Bài tập nhóm - Tâm lý | Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Dựa theo kết quả khảo sát, có đến hơn một nửa cụ thể là 55,7%tươngđươngvới78ngườithamgiathựchiệnkhảosátthuộcgiớitính nữ, trong khi đó ở nam con số này dừng lại ở mức 44,3% tươngđương 62 người tham gia khảo sát
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47171770
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin người tham gia khảo sát
Dựa theo kết quả khảo sát, có đến hơn một nửa cụ thể là 55,7%
tương đương với 78 người tham gia thực hiện khảo sát thuộc giới
tính nữ, trong khi đó ở nam con số này dừng lại ở mức 44,3% tương
đương 62 người tham gia khảo sát. Có lẽ với đặc tính của một người
phụ nữ, họ thường cảm nhận được sự vô cảm rõ ràng hơn so với các
bạn nam. Đôi khi phái mạnh đối diện với sự vô cảm hay các trạng
thái cảm xúc khác cũng thoáng hơn so với phụ nữ. lOMoAR cPSD| 47171770
Qua biểu đồ trên, các đối tượng tham gia khảo sát ở nhiều độ tuổi
khác nhau nhưng hoàn toàn nằm trong phạm vi của GenZ (1997-
2012). Trong đó, độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 2003 với 67,9%, xếp
ngay sau đó là 2002 với 19 người tham gia khảo sát tương đương
13,6%. Ngoài ra, cũng có sự tham gia của những con người thuộc
giai đoạn đầu của thế hệ GenZ thực hiện khảo sát (1998). Sở dĩ có
kết quả như vậy là do chúng em muốn hướng đến nhóm độ tuổi
GenZ và do chính GenZ đánh giá về trạng thái cảm xúc của lứa tuổi này.
Vì nhóm độ tuổi chúng em hướng đến là GenZ nên đa số các bạn con
đang đi học là việc có thể dự đoán trước được, qua kết quả khảo sát
thì có đến 88,6% tương đương với 124 người tham gia. Trong khi đó,
lượng người tham gia khảo sát mà đã đi làm chỉ dừng lại con số 16
người tương ứng với 11,4%. lOMoAR cPSD| 47171770
Chúng em là sinh viên của Trường đại học Văn Lang và cũng đã tiến
hành khảo sát thực nghiệm bên trong khuôn viên trường và các khu
vực lân cận, nên con số biểu thị cho người tham gia khảo sát là sinh
viên Văn Lang khá cao với 47,5%. Phần còn lại chiếm 52,5% tương đương với 73 người.
2. GenZ ngày nay thờ ơ, vô cảm
Con người Việt Nam từ xưa đến nay đều được biết đến là những
người thân thiện, sẵn lòng giúp đỡ người khác, điều này cũng được
xác nhận bởi các khách du lịch nước ngoài khi đến với Việt Nam.
Nhưng trong thời gian gần đây, không biết vì một lí do nào đó người
Việt cụ thể là nhóm độ tuổi thuộc thế hệ GenZ dần e ngại khi giúp
đỡ một ai đó. Thông qua form khảo sát, điều này cũng được thể hiện lOMoAR cPSD| 47171770
khá rõ rệt khi có đến 90% người tham gia khảo sát nghe qua việc
GenZ bị đánh giá là thờ ơ, vô cảm.
Theo kết quả khảo sát, thật đáng ngạc nhiên khi có đến gần một
nửa GenZ cho rằng GenZ thờ ơ, vô cảm tương đương 62 người trên
tổng số 140 người chiếm tỉ lệ 44,3%. Trái ngược lại, có 78 trên tổng
số 140 người tham gia khảo sát cho rằng câu nói trên là không đúng
về thế hệ GenZ vì câu nói trên mang tính chất đánh đồng tất cả. Vậy
tại sao số người không đồng tình với câu nói trên chiếm phần ưu,
nhóm đã đưa ra ba tình huống sau đây nhằm làm rõ vấn đề này.
Tình huống đầu tiên: Một bạn đi xe bị hết xăng giữa đường và đang dắt bộ lOMoAR cPSD| 47171770
Trong tình huống này, đã có đến hơn ¾ (79,3%) lượng người tham
gia khảo sát cho rằng họ sẵn sàng giúp đỡ nếu họ bắt gặp trường
hợp này, tương đương 111 người trên tổng số 140 người. Tuy nhiên,
vẫn có đến 20,7% tương ứng với 29 người không sẵn lòng giúp đỡ.
Thông thường, nếu bắt gặp trường hợp này xảy ra, đa số mọi người
sẽ giúp đỡ nhưng trong form khảo sát này phái nữ chiếm tỉ trọng cao
hơn nên việc giúp đẩy xe sẽ khá khó khăn với họ dẫn đến số lượng
người quyết định không giúp cao nhất trong ba tình huống mà nhóm đưa ra. lOMoAR cPSD| 47171770
Tình huống thứ hai: Bạn gặp một người bị gãy tay đang lay hoay
không mở được chai nước, bạn có giúp họ không?
Trong tình huống này, nhóm có thể dự đoán trước kết quả này khi
hầu hết mọi người đều sẽ giúp đỡ nguyên nhân có lẽ là vì việc mở
nắp chai khá dễ so với mọi người, kèm theo đó là việc này không tốn
tiền bạc, thời gian hay công sức mà lại còn giúp đỡ được người khác.
Tình huống thứ 3: Gặp 1 bạn nữ đang mang đồ nặng và hỏi
đường" Bạn sẽ đến giúp đỡ họ không?
Ở trường hợp này, kết quả cho thấy có tới 82,1% tương ứng với 115
người cho rằng họ sẽ hỗ trợ bạn nữ mang đồ và chỉ đường cho bạn lOMoAR cPSD| 47171770
ấy. Trái lại, vẫn có 17,9% không sẵn sàng giúp đỡ. Về các nguyên
nhân, lí do mà GenZ lại quyết định không giúp đỡ người khác trong
các tình huống họ gặp khó khăn, nhóm cũng đã có dự báo một vài
nguyên nhân có thể xảy ra bên dưới.
Thực trạng xã hội ngày nay với những tình huống phức tạp cũng như
hành vi lừa đảo của một số đối tượng ngày càng tinh vi khiến cho
GenZ nói riêng và người Việt nói chung dần e ngại khi đưa ra quyết
định có nên giúp đỡ người khác hay không. Lí do phổ biến nhất khi
họ quyết định không giúp đỡ người khác đó là “sợ bị lừa”, dạo thời
gian gần đây trên các nền tảng mạng xã hội tràn lan những video về
cái thủ đoạn tinh vi như giả vờ bị thương tật nhằm đánh vào lòng
thương cảm để đạt được mục đích cá nhân, nặng hơn là lừa đảo
chiếm đoạt tài sản của người giúp đỡ mình. Kế đến là hai lí do đều có
được 60 người bình chọn là về “tài chính” và “thời gian không cho
phép”. Về tài chính, đôi lúc họ cũng muốn giúp người khác nhưng họ
đang trong giai đoạn khó khăn trong cuộc sống của chính họ nên
đưa ra quyết định giúp đỡ về mặt tài chính sẽ khá là khó khăn. Bên
cạnh đó, thời gian cũng có thể là nguyên do khiến nhiều người làm
ngơ trước những tình huống éo le, chẳng hạn như đối với các bạn lOMoAR cPSD| 47171770
sinh viên sắp trễ học hay các công nhân viên chức đang trễ làm. Một
lí do khác chiếm đến 40% đó là “sợ bị vạ lây”, chắc hẳn mọi người
cũng đã từng nghe hoặc trải qua việc dừng lại để giúp đỡ người bị tai
nạn giao thông, sau đó người nhà của họ đến và cho rằng người giúp
đỡ là người gây ra tai nạn và có những hành vi không đúng mực, từ
đó dẫn đến sự quan ngại khi đối mặt với tình hướng tượng tự sau này.
Về các nguyên nhân mà GenZ bị nhận xét là “vô cảm” mà nhóm có
thể dự đoán gồm 4 nguyên nhân chính được thể hiện qua biểu đồ
trên. Đầu tiên, chiếm tỉ lệ đồng tình cao nhất là do sự thay đổi của
xã hội và văn hóa với 97 người đồng ý chiếm 69,3%. Ngày nay, văn
hóa đương đại đặc trưng bởi sự nhanh chóng. Những luồng thông tin,
hình ảnh và cảm xúc được truyền tải và tiêu thụ nhanh chóng thông
qua các kênh truyền thông cũng như mạng xã hội. Điều này dẫn đến
việc GenZ trở nên ít kiên nhẫn hơn và dễ dàng bị quá tải thông tin từ
đó hình thành nên sự vô cảm với những cảm xúc sâu sắc.
Nguyên do phổ biến thứ hai được 93 người đồng tình đó là do ảnh
hưởng của mạng xã hội. Ở thời đại 4.0 các nền tảng mạng xã hội
phát triển mạnh mẽ dẫn đến sức ảnh hưởng của truyền thông và tốc
độ lan truyền nhanh chóng khiến cho các trường hợp bị lừa gạt, vạ lOMoAR cPSD| 47171770
lây, các thủ đoạn tinh vi nhằm lợi dụng lòng trắc ẩn tiếp cận được
nhiều người dẫn đến sự cảnh giác của những người sử dụng mạng xã
hội đặc biệt là thế hệ GenZ. Chính vì thế GenZ dần được đánh giá là
thế hệ vô cảm, thờ ơ.
Hơn nữa, hiện tượng tâm lý bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình không
ngoại trừ sự vô cảm của giới trẻ ngày nay. Theo nghiên cứu của Cục
phòng chống tội phạm bộ Công an, khẳng định rằng tội phạm ở độ
tuổi trẻ vị thành niên có 75% nguyên do đến từ hoàn cảnh gia đình,
trong đó 49% từ các gia đình thường xuyên có bạo hành, 32% ba mẹ
li tán, 30% có bố mẹ nghiện chất kích thích và 21% là cha mẹ làm
ăn phi pháp. Trong tất cả các nguyên nhân nêu trên, chỉ có một
nguyên nhân do bản chất con người là khó có thể thay đổi. Nhiều
người lớn lên trong hoàn cảnh không được hoàn hảo nhất, họ lớn lên
với những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến tư duy, đến bản chất con
người. Điều này được 40 người đồng tình chiếm vị trí thứ ba trong
các nguyên nhân gây ra lòng vô cảm ở thế hệ GenZ.
Ngoài những lí do nhóm đưa ra thì những người tham gia khảo sát
cũng đề cập thêm những lí do khác như sự đánh đồng, do gặp quá
nhiều trường hợp bị lừa,… Từ đó nhóm đúc kết ra rằng có rất nhiều
nguyên do kiến cho thế hệ GenZ bị đánh giá là vô cảm, thờ ơ nhưng
những yếu tố khiến GenZ trở nên vô cảm không phải là không thể
thay đổi, nhóm cho rằng GenZ vẫn có thể cải thiện, thay đổi một
cách tốt nhất để thể hiện đúng với cái tên GenZ là thế hệ năng động, đầy sáng tạo.