì người lao
động được làm việc chính thức theo loại hợp đồng xác định thời hạn 12
tháng”. Như vậy, Công ty X thừa nhận rằng sau khi hết thời gian thử lOMoAR cPSD| 46797236
việc, bà A đã trở thành người lao động chính thức theo hợp đồng lao
động có thời hạn là 12 tháng. Công ty X đã thương lượng với bà A về
việc chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 08/9/2021; khi thương
lượng không có kết quả, ngày 10/09/2021 Công ty trách ban hành
quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà A vì lý do thay đổi
cơ cấu kể từ ngày 13/9/2021.Do đó, có đủ cơ sở để khẳng định quan hệ
giữa bà Avới Công ty X sau khi hết thời gian thử việc là quan hệ hợp đồng lao động.
Sau khi bà A và công ty X thực hiện xong hợp đồng thử việc, công ty
X không hề có thông báo nói rằng việc làm thử không đạt yêu cầu, bà A
vẫn tiếp tục đi làm, và công ty X vẫn giao việc cho bà A bình thường,
phía công ty cũng không hề có biểu hiện phản đối việc bà A đi làm.
Như vậy, xét về mặt bản chất, ở đây, công ty X và bà A có sự đồng
thuận, thống nhất ý chí trong việc bà A tiếp tục làm việc cho công ty.
Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định rằng, hai bên đã giao kết hợp đồng lao động bằng hành vi.
Vậy thì bà A đã đồng ý tiếp tục làm việc cho công ty với mức lương đó cho vị trí trên.
Thứ nhất, Công ty X có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bà A
vì công ty X thay đổi cơ cấu không còn vị trí công việc của bà A vì
:Ngày 29/7/2021, ban lãnh đạo Công ty họp và quyết định sáp nhập
phòng kế toán và phòng hành chính thành Phòng hành chinh – kế toán.
Ngày 09/8/2021, Công ty xây dựng phương án sử dụng lao động trình
Sở Lao động Thương binh và Xã hội nên thay đổi cơ cấu không còn vị
trí công việc của bà A.
Theo khoản 1 điều 42 Bộ luật lao động 2019 thì thay đổi cơ cấu công nghệ là
một trường hợp sau đây:
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
- Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắnvới
ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
- Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm. lOMoAR cPSD| 46797236
Khi không được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động, người lao động sẽ không
được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của Bộ luật Lao động. Đặc biệt,
do không có hợp đồng ràng buộc, doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động với người lao động bất cứ lúc nào mà không cần có các căn cứ theo Điều 38.
Vì vậy, công ty X có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Thứ 2,về
thủ tục khi công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này:
• Căn cứ theo Điều 46, Bộ luật lao động 2019 điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc như sau:
“Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 6,
7, 9 và 10 Điều 34, của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm
trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình
từ đủ 12 tháng trở lên”.
Theo quy định mỗi năm người lao động làm việc cho người sử dụng lao động
thì được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng
lương hưu và trường hợp quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 36 của Bộ luật lao động 2019.
Nhưng theo tình huống trên thì bà A làm việc cho công ty X chưa đến một
năm, nên công ty X không cần trả tiền trợ cấp cho bà X.
• Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:(những điều mà công ty X
phải làm kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ):
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thấtnghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động
đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người
laođộng nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả”
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động
mà người lao động vẫn muốn làm việc:
Người lao động được nhận tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong
những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền
lương và hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.