BÀI TẬP NHÓM MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Song hành cùng sự phát triển vượt bậc củaxã hội loài người hiện nay chính là sự tồn tại của các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm… trongđó,matúyvàcácchấthướngthầngâynghiệnđượccoilà“tộiphạmcủa cácloạitộiphạm”.Tệnạnsửdụngmatúyvàcácchấthướngthầngâynghiện khôngnhữnglàhiểmhoạcủacácquốcgia,dântộctrêntoànthếgiới;mộttrong nhữngnguyênnhânchủyếulàmphátsinhtộiphạm,tệnạnxãhộivàlâynhiễm HIV/AIDSmàcòngâyranhữnghệlụynghiêmtrọngchosựpháttriểnkinhtế -xãhộivàanninhquốcgia. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ TƯ BỘ PHÁ TƯ P P HÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI V BÀI TẬP NHÓM
MÔN: X䄃̀ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Đề bài:
Phòng ch Āng ma t甃Āy và c愃Āc ch Āt hướng thần gây nghi ⌀n
c甃ऀ a sinh viên Trường Đ愃⌀i H漃⌀c Lu ⌀t Hà N ⌀i Lớp: 4723 Nhóm: 02
Hà N ⌀i, 2023
BIÊN B䄃ऀ N XÁC NHẬN MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ K쨃ĀT QU䄃ऀ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Ngày: 16/10/2023 Nhóm số: 02 Lớp: 4723 Khóa: 47
Tổng số thành viên của nhóm: 09 Có mặt:....
Nội dung: Bài tập nhóm môn Xã hội học pháp luật Đề số: 2
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia bài tập nhóm Đánh Đánh Công việc giá của giá của STT MSSV HỌ VÀ TÊN được giao sinh viên giáo A B C viên Mở đầu (lý do chọn Đỗ đề tài, mục Huy Hoàng 1 472310 đích, nhiệm vụ, X giả thuyết, phương pháp điều tra) Mở đầu (lý do chọn Phạm Bảo đề tài, mục 2 472311 đích, nhiệm vụ, X Minh Châu giả thuyết, phương pháp điều tra) Mở đầu (lý do chọn đề tài, mục 3 472312 Đàm Việt Khôi đích, nhiệm vụ, X giả thuyết, phương pháp điều tra) Xây dựng và phân 4 472313
Phạm Thị Hiền tích bảng hỏi để X phân tích thực trạng vấn đề Xây dựng và phân tích bảng hỏi để Trần Thị 5 472314 phân tích thực X Phương Thảo trạng vấn đề Xây dựng và phân tích bảng hỏi để 6 472315 Nguyễn Linh Chi phân tích nguyên X nhân vấn đề Xây dựng và phân tích bảng hỏi để 7 472316 Phạm Thúy Hằng phân tích nguyên X nhân vấn đề Xây dựng và phân 8 472317 Hoàng Gia Bách tích bảng hỏi để X tìm ra hướng giải quyết vấn đề Xây dựng và phân tích bảng hỏi để 9 451427 Nguyễn Thu Quyên tìm ra hướng giải X quyết vấn đề
Kết quả điểm bài viết: ............................
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2022
Giáo viên chấm thứ nhất:.……………...
Giáo viên chấm thứ hai:.………………. NHÓM TRƯỞNG
Giáo viên cho thuyết trình:…………….
Điểm kết luận cuối cùng:……………… Mai
Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………
Phạm Thị Hương Mai
Giáo viên cho thuyết trình:…………….
M唃⌀C L唃⌀C
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .............................. 2
3. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu .......................................................... 3
5. Chọn mẫu điều tra ..................................................................................... 4
NỘI DUNG ........................................................................................................... 6
1. Một số vấn đề nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng, chống tội
phạm về ma túy ở nước ta hiện nay ................................................................ 6
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .............................................. 6
1.2. Tác hại của ma túy và chất hướng thần gây nghiện ................................ 8
1.3. Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài ................................................ 11
1.4. Thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài ............................................... 14
2. Đối tượng khảo sát: ................................................................................... 15
3. Thực trạng của vấn đề ............................................................................... 17
4. Nguyên nhân: .............................................................................................. 27
5. Biện pháp: ................................................................................................... 30
K쨃ĀT LUẬN......................................................................................................... 47
TÀI LI쨃⌀U THAM KH䄃ऀ O .................................................................................. 48 MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Song hành cùng sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người hiện nay chính
là sự tồn tại của các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm…
trong đó, ma túy và các chất hướng thần gây nghiện được coi là “tội phạm của
các loại tội phạm”. Tệ nạn sử dụng ma túy và các chất hướng thần gây nghiện
không những là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; một trong
những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm
HIV/AIDS mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế
- xã hội và an ninh quốc gia. Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn sử
dụng ma túy và các chất hướng thần gây nghiện là trách nhiệm của cá nhân, gia
đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
Đáng báo động, đối tượng sử dụng ma túy và các chất hướng thần gây nghiện
tập trung ở độ tuổi thanh niên, thậm chí đã bắt đầu trẻ hóa đến tuổi vị thành
niên và học sinh. Những kẻ buôn bán ma túy và các chất hướng thần thường dụ
dỗ các đối tượng học sinh, sinh viên bằng cách cho hút không mất tiền, khi đã
nghiện thì họ sẽ trở thành công cụ để chúng kiếm tiền, đưa vào con đường: trộm
cắp, cướp giật, mua bán ma túy. Nguy hiểm hơn, một số em có quan niệm sai
lầm cho rằng chơi thuốc lắc hay ma túy đá, ma tuý và các chất hướng thần gây
nghiện cỏ chỉ gây hưng phấn tức thời nhằm giải trí cho vui, chứ hoàn toàn
không gây nghiện. Họ sử dụng ma túy đá, ma tuý cỏ, các chất hướng thần gây
nghiện để vui chơi hết mình, chứng tỏ đẳng cấp mà không biết rằng nó có sức
tàn phá ghê gớm đến sức khỏe, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội: Chém giết người
vô cớ, cuồng dâm, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi của mình, nặng hơn sẽ
mắc bệnh tâm thần, suy kiệt thể chất và suy giảm khả năng tình dục, dẫn đến
vô sinh; các cơ quan nội tạng sẽ nhanh chóng suy yếu, kiệt quệ, nó tàn phá hệ
thống dây thần kinh, hủy hoại não bộ gấp nhiều lần so với thuốc lắc…
Để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về thực trạng thực hiện pháp luật về
phòng, chống tội phạm ma túy và các chất hướng thần gây nghiện trong bối 1
cảnh hiện nay cũng như nhận thức của sinh viên, học sinh, nhóm chúng tôi xin
được làm rõ qua đề tài: “ Phòng chống ma t甃Āy và các chất hướng thần gây
nghiện của sinh viên Trường Đại Học Luật Hà Nội ”. Thông qua việc khảo
sát đối với sinh viên trường Đại học luật Hà Nội, chúng tôi mong muốn có thể
tiếp cận vấn đề với cái nhìn khách quan, cụ thể nhất trong việc thực hiện pháp
luật về phòng, chống tệ nạn ma túy và các chất hướng thần gây nghiện trong
bối cảnh hiện nay. Từ đó nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về tác hại của
ma tuý và các chất hướng thần gây nghiện,, góp phần đẩy lùi, ngăn chặn, xử lý
triệt để tội phạm về ma tuý, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, từ
đó giữ gìn an ninh, an toàn trật tự xã hội, xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh.
2. Xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phòng chống sử
dụng ma túy và các chất hướng thần gây nghiện và việc thực hiện pháp luật về
phòng chống ma túy và các chất hướng thần gây nghiện ở sinh viên, nhóm 2
xác định mục đích nghiên cứu sau:
Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng, đánh giá khách quan nhận thức và thực hiện
pháp luật phòng, chống ma túy và các chất hướng thần gây nghiện của sinh viên
trường Đại học Luật Hà Nội;
Thứ hai, xác định nguyên nhân và mục đích của những người sử dụng, mua
bán, tàng trữ ma túy và các chất hướng thần gây nghiện;
Thứ ba, đề xuất các biện pháp xử lý, giải pháp phù hợp với thực trạng, nhằm
nâng cao việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm về ma túy và các
chất hướng thần gây nghiện được chặt chẽ, có hiệu quả.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu lý luận một số vấn đề như phòng chống ma tuý và
các chất hướng thần gây nghiện; các văn bản pháp luật Việt Nam quy định về
phòng, chống ma túy và các chất hướng thần gây nghiện;
Thứ hai, khảo sát, điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin, đánh giá 2
thực trạng nhận thức và việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy và
các chất hướng thần gây nghiện của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội
thông qua việc làm đơn giấy khảo sát qua ứng dụng Google Form;
Thứ ba, phân tích số liệu thu thập được, từ đó đánh giá nhận thức và việc
thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy và các chất hướng thần gây nghiện
của cá nhân qua cuộc khảo sát sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội;
Thứ tư, phân tích nguyên nhân của thực trạng và đề xuất những giải pháp
khả thi nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường hiệu quả của việc thực hiện
pháp luật về phòng, chống ma túy và các chất hướng thần gây nghiện trong bối cảnh hiện nay.
3. Giả thuyết nghiên cứu.
Thứ nhất, Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có nhận thức tốt và thực
hiện tốt nghĩa vụ của mình, đồng thời chủ động sử dụng quyền của mình trong
việc phòng, chống sử dụng ma túy và các chất hướng thần gây nghiện một cách có hiệu quả.
Thứ hai, các biện pháp đang được áp dụng bởi các chủ thể có thẩm quyền
đem lại hiệu quả chưa cao. Cần đẩy mạnh công tác phòng chống ma túy và các
chất hướng thần gây nghiện của sinh viên, tăng cường các hoạt động tuyên
truyền pháp luật về phòng chống ma túy và các chất hướng thần gây nghiện của
sinh viên , bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp với tình hình hiện nay
4. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công trình
nghiên cứu. Do vậy, trong đề tài này, nhóm 2 xin kết hợp các phương pháp sau
để nghiên cứu về đề tài: -
Phương pháp chung: Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp thống kê; phương pháp hệ thống hóa; phương pháp
diễn giải; phương pháp so sánh; để nghiên cứu các vấn đề lý luận, nghiên
cứu thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực
hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm về ma túy ở nước ta hiện nay,... 3 -
Phương pháp thu thập thông tin:
• Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp phân tích tài liệu là dựa
vào các số liệu, tài liệu pháp luật, thông tin pháp lý hay các kết quả nghiên cứu
pháp luật có sẵn, nhà xã hội học pháp luật tiến hành xem xét, nghiên cứu và
phân tích chúng nhằm rút ra những thông tin, kết luận mới phục vụ cho đề tài
pháp luật cần nghiên cứu.
• Phương pháp Ankét: Anket là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ
cấp, được sử dụng rất rộng rãi trong điều tra xã hội học. Anket là hình thức
hỏi - đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến) được
soạn thảo trước. Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống
nhất cách trả lời các câu hỏi; người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng
hỏi sau đó ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi và gửi lại cho điều tra
viên xã hội học. Đặc trưng của phương pháp anket là chỉ sử dụng một bảng
hỏi đã được quy chuẩn, dùng để hỏi chung cho tất cả những người nằm
trong mẫu điều tra. Thông thường, nhà nghiên cứu và người trả lời không
tiếp xúc trực tiếp với nhau mà thông qua cộng tác viên.
5. Chọn mẫu điều tra
- Đối tượng tham gia: Các sinh viên đang học tập tại trường đại học Luật
Hà Nội từ năm thứ nhất tới năm thứ tư -
Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu ngẫu nhiên .
- Số phiếu phát ra: 100 phiếu.
- Số phiếu thu về: 100 phiếu ( 100 phiếu hợp lệ, 0 phiếu không hợp lệ)
- Cách thức xử lý thông tin: Nhóm sẽ xử lý thông tin dựa trên các bước xử
lý thông tin cơ bản kết hợp với bộ công cụ tự động của Google Form,
nhằm phân chia các nhóm câu hỏi, các nhóm người có cùng câu trả lời,…Cụ thể như sau:
● Tập hợp, phân loại tài liệu và xử lý thông tin sau khi đã thu thập
được một lượng thông tin cần thiết, nhiệm vụ tiếp theo là tập hợp
các tài liệu, thông tin và sắp xếp ch甃Āng theo các dấu hiệu riêng. 4
Ở khâu xử lý thông tin bước đầu này, nhóm sẽ sử dụng các biện pháp đơn
giản để phân loại tài liệu kết hợp với xử lý thông tin bằng máy vi tính theo các
bước sau: Lập sơ đồ để xử lý và phân tích thông tin; thống kê các phương pháp
xử lý thông tin bảo đảm kiểm tra được giả thuyết nghiên cứu; lập biểu đồ phân
tích kết quả thu được và các hướng phân tích chính kết hợp với bộ công cụ tính
toán tự động của Google form.
• Phân tích thông tin
Sau khi đã tiến hành xong bước xử lý, sàng lọc thông tin, nhóm chúng tôi
tiếp tục phân tích thông tin theo hai cách: Miêu tả và giải thích.
Miêu tả: Ghi lại những kết quả nghiên cứu xã hội học kinh nghiệm bằng hệ
thống các kí hiệu đã được lựa chọn và biểu đạt những kết quả đó trong các khái niệm khoa học.
Giải thích: Sự phát hiện ra bản chất vấn đề sự kiện hiện tượng pháp luật
được nghiên cứu trên cơ sở những tài liệu kinh nghiệm và lý thuyết xã hội học
bằng cách chỉ ra những khía cạnh mà giải thuyết các cuộc nghiên cứu đặt ra.
Nó xác nhận hoặc loại bỏ một giả thuyết nào đó hay toàn bộ hệ thống giả thuyết.
● Kiểm tra giả thuyết nghiên cứu
Đây là quá trình xác nhận bằng kinh nghiệm những kết quả rút ra từ giả
thuyết được đưa ra từ ban đầu. Nhóm chúng tôi tiến hành kiểm tra giả thuyết
bằng cách thực nghiệm xã hội học, phương pháp thống kê.
● Trình bày báo cáo và xã hội hóa kết quả nghiên cứu
Kết quả điều tra xã hội học thực nghiệm về đề tài trên được nhóm trình bày
dưới dạng các báo cáo khoa học chuyên đề, cùng với đó là tờ trình có thuyết
minh về việc giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra ban đầu và các phụ lục kèm theo. 5 NỘI DUNG
1. Một số vấn đề nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng, chống tội
phạm về ma t甃Āy ở nước ta hiện nay
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:
1.1.1. Khái niệm về ma t甃Āy
Ma túy là một khái niệm khá quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong
cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay, trên thế giới chưa có khái niệm chung thống
nhất về thuật ngữ “ ma túy”.
Trên phương diện quốc tế, các chuyên gia nghiên cứu về ma túy của Liên
Hợp Quốc1 cho rằng “ Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và
nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng,ý
thức và trí tuệ, làm con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương
cho từng cá nhân và cộng đồng”1. Tổ chức y tế thế giới WHO cũng định nghĩa:
“Ma túy là bất cứ chất nào đưa vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi
một số chức năng của cơ thể và làm cho con người lệ thuộc vào nó”
Theo luật Phòng, chống ma túy năm 2013 quy định chất ma tuý là chất gây
nghiện, chất hướng thần.Trong đó, chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức
chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần
là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có
thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng. Từ định nghĩa này có thể hiểu:
ma túy là chất gây nghiện hoặc chất hướng thần có nguồn gốc tự nhiên hoặc
nhân tạo có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây ra những thay đổi về nhận
thức, tâm sinh lý người sử dụng, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây ra những
tác động tiêu cực về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Mặc dù, ma túy có 1 số lợi ích về y học, nhưng trong phạm vi quy mô đề tài
nghiên cứu này, vấn đề mà chúng tôi tập trung là ma túy với nghĩa tiêu cực, tác
hại của chúng đối với con người và xã hội. Qua đó, đề xuất ra các giải pháp để
1 https://vaac.gov.vn/ma-tuy-la-gi.html truy cập ngày 10/10/2023 6
phòng chống hành vi sử dụng ma túy và nâng cao hiểu biết của mọi người về
ma túy. Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn
ma túy và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
1.1.2. Khái niệm chất hướng thần gây nghiện
1.1.2.1. Khái niệm chất hướng thần:
Chất hướng thần theo Khoản 3, Điều 2 Luật Phòng chống ma túy 2000: là
chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có
thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Chất hướng thần là một chất hóa học làm thay đổi chức năng não và dẫn
đến sự thay đổi trong nhận thức, tâm trạng, ý thức, nhận thức hoặc hành vi.
Những chất này có thể được sử dụng trong y tế; dùng để giải trí; nhằm mục
đích cải thiện hiệu suất hoặc thay đổi ý thức của một người; như các chất
entheogen; cho các mục đích nghi lễ, tâm linh hoặc pháp sư; hoặc để nghiên
cứu. Một số loại thuốc thần kinh, có giá trị điều trị, được kê toa bởi các bác sĩ
và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác. Các ví dụ bao gồm thuốc gây mê,
thuốc giảm đau, thuốc chống co giật và thuốc chống loạn thần cũng như các
loại thuốc dùng để điều trị rối loạn tâm thần kinh, như thuốc chống trầm cảm,
thuốc giải lo âu, thuốc chống loạn thần và thuốc kích thích. Một số chất tâm
thần có thể được sử dụng trong các chương trình cai nghiện ,nhanh chóng phục
hồi chức năng cho những người phụ thuộc hoặc nghiện các loại thuốc tâm thần khác nhau
1.1.2.2. Khái niệm chất gây nghiện
Theo khoản 2 điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021: “Chất gây nghiện là
chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.”
Chất gây nghiện bao gồm nhiều loại phổ biến như: - Rượu 7 - Thuốc lá - Cần sa
- Các thuốc hướng thần như dextromethorphan và pseudoephedrine
- Thuốc an thần benzodiazepine
- Các chất kích thích như methamphetamine hay cocaine
- Các loại thuốc lắc: Ecstasy, ketamine, MDA, hay Rohypnol
- Thuốc gây ảo giác: LSD, magic mushrooms
- Thuốc dạng xông hít: các loại khí dung, thuốc giảm đau
Theo đó, chất gây nghiện là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể của một
sinh vật sống có thể làm thay đổi các chức năng bình thường của cơ thể theo
hướng tạo ra sự phụ thuộc của cơ thể đối với chất đó hoặc làm tăng cảm giác
thèm thuồng, nghiện ở những mức độ khác nhau.
1.2.2.3. Khái niệm chất hướng thần gây nghiện
Chất hướng thần gây nghiện là chất hóa học gây kích thích, ức chế thần
kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần sẽ gây nên tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
1.1.3. Khái niệm về phòng, chống ma t甃Āy
Phòng, chống ma túy theo khoản 7 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021
là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm
soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
1.2. Tác hại của ma t甃Āy và chất hướng thần gây nghiện
● Những tác hại của ma túy là2:
2 https://cuocsongantoan.vn/ky-6-nhung-tac-hai-khung-khiep-cua-viec- nghien-ma-tuy-
11816.html?fbclid=IwAR1b0QnNGsQYACXyNOgKEYiF9VkP-
W5e70kjUSH0AoC9k9RSvyu_Uyz1GfE truy cập 10/10/2023 8
● T愃Āc h愃⌀i đ Āi với sức khỏe, nhân c愃Āch c甃ऀ a người sử dụng ma t甃Āy, ch Āt
hướng thần gây nghi ⌀n:
Về mặt sức khỏe, người sử dụng ma túy, chất hướng thần gây nghiện phải
chịu những ảnh hưởng, tổn thương nghiêm trọng đối với hệ tiêu hoá, hệ hô hấp,
hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, dẫn đến tình
trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Nghiện ma túy, chất hướng
thần gây nghiện dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, người gầy gò,
xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy
đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức
đêm ngủ ngày, sức khỏe giảm sút rõ rệt. Ngoài ra, trong trường hợp người sử
dụng ma túy dùng chung bơm kim tiêm dẫn đến lây nhiễm viêm gan virus B,
C, đặc biệt là HIV, thậm chí dẫn đến cái chết.
Về mặt nhân cách, người sử dụng ma túy, chất hướng thần gây nghiện lệ
thuộc vào ma túy, chất hướng thần gây nghiện bị tha hóa nhân cách, rối loạn
hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội; đánh mất lòng
tin của những người xung quanh, dễ bị người khác lợi dụng vào các mục đích
xấu; mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình. Nếu đang là
học sinh, sinh viên thì việc học tập bị giảm sút hoặc phải bỏ học, ảnh hưởng
đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm.
● T愃Āc h愃⌀i đ Āi với gia đình:
Một là, việc sử dụng ma túy, chất hướng thần gây nghiện làm tiêu hao tiền
bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma túy, chất hướng thần
gây nghiện của người nghiện là rất lớn, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện
ma túy, chất hướng thần gây nghiện có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc
của gia đình vào việc mua ma túy, chất hướng thần gây nghiện để thỏa mãn cơn
nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma túy, chất hướng thần gây nghiện,
nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.
Hai là, sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình thường bị giảm sút do 9
lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên... vì trong gia đình có người nghiện;
Ba là, tệ nạn ma túy, chất hướng thần gây nghiện cũng gây tổn thất lớn về
tình cảm cho người nghiện và gia đình họ, như thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc
gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc…;tốn thời gian, chi
phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý, chất hướng thần gây nghiện gây ra.
● Tác hại về mặt kinh tế - xã hội:
Về kinh tế: Theo ước tính, số người nghiện ma túy, chất hướng thần gây
nghiện toàn thế giới hàng năm đã đốt hàng chục tỷ USD vào ma túy, chất hướng
thần gây nghiện. Tệ nạn ma túy, chất hướng thần gây nghiện đã làm cho Nhà
nước hằng năm phải dành một khoản ngân sách lớn cho công tác phòng, chống
ma túy, chất hướng thần gây nghiện bao gồm các khoản: chi phí cho công tác
tuyên truyền phòng, chống ma túy, chất hướng thần gây nghiện; chi phí cho
công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, xây dựng và quản lý các trung tâm
cai nghiện; chi phí cho hoạt động kiểm soát ma túy, chất hướng thần gây nghiện
điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy…
Về xã hội: Trước hết, ma túy, chất hướng thần gây nghiện làm gia tăng số
người bị nhiễm HIV/AIDS, nó là cầu nối làm gia tăng căn bệnh thế kỷ này. Tệ
nạn ma túy gây mất trật tự an toàn xã hội, làm gia tăng tỉ lệ tội phạm và các tệ
nạn xã hội như lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm… Ngoài ra,
khi dùng các loại ma túy gây ảo giác làm cho người sử dụng ma túy, chất hướng
thần gây nghiện có những nhận thức và hành động không phù hợp với đạo đức,
tập quán, từ đó làm ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của
dân tộc. Không chỉ vậy, tệ nạn ma túy, chất hướng thần gây nghiện lan rộng
trong xã hội tác động xấu về đạo đức, lối sống, sức khỏe, tri thức của nhiều tầng
lớp, đặc biệt là thanh thiếu niên, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao
động xã hội, làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội, đến tương lai,
tiền đồ của dân tộc. 10
1.3. Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài
Công ước thống nhất về các chất ma t甃Āy năm 1961 (sửa đổi theo Nghị
định thư 1972) do Liên Hợp quốc ban hành xác định danh mục các chất ma
túy bị kiểm soát, Việt Nam tham gia năm 1997 theo Quyết định 798/QĐ-CTN
của Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Theo đó, các chất ma túy bị kiểm soát được
liệt kê trong 4 danh mục căn cứ vào giá trị sử dụng của chúng trong y khoa và
mức độ gây nghiện. Mỗi danh mục được áp dụng chế độ kiểm soát khác nhau.
Danh mục I là các chất ma túy đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt nhất, bao
gồm nguyên liệu thô (như lá, hoa quả cây thuốc phiện, cây cần sa, coca) và các
chất trong nhóm opiates, cocaine và cannabis. Danh mục II là các chất ma túy
được sử dụng phổ biến trong y khoa và có nguy cơ gây nghiện ít hơn các chất
trong Danh mục I, bao gồm các chất trong nhóm codeine và morphine. Danh
mục III là các chất ma túy dạng hỗn hợp, nhưng có nồng độ thấp nên được miễn
trừ một số biện pháp kiểm soát. Danh mục IV là các chất ma túy có những thuộc
tính nguy hiểm và ít được sử dụng trong y học. Đồng thời, công ước yêu cầu
các quốc gia thành viên tội phạm hóa những hành vi bất hợp pháp liên quan đến các chất ma túy.
Công ước về chất hướng thần 1971, quy định về kiểm soát các chất
hướng thần do Liên Hợp quốc ban hành, Việt Nam gia nhập năm 1997 theo
Quyết định 798/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Giống như Công
ước 1961, Công ước 1971 cũng liệt kê chất hướng thần trong 4 Danh mục với
những chế độ kiểm soát khác nhau căn cứ vào thuộc tính gây nghiện, giá trị sử
dụng của chúng trong y khoa và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và
các vấn đề xã hội liên quan. Danh mục I là các chất hướng thần gây ảo giác
nhóm LSD, DMT, escaline... Chúng là những chất nguy hiểm đối với sức khỏe
cộng đồng và giá trị sử dụng trong y học rất hạn chế. Danh mục II là các chất
an thần mạnh và chất hướng thần nhóm amphetamine, có ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe cộng đồng và giá trị sử dụng trong y học ở mức ít hoặc trung bình.
Danh mục III là các chất an thần nhanh hoặc trung bình, có ảnh hưởng lớn đến 11
sức khỏe cộng đồng những giá trị sử dụng trong y học ở mức trung bình hoặc
cao. Danh mục IV bao gồm nhiều loại thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc giảm
đau vẫn có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng những giá trị sử dụng trong y
học đa dạng. Có những chất giá trị sử dụng trong y học ít, nhưng có những chất
giá trị sử dụng trong y học rất cao. Ngoài ra, hỗn hợp có chứa các chất hướng
thần trong các Danh mục này cũng bị đặt dưới sự kiểm soát. Các quốc gia thành
viên của Công ước 1971 có nghĩa vụ tội phạm hóa những hành vi bất hợp pháp
liên quan đến các chất bị kiểm soát.
Công ước Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma
tuý và chất hướng thần năm 1988: “Mục đích của Công ước này là thúc đẩy
sự hợp tác giữa các bên của Công ước để họ có thể giải quyết có hiệu quả những
khía cạnh khác nhau của hoạt động buôn bán bất hợp pháp có quy mô quốc tế
các chất ma tuý và các chất hướng thần” (Khoản 1 Điều 2), Việt nam gia nhập
năm 1997 Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định 798/QĐ-CTN tham gia.
Công ước 1988 thiết lập một danh mục các hành vi mà các quốc gia có nghĩa
vụ phải tội phạm hóa (tội phạm bắt buộc). Danh mục này gồm: các tội phạm
“truyền thống” về ma túy; các tội phạm sản xuất, vận chuyển hay phân phối các
dụng cụ, nguyên liệu hoặc tiền chất mà biết rõ các thứ đó được dùng để trồng,
sản xuất hoặc điều chế trái phép chất ma túy hoặc chất hướng thần; các tội phạm
tổ chức, chỉ đạo hoặc tài trợ cho bất cứ tội phạm nào liên quan đến cung cấp
ma túy trái phép; các tội phạm rửa tiền liên quan đến một tội phạm về cung cấp
ma túy. Ngoài ra công ước 1988 còn quy định các tội phạm và các quốc gia
thành viên có nghĩa vụ tội phạm hóa trên cơ sở phù hợp với những quy định
của hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật quốc gia.
Bộ luật Hình sự 2015 thông qua ngày 27 tháng 01 năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017 tiếp tục kế thừa BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 tiếp tục quy
định về các tội phạm về ma túy tại Chương XX, bao gồm 13 điều Luật (từ Điều
247 đến Điều 259) quy định 13 tội danh tương ứng với 9 tội danh được quy
định trong BLHS 1999. Bộ luật Hình sự 2015 đã tách Tội tàng trữ, vận chuyển, 12
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS 1999) thành
4 tội danh cụ thể (Điều 249 đến Điều 252 BLHS 2015); Tội cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200 BLHS năm 1999) được
tách thành 2 tội danh (Điều 257 và Điều 258 BLHS 2015). Với việc tách tội
danh như vậy, BLHS 2015 có điều kiện môả cụ thể hơn các hành vi phạm tội,
thể hiện rõ hơn sự phân hóa TNHS cũng như giảm bớt số tội phạm về ma túy
có hình phạt tử hình được quy định.
Luật Phòng, chống ma t甃Āy 2021 (Luật số 73/2021/QH14) được thông
qua ngày 30/3/2021 tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2022. Luật này gồm 8 chương, 55 điều, “quy định về phòng,
chống ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy;
trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy;
quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy” (Điều 1). Phòng,
chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các cơ quan, tổ chức
(Chương II, từ Điều 6 đến Điều 11). Luật Phòng, chống ma túy đưa ra các quy
định về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy (Chương III,
từ Điều 12 đến Điều 21); về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy
(Chương IV, từ Điều 22 đến Điều 26); về cai nghiện ma túy (Chương V, từ
Điều 27 đến Điều 43); về công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
(Chương VI, từ Điều 44 đến Điều 50);về hợp tác quốc tế về phòng, chống ma
túy (Chương VII, từ Điều 51 đến Điều 53).
Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2021 về quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống ma túy; về
công tác phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma
túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy và quản lý người
sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều
13, khoản 2 Điều 14, Điều 16, khoản 3 Điều 17, Điều 18, Điều 19, khoản 6
Điều t23 của Luật Phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14 ngày 30 tháng 3 năm 2021. 13
Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 về quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng,
chống bạo lực gia đình. Điều 23 về vi phạm các quy định về phòng, chống và
kiểm soát ma túy tại Mục 2 về Vi phạm hành chính về phòng, chống tệ nạn xã hội.
1.4. Thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài:
Thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài được biểu hiện ở hành vi thực tế
của chủ thể qua việc tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật:
Tuân thủ pháp luật về phòng chống ma túy, các chất hướng thần gây
nghiện ở nước ta hiện nay thể hiện qua việc các chủ thể pháp luật kiềm chế
không tiến hành những hành động mà pháp luật về ma tuý, chất hướng thần
gây nghiện cấm. Các hành vi bị cấm được quy định cụ thể tại các văn bản
pháp luật về ma túy như Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 như
trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy; lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống
ma túy… Việc tuân thủ pháp luật được thể hiện qua việc người dân không
trồng các loại cây thuộc danh mục cấm này.
Thi hành pháp luật về phòng, chống ma túy và các chất hướng thần gây
nghiện ở nước ta hiện thể hiện qua việc các chủ thể pháp luật tiến hành tích
cực các hoạt động mà pháp luật bắt buộc phải làm. Các hành vi thực tế có thể
thấy là thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứachất ma
túy, tiền chất; hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và
tệ nạn ma túy, chất hướng thần gây nghiện… được quy định tại Luật Phòng,
chống ma túy năm 2021 và các văn bản pháp luật có liên quan.
Sử dụng pháp luật về phòng chống ma túy, các chất hướng thần gây
nghiện ở nước ta hiện nay thể hiện qua việc các chủ thể pháp luật tiến hành 14
những hoạt động mà pháp luật cho phép, tức họ được Nhà nước tạo điều kiện
được hưởng những quyền nào đó. Chẳng hạn như Nhà nước cho phép được
nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất chất ma túy (không
bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây
nghiện,dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có
chứa chất ma túy, tiền chất theo quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống ma
túy năm 2021 và các văn bản pháp luật có liên quan.
Áp dụng pháp luật về phòng, chống ma túy, các chất hướng thần ở nước ta
hiện nay thể hiện qua việc các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định
tiến hành thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống ma túy, các chất
hướng thần gây nghiện như là lập danh sách người sử dụng trái phép chất ma
túy, các chất hướng thần gây nghiện, xử lý các hành vi vi phạm…
Việc nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Nếu có nhận thức tốt, tức có hiểu biết đầy đủ về pháp luật
và có thái độ đúng, họ sẽ thực hiện tốt pháp luật về phòng, chống ma tuý, các
chất hướng thần gây nghiện. Nếu nhận thức còn chưa tốt thì có thể xảy ra các
hành vi vi phạm trong việc phòng, chống ma túy, các chất hướng thần gây nghiện.
2. Đối tượng khảo sát:
Đối với bài khảo sát về phòng chống ma túy và các chất hướng thần gây
nghiện, nhóm nghiên cứu đã tiến hành việc khảo sát và nhận được kết quả từ
100 người. Với câu hỏi “Anh/chị hãy cho biết giới tính của mình”, nhóm
khảo sát thu được kết quả như sau: 15
Trong số 100 câu trả lời, có đến 69 câu trả lời đến từ nam giới, 31 câu trả
lời còn lại đến từ nữ giới. Điều đó cho thấy, mức độ quan tâm, nhận thức về ma
túy và các chất hướng thần gây nghiện khác được nam giới chú ý nhiều hơn (số
lượng gấp đôi của nữ giới). Càng thiếu hiểu biết về ma túy và các chất hướng
thần gây nghiện, càng dễ dàng tiếp xúc với chúng. Trước hết đó là tình trạng
phụ nữ sử dụng thuốc gây nghiện và thuốc an thần nhiều hơn nam giới, trong
khi đó nam giới ưa dùng cần sa, cocaine và thuốc phiện hơn. Phụ nữ có nguy
cơ nhiễm bệnh cao hơn so với nam giới. Phụ nữ chiếm một phần ba số người
sử dụng ma túy trên toàn cầu và số phụ nữ mắc bệnh truyền nhiễm do tiêm
chích ma túy (PWID) chiếm đến 1/5 trên toàn cầu, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh
HIV, viêm gan C và nhiễm trùng máu cao hơn so với nam giới. Trên thực tế, tỷ
lệ phụ nữ bị kết án vì tội liên quan đến ma túy cao hơn nam giới. Ở một số quốc
gia, tội phạm liên quan đến ma túy là nguyên nhân thứ hai khiến phụ nữ bị tống
giam, trong khi nam giới thường bị tống giam vì những tội khác.
Dựa vào kết quả khảo sát trên, chúng ta cần tăng cường hơn việc tuyên
truyền tác hại của việc sử dụng ma túy và các chất hướng thần gây nghiện khác
đối với tất cả mọi người, đặc biệt là nữ giới.
Để đối tượng khảo sát được bao quát, nhóm tiến hành khảo sát chủ yếu đối
với các sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội từ năm thứ nhất tới năm thứ tư. 16