Bài tập nhóm ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng

Câu 1: Chứng minh nhận định: "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" lànội dung xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện ở banội dung lớn. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập nhóm ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng

Câu 1: Chứng minh nhận định: "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" lànội dung xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện ở banội dung lớn. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

19 10 lượt tải Tải xuống
Nhóm 4:
Câu 1: Chứng minh nhận định: "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" là
nội dung xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện ba
nội dung lớn:
1. Về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Khi nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không bao giờ coi đó là
mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Trong tưởng Hồ Chí Minh,
giành độc lập để đi tới hội cộng sản; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
- Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ,
mục tiêu trước hết của quá trình cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh
đạo, đồng thời là điều kiệnng đầu, quyết định để cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân chuyển sang giai đoạn kế tiếp - cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Do vậy, cách mạng dân tộc dân chủ càng triệt để thì những điều kiện tiến lên
chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ. Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện
để nhân n lao động tự quyết định con đường đi tới chủ nghĩa hội, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
2. Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội
trong quá trình cách mạng Việt Nam
- Hồ Chí Minh khẳng định, xác lập, tăng cường vai trò lãnh đạo sức chiến đấu
của Đảng Cộng sản điều kiện bản để độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
- Không sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì cách mạng Việt Nam không thể
vận động theo cách mạng sản chắc chắn sự nghiệp độc lập dân tộc sẽ đi
theo vết xe đổ của các phong trào cứu nước trước đó.
- Hồ Chí Minh chỉ vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
mang tính khách quan. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Đảng phải trong sạch,
vững mạnh thường xuyên chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu, đủ trí tuệ, đủ bản lĩnh vượt qua những thử thách gay gắt nhất, phải
thực hiện xây dựng Đảng về các mặt chính trị, tưởng tổ chức, trong đó
công tác cán bộ bao giờ cũng là vấn đề cốt tử.
- Đảng phải xây dựng, củng cố tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân,
nông dân trí thức làm nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc. Người xác định
công - nông là gốc, là chủ lực của cách mạng, các giai tầng, cá nhân yêu nước là
bầu bạn của cách mạng. Khi đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa hội,
Người đòi hỏi công - nông - trí thức đoàn kết lại.
- Tất cả được tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận được xây dựng
theo tưởng Hồ Chí Minh hạt nhân cốt lõi liên minh công - nông trí
thức để đoàn kết toàn dân thành một khối. Hạt nhân toàn dân mối quan hệ
biện chứng được Hồ Chí Minh quan tâm đúng mức cả hai, không coi nhẹ hoặc
thiên lệch bên nào. Mặt trận đó được đặt dưới s lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
- Như vậy, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội một tất yếu khách
quan. Tính tất yếu đó chỉ được hiện thực hoá khi gắn liền với những điều kiện
bảo đảm, trong đó yếu tố quan trọng nhất xác lập tăng cường vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Sự thể hiện trên thực tế tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội
- tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa hội được
thể hiện trên thực tiễn cách mạng Việt Nam qua ba thời kỳ:
+ Thời kỳ 1930-1945:
Hồ Chí Minh xác định tính chất cách mạng Việt Nam con
đường cách mạng sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng
giai cấp, nhân dân lao động, với toàn thể dân tộc bị nô lệ dưới ách
đế quốc Pháp tay sai của chúng. Đồng thời xác định cách mạng
giải phóng dân tộc Việt Nam một bộ phận của cách mạng
sản thế giới, mối quan hệ khăng khít với cách mạng sản
"chính quốc".
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng
Tám 1945 đã giành thắng lợi. Đó thắng lợi lịch sử đầu tiên của
tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân
tộc thuộc phạm trù cách mạng sản. Thắng lợi này đã mở ra kỷ
nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
+ Thời kỳ 1945-1954:
Thời kỳ bảo vệ độc lập dân tộc xây dựng những sở đầu tiên
của chủ nghĩa xã hội, thực hiện "kháng chiến và kiến quốc".
Thời kỳ này Hồ Chí Minh tiếp tục bổ sung, phát triển những quan
điểm lý luận về con đường cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh kiên trì quan điểm phát huy cao độ ý thức độc lập tự
chủ, tự lực tự cường, đi đôi với ra sức tranh thủ sự ủng hộgiúp
đỡ quốc tế.
Nét độc đáo, đặc sắc trong tưởng Hồ CMinh về con đường
cách mạng Việt Nam thời kỳ này Người đã đề ra thực thi
nhất quán đường lối :"vừa kháng chiến, vừa kiến quốc".
Đường lối đó phù hợp với quy luật phát triển lịch sử dân tộc, dựng
nước đi đôi với giữ nước, bảo vệ độc lập của Tổ quốc và xây dựng
từng bước chế độ mới; nguyên nhân quyết định thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
+ Thời kỳ 1954-1975:
Ở thời kỳ này sáng tạoluận của Hồ Chí Minh thể hiện tập trung
trong việc xây dựng chỉ đạo đường lối tiến nh đồng thời hai
nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa hội miền Bắc;
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ miền Nam, thống nhất
Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện luận cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã xây dựng
một quan niệm tương đối hoàn chỉnh, thống nhất về chủ nghĩa
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Quan niệm của Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội mang tính hệ thống,
nhiều nội dung phát triển sáng tạo, nhưng vẫn kiên định chủ
nghĩa Mác - Lênin.
Người đã những chỉ dẫn khoa học về những cách thức, phương
thức, biện pháp, bước đi thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.
+ Sau năm 1975: Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
về độc lập dân tộc gắn liền với chỉ nghĩa hội phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của Việt Nam.
Câu 2: Phân tích điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về quy luật ra đời Đảng cộng
sản.
1. Vận dụng sáng tạo quy luật ra đời Đảng cộng sản của chủ nghĩa Mác -
Lênin và chỉ ra quy luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Theo nguyên của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản ra đời sản phẩm
của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Vận dụng
sáng tạo quy luật này một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn
lạc hậu như Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết
hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đây chính sáng tạo nổi bật nhất của Hồ Chí Minh trong quá trình vận động
thành lập Đảng. Người trung thành với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về
quy luật ra đời của Đảng, đồng thời bổ sung, sáng tạo vào quy luật ấy với
điều kiện cụ thể của Việt Nam, đó phong trào yêu nước. Hồ Chí Minh đã
phân tích rất kỹ tính chất hội, cấu giai cấp của hội Việt Nam để chỉ ra
quy luật này.
- Chính sáng tạo của Hồ Chí Minh về quy luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã tập hợp được lực lượng đông đảo trong nhân dân dưới sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân đội tiền phong Đảng Cộng sản Việt Nam làm nên
những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.
- Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, nhất thông qua tổ chức hoạt động của
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã thẩm thấu vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Thời kỳ 1927 - 1929 thời kỳ chuyển biến của cách mạng Việt Nam. Phong
trào công nhân Việt Nam chuyển mạnh từ tự phát đến tự giác, phong trào yêu
nước phát triển với chất lượng mới. Qua đó, tạo nên làn sóng cách mạng dân
tộc, dân chủ mạnh mẽ, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
- Với sự ra đời của 03 tổ chức cộng sản vào cuối năm 1929, đầu năm 1930 cho
thấy việc thành lập Đảng đã được chuẩn bị chu đáo về chính trị, tưởng tổ
chức.
2. Hồ Chí Minh xác định: giải phóng dân tộc nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng Việt Nam.
- Trong các văn kiện thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt) do Hồ Chí Minh soạn thảo xác định: “Chủ trương làm sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “Đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn
độc lập”.
- Đây là đường lối đúng đắn của cách mạng Việt Nam với hai giai đoạn:
+ Giải phóng dân tộc đem lại độc lập cho dân tộc được đặt lên hàng đầu
+ Cách mạng phải tiến lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa
Mục đích thực sự giải phóng giai cấp, giải phóng con người, đem lại ấm
no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, con người được phát triển toàn diện.
Đây là hai giai đoạn không có sự phân biệt về không gian và thời gian, nó gắn
liền với nhau, mối liên hệ chặt chẽ với nhau, giải phóng dân tộc tiền đề,
điều kiện để giải phóng giai cấp, giải phóng con người giải phóng giai
cấp, giải phóng con người sẽ bảo đảm cho độc lập dân tộc được vững chắc,
“độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
3. Sáng tạo của Hồ Chí Minh về việc xác định lực lượng tiến hành cách mạng.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Liên minh giữa giai cấp công nhân giai cấp
nông dân là động lực của cách mạng vô sản.
- Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí
Minh khẳng định: Công nông là chủ cách mệnh, bên cạnh đó Người cũng chỉ ra:
học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công nông.
- Đây chính chủ trương tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng tinh
thần yêu nước, tinh thần cách mạng đứng về phe công nông, tạo nên sức mạnh
tổng hợp cho cách mạng, đồng thời phân hóa, cô lập kẻ thù, sáng tạo độc đáo
của Hồ Chí Minh trong huy động sức mạnh toàn dân làm cách mạng.
- Để thực hiện được việc tập hợp lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh đến tính tiên phong và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản:
+ Tính tiên phong của Đảng, theo Người thể hiện đường lối chính trị
đúng đắn. Người nêu rõ: “Đảng đội tiên phong của đạo quân sản
gồm một số lớn của giai cấp công nhân làm cho họ đủ năng lực
lãnh đạo quần chúng”.
+ Trong Lời kêu gọi nhân thành lập Đảng, Người cũng chỉ rõ: “Đảng Cộng
sản Việt Nam đã được thành lập. Đó Đảng của giai cấp sản. Đảng
sẽ dìu dắt giai cấp sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm
giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta”.
4. Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc đặt tên Đảng chủ trương giải
quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương.
- Trong khi Quốc tế Cộng sản chỉ thị thành lập một Đảng Cộng sản chung cho
ba dân tộc Đông Dương. Trong thảo luận tại Hội nghị thành lập Đảng, Hồ Chí
Minh giải thích: “Cái từ Đông Dương rất rộng theo nguyên của chủ nghĩa
Mác - Lênin, vấn đề dân tộc vấn đề rất nghiêm túc, người ta không thể bắt
buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng, làm như thế trái với nguyên của chủ
nghĩa Lênin. Còn cái từ An Nam thì hẹp, mà nước ta có ba miền: Bắc Kỳ, Trung
Kỳ, Nam Kỳ. Do đó, từ Việt Nam hợp với cả ba miền cũng không trái với
nguyên của chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc”, nên Hội nghị nhất trí với
cách giải thích của Người và đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chủ trương đó của Người tuân thủ những nguyên xây dựng đảng kiểu mới
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tính đến yếu tố dân tộc, nhằm thức tỉnh ý thức
dân tộc, khơi dậy sức mạnh của ba dân tộc Đông Dương, đồng thời tạo ra sự tin
cậy về chính trị để đoàn kết, giúp đỡ nhau một cách tự nguyện, bình đẳng
hiệu quả.
Kết luận: Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
một nước thuộc địa đã được thực tế cách mạng Việt Nam cách mạng thế giới
trong thế kỷ XX kiểm chứng là đúng đắn và khoa học.
| 1/7

Preview text:

Nhóm 4:
Câu 1: Chứng minh nhận định: "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" là
nội dung xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện ở ba nội dung lớn:
1. Về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Khi nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không bao giờ coi đó là
mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
giành độc lập để đi tới xã hội cộng sản; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ, là
mục tiêu trước hết của quá trình cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh
đạo, đồng thời là điều kiện hàng đầu, quyết định để cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân chuyển sang giai đoạn kế tiếp - cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Do vậy, cách mạng dân tộc dân chủ càng triệt để thì những điều kiện tiến lên
chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ. Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện
để nhân dân lao động tự quyết định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
2. Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
trong quá trình cách mạng Việt Nam
- Hồ Chí Minh khẳng định, xác lập, tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng Cộng sản là điều kiện cơ bản để độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì cách mạng Việt Nam không thể
vận động theo cách mạng vô sản và chắc chắn sự nghiệp độc lập dân tộc sẽ đi
theo vết xe đổ của các phong trào cứu nước trước đó.
- Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
mang tính khách quan. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Đảng phải trong sạch,
vững mạnh và thường xuyên chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu, đủ trí tuệ, đủ bản lĩnh vượt qua những thử thách gay gắt nhất, phải
thực hiện xây dựng Đảng về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó
công tác cán bộ bao giờ cũng là vấn đề cốt tử.
- Đảng phải xây dựng, củng cố và tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân,
nông dân và trí thức làm nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc. Người xác định
công - nông là gốc, là chủ lực của cách mạng, các giai tầng, cá nhân yêu nước là
bầu bạn của cách mạng. Khi đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội,
Người đòi hỏi công - nông - trí thức đoàn kết lại.
- Tất cả được tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận được xây dựng
theo tư tưởng Hồ Chí Minh có hạt nhân cốt lõi là liên minh công - nông và trí
thức để đoàn kết toàn dân thành một khối. Hạt nhân và toàn dân là mối quan hệ
biện chứng được Hồ Chí Minh quan tâm đúng mức cả hai, không coi nhẹ hoặc
thiên lệch bên nào. Mặt trận đó được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Như vậy, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách
quan. Tính tất yếu đó chỉ được hiện thực hoá khi gắn liền với những điều kiện
bảo đảm, trong đó yếu tố quan trọng nhất là xác lập và tăng cường vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Sự thể hiện trên thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được
thể hiện trên thực tiễn cách mạng Việt Nam qua ba thời kỳ: + Thời kỳ 1930-1945:
 Hồ Chí Minh xác định tính chất cách mạng Việt Nam là con
đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng
giai cấp, nhân dân lao động, với toàn thể dân tộc bị nô lệ dưới ách
đế quốc Pháp và tay sai của chúng. Đồng thời xác định cách mạng
giải phóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô
sản thế giới, có mối quan hệ khăng khít với cách mạng vô sản "chính quốc".
 Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng
Tám 1945 đã giành thắng lợi. Đó là thắng lợi lịch sử đầu tiên của
tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân
tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Thắng lợi này đã mở ra kỷ
nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. + Thời kỳ 1945-1954:
 Thời kỳ bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng những cơ sở đầu tiên
của chủ nghĩa xã hội, thực hiện "kháng chiến và kiến quốc".
 Thời kỳ này Hồ Chí Minh tiếp tục bổ sung, phát triển những quan
điểm lý luận về con đường cách mạng Việt Nam.
 Hồ Chí Minh kiên trì quan điểm phát huy cao độ ý thức độc lập tự
chủ, tự lực tự cường, đi đôi với ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế.
 Nét độc đáo, đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường
cách mạng Việt Nam ở thời kỳ này là Người đã đề ra và thực thi
nhất quán đường lối :"vừa kháng chiến, vừa kiến quốc".
 Đường lối đó phù hợp với quy luật phát triển lịch sử dân tộc, dựng
nước đi đôi với giữ nước, bảo vệ độc lập của Tổ quốc và xây dựng
từng bước chế độ mới; là nguyên nhân quyết định thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. + Thời kỳ 1954-1975:
 Ở thời kỳ này sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện tập trung
trong việc xây dựng và chỉ đạo đường lối tiến hành đồng thời hai
nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc;
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất
Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
 Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện lý luận cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã xây dựng
một quan niệm tương đối hoàn chỉnh, thống nhất về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
 Quan niệm của Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội mang tính hệ thống,
có nhiều nội dung phát triển sáng tạo, nhưng vẫn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin.
 Người đã có những chỉ dẫn khoa học về những cách thức, phương
thức, biện pháp, bước đi thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ Sau năm 1975: Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
về độc lập dân tộc gắn liền với chỉ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
Câu 2: Phân tích điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về quy luật ra đời Đảng cộng sản.
1. Vận dụng sáng tạo quy luật ra đời Đảng cộng sản của chủ nghĩa Mác -
Lênin và chỉ ra quy luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm
của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Vận dụng
sáng tạo quy luật này ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn
lạc hậu như Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết
hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đây chính là sáng tạo nổi bật nhất của Hồ Chí Minh trong quá trình vận động
thành lập Đảng. Người trung thành với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về
quy luật ra đời của Đảng, đồng thời có bổ sung, sáng tạo vào quy luật ấy với
điều kiện cụ thể của Việt Nam, đó là phong trào yêu nước. Hồ Chí Minh đã
phân tích rất kỹ tính chất xã hội, cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam để chỉ ra quy luật này.
- Chính sáng tạo của Hồ Chí Minh về quy luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã tập hợp được lực lượng đông đảo trong nhân dân dưới sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân mà đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam làm nên
những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam.
- Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, nhất là thông qua tổ chức và hoạt động của
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã thẩm thấu vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Thời kỳ 1927 - 1929 là thời kỳ chuyển biến của cách mạng Việt Nam. Phong
trào công nhân Việt Nam chuyển mạnh từ tự phát đến tự giác, phong trào yêu
nước phát triển với chất lượng mới. Qua đó, tạo nên làn sóng cách mạng dân
tộc, dân chủ mạnh mẽ, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Với sự ra đời của 03 tổ chức cộng sản vào cuối năm 1929, đầu năm 1930 cho
thấy việc thành lập Đảng đã được chuẩn bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
2. Hồ Chí Minh xác định: giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
- Trong các văn kiện thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt) do Hồ Chí Minh soạn thảo xác định: “Chủ trương làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “Đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”.
- Đây là đường lối đúng đắn của cách mạng Việt Nam với hai giai đoạn:
+ Giải phóng dân tộc đem lại độc lập cho dân tộc được đặt lên hàng đầu
+ Cách mạng phải tiến lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa
 Mục đích thực sự là giải phóng giai cấp, giải phóng con người, đem lại ấm
no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, con người được phát triển toàn diện.
 Đây là hai giai đoạn không có sự phân biệt về không gian và thời gian, nó gắn
liền với nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, giải phóng dân tộc là tiền đề,
là điều kiện để giải phóng giai cấp, giải phóng con người và giải phóng giai
cấp, giải phóng con người sẽ bảo đảm cho độc lập dân tộc được vững chắc,
“độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
3. Sáng tạo của Hồ Chí Minh về việc xác định lực lượng tiến hành cách mạng.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp
nông dân là động lực của cách mạng vô sản.
- Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí
Minh khẳng định: Công nông là chủ cách mệnh, bên cạnh đó Người cũng chỉ ra:
học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công nông.
- Đây chính là chủ trương tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng có tinh
thần yêu nước, tinh thần cách mạng đứng về phe công nông, tạo nên sức mạnh
tổng hợp cho cách mạng, đồng thời phân hóa, cô lập kẻ thù, là sáng tạo độc đáo
của Hồ Chí Minh trong huy động sức mạnh toàn dân làm cách mạng.
- Để thực hiện được việc tập hợp lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh đến tính tiên phong và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản:
+ Tính tiên phong của Đảng, theo Người là thể hiện ở đường lối chính trị
đúng đắn. Người nêu rõ: “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản
gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng”.
+ Trong Lời kêu gọi nhân thành lập Đảng, Người cũng chỉ rõ: “Đảng Cộng
sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là Đảng của giai cấp vô sản. Đảng
sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm
giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta”.
4. Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc đặt tên Đảng và chủ trương giải
quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương.
- Trong khi Quốc tế Cộng sản có chỉ thị thành lập một Đảng Cộng sản chung cho
ba dân tộc Đông Dương. Trong thảo luận tại Hội nghị thành lập Đảng, Hồ Chí
Minh giải thích: “Cái từ Đông Dương rất rộng và theo nguyên lý của chủ nghĩa
Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là vấn đề rất nghiêm túc, người ta không thể bắt
buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng, làm như thế là trái với nguyên lý của chủ
nghĩa Lênin. Còn cái từ An Nam thì hẹp, mà nước ta có ba miền: Bắc Kỳ, Trung
Kỳ, Nam Kỳ. Do đó, từ Việt Nam hợp với cả ba miền và cũng không trái với
nguyên lý của chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc”, nên Hội nghị nhất trí với
cách giải thích của Người và đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chủ trương đó của Người tuân thủ những nguyên lý xây dựng đảng kiểu mới
của chủ nghĩa Mác - Lênin, có tính đến yếu tố dân tộc, nhằm thức tỉnh ý thức
dân tộc, khơi dậy sức mạnh của ba dân tộc Đông Dương, đồng thời tạo ra sự tin
cậy về chính trị để đoàn kết, giúp đỡ nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và có hiệu quả.
Kết luận: Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
ở một nước thuộc địa đã được thực tế cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới
trong thế kỷ XX kiểm chứng là đúng đắn và khoa học.