Bài tập nhóm - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Bài tập nhóm - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu

Thông tin:
13 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập nhóm - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Bài tập nhóm - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

70 35 lượt tải Tải xuống
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
----- -----
Môn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
CHỦ ĐỀ: Trình bày nội dung của cặp phạm trù "Cái chung và cái
riêng". Ý nghĩa của vấn đề này trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn?
Danh sách thành viên nhóm 4 – Lớp K9K
1. Lê Hoàng Khánh Linh
2. Nguyễn Hoàng Anh
3. Lưu Văn Hưng
4. Mã Bích Ngọc
5. Ngạc Thị Huyên
6. Trần Yến Nhi
7. Bùi Khắc Chung
8. Dương Trọng Tiến
9. Trần Huy Hoàng
Hà Nội – 2021
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------******-------
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4
* Buổi làm việc thứ 1:
1. Ngày, giờ:
- Ngày: 24/11/2021
- Thời gian bắt đầu: 8 giờ 30 phút.
Nhóm Zalo2. Địa điểm họp:
3. Thành viên nhóm bao gồm :(09 thành viên)
- Lê Hoàng Khánh Linh ; - Mã Bích Ngọc(Nhóm trưởng)
- Ngạc Thị Huyên ; - Dương Trọng Tiến(Thư ký)
- Nguyễn Hữu Hưng - Nguyễn Hoàng Anh
- Trần Huy Hoàng - Bùi Khắc Chung
- Trần Yến Nhi
4. Nội dung công việc
- Phân chia công việc:
+ Bích Ngọc
+u Vănng
( Nội dung “ cái chung, Cái riêng, cái đơn nhất”.)
+ Nguyễn Hoàng Anh
+ Bùi Khác Chung
+ Trần Yến Nhi
( Nội dung: Mối liên hệ ý nghĩa phương pháp luận giữa cái chung, cái riêng, cái đơn nhất)
+Lê Hoàng Khánh Linh
+Trần Huy Hoàng
( Ý nghĩa của vấn đề này trong hoạt động nhận thức)
+Ngạc Thi Huyên
+Dương Trọng Tiến
( Ý nghĩa của vấn đề trong hoạt động thực tiễn).
2
* Buổi làm việc thứ 2:
1. Ngày, giờ:
- Ngày: 26/11/2021.
- Thời gian bắt đầu: 19 giờ 15 phút.
- Thời gian kết thúc: 22 giờ 00 phút.
2. Địa điểm họp:Nhóm Zalo
3. Thành viên:
4. Nội dung công việc:
- Tổng hợp nội dung làm bài từng nhóm thành bài hoàn chỉnh
- Phân công: Lời mở đầu, Phần kết, Trang bìa
+ Lời Mở đầu: Mã Bích Ngọc. Lưu Văn Hưng
+ Phần Kết: Lê Hoàng Khánh Linh
+ Trang bìa: Ngạc Thị Huyên
* Buổi làm việc thứ 3.
1. Ngày, giờ:
- Ngày: 28/11/2021.
- Thời gian bắt đầu: 20 giờ 00 phút.
- Thời gian kết thúc: 21 giờ 30 phút.
2. Địa điểm họp: ZOOM
3. Thành viên: Tham gia đầy đủ.
4. Nội dung công việc:
Các thành viên tổng hợp công việc được giao.
Các thành viên xem xét, chỉnh sửa và đưa ra kết luận cuối.
Tổng hợp bản word và hoàn thiện.
BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THAM GIA THẢO LUẬN
STT Tên Chức vụ Nhiệm vụ Đánh giá Kí tên
1 Lê Hoàng Khánh Linh
Nhóm
Trưởng
Tổng hợp Word,
nghiên cứu nội dung
Nghiên cứu nội dung,
A
3
Kiểm tra chính tả,
2 Ngạc Thị Huyên Thư kí Nghiên cứu nội dung, Bổ
sung bài, chỉnh sửa
A
3 Lưu Văn Hưng
Thành
viên
Nghiên cứu nội dung,
A
4 Mã Bích Ngọc
Thành
viên
Nghiên cứu nội dung, Bổ
sung bài, chỉnh sửa
A
5 Trần Yến Nhi
Thành
viên
Nghiên cứu nội dung
A
6 Nguyễn Hoàng Anh
Thành
viên
Nghiên cứu nội dung
A
7 Bùi Khắc Chung Thành
viên
Nghiên cứu nội dung
A
8 Trần Huy Hoàng Thành
viên
Nghiên cứu nội dung A
9 DươngTrọng Tiến Thành
viên
Nghiên cứu nội dung
A
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua cả nhóm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2021
Thư ký Nhóm trưởng
Mục Lục
4
A.LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................6
B.NỘI DUNG:................................................................................................6
1.Khái niệm cái chung, cái riêng, cái đơn nhất:............................................6
2.MQH biện chứng giữa cái chung-cái riêng-cái đơn nhất:..........................7
3.Ý nghĩa trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:......................9
- Cái chung tồn tại trong cái riêng và biểu thị thông qua cái riêng.......9
- Nghiên cứu cải biến, cụ thể hóa cái chung.........................................10
- Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải quyết
những vấn đề riêng............................................................................. 10
- Biết vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa cái đơn nhất
thành cái cung và ngược lại................................................................11
C.PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................12
A. LỜI MỞ ĐẦU
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều có những mối liên hệ qua lại
lẫn nhau, không một sự vật hiện tượng nào lại tồn tại một cách độc lập riêng lẻ.
Ngay trong bản chất của mỗi sự vật hiện tượng cũng sự liên kết giữa các bộ
phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng ấy. Để phản ánh những thứ đó thì đã xuất
hiện sáu cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật, chúng thể hiện các mối liên hệ
phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng. Từ đó giúp con người suy ngẫm những đã
thu nhận được trong quá trình nhận thức cải biến hiện thực, chỉ ra những đặc
trưng cơ bản nhất của khách thể.
Trong sáu cặp phạm trù, thì cặp phạm trù Cái chung- Cái riêng là cặp phạm trù
có ý nghĩa quan trọng nhất về mặt tưởng. Khi con người muốn rút ra được một
kết luận nào đó thì luôn phải xuất phát từ những thực nghiệm, từ những lần thử
nghiệm. Đó chính là xuất phát từ cái riêng đến cái chung. Đây cũng chính là lý do
vì sao cặp phạm trù này có ý nghĩa cực kỳ lớn trong nghiên cứu và rút ra khái niệm
của các nhà triết học, khoa học,… Hay việc con người không biết nên làm cái?
Theo cái gì? Thì Cái chung cái riêng sẽ giải quyết bế tắc đó, giải quyết về mặt
tư tưởng.
5
Với mong muốn tìm hiểu thêm cũng như chỉ ra những ưu điểm của vấn đề
này, nhóm em đã chọn đề tài: Trình bày nội dung của cặp phạm trù "Cái chung
cái riêng". Ý nghĩa của vấn đề này trong hoạt động nhận thức hoạt động thực
tiễn?
B. NỘI DUNG
1.Khái niệm cái chung, cái riêng, cái đơn nhất
- Cái riêng: phạm trù triết học được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng,
một quá trình riêng lẻ nhất định.
- Cái chung: Là phạm trù triết học được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
chung không chỉ sự vật hiện tượng này còn được lặp lại trong nhiều sự
vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
- Cái đơn nhất: phạm trù triết học được dùng để chỉ những nét, những mặt,
những thuộc tính… chỉ sự vật hiện tượng này và không được lặp lại bất cứ
một sự vật hiện tượng nào khác.
- Ví dụ:
+ Trong thế giới động vật rất nhiều loài khác nhau như chim, cá, chó,…
và mỗi loài như vậy được coi là một cái riêng. Tuy nhiên tất cả các loài vật ấy đều
phải tuân thủ theo các quy luật chung của sự sống như ăn, uống hay săn bắt con
mồi,… Đó chính là cái chung. Còn cái đơn nhất chỉ có ở một sự vật hiện tượng này
nhưng không có ở sự vật hiện tượng khác, chẳng hạn như con vẹt có cái mỏ thì chỉ
nó có thôi chứ con chó, con bò không thể có mỏ được.
+ Có 2 sinh viên đại học thì bản thân mỗi một người đã là một cái riêng và
cái chung của họ là đều là sinh viên hay cùng lứa tuổi. Cái đơn nhất đây là mỗi
người đều có một dấu vân tay không ai giống ai cả.
+ 3 con sông: Sông Nin Sông Kông Sông Hồng: 3 con sông
này là 3 cái riêng, còn cái chung đềudòng nước thường xuyên chảy. Còn cái
đơn nhất chỉ có ở con sông Nin vì nó là con sông dài nhất thế giới.
2. MQH biện chứng giữa cái chung - cái riêng – cái đơn nhất
Cái chung – Cái riêng – Cái đơn nhất tồn tại trong thế giới khách quan:
- , cái chung không tồn tại trừu tượng ngoài những cái riêng: Cái chungThứ nhất
là bộ phận của cái riêng và cái riêng là cái bao quát.
6
dụ: + Cái chung “thủ đô” chỉ tồn tại thông qua từng thủ đô cụ thể
như Hà Nội, Ph-nôm-pênh, Viêng-chăn, v.v.
+ Mỗi một bạn trong lớp là một cái riêng và đang học triết học
chính là cái chung. Việc học triết học không chỉ lặp lại ở bạn
này mà còn lặp lại ở bạn khác. Vì mỗi một bạn sinh viên là
một cái riêng nên có rất nhiều mối liên hệ khác nhau như
không chỉ có việc học triết mà còn học Tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Qua đó, nhận thức phải xuất phát từ cái riêng, từ các sự vật hiện tượng
riêng lẻ để khái quát thành cái chung. Khi đã nhận thức được cái chung rồi thì phải
đem áp dụng với từng trường hợp riêng lẻ.
- , cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, không cái riêngThứ hai
nào tồn tại tuyệt đối độc lập, tách rời tuyệt đối cái chung.
Ví dụ: +Trong một lớp học có 30 sinh viên, mỗi sinh viên coi như “một
cái riêng”; 30 sinh viên này (30 cái riêng) liên hệ với nhau và sẽ
đưa đến những điểm chung: đồng hương, đều là con người,
đều là sinh viên, v.v.
+ Mỗi con người là một cái riêng và không có ai có thể tồn tại
bên ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên, không có cá
nhân nào mà không chịu sự tác động của cái chung, tức là các
quy luật sinh học hay các quy luật xã hội.
- cái riêng cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung ; cái chung cái bộThứ ba,
phận, sâu sắc và bản chất hơn cái riêng ngoài những điểm chung, cái riêng còn
có cái đơn nhất.
Cái chung bản chất hơn vì nó đã được chứng minh, lặp đi lặp lại qua
nhiều cái riêng.
VD:+ Na là kim loại hoạt động mạnh nhất: Na là cái riêng, KL là cái
chung, kim loại hoat động mạnh nhất là cái đơn nhất.
7
+ Khái niệm hoa ( cái chung ) chỉ có một thôi, còn có rất nhiều
loài hoa như hoa hồng, hoa đào,... ( cái riêng ) -> Cái riêng
phong phú hơn cái chung.
+ Trong một lớp học có 30 bạn sinh viên là 30 cái riêng khác nhau
với đa dạng, phong phú các sắc thái khác nhau như tính tình,
phong cách, năng lực riêng biệt; Cái chung của 30 bạn sinh viên
là đều còn trẻ, đều có tri thức, đang được đào tạo chuyên môn,
những điều đó sẽ phản ánh sâu sắc bản chất sinh viên của 30 bạn
này cho nên cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc và phổ biến
hơn cái riêng.
- : Thứ tư
+Trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể thì cái chung và cái đơn nhất thể chuyển
hóa lẫn nhau. Hay nói cách khác cái chung cái riêng thể chuyển hóa cho
nhau nhưng phải thông qua cái đơn nhất vì cái đơn nhất luôn thuộc về cái riêng.
+Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung biểu hiện của việc cái mới ra
đời thay thế cái cũ. Sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất quá trình cái
cũ, lỗi thời bị phủ định.
VD: Quá trình phát triển của sinh vật sẽ xuất hiện những cái biến dị ở
những cá thể riêng biệt thì đây là cái đơn nhất. Khi mà ngoại
cảnh thay đổi, cái đơn nhất dần phù hợp, được bảo tồn, duy trì
qua nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể tức là cái
chung. Ngược lại, những đặc tính nhưng không phù hợp sẽ mất
dần đi và trở thành cái đơn nhất.
3. Ý nghĩa trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung, ta rút ra ý
nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:
8
- Cái chung tồn tại trong cái riêng và biểu thị thông qua cái riêng từ đó càn
phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn:
+Vì cái chung chỉ tồn tại trong và thông qua cái riêng, nên chỉ có thể
tìm hiểu, nhận thức về cái chung trong cái riêng chứ không thể
ngoài cái riêng. Có nghĩa là nhận thức phải xuất phát từ hiện thực
khách quan. Chỉ có thể tìm cái chung trong sự vật hiện tượng riêng lẻ
chứ không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
+Từ đó, để phát hiện, đào sâu nghiên cứu cái chung, ta phải bắt đầu
nghiên cứu từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ cụ thể chứ không thể
xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
Muốn cải cách nền giáo dục Việt Nam trước hết cần phải làm rõ bản chất, VD:
những quy luật của giáo dục,… muốn hiểu được bản chất, quy luật của giáo dục
cần phải phân tích từ những nền giáo dục đã và đang trải qua ở Việt Nam và các
nước khác.
- Cần nghiên cứu cải biến, cụ thể hóa cái chung trong mỗi điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể, khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa
phương:
+Vì cái chung tồn tại như một bộ phận của cái riêng, bộ phận đó tác
động qua lại với những bộ phận còn lại của cái riêng mà không gia
nhập vào cái chung, nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái
riêng dưới dạng đã bị cải biến.
Tức là, luôn có sự khác biệt một chút giữa cái chung nằm trong cái
riêng này và cái chung nằm trong cái riêng kia. Sự khác biệt đó là
thứ yếu, rất nhỏ, không làm thay đổi bản chất của cái chung.
+ Do đó, bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng
lẻ cũng cần được cải biến, cá biệt hóa. Nếu không chú ý đến sự cá
biệt hóa, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hóa cái chung
9
thì sẽ rơi vào sai lầm của những người giáo điều, tả khuynh.
Ngược lại, nếu xem thường cái chung, tuyệt đối hóa cái đơn nhất,
thì lại rơi vào sai lầm của việc chỉ bảo tồn cái vốn có mà không tiếp
thu cái hay từ bên ngoài. Đó là sai lầm của những người xét lại, bảo
thủ, trì trệ, hữu khuynh.
VD: Áp dụng chủ nghĩ Mác-Lênin vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam phải
tính đến đặc thù xã hội ở Việt Nam cững như tính chất thời đại. Từ đó vận dụng
vào Việt Nam một cách phù hợp.
- Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải quyết những
vấn đề riêng:
+ Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại bên ngoài mối
liên hệ dẫn tới cái chung, nên nếu muốn giải quyết những vấn đề riêng
một cách hiệu quả thì không thể bỏ qua việc giải quyết những vấn đề
chung.
Nếu không giải quyết những vấn đề chung – những vấn đề mang ý nghĩa
lý luận – thì sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện. Nếu bắt tay vào giải
quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì ta
sẽ không có định hướng mạch lạc.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải biết vận dụng các điều kiện
thích hợp cho sự chuyển hóa cái đơn nhất thành cái cung và ngược lại theo
những mục đích nhất định:
+Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện
nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược
lại, nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần hết sức tạo điều kiện
thuận lợi cho “cái đơn nhất” phát triển, trở thành cái chung nếu
điều này có lợi. Ngược lại, phải tìm cách làm cho cái
chung tiêu biến dần thành cái đơn nhất nếu cái chung không
10
còn phù hợp với lợi ích của số đông mọi người.
VD1:(cái đơn nhất biến thành cái chung): Khi các nhà khoa học đã tìm
tòi, phát triển đưa ra những sáng kiến khoa học công nghệ như Thomas Edison
sáng chế ra bóng đèn, Đác uyn học thuyết đề cập đến sự tiến hóa di truyền,
các phát minh được biết đến, phát huy tính sáng tạo phục vụ lợi ích con
người, được công nhận trong toàn nhân loại đó chính tri thức chung của nhân
loại. Trên nền tảng đó, càng nhiều nhà khoa học theo thời gian cống hiến hoàn
thiện, sáng tạo hơn đưa lên công nghệ hiện đại phục vụ toàn nhân loại.
VD2:(cái chung bất lợi đưa thành cái đơn nhất): Trong toàn nhân loại
hoặc một hội luôn những mặt hạn chế như tệ nạnhội, hành vi sai trái đạo
đức,… mỗi nhà nước sẽ đưa ra pháp luật, tuyên truyền giáo dục nâng cao dân trí để
hạn chế, khắc phục những mặt đó.
C.PHẦN KẾT LUẬN
Cặp phạm trù cái chung cái riêng ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nhận
thức hoạt động thực tiễn. Sau khi nghiên cứu về cặp phạm trù này, chúng ta sẽ
hiểu sâu hơn về định nghĩa cái chung, cái riêng cái đơn nhất mối quan hệ giữa
chúng giúp chúng ta thế tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn. Qua việc học ý nghĩa
phương pháp luận, chúng tathể vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống, kèm theo
đó là phát triển bản thân. Cái chung – cái riêng ra đời giải quyết được nhiều vấn đề
của con người, những thắc mắc được giải đáp, đánh giá các sự vật, hiện tượng một
cách khách quan khoa học. Điều này đã thể hiện tầm quan trọng của trong
nhận thức và thực tiễn của con người.
sinh viên khi đượcm hiểu về cặp phạm trù cái chung cái riêng, sinh
viên cách học hiệu quả hơn, cái nhìn mọi sự vật hiện tượng qua nhiều khía
cạnh, hành động từ nhiều cái riêng để cho ra được cái chung. Khi nhìn vào một sự
vật hiện tượng thì chúng ta đừng vội đánh giá một cái gì cả vì thường chúng ta chỉ
nhìn được cái riêng chứ không nhìn được cái chung, thay vào đó nên tập cho mình
thói quen nhìn vào cái chung, cái riêng của các sự vật hiện tượng hiểu chúng
như thế nào từ đó tránh được việc không nhận thức được cái chung – cái riêng.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
11
1. Giáo trình Triết học Mác Lênin
2. Wikipedia cái chung cái riêng
3. Mối quan hệ: https://123docz.net/document/3117744-phan-tich-moi-quan-he-
bien-chung-giua-cai-chung-va-cai-rieng-tu-do-rut-ra-y-nghia-phuong-phap-luan-
va-xac-dinh-moi-quan-he-giua-ban-than-voi-gia-dinh-.htm
4. Ý nghĩa: https://toptailieu.com/cai-rieng-va-cai-chung-moi-quan-he-bien-chung-
va-y-nghia-phuong-phap-luan/
12
13
| 1/13

Preview text:

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI ----------
Môn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN CHỦ ĐỀ:
Trình bày nội dung của cặp phạm trù "Cái chung và cái
riêng". Ý nghĩa của vấn đề này trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Danh sách thành viên nhóm 4 – Lớp K9K
1. Lê Hoàng Khánh Linh 6. Trần Yến Nhi 2. Nguyễn Hoàng Anh 7. Bùi Khắc Chung 3. Lưu Văn Hưng
8. Dương Trọng Tiến 4. Mã Bích Ngọc 9. Trần Huy Hoàng 5. Ngạc Thị Huyên Hà Nội – 2021 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------******-------
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4
* Buổi làm việc thứ 1: 1. Ngày, giờ: - Ngày: 24/11/2021
- Thời gian bắt đầu: 8 giờ 30 phút.
2. Địa điểm họp: Nhóm Zalo
3. Thành viên nhóm bao gồm (09 thành viên): - Lê Hoàng Khánh Linh ; (Nhóm trưởng) - Mã Bích Ngọc
- Ngạc Thị Huyên (Thư ký); - Dương Trọng Tiến - Nguyễn Hữu Hưng - Nguyễn Hoàng Anh - Trần Huy Hoàng - Bùi Khắc Chung - Trần Yến Nhi
4. Nội dung công việc - Phân chia công việc: + Mã Bích Ngọc + Lưu Văn Hưng
( Nội dung “ cái chung, Cái riêng, cái đơn nhất”.) + Nguyễn Hoàng Anh + Bùi Khác Chung + Trần Yến Nhi
( Nội dung: Mối liên hệ và ý nghĩa phương pháp luận giữa cái chung, cái riêng, cái đơn nhất) +Lê Hoàng Khánh Linh +Trần Huy Hoàng
( Ý nghĩa của vấn đề này trong hoạt động nhận thức) +Ngạc Thi Huyên +Dương Trọng Tiến
( Ý nghĩa của vấn đề trong hoạt động thực tiễn). 2
* Buổi làm việc thứ 2: 1. Ngày, giờ: - Ngày: 26/11/2021.
- Thời gian bắt đầu: 19 giờ 15 phút.
- Thời gian kết thúc: 22 giờ 00 phút.
2. Địa điểm họp:Nhóm Zalo 3. Thành viên:
4. Nội dung công việc:
- Tổng hợp nội dung làm bài từng nhóm thành bài hoàn chỉnh
- Phân công: Lời mở đầu, Phần kết, Trang bìa
+ Lời Mở đầu: Mã Bích Ngọc. Lưu Văn Hưng
+ Phần Kết: Lê Hoàng Khánh Linh
+ Trang bìa: Ngạc Thị Huyên
* Buổi làm việc thứ 3. 1. Ngày, giờ: - Ngày: 28/11/2021.
- Thời gian bắt đầu: 20 giờ 00 phút.
- Thời gian kết thúc: 21 giờ 30 phút.
2. Địa điểm họp: ZOOM
3. Thành viên: Tham gia đầy đủ.
4. Nội dung công việc:
 Các thành viên tổng hợp công việc được giao.
 Các thành viên xem xét, chỉnh sửa và đưa ra kết luận cuối.
 Tổng hợp bản word và hoàn thiện.
BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THAM GIA THẢO LUẬN STT Tên Chức vụ Nhiệm vụ Đánh giá Kí tên Nhóm Tổng hợp Word, 1 Lê Hoàng Khánh Linh Trưởng nghiên cứu nội dung A Nghiên cứu nội dung, 3 Kiểm tra chính tả, 2 Ngạc Thị Huyên Thư kí Nghiên cứu nội dung, Bổ A sung bài, chỉnh sửa Thành Nghiên cứu nội dung, 3 Lưu Văn Hưng viên A Thành 4 Mã Bích Ngọc viên
Nghiên cứu nội dung, Bổ A sung bài, chỉnh sửa Thành 5 Trần Yến Nhi viên Nghiên cứu nội dung A Thành 6 Nguyễn Hoàng Anh viên Nghiên cứu nội dung A 7 Bùi Khắc Chung Thành Nghiên cứu nội dung A viên 8 Trần Huy Hoàng
Thành Nghiên cứu nội dung A viên 9 DươngTrọng Tiến Thành Nghiên cứu nội dung A viên
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua cả nhóm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2021 Thư ký Nhóm trưởng Mục Lục 4
A.LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 6
B.NỘI DUNG:................................................................................................ 6
1.Khái niệm cái chung, cái riêng, cái đơn nhất:............................................6
2.MQH biện chứng giữa cái chung-cái riêng-cái đơn nhất:..........................7
3.Ý nghĩa trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:......................9
- Cái chung tồn tại trong cái riêng và biểu thị thông qua cái riêng.......9
- Nghiên cứu cải biến, cụ thể hóa cái chung.........................................10
- Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải quyết
những vấn đề riêng............................................................................. 10
- Biết vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa cái đơn nhất
thành cái cung và ngược lại................................................................11
C.PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................... 12 A. LỜI MỞ ĐẦU
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều có những mối liên hệ qua lại
lẫn nhau, không có một sự vật hiện tượng nào lại tồn tại một cách độc lập riêng lẻ.
Ngay trong bản chất của mỗi sự vật hiện tượng cũng có sự liên kết giữa các bộ
phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng ấy. Để phản ánh những thứ đó thì đã xuất
hiện sáu cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật, chúng thể hiện các mối liên hệ
phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng. Từ đó giúp con người suy ngẫm những gì đã
thu nhận được trong quá trình nhận thức và cải biến hiện thực, chỉ ra những đặc
trưng cơ bản nhất của khách thể.
Trong sáu cặp phạm trù, thì cặp phạm trù Cái chung- Cái riêng là cặp phạm trù
có ý nghĩa quan trọng nhất về mặt tư tưởng. Khi con người muốn rút ra được một
kết luận nào đó thì luôn phải xuất phát từ những thực nghiệm, từ những lần thử
nghiệm. Đó chính là xuất phát từ cái riêng đến cái chung. Đây cũng chính là lý do
vì sao cặp phạm trù này có ý nghĩa cực kỳ lớn trong nghiên cứu và rút ra khái niệm
của các nhà triết học, khoa học,… Hay việc con người không biết nên làm cái gì?
Theo cái gì? Thì Cái chung và cái riêng sẽ giải quyết bế tắc đó, giải quyết về mặt tư tưởng. 5
Với mong muốn là tìm hiểu thêm cũng như chỉ ra những ưu điểm của vấn đề
này, nhóm em đã chọn đề tài: Trình bày nội dung của cặp phạm trù "Cái chung và
cái riêng". Ý nghĩa của vấn đề này trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn? B. NỘI DUNG
1.Khái niệm cái chung, cái riêng, cái đơn nhất
- Cái riêng: Là phạm trù triết học được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng,
một quá trình riêng lẻ nhất định.
- Cái chung: Là phạm trù triết học được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
chung không chỉ có ở sự vật hiện tượng này mà còn được lặp lại trong nhiều sự
vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
- Cái đơn nhất: Là phạm trù triết học được dùng để chỉ những nét, những mặt,
những thuộc tính… chỉ có ở sự vật hiện tượng này và không được lặp lại ở bất cứ
một sự vật hiện tượng nào khác. - Ví dụ:
+ Trong thế giới động vật rất nhiều loài khác nhau như chim, cá, chó,…
và mỗi loài như vậy được coi là một cái riêng. Tuy nhiên tất cả các loài vật ấy đều
phải tuân thủ theo các quy luật chung của sự sống như ăn, uống hay săn bắt con
mồi,… Đó chính là cái chung. Còn cái đơn nhất chỉ có ở một sự vật hiện tượng này
nhưng không có ở sự vật hiện tượng khác, chẳng hạn như con vẹt có cái mỏ thì chỉ
nó có thôi chứ con chó, con bò không thể có mỏ được.
+ Có 2 sinh viên đại học thì bản thân mỗi một người đã là một cái riêng và
cái chung của họ là đều là sinh viên hay cùng lứa tuổi. Cái đơn nhất ở đây là mỗi
người đều có một dấu vân tay không ai giống ai cả.
+ Có 3 con sông: Sông Nin – Sông Mê Kông – Sông Hồng: 3 con sông
này là 3 cái riêng, còn cái chung là đều có dòng nước thường xuyên chảy. Còn cái
đơn nhất chỉ có ở con sông Nin vì nó là con sông dài nhất thế giới.
2. MQH biện chứng giữa cái chung - cái riêng – cái đơn nhất
Cái chung – Cái riêng – Cái đơn nhất tồn tại trong thế giới khách quan:
- Thứ nhất, cái chung không tồn tại trừu tượng ngoài những cái riêng: Cái chung
là bộ phận của cái riêng và cái riêng là cái bao quát. 6
Ví dụ: + Cái chung “thủ đô” chỉ tồn tại thông qua từng thủ đô cụ thể
như Hà Nội, Ph-nôm-pênh, Viêng-chăn, v.v.
+ Mỗi một bạn trong lớp là một cái riêng và đang học triết học
chính là cái chung. Việc học triết học không chỉ lặp lại ở bạn
này mà còn lặp lại ở bạn khác. Vì mỗi một bạn sinh viên là
một cái riêng nên có rất nhiều mối liên hệ khác nhau như
không chỉ có việc học triết mà còn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Qua đó, nhận thức phải xuất phát từ cái riêng, từ các sự vật hiện tượng
riêng lẻ để khái quát thành cái chung. Khi đã nhận thức được cái chung rồi thì phải
đem áp dụng với từng trường hợp riêng lẻ.
- Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, không có cái riêng
nào tồn tại tuyệt đối độc lập, tách rời tuyệt đối cái chung.
Ví dụ: +Trong một lớp học có 30 sinh viên, mỗi sinh viên coi như “một
cái riêng”; 30 sinh viên này (30 cái riêng) liên hệ với nhau và sẽ
đưa đến những điểm chung: đồng hương, đều là con người, đều là sinh viên, v.v.
+ Mỗi con người là một cái riêng và không có ai có thể tồn tại
bên ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên, không có cá
nhân nào mà không chịu sự tác động của cái chung, tức là các
quy luật sinh học hay các quy luật xã hội.
- Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung ; cái chung là cái bộ
phận, sâu sắc và bản chất hơn cái riêng vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất.
Cái chung bản chất hơn vì nó đã được chứng minh, lặp đi lặp lại qua nhiều cái riêng.
VD:+ Na là kim loại hoạt động mạnh nhất: Na là cái riêng, KL là cái
chung, kim loại hoat động mạnh nhất là cái đơn nhất. 7
+ Khái niệm hoa ( cái chung ) chỉ có một thôi, còn có rất nhiều
loài hoa như hoa hồng, hoa đào,... ( cái riêng ) -> Cái riêng phong phú hơn cái chung.
+ Trong một lớp học có 30 bạn sinh viên là 30 cái riêng khác nhau
với đa dạng, phong phú các sắc thái khác nhau như tính tình,
phong cách, năng lực riêng biệt; Cái chung của 30 bạn sinh viên
là đều còn trẻ, đều có tri thức, đang được đào tạo chuyên môn,
những điều đó sẽ phản ánh sâu sắc bản chất sinh viên của 30 bạn
này cho nên cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc và phổ biến hơn cái riêng. - Thứ tư :
+Trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể thì cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển
hóa lẫn nhau. Hay nói cách khác cái chung và cái riêng có thể chuyển hóa cho
nhau nhưng phải thông qua cái đơn nhất vì cái đơn nhất luôn thuộc về cái riêng.
+Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của việc cái mới ra
đời thay thế cái cũ. Sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là quá trình cái
cũ, lỗi thời bị phủ định.
VD: Quá trình phát triển của sinh vật sẽ xuất hiện những cái biến dị ở
những cá thể riêng biệt thì đây là cái đơn nhất. Khi mà ngoại
cảnh thay đổi, cái đơn nhất dần phù hợp, được bảo tồn, duy trì
qua nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể tức là cái
chung. Ngược lại, những đặc tính nhưng không phù hợp sẽ mất
dần đi và trở thành cái đơn nhất.
3. Ý nghĩa trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung, ta rút ra ý
nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau: 8
- Cái chung tồn tại trong cái riêng và biểu thị thông qua cái riêng từ đó càn
phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn:
+Vì cái chung chỉ tồn tại trong và thông qua cái riêng, nên chỉ có thể
tìm hiểu, nhận thức về cái chung trong cái riêng chứ không thể
ngoài cái riêng. Có nghĩa là nhận thức phải xuất phát từ hiện thực
khách quan. Chỉ có thể tìm cái chung trong sự vật hiện tượng riêng lẻ
chứ không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
+Từ đó, để phát hiện, đào sâu nghiên cứu cái chung, ta phải bắt đầu
nghiên cứu từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ cụ thể chứ không thể
xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
Muốn cải cách nền giáo dục Việt Nam trước hết cần VD:
phải làm rõ bản chất,
những quy luật của giáo dục,… muốn hiểu được bản chất, quy luật của giáo dục
cần phải phân tích từ những nền giáo dục đã và đang trải qua ở Việt Nam và các nước khác.
- Cần nghiên cứu cải biến, cụ thể hóa cái chung trong mỗi điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể, khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương:
+Vì cái chung tồn tại như một bộ phận của cái riêng, bộ phận đó tác
động qua lại với những bộ phận còn lại của cái riêng mà không gia
nhập vào cái chung, nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái
riêng dưới dạng đã bị cải biến.
Tức là, luôn có sự khác biệt một chút giữa cái chung nằm trong cái
riêng này và cái chung nằm trong cái riêng kia. Sự khác biệt đó là
thứ yếu, rất nhỏ, không làm thay đổi bản chất của cái chung.
+ Do đó, bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng
lẻ cũng cần được cải biến, cá biệt hóa. Nếu không chú ý đến sự cá
biệt hóa, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hóa cái chung 9
thì sẽ rơi vào sai lầm của những người giáo điều, tả khuynh.
Ngược lại, nếu xem thường cái chung, tuyệt đối hóa cái đơn nhất,
thì lại rơi vào sai lầm của việc chỉ bảo tồn cái vốn có mà không tiếp
thu cái hay từ bên ngoài. Đó là sai lầm của những người xét lại, bảo
thủ, trì trệ, hữu khuynh.
VD: Áp dụng chủ nghĩ Mác-Lênin vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam phải
tính đến đặc thù xã hội ở Việt Nam cững như tính chất thời đại. Từ đó vận dụng
vào Việt Nam một cách phù hợp.
- Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải quyết những vấn đề riêng:
+ Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại bên ngoài mối
liên hệ dẫn tới cái chung, nên nếu muốn giải quyết những vấn đề riêng
một cách hiệu quả thì không thể bỏ qua việc giải quyết những vấn đề chung.
Nếu không giải quyết những vấn đề chung – những vấn đề mang ý nghĩa
lý luận – thì sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện. Nếu bắt tay vào giải
quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì ta
sẽ không có định hướng mạch lạc.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải biết vận dụng các điều kiện
thích hợp cho sự chuyển hóa cái đơn nhất thành cái cung và ngược lại theo
những mục đích nhất định:
+Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện
nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược
lại, nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần hết sức tạo điều kiện
thuận lợi cho “cái đơn nhất” phát triển, trở thành cái chung nếu
điều này có lợi. Ngược lại, phải tìm cách làm cho cái
chung tiêu biến dần thành cái đơn nhất nếu cái chung không 10
còn phù hợp với lợi ích của số đông mọi người.
VD1:(cái đơn nhất biến thành cái chung): Khi các nhà khoa học đã tìm
tòi, phát triển đưa ra những sáng kiến khoa học công nghệ như Thomas Edison –
sáng chế ra bóng đèn, Đác – uyn – học thuyết đề cập đến sự tiến hóa và di truyền,
… các phát minh được biết đến, phát huy tính sáng tạo phục vụ có lợi ích con
người, được công nhận trong toàn nhân loại đó chính là tri thức chung của nhân
loại. Trên nền tảng đó, càng nhiều nhà khoa học theo thời gian cống hiến hoàn
thiện, sáng tạo hơn đưa lên công nghệ hiện đại phục vụ toàn nhân loại.
VD2:(cái chung bất lợi đưa thành cái đơn nhất): Trong toàn nhân loại
hoặc một xã hội luôn có những mặt hạn chế như tệ nạn xã hội, hành vi sai trái đạo
đức,… mỗi nhà nước sẽ đưa ra pháp luật, tuyên truyền giáo dục nâng cao dân trí để
hạn chế, khắc phục những mặt đó. C.PHẦN KẾT LUẬN
Cặp phạm trù cái chung – cái riêng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn. Sau khi nghiên cứu về cặp phạm trù này, chúng ta sẽ
hiểu sâu hơn về định nghĩa cái chung, cái riêng cái đơn nhất và mối quan hệ giữa
chúng giúp chúng ta có thế tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn. Qua việc học ý nghĩa
phương pháp luận, chúng ta có thể vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống, kèm theo
đó là phát triển bản thân. Cái chung – cái riêng ra đời giải quyết được nhiều vấn đề
của con người, những thắc mắc được giải đáp, đánh giá các sự vật, hiện tượng một
cách khách quan và khoa học. Điều này đã thể hiện tầm quan trọng của nó trong
nhận thức và thực tiễn của con người.
Là sinh viên khi được tìm hiểu về cặp phạm trù cái chung – cái riêng, sinh
viên có cách học hiệu quả hơn, có cái nhìn mọi sự vật hiện tượng qua nhiều khía
cạnh, hành động từ nhiều cái riêng để cho ra được cái chung. Khi nhìn vào một sự
vật hiện tượng thì chúng ta đừng vội đánh giá một cái gì cả vì thường chúng ta chỉ
nhìn được cái riêng chứ không nhìn được cái chung, thay vào đó nên tập cho mình
thói quen nhìn vào cái chung, cái riêng của các sự vật hiện tượng và hiểu chúng
như thế nào từ đó tránh được việc không nhận thức được cái chung – cái riêng. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 11
1. Giáo trình Triết học Mác Lênin
2. Wikipedia cái chung cái riêng
3. Mối quan hệ: https://123docz.net/document/3117744-phan-tich-moi-quan-he-
bien-chung-giua-cai-chung-va-cai-rieng-tu-do-rut-ra-y-nghia-phuong-phap-luan-
va-xac-dinh-moi-quan-he-giua-ban-than-voi-gia-dinh-.htm
4. Ý nghĩa: https://toptailieu.com/cai-rieng-va-cai-chung-moi-quan-he-bien-chung- va-y-nghia-phuong-phap-luan/ 12 13